Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 31

TRI THỨC BẢN ĐỊA TRONG THÍCH ỨNG

VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA NGƯỜI DÂN


TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮC

TS Hồ Ngọc Sơn
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
Nội dung trình bày
• Quan điểm về tri thức bản địa
• Tổng quan về vai trò của tri thức bản địa trên
thế giới và Việt Nam
• Sử dung KTBĐ của đồng bào DTTS trong ứng
phó với BĐKH
• Trao đổi/thảo luận
Quan điểm về KTBĐ
• Có nhiều quan điểm, tên gọi liên quan đến
KTBĐ:
+ Tri thức địa phương (Local knowledge)
+ Tri thức truyền thống (Traditional knowledge)
+ Tri thức bản địa (Indigenous knowledge)
• Các khái niệm được quan niệm gần như đồng
nghĩa và thường được sử dụng hoán đổi cho
nhau mà không gây nên sự hiểu lầm
Tri thức bản địa có các đặc điểm:
• Dựa trên kinh nghiệm: Được hình thành trong
quá trình nghiệm sinh
• Thường xuyên được kiểm nghiệm qua hàng
thế kỷ sử dụng: Luôn có sự chọn lọc
• Thích nghi với đặc điểm văn hoá và môi
trường
• Năng động và luôn thay đổi: Luôn có sự tích
hợp sau quá trình phát triển
Trên thế giới
• Vai trò tri thức bản địa được thừa nhận
từ rất lâu
• Vai trò của tri thức bản địa trong giảm
nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu còn
ít được chú ý (Nyong et al., 2007).
• Có một số ý kiến cũng băn khoăn về sự
phù hợp của tri thức bản địa trong bối
cảnh BĐKH (Naess, 2013).
Ở khu vực Sahel (Châu Phi)
• Từ nhiều thế hệ nông dân đã áp dụng tri thức bản địa
trong sản xuất nông lâm nghiệp vừa có tác dụng giảm
nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu (Nyong et al.,
2007).
• Ví dụ việc canh tác không cày đất (zero tilling
practices) hay một số kỹ thuật cải tạo đất khác (sử
dụng phân hữu cơ)
• Việc quản lý rừng dựa vào các luật tục, thiết chế cộng
đồng
• Canh tác NLKH vốn được thực hiện qua nhiều thế hệ
vừa có giá trị giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí
hậu.
Tây Nam Ethiopia
• Một nghiên cứu tại vùng Tây Nam Ethiopia cho
thấy trung bình người dân sử dụng 4-6 loại cây
trồng khác nhau trên trang trại và 90% giống
cây trồng là giống địa phương. Các giống này có
khả năng thích ứng tốt với khí hậu địa phương
• Cần thiết phải hỗ trợ các sáng kiến bảo tồn và
sử dụng các loài bản địa nhằm nâng cao năng
lực ứng phó với biến đổi khí hậu của người
nông dân (Balemie, 2011)
Tiểu vùng Teso của Unganda
• Nghiên cứu tại tiểu vùng Teso của Unganda cho
thấy cộng đồng địa phương có thể dựa vào sự di
chuyển của mây, hướng gió và thay đổi của thực
vật để dự báo về thời tiết và thiên tai.
• Cộng đồng biết kết hợp sử dụng kiến thức bản
địa và kiến thức khoa học từ radio và truyền hình
trong việc dự báo thời tiết nhằm khắc phục
những hạn chế của kiến thức bản địa trong dự
báo do sự thay đổi của khí hậu (Egeru, 2012).
Miền nam Băng-la-đét
• Một giải pháp thích ứng với
thiên tai và biến đổi khí hậu dựa
vào kiến thức bản địa ở Miền
nam Băng la đét là việc sáng tạo
ra vườn nổi.
• Vườn nổi đã góp phần đảm bảo
an ninh dinh dưỡng, thu nhập
và đất đai cho những nông dân
nghèo vùng lũ nơi mà người
dân thường phải sống 7-8 tháng
với lũ (Irfanullah et al., 2011).
Vùng Sarawak, Đông Malaysia
• Nghiên cứu cho thấy người dân địa phương
thường sử dụng các giác quan để thu thập
thông tin về mây, nhiệt độ, độ ẩm và dự đoán
thời tiết hiện tại và tương lai.
• Việc dự báo đã đóng vai trò quan trọng trong
lập kế hoạch các hoạt động hàng ngày cùng
như ứng phó với các hiện tượng thời tiết cực
đoan như hạn hán và lũ lụt (Gary-Barayazara
and Purin, 2011).
Bang Tribura vùng Đông bắc Ấn độ
• Nghiên cứu cho thấy người dân địa phương rất
coi trọng việc sử dụng các tín hiệu ở thực vật để
dự báo thời tiết và thiên tai.
• Ví dụ họ thường căn cứ vào sự ra hoa của loài
cây địa phương (Nyctanthes arbor-tristis L) để
dự báo những trận mưa lớn và từ đó lập kế
hoạch cho canh tác và phòng ngừa thiên tai.
• Các nghiên cứu ở Ấn độ cũng cho thấy sự ra hoa
của loài cây này là chỉ số rât tốt để dự báo về
mưa trong ngắn hạn và dài hạn (Acharya, 2011) .
Bolivia (Nam Mỹ)
• Nghiên cứu cho thấy kiến thức bản địa đóng
vai trò quan trọng trong việc dự báo thời tiết ở
cấp cộng đồng cũng như bảo vệ các hệ sinh
thái từ đó giúp các cộng đồng địa phương
giảm nhẹ được tác động của biến đổi khí hậu,
đặc biệt là với các nhóm dễ bị tổn thương như
người nghèo, phụ nữ có sinh kế phụ thuộc
nhiều vào sử dụng các dịch vụ hệ sinh thái
(DeAnelis, 2013).
Vùng Andes, Peru
• Cộng đồng địa phương vùng
Andes, Peru đã áp dụng việc canh
tác đất dốc trên ruộng bậc thang
xếp đá từ nhiều đời.
• Kỹ thuật này đã hạn chế xói mòn,
rửa trôi đất góp phần nâng cao
năng suất cây trồng, cải thiện thu
nhập.
• Người dân đã và đang sử dụng
rất nhiều giống khoai tây bản địa
(trắng, vàng, tím) thích hợp với
điều kiện khí hậu từng vùng
(Kirkland, 2012).
ở Việt Nam
• Trong Chiến lược quốc gia về BĐKH (2011) có
đề cập tới việc “Đẩy mạnh sử dụng tri thức
bản địa trong ứng phó BĐKH, đặc biệt trong
xây dựng các sinh kế mới theo hướng Carbon
thấp”- Mục VII, trang 12)
• Trung tâm ADC đã và đang xây dựng các bằng
chứng để vận động chính sách “thừa nhận giá
trị của tri thức bản địa trong ứng phó BĐKH và
giảm nhẹ rủi ro thiên tai”
Một số giải pháp ứng phó với BĐKH trong
nông nghiệp
• Điều chỉnh lịch mùa vụ
• Chuyển đổi cơ cấu cây trồng
• Sử dụng giống mới chịu hạn
• Sử dụng giống bản địa, địa phương chịu hạn,
chịu rét,
• Đa dạng hóa sinh kế
• Nhiều giải pháp khác…
Sử dụng giống bản địa
• Giống cây trồng nông nghiệp:
lúa, ngô, đỗ, lạc
• Giống cây ăn quả: Hồng không
hạt, Quýt Quang Thuận, Chuối
“tây”
• Giống cây rau: rau rừng
• Giống vật nuôi: Bò, lợn, gà đen
+ Đặc điểm: giống chịu hạn, thích
hợp với điều kiện khí hậu, tập
quán địa phương, ăn ngon, dễ
bán; năng suất thấp hơn hoặc
gần bằng giống mới
MỘT SỐ GIỐNG CÂY TRỒNG VẬT NUÔI BẢN ĐỊA
CỦA NGƯỜI DTTS Ở VÙNG MNPB

Đậu tương bản địa- Người Tày, Nùng

Ngô Nếp nương (Người Tày- Bắc Kạn)

Đậu trắng (Người Tày-Nùng, Bắc Kạn)


MỘT SỐ GIỐNG CÂY TRỒNG VẬT NUÔI BẢN ĐỊA
CỦA NGƯỜI DTTS Ở VÙNG MNPB

Lúa Bao thai- Bắc Kạn, Phú Thọ


Lúa Nếp nương- Phú Thọ, Bắc Kạn, Yên Bái

Giống Lạc đỏ - Bắc Kạn, Phú Thọ Giống Lạc sen- Phú Thọ, Yên Bái
Kinh nghiệm thích ứng BĐKH: người Tày (Na
Rì, Chợ Mới)
• Cây mắc mật năm nào sai
quả, năm đó mưa nhiều
• “Mắc mật lài tọng xuộc,Tày
đóoc chắng đăm nà”: Mắc
mật quả đốm vàng cấy vụ
mùa
• Quả trám trong rừng có
nhiều thì mất mùa
• Hoa gạo rụng hết thì gieo mạ
Đoàn kết
Kinh nghiệm thích ứng BĐKH : người Dao
(thôn Nà Hiu, Na Rì)
• Khi hoa xoan nở thì gieo
đậu xanh
• Năm nào Trám (Piều lám-
Dao) sai quả thì hạn tháng
8 (ví dụ năm 2013 này),
cần gieo lúa sớm để khi
hạn là thu hoạch rồi
• Cua đá, ở suối bò lên
đường, lên núi là sắp lũ lụt
Kinh nghiệm thích ứng BĐKH : người Thái
(thôn Bản Tèn, Văn Chấn)
• Năm nào muỗm (Tiếng
Thái là mã muôm) (tên
khoa học là Mangifera
foetida Lour.) sai quả thì
có mưa bão to, đến thời
điểm quả sắp chín thì sắp
có bão (bão tháng 5, 6)
• Mận ta (Mã mận) sai quả,
bão tháng 3
Kinh nghiệm thích ứng BĐKH : người Mường
(thôn Ta Tiu, Văn Chấn)
• Năm nào đầu năm ong (ong bò
vẽ, làm tổ trên cây cao) mà làm
tổ ở thấp (gốc cây, bụi) là có
bão to (đúng với 2013; 2005;
1968)
• Năm nào muỗm (Mangifera
foetida Lour.) sai quả bão
nhiều, lớn
• Cọ sai quả thì có rét hại
• Cau sai quả thì mất mùa lúa
Kinh nghiệm thích ứng BĐKH: người Mường
(thôn Ta Tiu, Văn Chấn)
• Mối bay nhiều là sắp có bão
• Cua leo lên cao là sắp có lũ
• Động vật chạy, nháo nhác
(Trâu bò, ngỗng, dê) báo
hiệu sắp có động đất
khoảng 1 tuần (đúng năm
1984), năm đó trâu tự
nhiên chạy hết lên rừng,
sau đó là có động đất
Kinh nghiệm thích ứng BĐKH : người Hmong
(thôn Mỹ Á, Tân Sơn)
•Những con ốc ở suối bò lên tảng
đá trên cao sắp có mưa lũ.
•Thời vụ gieo trồng muộn hơn nông
lịch của xã 10-15 ngày, do thôn ở
vùng cao, nguồn nước tưới lạnh
•Gieo trồng vụ xuân sau tết âm lịch
(mơ/mận ra hoa gieo ma vụ xuân)
•Con hoẵng kêu lúc trời nắng nhiều
ngày sắp có mưa, nếu trời mưa
nhiều ngày mưa sắp tạnh.
Kinh nghiệm thích ứng BĐKH : người Hmong
(thôn Mỹ Á, Tân Sơn)
• Cây trám (Canarium sp) mà
nhiều quả thì năm đó thời
tiết thuận lợi
• Năm nào cây Bương
(Dendrocalamus sp), giang
(Ampelocalamus sp) ra quả
thì hoa màu thường mất
trắng
MÔ HÌNH CÂY ĐẬU XANH THÍCH ỨNG HẠN

 Trong vụ xuân: cây đậu xanh


phải trồng muộn hơn một
chút so với nông lịch của
tỉnh (bắt đầu có hoa xoan nở)
 Để giúp cây chống chịu được
với điều kiện khô hạn, với
những ruộng trồng theo
luống thì khi làm luống tránh
làm luống cao, giúp hạn chế
sự thoát hơi nước trong đất,

MÔ HÌNH GỪNG/CÂY DƯỢC LIỆU XEN
CHUỐI TRÊN ĐẤT DỐC
• Kiến thức bản địa đã áp dụng
trong mô hình
 Sử dụng giống gừng, chuối có sẵn tại
địa phương
 Cây chuối khi đem đi trồng được
phát bỏ ngọn bằng 1/3 thân cây để
tiện cho quá trình vận chuyển và
giảm tỷ lệ chết khi trồng(tăng cường
khả năng chống hạn)
 Người dân ủ phân vi sinh để bón cho
chuối-gừng
 Trồng chuối sau khi trời có mưa,
trồng vào đầu mùa mưa (Tháng 3-4-
5)
Kết luận
• Tri thức bản địa đóng vai trò quan trọng trong
thích ứng với BĐKH của đồng bào DTTS
• Kết hợp tri thức bản địa và khoa học kỹ thuật,
công nghệ sẽ nâng cao khả năng phục hồi
(resilience) cho cộng đồng và địa phương
• Việc sử dụng, nhân rộng tri thức bản địa cần
một giải pháp tiếp cận theo hướng gắn sản
xuất với phát triển hệ thống thị trường
Một số publications liên quan
• Ho Ngoc Son, Aaron Kingsbury & Ha Thi Hoa, 2021. Indigenous knowledge and the
enhancement of community resilience to climate change in the Northern Mountainous
Region of Vietnam, Agroecology and Sustainable Food Systems, 45:4, 499-522, DOI:
10.1080/21683565.2020.1829777
• Ho Ngoc Son and Aaron Kingsbury, 2020. Community adaptation and climate change in
Northern Mountainous Region of Vietnam: A case study off ethnic minority people in Bac
Kan Province, Asian Geographers, 37:1, 33-51, DOI: 10.1080/10225706.2019.1701507.
• Ho Ngoc Son, Duong Thi Linh Chi, Aaron Kingsbury, 2019. Indigenous knowledge and
climate change adaptation odd ethnic minorities in the mountainous regions of Vietnam:
a case study of Dao people in Bac Kan province, Agricultural Systems, 176 (2019) 102683
• Ha Thi Hoa, Ho Ngoc Son, Aaron Kingsbury, Dong Linh Chi, Nguyen Van Tam, Duong Van
Phan, 2021. The role of Tay indigenous knowledge in climate change adaptation in the
Northern Mountainous Region of Vietnam, Indian Journal of Traditional Knowledge, 20 (2)
• Hồ Ngọc Sơn, Hà Thị Hòa, Đồng Thị Linh Chi, Lưu Văn Thanh, Vũ Đàm Hùng (2019). Sử
dụng kiến thức bản địa trong các thực hành nông nghiệp sinh thái thích ứng với biến đổi
khí hậu: (Sách tham khảo), NXB Nông nghiệp, 2019, số trang: 198
Contact/Liên hệ
• TS Hồ Ngọc Sơn
• Trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên
• Email. hongocson@tuaf.edu.vn
TRÂN TRỌNG CẢM ƠN

You might also like