CHƯƠNG 1 (Official)

You might also like

Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 51

KINH TẾ HỌC VI MÔ

(Microeconomic)
Giảng viên: ThS. Nguyễn Thành Đô
Email: thanhdo289@apd.edu.com
Tel: 0906044975
Giới thiệu về môn học
• Tên môn học: Kinh tế vi mô 1
• Số tín chỉ: 03 (45 tiết/15 buổi)
• Phân bổ thời gian:
- Nghe giảng lý thuyết: 25 tiết
- Làm bài tập trên lớp: 10 tiết
- Thảo luận, hoạt động theo nhóm: 10 tiết
- Tự học: 120 giờ
Tài liệu học tập:
• Tài liệu chính:
- GT Nguyê n lý kinh tế họ c vi mô , Khoa Kinh tế họ c, Bộ mô n
KTH, Trườ ng ĐH KTQD, NXB Lao độ ng – XH, Chủ biên:
PGS.TS Vũ Kim Dũ ng (kèm sách hướng dẫn thực hành
KTHVM)
- Hướ ng dẫ n thự c hà nh KTVM, Khoa Kinh tế họ c, Bộ mô n KTH,
Trườ ng ĐH KTQD, NXB Lao độ ng – XH, Chủ biên: PGS.TS Vũ
Kim Dũ ng - PGS.TS Phạ m Vă n Minh
- Bà i tậ p KTVM , Khoa Kinh tế họ c, Bộ mô n KTH, Trườ ng ĐH
KTQD, NXB Lao độ ng – XH, Chủ biên: PGS.TS Vũ Kim Dũ ng -
PGS.TS Phạ m Vă n Minh
Tài liệu tham khảo:

- Giá o trình Kinh tế họ c (Tậ p 1, 2) NXB ĐHKTQD 2012

- Bộ Giá o dụ c và Đà o tạ o, Giáo trình Kinh tế vi mô

- N.Gregory Mankiw, Nguyên lý kinh tế học (sá ch dịch)


Đánh giá
Cách đánh giá:

- Kiểm tra điều kiện: 20% bài trắc nghiệm 20 câu trong 30 phút; >=4 điểm

- Điểm đánh giá chuyên cần: 20% đi học đầy đủ 8đ, nghỉ, muộn => trừ; phát biểu, trả lời tốt
=> cộng 0,5-1, cộng vào điểm kiểm tra; >= 5 điểm

- Thi KTHP: 60% trắc nghiệm ABCD 40 câu trong 60 phút thi trên máy

Chú ý:

- Điểm đánh giá dựa trên chuyên cần và tham gia xây dựng bài trên lớp

- Đi học đầy đủ, tối thiểu 80%, nghỉ quá 3 buổi sẽ bị cấm thi

- Đọc, nghiên cứu giáo trình, tài liệu trước

- Làm bài tập đầy đủ


Nội dung nghiên cứu:
• Chương 1: Tổng quan về kinh tế học

• Chương 2: Cung – Cầu thị trường

• Chương 3: Độ co giãn của cung cầu

• Chương 4: Lý thuyết lợi ích (hành vi) người tiêu dùng

• Chương 5: Sản xuất – Chi phí – Lợi nhuận (Lý thuyết về hành vi người sản
xuất)

• Chương 6: Cấu trúc thị trường (thị trường CTHH; Độc quyền)

• Chương 7: Thị trường lao động


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ
HỌC

Sau khi học xong chương này bạn cần nắm được:

- Kinh tế học là gì, tại sao kinh tế học lại quan trọng?

- Kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô.

- Cách nhà kinh tế học sử dụng lý thuyết và mô hình để giải


thích các vấn đề kinh tế.

- Tổng quan về mô hình nền kinh tế.


1.1 Kinh tế học (Economics) là gì và tại sao lại
quan trọng?

• Nội dung mục 1.1:

- Thảo luận về tầm quan trọng của việc nghiên cứu kinh tế học.

- Giải thích mối liên hệ giữa năng suất lao động và chuyên môn
hóa.

- Đánh giá tầm quan trọng của sự KHAN HIẾM (SCARITY)


Kinh tế học là gì?

Nguồn lực Mong mốn


KHAN HIẾM
hữu hạn vô hạn

SỰ LỰA CHỌN

Sản xuất
Biện như thế
Chứng
Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai?
nào?
Kinh tế học nghiên cứu sự ra quyết định của các chủ thể
trong điều kiện khan hiếm về nguồn lực:

• Cá nhân: quyết định làm bao nhiêu, tiết kiệm và chi tiêu như thế
nào, và mua hàng hóa, dịch vụ nào?

• Doanh nghiệp: sản xuất bao nhiêu sản phẩm, cần thuê bao nhiêu
nhân viên…

• Chính phủ: cần phân chia ngân sách cho quốc phòng, giáo dục, y
tế, bảo vệ môi trường, mua sắm công… như thê nào
Vấn đề khan hiếm

• Những nhu cầu cần thiết cho cuộc sống con người:

- Thức ăn

- Chỗ ở

- Quần áo

- Đi lại

- Y tế, giáo dục

- Giải trí
Tại sao chúng ta không tự sản xuất
ra những thứ chúng ta cần?
Phân công và chuyên môn hóa lao động
(division of labor) – Adam Smith
• Phân công lao động là cách mà hàng hóa và dịch vụ được tạo ra
từ các công đoạn khác nhau bằng các lao động chuyên biệt (thay
vì một người làm tất cả các công đoạn)
• Chuyên môn hóa là tiền đề cho sản xuất dây chuyền (Henry Ford
là cha đẻ)
• https://www.youtube.com/watch?v=5WBF6Qah2P4
Tại sao phân công lao động làm tăng năng suất?

• Phân công lao động sinh ra chuyên môn hóa theo mức độ cá nhân,
mức độ khu vực

• Chuyên môn hóa giúp tiết kiệm thời gian, tăng tính sáng tạo trong
các khâu sản xuất.

• Cho phép tận dụng lợi thế kinh tế theo quy mô giúp tiết giảm chi
phí đơn vị sản phẩm.
Thương mại và thị trường

• Sự chuyên môn hóa cần thương mại và thị trường để tồn tại và
phát triển.
• https://www.youtube.com/watch?v=Meo0s54s1sw
Vai trò của việc nghiên cứu kinh tế?

• Lý giải gốc rễ của các vấn đề lớn của xã hội ngày nay như: biến
đổi khí hậu, nghèo đối, chiến tranh, xung đột… đều có khía cạnh
kinh tế.

• Hiểu được rõ hơn các vấn đề liên quan tới chính sách hàng ngày.

• Giúp bạn có tư duy kinh tế.


1.2. Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô

Kinh tế học
(Economic)

Kinh tế Vi Mô Tác động Kinh tế Vĩ Mô


(Microeconomic) bổ sung (Macroeconomic)
Phân biệt Kinh tế Vi mô và Kinh tế Vĩ mô

Kinh tế Vĩ Mô Kinh tế Vi mô

• Lạm phát (Inflation) • Cung, cầu hàng hóa, dịch vụ (supply, demand)
• Thất nghiệp (Unemployment) • Độ co giãn của cung cầu (Elasticity)
• Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) • Tối đa hóa lợi ích (Max Utility)
• Tăng trưởng (Growth) • Tối đa hóa lợi nhuận (Max Profit)
• Tỉ giá hối đoái (Exchange rate) • Cấu trúc thị trường hàng hóa, dịch vụ (Market
• Chính sách tài khóa (Fiscal Policy) Structure)
• Chính sách tiền tệ (Monetary Policy)
Mối quan hệ kinh tế vi mô và vĩ mô

• Tình hình “sức khỏe” chung của nền kinh tế giúp doanh nghiệp quyết
định có nên tăng quy mô sản xuất hay không?

• Việc mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước góp
phần tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
1.3. Mô hình chu chuyển Nền kinh tế

• Nền KT là một cơ chế phân bổ các nguồn lực khan hiếm cho
các mục đích sử dụng khác nhau. Cơ chế này nhằm giải quyết
3 về đề kinh tế cơ bản, đó là sx cái gì, sx ntn, sx cho ai?

• Mô hình nền kinh tế mô tả sự tác động qua lại của các chủ thể
kinh tế thông qua thị trường hàng hóa và thị trường yếu tố sản
xuất.
1.3. Mô hình đơn giản về nền kinh tế
Hàng hóa, Hàng hóa,
dịch vụ Thị trường dịch vụ
hàng hóa, dịch vụ tiêu
dùng
Tiền Tiền
(Chi tiêu) (Doanh thu)

Thuế Thuế
Hộ gia đình, cá Chính Doanh nghiệp
thể Trợ cấp Phủ Trợ cấp

Yếu Yếu
tố Tiền Tiền tố
sản (Thu nhập) (Chi phí) sản
xuât Thị trường yếu tố sản xuất
xuất đầu vào
Mục tiêu của các chủ thể trong nền kinh tế
Hộ gia đình Ràng buộc
Tối đa hóa lợi ích
(người tiêu dùng) Ngân sách

Doanh nghiệp Ràng buộc


Tối đa hóa lợi nhuận
(người sản xuất) Yếu tố đầu vào

Ràng buộc
Chính Phủ Tối đa hóa phúc lợi
Ngân sách,
nguồn lực
Hộ gia đình

• Đóng vai trò là người bán trên thị trường yếu tố sản
xuất, người mua trên thị trường hàng hóa, dịch vụ.

• Mục tiêu: tối đa hóa lợi ích trong điều kiện ràng buộc về
ngân sách.
Doanh nghiệp

• Đóng vai trò là người bán trên thị trường hàng hóa dịch
vụ; người mua trên thị trường yếu tố sản xuất.

• Mục tiêu: Tối đa hóa lợi nhuận trong đk ràng buộc về


vốn, nhân lực, máy móc, công nghệ…
Chính phủ

• Chính phủ tác động đến các thành viên còn lại bằng các
chính sách thích hợp (thuế, trợ cấp) để điều tiết sản xuất
và phân phối lại thu nhập

• Mục tiêu: Tối đa hóa phúc lợi xã hội trong điều kiện
ràng buộc về ngân sách, luật pháp…
1.4. Các mô hình (cơ chế quản lý) nền kinh tế

• Kinh tế mệnh lênh (kế hoạch hóa tập trung)

• Kinh tế thị trường tự do

• Kinh tế hỗn hợp


Kinh tế mệnh lệnh (Command Economy)
• Ba vấn đề kinh tế cơ bản do nhà nước quyết định. Nhà nước sử dụng hệ thống chỉ tiêu, pháp lệnh dựa
trên tín hiệu phi thị trường để chỉ huy nền kinh tế. Mô hình này còn được gọi là Kế hoạch hóa tập trụng

• Ưu điểm:

- Quản lý tập trung, thống nhất

- Giải quyết những vấn đề lớn, cấp bách nhanh chóng

- Phân phối đồng đều hơn, tránh phân biệt giàu nghèo

• Nhược điểm:

- Quan liêu, tham nhũng => Không đáp ứng nhu cầu chính xác cho người tiêu dùng

- Bao cấp không khuyến khích sản xuất của từng cá nhân

- Sinh ra nền kinh tế ngầm (under economics) khó quản lý.


Kinh tế thị trường (The Free Market)

• Các vấn đề kinh tế cơ bản do thị trường (cung - cầu) quyết định. Thị trường được dẫn

dẵt bởi các quyết định của các cá thể (bàn tay vô hình).

• Ưu điểm:

- Tôn trọng quy luật lưu thông của hàng hóa (tự điều chỉnh, cân bằng thị trường)

- Tạo ra sự cạnh tranh, khuyến khích đổi mới, sáng tạo

• Nhược điểm:

- Tiêu diệt những nhà sản xuất nhỏ => độc quyền

- Khoảng cách giàu nghèo, bất ổn xã hội


Kinh tế hỗn hợp (Mixed Economy)

• Cả Chính phủ và thị trường đều tham gia giải quyết các vấn
đề kinh tế cơ bản.

• Hiện nay hầu hết các nước trên thế giới đều áp dụng cơ chế
hỗn hợp. Tại Việt Nam, nền kinh tế thị trường theo định
hướng Xã hội chủ nghĩa
Ma trận các cơ chế kinh tế
Tham khảo bảng xếp hạng mức độ “thị trường”
của các nền kinh tế
• Index of Economic Freedom – The Heritage Foundation
1.5. Phân biệt KTH Thực chứng và KTH chuẩn tắc

KTH Thực Chứng (Positive) KTH Chuẩn Tắc (Normative)

Định Kinh tế học thực chứng cố gắng đưa ra Kinh tế học Chuẩn tắc liên quan đến
nghĩa các phát biểu có tính khoa học về hành các đánh giá của cá nhân về nền kinh
vi kinh tế. Các phát biểu thực tế phải là như thế này, hay chính sách
chứng nhằm mô tả nền kinh tế vận kinh tế phải hành động ra sao dựa
hành như thế nào và tránh các đánh trên các mối quan hệ kinh tế. 
giá.

Ví dụ Thêm 200.000 cử nhân thất Chính phủ cần phải đổ thêm


nghiệp trong năm 2017 tiền vào để cứu thị trường BĐS
• a. Giá dầu lửa những năm 2000 đã tăng gấp đôi so với những năm 90.
b. Những người có thu nhập cao hơn sẽ được phân phối nhiều hàng hoá
hơn.
c. Vào đầu những năm 90, tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta tăng đột biến.
d. Hút thuốc không có ích đối với xã hội và không nên khuyến khích.
e. Chính phủ cần áp dụng những chính sách kinh tế để giảm tình trạng
thất nghiệp.
f. Để cải thiện mức sống của người nghèo, chính phủ cần tăng trợ cấp đối
với họ
Ví dụ về bất đồng về chính sách kinh tế giữa

• Về hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP)


• Một số nhà kinh tế ủng hộ chính sách tự do hóa thương mại cho rằng TPP sẽ
tạo cơ hội cho hàng hóa tự do lưu thông, giúp đa dạng hóa, tối ưu hóa thị
trường các sản phẩm nội địa.
• Một số khác phản đối thì cho rằng tự do hóa thương mại sẽ làm sản xuất của
một số ngành trong nước bị chết yểu, làm gia tăng thất nghiệp…
1.6. Đường giới hạn tiêu dùng
• Giả sử An có $10 để chi tiêu cho ăn sáng mỗi tuần cho 2 loại hàng hóa
là phở và bánh mỳ. Giá của phở là $2/chiếc và bánh mỳ là 50
cents/chiếc.
• Ràng buộc ngân sách là cách kết hợp tiêu dùng phở và bánh mỳ mà
An có thể mua bằng toàn bộ số tiền An có.
Đường giới hạn tiêu dùng
• Dựa vào các dữ kiện về tổng số ngân sách và giá cả của các loại hàng
hóa ta có thể xây dựng đường ngân sách của An:
6
Phở
5
A

B
4

C
3

D
2
E
1

F
0
0 4 8 12 16 20
Bánh Mỳ
Câu hỏi

• Độ dốc của đường ngân sách của An phụ thuộc vào những
biến nào?

• Ý nghĩa của độ dốc là gì?


1.7. Chi phí cơ hội
• Chi phí cơ hội được hiểu là giá trị của cơ hội tốt nhất bị bỏ qua khi thực hiện
một sự lựa chọn về kinh tế
• Ví dụ: Bạn có 100 tr; nếu bạn gửi ngân hàng lãi 7tr mỗi năm còn nếu bạn đầu tư
vào vàng lãi 10tr mỗi năm; bạn quyết định đầu tư vào vàng. Khi đó chi phí cơ hội
là 7tr và lãi thực nhận của bạn là 3tr chứ không phải là 10tr.
• Chi phí cơ hội của bạn trong việc theo học đại học bao gồm:
- Chi phí học phí, sách vở và chi phí tiền trọ,
- Thu nhập bị bỏ qua (thường là chi phí lớn nhất liên quan đến việc theo học đại
học) và
- Chi phí thuộc về tinh thần (căng thẳng, lo lắng, ... liên quan đến việc học tập)
Chi phí kế toán và chi phí kinh tế
Chi phí kế toán Chi phí kinh tế
Chi phí kế toán là những khoản chi phí trực tiếp mà Chi phí kinh tế của việc sản xuất một khối lượng hàng
doanh nghiệp thực tế phải bỏ ra khi sản xuất hàng hóa nào đó chính là toàn bộ các chi phí cơ hội có liên
hóa. Nó bao gồm những khoản chi phí như: khấu hao quan
máy móc, thiết bị, nhà xưởng, mua sắm nguyên,
nhiên, vật liệu; trả tiền thuê nhân công hay thanh toán
các khoản lãi vay...
Chi phí kế toán luôn luôn thể hiện dưới dạng những Có một số chi phí cơ hội là rõ ràng, được thể hiện ngay
dòng tiền mà người chủ doanh nghiệp thực sự phải trong chi phí kế toan
chi trả, thanh toán khi thuê, mua các yếu tố đầu vào. Ngoài chi phí kế toán, chi phí kinh tế còn bao gồm
những khoản chi phí cơ hội ẩn có liên quan
3.1 Quy luật chi phí cơ hội tăng dần

• Để thu thêm được một số lượng hàng hóa bằng nhau, xã hội
ngày càng phải hy sinh ngày càng nhiều hàng hóa khác.

• Quy luật chi phí cơ hội tăng dần thường được minh họa bởi
đường giới hạn khả năng sản xuất (Production Possibility
Frontier - PPF)
Ví dụ: Nền kinh tế đang sản xuất 2 sản phẩm là X và Y, với nguồn lực
và công nghệ hiện có như bảng sau:
Sản phẩm A B C D E F

X – Lương thực 0 1 2 3 4 5
Y – Quần Áo 15 14 12 9 5 0

Yêu cầu:
- Xác định chi phí cơ hội của việc sản xuất thêm 1 đơn vị
hàng hóa X (OC)
- Biểu diễn chi phí cơ hội trên đồ thị (OXY)
Tính chi phí cơ hội của sx sản phẩm X – quần
áo và vẽ đường PPF
• OC1 = |YB – YA | = |14 – 15| = 1
• OC2 = |YC – YB | = |12 – 14| = 2
• OC3 = |YD – YC | = |9 – 12| = 3
• OC4 = |YE – YD | = |5 – 9| = 4
• OC5 = |YF – YE | = |0 – 5| = 5
4. Đường giới hạn khả năng sản xuất

• Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) là đường mô tả tất cả các kết hợp
hàng hóa dịch vụ X và Y mà nền kinh tế có thể sản xuất với ràng buộc về
các nguồn lực sản xuất và công nghệ hiện tại. Đường PPF thể hiện sự
khan hiểm của các nguồn lực và quy luật chi phí cơ hội tăng dần.
Đường PPF
Các giả định cho đường PPF

• Số lượng và chất lượng của các nguồn lực cung cấp là cố định
• Công nghệ là cố định
• Mọi nguồn lực đều được sử dụng, mỗi nguồn lực đều được sử
dụng hiệu quả
Đặc điểm của đường PPF
- PPF mô tả tấ t cả cá c kết hợ p hà ng hó a X, Y mà nền KT có thể sả n xuấ t
đượ c vớ i nguồ n lự c hữ u hạ n, cô ng nghệ nhấ t định.
- Cá c điểm nằ m trê n đườ ng PPF thể hiệ n hiệ u quả sả n xuấ t, để sả n xuấ t
hà ng hó a X phả i giả m sả n xuấ t hà ng hó a Y
- Cá c điể m nằ m bên trong PPF: Khô ng hiệu quả , chưa sử dụ ng hết tà i
nguyê n
- Cá c điểm nằ m bê n ngoà i PPF: khô ng thể đạ t đượ c
- PPF là đườ ng cô ng lồ i ra ngoà i ứ ng vớ i OC tă ng dầ n (Thể hiện quy luật
chi phí cơ hội tăng dần)
5. Phân tích cận biên – PP lựa chọn tối ưu
 Tổng lợi ích (TB): là toàn bộ lợi ích thu đựơc khi sản xuất hoặc tiêu dùng số lượng hàng
hóa nhất định.
 Lợi ích cân biên (MB): là sự thay đổi của tổng lợi ích khi sản xuất hoặc tiêu dùng thêm
một đơn vị hàng hóa. Cách tính: MB = ΔTB/ΔQ. Khi TB = f(Q) => MB=TB’Q
 Tổng chi phí (TC): là toàn bộ chi phí phát sinh khi sản xuất hoặc tiêu dùng số lượng
hàng hóa nhất định.
 Chi phí cận biên (MC): là sự thay đổi của tổng chi phí để sản xuất hoặc tiêu dùng thêm
một đơn vị hàng hóa. Cách tính: MC = ΔTC/ ΔQ. Khi TC = f(Q) => MC=TC’Q
• Các thành viên kinh tế mong muốn
NB (Lợi ích ròng) = (TB – TC)max
• Q1 = 100 => TB1 = 1000; TC1 = 500
• Q2 = 150 => TB2 = 2000; TC2 = 1000
Phân tích cận biên – PP lựa chọn tối ưu
• Điều kiện cần tối đa hóa NB là: (NB)’Q= 0
• Như vậy: (TB – TC)’Q = 0  (TBQ)’ – (TCQ)’ = 0  MBQ – MCQ = 0
• Mức sản lượng tối ưu đạt được lợi ích dòng NB max khi:
MB(Q) = MC(Q)

Trong đó: MB (Marginal Benefit) lợi ích cận biên


MC (Marginal Cost) chi phí cận biên
Bản chất của lựa chọn tối ưu

- MB> MC thì mở rộng quy mô vì lợi ích tăng thêm của 1 đv tăng thêm lớn hơn chi phí
tăng thêm của đv đó.
- MB = MC Quy mô hoạt động là tối ưu
- MB<MC thì thu hẹp quy mô hoạt động vì lợi ích thu thêm của 1 đv tăng thêm nhỏ hơn
chi phí tăng thêm của đơn vị đó
=> Khi đưa ra quyết định về sự lựa chọn kinh tế các thành viên kinh tế luôn phải so sánh
giữa phần tăng thêm về ích lợi và phần tăng thêm về chi phí nhằm mục đích xác định một
mức sản lượng tối ưu,
Ví dụ: Lựa chọn tối ưu bằng phương pháp cận biên

Có các hàm tổng lợi tích (TB) và hàm tổng chi phí (TC) của một hoạt động như
sau:
TB = 200 Q – Q2
TC = 200 + 20Q + 0,5 Q2
a. Xác định quy mô hoạt động để tối đa hóa tổng lợi ích (Max TB). Tính giá
trị của TB max.
b. Áp dụng nguyên tắc phân tích cận biên để xác định sản lượng có lợi ích
ròng (Max NB) lớn nhất. (MB = MC). Tính giá trị của NB max.
c. Hãy xác định hướng điều tiết sản lượng khi Q = 50 (so sánh MB và MC)
d. Hãy xác định hướng điều tiết sản lượng khi Q = 80 (so sánh MB và MC)

You might also like