CẤU TRÚC 3 Hồi

You might also like

Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 10

Giảng viên : Đặng Thu Hà

ĐẠI HỌC SÂN KHẤU & ĐIỆN ẢNH HN


CẤU TRÚC và CỐT TRUYỆN
• Câu chuyện : Là hệ thống các sự kiện chưa được xếp đặt bởi
một chủ ý nào, có thể bao gồm cả những sự kiện không xuất
hiện trong phim.
• Cốt truyện : là hệ thống sự kiện đã qua tư duy của tác giả, là sự
xếp đặt, tổ chức sự kiện theo một trật tự nào đó nhằm thể hiện
một chủ đề tư tưởng rõ ràng.
• Cấu trúc : Là sự trình bày và bố cục cốt truyện và các nhân tố
trong kịch bản và phim. Là sự triển khai tư duy sáng tạo về cốt
truyện nhằm xác định một hệ thống các trường đoạn có tổ
chức chặt chẽ làm nổi rõ ý định của tác giả.

 Cấu trúc là hình thức để thể hiện cốt truyện.


 Cốt truyện là câu chuyện đã qua tư duy.
SƠ ĐỒ CẤU TRÚC
I. CẤU TRÚC 3 HỒI
I. CẤU TRÚC 3 HỒI KINH ĐIỂN
1. Hồi 1 : Thiết lập - 30 phút
Trả lời cho câu hỏi : Ai? Gặp phải chuyện gì? Muốn gì?
a) Giới thiệu bối cảnh, nhân vật, sự kiện và những vấn đề mà tác giả cần
thể hiện.
Thỏa mãn các câu hỏi :
- Ở đâu? (địa điểm, không gian, quốc gia, vùng, miền địa lý, nội hay ngoại
cảnh…)
- Ai? Như thế nào? (Giống, giới, tuổi, hình dáng, tính cách, địa vị, nghề
nghiệp, hoàn cảnh…)
- Cái gì? Sự kiện gì? (Sự kiện có liên quan đến nhân vật chính, chi tiết
chuẩn bị, báo hiệu, nguồn gốc phát sinh mâu thuẫn…)
- Tại sao? (Nguyên nhân dẫn đến hành động, lý do của mâu thuẫn và xung
đột)
- Bao giờ? (Thời điểm, thời kỳ lịch sử, thời đại XH, giai đoạn)

1.
I. CẤU TRÚC 3 HỒI
b) Thắt nút mâu thuẫn: Là phần quan trọng nhất trong kịch bản.
- Đặt nhân vật vào một tình huống kịch mà ở đó, nhân vật rơi vào mâu thuẫn chủ yếu,
buộc phải hành động.
- Mâu thuẫn chủ yếu xuyên suốt câu chuyện, và đến khi giải quyết xong mâu thuẫn ấy, thì
câu chuyện sẽ phải kết thúc. Do đó, thắt nút như thế nào thì phim sẽ đi theo hướng đó.
- Tuân theo sự phát triển nội tại của bản thân câu chuyện và sự khống chế về thời gian và
không gian.
c) Mẫu thuẫn và xung đột:
- Mâu thuẫn : là sự khác biệt, bất đồng về quan điểm, lợi ích, nhận thức… của các cá nhân
hoặc tập thể, được biểu hiện bằng cung bậc cảm xúc khác nhau.
- Xung đột : là điểm tập trung mâu thuẫn ở mức độ cao, dẫn đến khả năng phá vỡ thế cân
bằng trước đó. Nhưng không phải mâu thuẫn nào cũng trở thành xung đột.
I. CẤU TRÚC 3 HỒI
- Xung đột xuất hiện khi : một nhu cầu >< gặp phải vật cản.
- Có 3 loại xung đột chính :
+ Cá nhân chống lại cá nhân (bên ngoài) : mâu thuẫn cá nhân với nhân
vật khác do khác biệt về mục tiêu hoặc ý định đối lập.
+ Cá nhân chống lại môi trường (bên ngoài) : mâu thuẫn với tự nhiên
hoặc một hệ thống, một nhóm người.
+ Cá nhân tự chống lại mình (bên trong) : mâu thuẫn bên trong nhân vật
từ chính điều mà họ không ý thức hoặc đối đầu hoặc vượt qua được,
I. CẤU TRÚC 3 HỒI
2. Hồi 2: Phát triển ~ 60 phút
a) Mâu thuẫn phát triển:
- Mở rộng mâu thuẫn đã được đặt ra ở phần thắt nút. Xung đột mới nổ ra, đẩy mâu
thuẫn lên cao hơn, căng thẳng hơn.
- Hành động mới căng hơn hành động cũ.
- Mâu thuẫn được triển khai cả bề rộng và chiều sâu.
b) Cao trào:
- Là kết quả tất yếu của sự phát triển tăng dần các mâu thuẫn đã được đặt ra ở phần
thắt nút và qua bước phát triển đến mức hành động kịch không thể tiếp diễn theo chiều
hướng cũ được nữa.
- Hành động được đẩy tới đỉnh điểm, giới hạn cuối cùng, đòi hỏi phải giải quyết các
mâu thuẫn và xung đột.
I. CẤU TRÚC 3 HỒI
3. Hồi 3 : Mở nút ~ 10-15 phút
- Giải quyết các mâu thuẫn và xung đột, đưa quan hệ giữa
các nhân vật sang một tình thế mới.
- Sự thay đổi của nhân vật/ Vòng cung chuyển hóa của
nhân vật.
- Kết thúc bất ngờ.

You might also like