Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

Đề bài: Phân tích khổ thơ thứ 3 trong bài thơ “Bếp lửa” của

Bằng Việt.
Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế.
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
Mẹ cùng cha công tác bận không về,
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học,
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?
A. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI:
I. MỞ BÀI: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích, dẫn thơ:
+ Tình bà cháu là thứ tình cảm thiêng liêng cao đẹp của mỗi người. Thơ ca
viết về đề tài này không nhiều nhưng mỗi tác phẩm đều có sức lay động
lòng người. Điều đó không thể không kể đến bài thơ “Bếp lửa” của Bằng
Việt được sáng tác vào năm 1963 khi tác giả đang học tập và sinh sống ở
nước ngoài.
+ Bài thơ là những dòng hồi ức về những kỷ niệm ấu thơ của tác giả qua
hình ảnh người bà và hình ảnh bếp lửa ấp iu, nồng đượm quá đỗi thiêng
liêng trong trái tim của người cháu. Khổ ba của bài thơ thể hiện rõ điều đó:
“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
... Kêu chi hoài trên những cách đồng xa”
II. THÂN BÀI:
a. TỔNG: Khái quát ND, NT của tác phẩm:
Bài thơ đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình
luận. Thành công của bài thơ còn ở sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với
hình ảnh người bà, làm điểm tựa khơi gợi mọi kỉ niệm, cảm xúc và suy nghĩ về
bà và tình bà cháu thiêng liêng cao đẹp.
b. PHÂN TÍCH: Hình thành luận điểm -> phân tích NT -> ND:
- Sau dòng hồi tưởng về năm lên bốn là hình ảnh của tám năm ròng rã sống bên
bà đầy ắp yêu thương lần lượt hiện lên:
“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa”
+ Vẫn là giọng thơ kể thủ thỉ tâm tình, cụm từ “tám năm ròng” gợi những ngày
tháng kéo dài đằng đẵng, gian khổ nối tiếp gian khổ, đau thương nối tiếp đau
thương, vậy mà đứa cháu vẫn lớn lên trong sự che chở, đùm bọc, cưu mang của
người bà.
+ Tám năm, tám năm bố mẹ đi kháng chiến. Tám năm khó khăn. Tám
năm trời với bao kỉ niệm buồn vui bên bà, bên bếp lửa. Tuổi thơ của
cháu không chỉ là cái đói cái nghèo mà còn thiếu vắng tình yêu
thương của cha mẹ. Thế nên trong nhà giờ đây chỉ có hai bà cháu –
một già một trẻ nương tựa vào nhau.
- Nếu trong hồi ức lúc tác giả lên bốn tuổi, ấn tượng đậm nét nhất là
mùi khói thì ở đây, ấn tượng ấy là tiếng chim tu hú. Tiếng chim tu hú
vang lên vừa gợi lại trong tâm hồn tác giả bao kỉ niệm khó quên, vừa
dấy lên nỗi nhớ quê hương, nhớ nhà, nhớ bà, nhớ bếp lửa:
“Tú hú kêu trên những cánh đồng xa”
Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế”
+ Tiếng chim tu hú gợi về những buổi mai, hai bà cháu cùng nhau
nhóm lửa giữa không gian mênh mông, cô quạnh. Tiếng chim lúc mơ
hồ, vang vọng từ “những cánh đồng xa”, lúc lại gần gũi, xót xa, nghe
“sao mà tha thiết thế”. Tiếng chim tu hú như giục giã, khắc khoải điều
gì da diết lắm khiến cho lòng người trỗi dậy những hoài niệm, nhớ
mong. Tiếng chim tu hú chính là hình ảnh của quê hương, nơi đó có
người bà dù khó nhọc nhưng giàu tình yêu thương con cháu.
+ Nhà thơ đang kể chợt quay sang trò chuyện với bà, tưởng như bà
đang ngồi đối diện “bà còn nhớ không bà”. Bà có nhớ những câu
chuyện về Huế, về quê hương, xứ xở mà bà vẫn thường kể cho cháu
nghe không? Bà có nhớ những việc làm tận tụy đầy yêu thương của bà
dành cho cháu, nhất là trong những buổi chiều hai bà cháu ngồi nhóm
bếp?
- Nhớ về bếp lửa, nhớ tiếng chim tu hú kêu, song có lẽ hình ảnh nhà thơ
nhớ nhất vẫn là hình ảnh người bà:
“Mẹ cùng cha công tác bận không về
Cháu ở cùng bà, bà bảo chúa nghe
Bà dạy cháu làm bà dạy cháu học
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc”
+ Hình ảnh bà hiền từ hiện lên trong ký ức người cháu như từng thước
phim quay chậm: tám năm bố mẹ di chiến khu cháu được ở với bà, bà
thay cha mẹ nuôi nấng cháu, dạy dỗ bảo ban cháu, nuôi dưỡng tâm hồn
cháu bằng những câu chuyện của quá khứ xa xăm ... Nửa đời tần tảo nuôi
con, giờ đây dẫu lưng còng, tóc bạc, dù thân hình gầy guộc với thời gian,
bà vẫn hết mình vì cháu. Bà vừa là bà, vừa là cha, vừa là mẹ, là thầy của
đứa cháu thơ lúc cha mẹ nó vắng nhà.
+ Hàng loạt động từ “bà bảo”, “bà dạy”, “bà chăm” đã diễn tả một
cách sâu sắc nhưng việc làm tận tụy, tấm lòng đôn hậu, tình yêu
thương bao la, sự đùm bọc, chở che, chăm sóc đối với cháu. Từ “bà”,
“cháu” được điệp lại bốn lần và luôn song hành bên nhau trong các
động từ gợi tả sự thấm thía “tình bà cháu” quấn quýt yêu thương và
gắn bó, cháu với bà như hình với bóng, không tách rời. Cháu tuy phải
xa cha mẹ, phải sống trong khó khăn thiếu thốn nhưng lại vô cùng
hạnh phúc khi được sống trong vòng tay yêu thương của người bà.
+ Đến tận bây giờ, dù đang du học nơi xứ người, đang đứng dưới trời
tiết giá lạnh, cháu vẫn cảm nhận được cái ấm áp của tình yêu thương,
của sự vỗ về, chăm sóc của bà. Càng nghĩ về bà, cháu lại càng
thương bà hơn.
- Thương bà ở một mình dưới túp lều tranh xiêu vẹo, thương bà mỗi ngày một
mình nhóm lửa, lòng luôn cầu mong đứa cháu được bình an. Từ tình yêu
thương sâu sắc của mình dành cho bà, tác giả quay sang khẽ trách con chim tu
hú:
“Tú hú ơi, sao chẳng đến đây ở cùng bà
Kêu chi hoài ở những cách đồng xa ?”
+ Năm tháng trôi đi thế mà đời bà vẫn “khó nhọc”, “vất vả”. Nghĩ về bếp lửa,
nghĩ về tiếng chim tu hú gọi bầy, đứa cháu gọi nhắn tha thiết chim tu hú “kêu
chi hoài”. Câu thơ cảm thán và câu hỏi tu từ diển tả nỗi thương nhớ bà da diết.
+ Tác giả đang trách chim tu hú mãi bay xa ngoài các cánh đồng, không đến ở
cùng với bà đỡ cô quạnh, đỡ buồn tủi hay tác giả đang trách sự vô tâm, bất lực
của chính bản thân mình? Câu thơ như một lời than thở thật tự nhiên, cảm
động vô cùng chân thật, thể hiện nỗi nhớ thương da diết người bà của đứa
cháu. Thời gian cứ trôi qua, bà vẫn xa đằng đẵng…
c. HỢP: Chốt lại ND, NT của đoạn thơ vừa phân tích
- Có thể nói rằng qua đoạn thơ, Bằng Việt sáng tạo nhiều hình ảnh mang ý nghĩa
biểu tượng, đặc biệt là hình ảnh bếp lửa, thể thơ tám chữ phù hợp với cảm xúc hồi
tưởng và suy ngẫm. Bằng Việt đã để lại trong lòng người đọc chúng ta tình bà
cháu vô cùng cao đẹp. Tình cảm ấy là sự khởi nguồn của tình yêu thương con
người, tình yêu quê hương, đất nước. Ngọn lửa của tình bà cháu đã theo suốt
những năm tháng tuổi thơ của nhà thơ, nuôi dưỡng, ấp ủ, chở che và mang đến cho
cháu niềm tin, nghị lực để cháu vững tâm bước trên đường đời.
- Liên hệ: Cùng viết về tình bà cháu như Bằng Việt, có lẽ “Đò lèn” của Nguyễn
Duy cũng là một trong những vần thơ đầy xúc động về bà:
“Tôi đâu biết bà tôi cơ cực đến thế
Bà mò cua xúc tép ở đồng Quan
Bà đi gánh chè xanh tại Ba Trại
Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn”
+ Ở đoạn thơ này, Nguyễn Duy đã sử dụng phép liệt kê các địa danh như
“Đồng Quan”, “Quán Cháo”, “Đồng Giao” và các động từ như “mò cua”, “xúc
tép”, “gánh chè” cho ta thấy nỗi vất vả nhọc nhằn của bà. Bà in dấu chân mình
trên khắp nẻo đường quê để kiếm cái ăn nuôi con cháu qua ngày. Từ láy “thập
thững” với hai âm trắc khiến câu thơ trở nên nặng nề khắc khoải. Từ láy ấy gợi
bóng dáng người bà bé nhỏ, chậm chạp, bước thấp bước cao với gánh nặng
cuộc đời trên vai mình, hi sinh vì con cháu. Từ đoạn thơ, ta thấy được tình yêu
thương sâu sắc của người cháu dành cho bà. Bằng Việt cũng vậy, ở khổ ba của
bài thơ “Bếp lửa”, ông cũng mượn những vần thơ trong sáng, tâm tình để gửi
gắm cả một bầu trời yêu thương dành cho người bà kính yêu.
+ Không hẹn mà gặp, cả hai nhà thơ đều là những người cháu trưởng thành
trong vòng tay yêu thương của bà nên cả hai đều có tình yêu, sự trân trọng, biết
ơn bà sâu sắc như thế. Và đây cũng là điểm gặp gỡ đầy sáng tạo của hai nhà
thơ thông qua hai thi phẩm độc đáo này.
III. KẾT BÀI: (Đánh giá chung về NT, ND đoạn thơ, tình cảm, bài
học từ đoạn trích)
- Tóm lại, tình bà cháu là thứ tình cảm cao đẹp được Bằng Việt thể hiện
rất sâu sắc qua khổ ba của bài thơ Bếp lửa. Bếp lửa – tình bà, tấm lòng
yêu thương của bà trong mỗi chúng ta là những gì thiêng liêng nhất. Nó
nhắc nhở chúng ta biết sống, biết yêu thương, xứng đáng với tấm lòng
của bà. Đừng để lòng phải hối tiếc khi tất cả đã muộn màng.
“Đôi mắt càng già càng thấm thía yêu thương
Dù da dẻ khô đi, tấm lòng không hẹp lại
Giàu kiên nhẫn, bà còn hi vọng mãi
Chỉ mỗi ngày ngắn lại ít lời thêm”.
( Tiễn đưa nội – Bằng Việt 1972)
B. Luyện tập:
- Học sinh hoàn thành bài tập vào vở.
- Luyện tập cảm nhận thêm những khổ thơ
khác trong bài thơ “BẾP LỬA”
Chúc các con
luyện tập tốt nhé!

You might also like