Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 42

I.

PHẦN HÀNH CHÍNH


 Họ và tên bệnh nhân : HOÀNG QUANG TH
 Tuổi : 22
 Giới : Nam
 Nghề nghiệp : Đánh cá
 Địa chỉ : Quảng Phú, Đồng Hới
 Ngày vào viện : 17/07/2020
 Ngày làm bệnh án : 22/07/2020
II. BỆNH SỬ
1. Lý do vào viện: mệt mỏi.
2. Quá trình bệnh lý:
Bệnh khởi phát 2 tháng trước ngày nhập viện, bênh nhân mệt mỏi nhiều, ăn
uống không ngon miệng, sụt 7kg trong vòng 2 tháng, kèm theo nước tiểu nhiều
bọt, vàng trong, lượng 1,5l-2l/ngày, ban đêm ngủ hay bị chuột rút, khoảng 2-3
phút tự hết. Bệnh nhân lo lắng nên đi khám tại bệnh viện Quốc Tế Huế ngày
17/7/2020 được chẩn đoán Hội chứng thận hư và suy thận, đươc đề nghị nhập
viện. Bệnh nhân được nhập viện và điều trị tại khoa nội thận-cơ xương khớp
bệnh viện Trung Ương Huế cùng ngày.
 Ghi nhận tại phòng khám:
 Bệnh tỉnh Mạch: 70 lần/phút
Huyết áp: 150/70 mmHg
 Da, niêm mạc nhợt
Nhịp thở: 20 lần/phút
 Không phù Nhiệt độ: 37,5oC
Cân nặng: 53 kg
 Creatinin máu: 325umol/l Chiều cao: 162cm
 Protein niệu: 3,91 g/l
 CLS: CTM, ĐGĐ, Creatinin, Ure, Bilan lipid, ALT, AST,
Glucose TM, 10TSNT, TPU, Albumin máu, Protein máu
 Chẩn đoán tại phòng khám: Hội chứng thận hư/ Suy thận
 Đề nghị chuyển vào khoa Nội Thận-CXK điều trị
Ghi nhận lúc vào khoa:
✔ Bệnh tỉnh, tiếp xúc tốt. Mạch: 75 lần/phút
✔ Không phù Huyết áp: P 200/120 mmHg
T 180/120 mmHg
✔ Tim đều. Nhịp thở: 20 lần/phút
✔ Phổi thông khí rõ Nhiệt độ: 37oC
✔ Bụng mềm. Cân nặng: 53 kg
Chiều cao: 160cm
✔ Tiểu thường không rõ lượng
•Chỉ định cận lâm sàng:
Siêu âm tim, ECG, Siêu âm tổng quát
•Chẩn đoán lúc vào viện:
Hội chứng thận hư/ TD suy thận mạn
GHI NHẬN TẠI BỆNH PHÒNG
Trong quá trình điều trị tại khoa:
 Bệnh tỉnh, huyết động ổn
 Không sốt, không phù
 Tiểu thường, vàng trong, khoảng 1.5l/24h
 Các cơ quan khác không phát hiện bất thường

Bệnh nhân được điều trị với


 Nifedipin (CCB-chẹn kênh Ca++) 20mg x 1v/ ngày
 Exforge (CCB + ARB) 80mg x 1v/ ngày
 Raciper (Esomeprazol) 40mg x 1v/ ngày
 Hydrocolacyl (Prednisolon) 5mg x 12v/ ngày (8v-8h, 4v-11h)
 Ideos (canxi + vit D) x1v/ ngày kể từ 23/7
Huyết áp tại bệnh phòng
III. TIỀN SỬ
1.Bản thân:
 - 10 năm trước bệnh nhân tiểu máu toàn bãi kèm sốt, đi khám tại bệnh viện Trung Ương
Huế được chẩn đoán Viêm Cầu Thận Cấp, nhập viện và điều trị 2 tuần tại khoa nhi tổng
hợp hết tiểu máu, hết sốt, được cho xuất viện và điều trị ở nhà với prednisolon 5mg * 12
viên / ngày và thuốc khác không rõ. Cứ mỗi 2 tuần bệnh nhân tái khám 1 lần để theo dõi
và lấy thuốc. Bệnh nhân duy trì tái khám như vậy trong 2 năm. Sau đó bệnh nhân không
đi tái khám nữa cũng không điều trị gì thêm.
 - 4 năm trước bệnh nhân đi khám tại bệnh viện Quốc Tế Huế được chẩn đoán Hội chứng
thận hư và suy thận không rõ giai đoạn (bệnh nhân khai, không có giấy tờ xác nhận),
điều trị với prednisolon 5mg * 6 viên / ngày và thuốc khác không rõ . Bệnh nhân đi khám
1 lần duy nhất 1 tháng sau đó, từ đó bệnh nhân không đi tái khám và không điều trị gì
thêm.
- Từ 1 năm trước đến nay bênh nhân ngủ ban đêm hay bị chụt rút khoảng 2-3 phút tự hết.
III. TIỀN SỬ
1.Bản thân:
 - 12/7/2019 bênh nhân đi khám tại bệnh viện Quốc Tế Huế được chẩn đoán Viêm cầu thận
mạn và Hội chứng thận hư (protein niệu ++, ery niệu +++, cholesterol TP 6,1 mmol/l, TPU
5,56 g/l, ure máu 10,2 mmol/l, creatinin máu 101 mcmol/l , MLCT:90.5ml/ph/1,72m2da )
điều trị với : prednisolon 5mg*2 viên / ngày, perindopril 5mg , rosuvastatin 20mg* 1 viên /
ngày, rapeprazol 20mg * 1 viên/ ngày, hemoq mom * 1 viên / ngày, jafumin * 2 gói/ ngày.
Hẹn tái khám 1 tháng sau đó, nhưng bệnh nhân không đi tái khám.
 - Tháng 11/2019: bệnh nhân đi khám tại Quốc Tế Huế được chẩn đoán và điều trị như trên
( protein niệu ++, ery niệu ++, cholesterol TP 7,25 mmol/l, TPU 1,58 g/l, ure máu 12
mmol/l, creatinin máu 130 mcmol/l, MLCT: 66 ml/min/1,73m2da ). Hẹn tái khám sau 1
tháng , nhưng bệnh nhân không đi tái khám, bỏ điều trị từ đó đến nay.
 - Từ tháng 11 đến đợt bệnh này bệnh nhân không có triệu chứng gì ngoài nước tiểu có
nhiều bọt, vàng trong, lượng 1,5-2l/ ngày.
2. Gia đình: chưa phát hiện bất thường
Chẩn đoán: VCTmạn và HCTH
BV QT
(protein niệu ++, ery niệu +++,
Chẩn đoán: HCTH, Suy thận C-TP 6,1 mmol/l, TPU 5,56 g/l,
không rõ giai đoạn ure máu 10,2 mmol/l,
BV Q Tế creatinin máu 101 mcmol/l
Đtrị: pred 5mg*6v/ngày + , MLCT:90.5ml/ph/1,72m2da ) nước tiểu có nhiều bọt,
không rõ Đtrị: pred 5mg*2 viên / ngày, vàng trong, lượng 1,5-2l/
Tái khám 1l lần 1 tháng sau. perindopril 5mg , rosuvastatin 20mg* 1 viên / ngày.
Không tái khám nữa ngày, rapeprazol 20mg * 1 viên/ ngày, hemoq
mom * 1 viên / ngày, jafumin * 2 gói/ ngày.
Hẹn tái khám 1 tháng sau đó
, nhưng bệnh nhân không đi tái khám.
10 năm 11/2019:
1 năm

4 năm 12/7/2019 Từ tháng 11 đến nay

Chẩn đoán : VCTC. tái khám BVQT


Bv TƯ Huế điều trị 2 Ban đêm hay chẩn đoán và điều trị như trên
tuần, xuất viện và đtrị: chuột rút trong 2- ( protein niệu ++, ery niệu ++,
pred 5mg*12v/ngày+ 3 phút C-TP 7,25 mmol/l, TPU 1,58
không rõ. g/l, ure máu 12 mmol/l,
tái khám thường xuyên creatinin máu 130 mcmol/l,
mỗi 2 tuần trong 2 năm MLCT: 66 ml/min/1,73m2da ).
Hẹn tái khám sau 1 tháng ,
nhưng bệnh nhân không đi tái
khám, bỏ điều trị từ đó đến nay.
IV. THĂM KHÁM HIỆN TẠI
1. Toàn thân:
Mạch: 83 lần/phút
 Bệnh tỉnh, tiếp xúc tốt.
Nhiệt:370C
 Da niêm mạc nhợt Huyết áp:130/80 mmHg
Tần số thở: 19 lần/phút
 Không phù
 Không xuất huyết dưới da
 Hạch ngoại biên không sờ thấy.
IV. THĂM
2. Cơ quan
KHÁM HIỆN TẠI
A,Thận - tiết niệu
Không tiểu buốt, tiểu rắt
Nước tiểu vàng trong, nhiều bọt, lượng khoảng #1,5L/24h.
Nghiệm pháp chạm thận (-); Bập bềnh thận (-).

B,Tiêu hóa
Chán ăn, không nôn, không buồn nôn
Không đau bụng.
Gan lách chưa sờ thấy.
IV. THĂM KHÁM HIỆN TẠI
2. Cơ quan
C,Tim mạch e,Thần kinh
Không hồi hộp, không đánh trống ngực. Tỉnh táo, tiếp xúc tốt
Không đau ngực. Không đau đầu, chóng mặt
Mỏm tim đập gian sườn V đường trung đòn trái. Không có dấu thần kinh khu trú
Tim đều, T1,T2 nghe rõ.
Chưa nghe âm bệnh lý. F,Các cơ quan khác:
Chưa phát hiện dấu hiệu bất thường.
D,Hô hấp
Không ho, không khạc đàm, không khó thở
Lồng ngực cân xứng, di động theo nhịp thở.
Phổi thông khí rõ
Chưa nghe âm bệnh lý.
V. CẬN LÂM SÀNG
1. Công thức máu: (17/07/2020)
  17/7/2020    
Bạch cầu 4.1 4 - 10 G/l
NEU % 48.5 37 - 72 %
EOS 8 0-7 %
Hồng cầu 4.07 4 - 5.5 T/l
HGB 8.1 120 - 150 g/l
HCT 25.4 38 - 45 %
MCV 62.5 80 - 100 fL
MCH 20.0 28 - 32 pg
MCHC 32.0 32 - 36 g/dl
RDW-CV 15.6 11.6 - 14.8 %
RDW-SD 35.4   fl
Tiểu cầu 175 150 - 400 G/l
2.Điện giải đồ: (17/07/2020):
K+ 4.5 3.4 – 5.0 mmol/l

Na+ 137 136 – 145 mmol/l

Cl- 108 98 - 111 mmol/l


3. Sinh hóa máu:
  17/07/2020    
Glucose 5.1 4.11 - 6.05 mmol/l
Cholesteron TP 6.79 < 5.2 mmol/l
Triglycerid 1.10 < 2.26 mmol/l
Cholesteron HDL 1.08 0.9 - 1.45 mmol/l
Cholesteron LDL 5.21 < 3.34 mmol/l
Ure 20.0 2.76 - 8.07 mmol/l
Creatinin 325 62.0 - 106.0 mmol/l
SGOT 15 0.0 - 40.0 U/l
SGPT 13 0.0 - 41.0 U/l
Protein toàn phần 58 66 - 88 g/l
Albumin 29 35 - 52 g/l
22/07/2020 Kết quả Bình thường  

Fe huyết thanh 14.75 10-30 umol/l

Calci toàn phần 1.97 2.15-2.5 ng/ml

Ferritin 198,88 22-280 ng/ml


4. 10 TSNT   17/07/2020    
S.G 1.014 1.01 -1.03  
pH 5 5-6  
Leu Neg neg leu/ul
Nitrit Neg neg  
Protein ++ neg g/l
Glucose Norm normal mmol/l
Ketone Neg neg mmol/l
Urobilinog Norm normal umol/l
en
Bilirubin Neg neg umol/l
Ery +++   ery/l
TPU 3.91   g/l
5.Huyết đồ: (22/07/2020)
Chỉ số kết quả  
Số lượng hồng cầu ( 10^12/l) 4.1 4.1- 5.5
Số lượng bạch cầu (10^9/l) 10.9 4.0 -10.0
Số lượng tiểu cầu (10^9/l) 232 150 -450
Lượng huyết sắc tố (g/l) 80 120 - 155
Hematocrit (l/l) 0.26 0.34 - 0.51
MCV (fl) 63 80 - 99
MCV (pg) 20 27 - 32
MCHC (g/l) 312 310 - 360
Hồng cầu lười (%) 0.5 0.5 - 1.5
Công thức bạch cầu (22/07/2020)
  %   %
Blast   Bạch cầu đoạn trung tính 84
Lymphocyte 10 Bạch cầu đoạn ưa acid  
Monocyte 6 Bạch cầu đoạn ưa base  
Nhận xét:
- Số lượng hồng cầu bình thường nhưng lượng huyết sắc tố giảm vừa, hồng
cầu nhược sắc, kích thước to nhỏ không đồng đều, có thấy mảnh vỡ hồng
cầu, hồng cầu hình giọt nước.. không thấy hồng cầu non ra máu ngoại vi
- Số lượng bạch cầu tăng nhẹ. CT bạch cầu cho thấy giá trị tuyệt đối của
bạch cầu hạt trung tính tăng. Không thấy bc non ra máu ngoại vi
- số lượng tiểu cầu và độ tập trung bình thường
- Kết luận: THIẾU MÁU NHƯỢC SẮC VỪA+ TĂNG NHẸ SỐ LƯỢNG BC ( BCHTT)
6.OF test: Dương tính

7.Tế bào vi trùng nước tiểu: (22/07/2020)


Tính chất nước tiểu Vàng mơ, cặn ít
PH Acid
Tế bào thượng bì +
Hồng cầu ++ (10TB/VT)
Bạch cầu + (4 TB/VT)

8. Siêu âm tổng quát: (17/07/2020)


Thận P: Không ứ nước, không sỏi, phản âm tủy vỏ rõ
Thận T: Không ứ nước, không sỏi, phản âm tủy vỏ rõ
KQ: Chưa phát hiện bất thường trên siêu âm tổng quát
9.Siêu âm tim : (17/07/2020)
VG dày và giãn nhẹ
Các van tim mềm
Không thấy shunt
it = ¼ PAPs = 30 mmHg
Không thấy dịch màng ngoài tim
Chức năng VG : EF = 63%

10. Điện tim : (17/07/2020)


Nhịp xoang f=65l/p
Trục trung gian
Dày thất trái
Sóng U ở V2-V6
VI. TÓM TẮT – BIỆN LUẬN – CHẨN ĐOÁN
1. Tóm tắt:
Bệnh nhân nam, 22 tuổi vào viện vì mệt mỏi nhiều, ăn uống không
ngon miệng, sụt 7kg trong vòng 2 tháng, kèm theo nước tiểu nhiều
bọt, vàng trong, lượng 1,5l-2l/ngày, ban đêm ngủ hay bị chuột rút,
khoảng 2-3 phút tự hết, tiền sử viêm cầu thận cấp, hội chứng thận hư
điều trị không thường xuyên. Qua thăm khám lâm sàng và cận lâm
sàng nhóm rút ra các dấu chứng và hội chứng sau:
VI. TÓM TẮT – BIỆN LUẬN –
CHẨN ĐOÁN
a. Hội chứng tăng ure máu
Mệt mỏi, chán ăn
Chuột rút về đêm thường xuyên
Tim mạch: Tăng huyết áp ( vào viện : 150/70mmHg) , vào khoa ( 200/120 mmHg )
Huyết học: Thiếu máu.
Ure máu(17/7/2020): 20 mmol/L, Canxi toàn phần giảm .
Creatinin máu
(12/7/2019): 101 umol/L → MLCT= 95 ml/ph/1,732 da
(25/9/2019): 110 umol/L → MLCT= 86 ml/ph/1,732 da
(06/11/2019): 130 umol/L → MLCT= 66 ml/ph/1,732 da
(17/7/2020): 325 umol/L → MLCT= 22 ml/ph/1,732 da
VI. TÓM TẮT – BIỆN LUẬN – CHẨN ĐOÁN
b. Dấu chứng rối lọan nước tiểu: c. Hội chứng rối loạn thể dịch:
Nước tiểu nhiều bọt Calci toàn phần: 1,97 mmol/l ↓
10TSNT: Protein niệu : ++
Cholesterol TP: 6,97 mmol/l ↑
Ery niệu (17/7/2020): +++
(T7/2019): +++ LDL- cholesterol: 5,21mmol/l ↑
(T9 và T11/2019): ++ Protein TP: 58 g/L
TPU: 3,91 g/l (17/7); 5.1 g/l (23/7) Albumin máu: 29 g/l
XN tế bào vi trùng nước tiểu:
Hồng cầu : ++ ( 10 TB/VT)
Bạch cầu : + ( 4 TB/VT)
VI. TÓM TẮT – BIỆN LUẬN – CHẨN ĐOÁN
D, Tăng huyết áp
HA lúc vào viện:
150/70mmHg
HAlúc vào khoa:
(P) 200/120
(T) 180/120
HA tại bệnh phòng:
VI. TÓM TẮT – BIỆN LUẬN – CHẨN ĐOÁN
e. Hội chứng thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ mức độ vừa:
Da niêm mạc nhợt
CTM (17/07):

RBC = 4,07 T/l


HGB = 8,1 g/dl
HCT = 25,4 %
MCV = 62,5 fl
MCH = 20,0 pg Huyết đồ (22/07):
MCHC = 32,0 g/dl
RDW-CV = 15,6% RBC = 4,1 T/l
HGB = 80 g/l
HCT = 26 %
MCV = 63 fl
MCH = 20 pg
VI. TÓM TẮT – BIỆN LUẬN – CHẨN ĐOÁN
f. Dấu chứng có giá trị khác:
 Fe = 14,75 umol/l
 Ferritin = 198,88 ng/ml
 OF TEST: DƯƠNG TÍNH
- Siêu âm tổng quát: (17/07/2020)
Thận P: Không ứ nước, không sỏi, phản âm tủy vỏ rõ
Thận T: Không ứ nước, không sỏi, phản âm tủy vỏ rõ
KQ: Chưa phát hiện bất thường trên siêu âm tổng quát
- Tiền sử: VCT cấp, HCTH 10 năm trước.
7/2019, chẩn đoán VCT mạn.
CHẨN ĐOÁN SƠ BỘ
Bệnh thận mạn
Theo dõi viêm cầu thận tiến triển nhanh
Hội chứng thận hư không đơn thuần
Thiếu máu nhược sắt hồng cầu nhỏ mức độ vừa/ TD Thalassemia
Tăng huyết áp
2.BIÊN LUẬN
 Về bệnh thận mạn
 Bệnh nhân nam, 22 tuổi, vào viện với tình trạng mệt mỏi, ăn
uống kém, sụt 7kg trong vòng 2 tháng, xét nghiệm Creatinin máu
tăng cao 325 umol/L, tính ra MLCT= 22 ml/ph/1,73 m 2 da.
 Trên lâm sàng, bệnh nhân không có biểu hiện của hội chứng tăng
ure máu cấp, không thiểu niệu/vô niệu, không phù, không có rối
loạn điện giải hay biểu hiện ở các cơ quan khác. Cũng như không
tìm thấy nguyên nhân làm khởi phát bệnh thận cấp ( giảm V tuần
hoàn cấp, THA ác tính, Nhiễm trùng, ngộ độc, tắc nghẽn sau thận
) nên nhóm em không nghĩ đến chẩn đoán AKI trên BN.
Do đó nhóm em nghĩ mức lọc cầu thận thấp trên bệnh nhân nằm
trong bối cảnh của Bệnh thận mạn.
 Trên bệnh nhân này: các lần tái khám năm 2019 (gần nhất là T11/2019) đều
ghi nhận MLCT >60ml/ph/1,732 da. Bệnh nhân chưa có tiền sử ghép thận,
trên siêu âm chưa phát hiện các bất thường cấu trúc thận, điện giải đồ bình
thường, bệnh nhân chưa được làm sinh thiết thận cũng như albumin niệu,
creatinin niệu trong các lần khám bệnh trước đó.
 Lần nhập viện này, bệnh nhân có MLCT= 22 ml/ph/1,732 da, nhưng chưa
đủ bằng chứng về mặt thời gian. Bệnh nhân có hạ canxi máu nhưng tình
trạng này có thể nằm trong bối cảnh của HCTH, thiếu máu cũng có thể là
do thalassemia. Tuy nhiên qua các lần tái khám (tháng 7/2019 -> 11/2019) 
đều ghi nhận protein niệu ++, ery niệu ++/+++ , MLCT có xu hướng giảm
dần (lần gần nhất 11/2019: 66ml/ph/1,732 da), thêm vào đó bệnh nhân có
yếu tố nguy cơ (lâm sàng và tiền sử) nên nhóm vẫn hướng đến chẩn đoán
này và đề nghị làm thêm xét nghiệm albumin niệu và creatinin niệu để làm
rõ chẩn đoán cũng như tiên lượng và điều trị cho bệnh nhân.
2.BIÊN LUẬN
 Về nguyên nhân bệnh thận mạn:
BN có tiền sử chẩn đoán VCT cấp 10 năm trước với tiểu máu cả đại thể và vi thể , protein niệu
cao . Đái máu vi thể kéo dài (hồng cầu niệu (++) đến (+++)) qua các lần tái khám. Tháng 7/2019
bênh nhân đi khám tại bệnh viện Quốc Tế Huế được chẩn đoán Viêmcầu thận mạn. Nay vào viện
có tăng huyết áp, creatinin máu tăng cao, kèm tiểu máu vi thể , protein niệu 3.91 g/l. Nên nhóm
hướng đến nguyên nhân viêm cầu thận mạn trên bệnh nhân.
Dù đái máu ở thời điểm hiện tại chưa chứng minh được là tại cầu thận nhưng kết hợp với tiền
sử và các triệu chứng khác trong bối cảnh chung (không có hội chứng nhiễm trùng, rối loạn tiểu
tiện hay các triệu chứng khác gợi ý, siêu âm chưa phát hiện bất thường thận và đường tiết niệu)
nên nhóm loại trừ các nguyên nhân tiểu máu ngoài cầu thận như sỏi, viêm thận bể thận, lao thận
hay các bệnh lý ác tính.
Thêm vào đó HCTH cách đây 10 năm, bệnh nhân hay bỏ trị, nhiều lần khởi phát lại HCTH và
điều trị lại prednisolone nên nhóm cũng không loại trừ suy thận mạn do hội chứng thận hư ở
2.BIÊN LUẬN
Xét các thể bệnh viêm cầu thận mạn:
o Bệnh cầu thận thứ phát:

-Trên bệnh nhân không có dấu hiệu gợi ý các bệnh lý hệ thống (đái tháo đường, Lupus ban đỏ, Schlein Henoch,…) hay
bệnh lý di truyền như hội chứng Alport (đặc trưng bởi hồng cầu niệu và điếc, kết hợp tiền sử gia đình)
-Về nguyên nhân miễn dịch: bệnh thận IgA, đặc trưng bởi tiểu máu đại thể từng đợt, thường xảy ra sau nhiễm trùng
đường hô hấp hay tiêu hóa, trên bệnh nhân không có các đặc điểm gợi ý ngoại trừ có yếu tố dịch tễ là nam giới, trẻ tuổi.
Nhóm đề nghị làm xét nghiệm định lượng bổ thể C3, IgA trong máu để chẩn đoán rõ hơn.
o Bệnh cầu thận nguyên phát: viêm cầu thận thể màng, VCT tăng sinh màng, VCT thể xơ cứng ổ đoạn là những bệnh lý
có biểu hiện lâm sàng với tiểu máu vi thể và hội chứng thận hư phù hợp với tình trạng của bệnh nhân. Tuy nhiên để
chẩn đoán xác định thể bệnh cần phải sinh thiết thận.

Ngoài ra Bệnh nhân có protein niệu 5,865 g/24h ( 3,91*1,5). Protein máu 58g/l, albumin máu 28 g/l. Thỏa mãn đủ
tiêu chuẩn chẩn đoán HCTH theo KDIGO 2012. Như vậy trên bệnh nhân có cả hội chứng thận viêm và hội chứng thận
hư.
2.BIÊN LUẬN
 
b. Hội chứng thận hư:
Chẩn đoán xác định hội chứng thận hư trên bệnh nhân đã rõ ràng như đã nói ở trên.
Về HCTH không đơn thuần:
Hiện tại bệnh nhân có tăng huyết áp, xét nghiệm 10TSNT ery +++, tế bào vi trùng niệu hồng cầu 10 tế bào, vi
trường, nên trên bệnh nhân là hội chứng thận hư không đơn thuần
* Về biến chứng của HCTH
-Bệnh nhân không có sốt, không có biểu hiện của hội chứng nhiễm trùng trên lâm sàng,10 TSNT bạch cầu (-),
nitrit (-), trên công thức máu bạch cầu trong giới hạn bình thường. Do đó nhóm chưa nghĩ đến biến chứng nhiễm
trùng trên bệnh nhân. Tuy nhiên cần theo dõi triệu chứng phù trên bệnh nhân đặc biệt là báng bụng, cần theo dõi
tình trạng đau bụng, sốt, tiêu chảy trên bệnh nhân.
- Về biến chứng tắc mạch: bệnh nhân không có đau bắp chân, không đau ngực, không có dấu thần kinh khu trú,
không đau bụng nên không nghĩ đến biến chứng tắc mạch trên bệnh nhân.
- Bệnh nhân có albumin máu thấp (29g/l), HCT 25,4%, nằm trong bối cảnh của thiếu máu mạn, dấu hiệu sinh tồn
bệnh nhân trong giới hạn bình thường nên chưa nghĩ đến biến chứng shock giảm thể tích.
- Hiện tại xét nghiệm bệnh nhân có giảm nồng độ canxi máu: 1,97mmol/l. Trong đơn thuốc nên bổ sung canxi và
vitamin D cho bệnh nhân
2.BIÊN LUẬN

* Về biến chứng do thuốc:


Viêm loét dạ dày, hiện tại bệnh nhân không đau bụng vùng thượng vị, không ợ hơi ợ chua. Nên chưa nghĩ đến biến
chứng này trên bệnh nhân
Hội chứng Cushing do thuốc: Bệnh nhân mặt không tròn, chưa có các biểu hiện như: rậm lông, rạn da vùng bụng,
không rối loạn tâm lý: thay đổi cảm xúc, mất ngủ, lo lắng, chưa phát hiện teo cơ… Nên nhóm chưa nghĩ tới biến chứng
này trên bệnh nhân. Để làm rõ biến chứng, nhóm đề nghị xét nghiệm cortisol máu 8h sáng và 16h chiều.
Về biến chứng suy thượng thận do thuốc: Bệnh nhân vào viện với tình trạng tỉnh, tiếp xúc tốt, khám lâm sàng chưa phát
hiện các biểu hiện mất nước ngoại bào như: khô da niêm mạc, buồn nôn, hạ huyết áp,… CLS Hct, Na+ máu, K+ máu
trong giới hạn bình thường. Theo dõi bệnh phòng từ này 13/11-17/11 tình trạng huyết động ổn định nên nhóm chưa nghĩ
nhiều đến biến chứng suy thượng thận cấp và mạn trên bệnh nhân. Nhóm đề nghị xét nghiệm ACTH và cortisol máu 8h
sáng để làm rõ.
Biến chứng loãng xương do thuốc: Bệnh nhân có hạ canxi máu 1,97 mmol/l , trên lâm sàng chưa có dấu hiệu nghi ngờ
loãng xương nên chưa nghĩ đến biến chứng này.
 Tăng huyết áp
 Về cơn tăng huyết áp
Bệnh nhân khi vào khoa lúc 14h ghi nhận  huyết áp (P) 200/120
mmHg, (T) 180/120 mmHg. Trên lâm sàng không có biểu hiện của
tổn thương cơ quan đích như: mất tri giác, yếu liệt, mất cảm giác,
nhìn mờ, đau ngực,không thiểu niệu vô niệu, siêu âm tim chưa thấy
bất thường. Vậy nên cơn tăng huyết áp trên bệnh nhân là tăng huyết
áp khẩn cấp.
Bệnh nhân huyết áp khi theo dõi tại bệnh phòng đều trên 140/90
mmHg => chẩn đoán tăng huyết áp trên bệnh nhân đã rõ.
 Về nguyên nhân THA:
 Bệnh nhân trẻ 22 tuổi, tiền sử chưa phát hiện tăng huyết áp, hiện tại bệnh nhân có bệnh thận
mạn nên em hướng đến nguyên nhân tăng huyết áp trên bệnh nhân là do bệnh thận mạn.
 Về phân độ huyết áp trên bệnh nhân: tăng huyết áp trên bệnh nhân là tăng huyết áp thứ phát
nên nhóm không phân độ tăng huyết áp.
 .Thiếu máu nhược sắt hồng cầu nhỏ mức độ vừa:

- BN có tiền sử thiếu máu nhược sắc HC nhỏ đã lâu ( CTM 12/07/2019: HGB = 10,7g/dl, HCT
= 31,4%, MCV= 61,9 fl, MCH = 21,1 pg ) điều trị với Hemoq mom * 1 viên / ngày.
Hiện tại thiếu máu nhược sắc HC nhỏ đã rõ thể hiện qua CTM 
BN hiện tại có huyết động ổn định, chưa phát hiện có tiêu điểm chảy máu nên không nghĩ trên
BN có 1 mất máu cấp. BN có thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ nên đánh giá trên BN là 1
thiếu máu mạn.
- Về phân độ thiếu máu: 
Theo WHO 2011:
Mức độ Nam   Nữ
Nhẹ 110-129       110-119
Vừa 80-109         80-109
Nặng <80 <80
[Hb] = 81 g/l nên phân độ thiếu máu trên BN là mức độ vừa.
 Về nguyên nhân thiếu máu: Bệnh nhân thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc
 Thiếu máu thiếu sắt : Ở BN có Fe = 14,75 umol/l, Ferritin = 198,88 ng/ml trong giới hạn bình
thường, RDW-CV = 15,6%, HC lưới = 0,5%, đồng thời BN trẻ tuổi, không suy dinh dưỡng,
không có các rối loạn tiêu hóa… nên chưa nghĩ đến thiếu máu thiếu sắt trên BN. Tuy nhiên
trên bệnh nhân có EOS = 8% tăng so với bình thường nên chưa loại trừ nguyên nhân nhiễm
KST đường ruột gây mất máu mạn trên bệnh nhân. Nhóm đề nghị soi phân tìm KST.
  Về thiếu máu do Thalassemia :

 Ở BN không có vàng da, gan lách không sờ thấy, da không sạm… CLS: Fe = 14,75 umol/l,
chỉ số mentzet( MCV/RBC) =15,63.
Huyết đồ: Số lượng hồng cầu bình thường (RBC = 4,1 T/l), lượng huyết sắc tố giảm vừa
(MCHC = 312g/l), hồng cầu nhược sắc kích thước to nhỏ không đều, có thấy mảnh vỡ hồng
cầu, hồng cầu hình giọt nước… Không thấy hồng cầu non ra máu ngoại vi .
Tuy nhiên ở thalassemia thể nhẹ thì có thể không có biến đổi nhiều, OF test là test sức bền
hồng cầu dùng để tầm soát sớm thalassemia ở nơi không xét nghiệm được điện di hb. Ở
bệnh nhân cho kết quả dương tính. Nên nhóm đề nghị làm điện di huyết sắc tố để chẩn
đoán xác định.
3. CHẨN ĐOÁN CUỐI CÙNG

Bệnh chính: Bệnh thận mạn do viêm cầu thận mạn và hội chứng thận hư không đơn
thuần.
Biến chứng: Tăng huyết áp
Bệnh kèm: Thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ mức độ vừa/Theo dõi Thalassemia thể
nhẹ.

VII. ĐIỀU TRỊ


 Lượng muối ăn 1.5-2g/ ngày, lượng nước 500-700 ml/ ngày.
 Bổ sung protid 0.8-1.2g/kg/ngày.
 Prednisolon 5mg x 12 viên/ngày, uống 8h sau ăn no (8 viên)/16h (4 viên).
 Esomeprazole 40mg x 1 viên/ngày uống trước ăn 30p.
 Rosuvastatin 20mg x 1 viên/ngày uống 20h.
 Exforge 5/80 mg x2v/ngày.
 Ideos x 1viên uống 8h sáng.

You might also like