Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 24

Chương 2: PYTHON CƠ BẢN

2.1 Biến trong python


2.2 Toán tử (Operator)
2.3 Chuỗi kí tự (String)
2.4 List
2.5 Tuple
2.6 Set
2.7 Dictionary

1
Python cơ bản
Chương trình trong Python là tập hợp của các câu lệnh
(statements). Sau đây là một số đặc điểm cơ bản về câu
lệnh trong python:
No.1: Câu lệnh trong Python được kết thúc khi xuống dòng
>>> x = 1
>>> y = x*2
– Tuy nhiên có thể sử dụng kí tự \ để xuống dòng nhưng chưa
kết thúc câu lệnh
>>> x = 1 + \
2+\
3
– Dấu chấm phẩy (;) cho phép viết nhiều câu lệnh trên 1 dòng

>>> x = 1; y = 2; z = 3
2
Python cơ bản

No.2: Thụt đầu dòng dùng để chỉ một khối lệnh

if True:
    print ("True“)
else:
   print ("False“)

– Tất cả các câu lệnh nằm trong 1 khối lệnh phải thụt đầu dòng
giống nhau
if True:
    print ("True“)
else:
   print ("False“)
print(“False”)
3
Python cơ bản

No.3: Nhóm lệnh đa dòng


– Một nhóm các lệnh đơn, mà tạo một khối code đơn, được gọi là suite
trong Python. Các lệnh phức hợp như if, while, def, và class cần một
dòng header và một suite

– Các dòng header bắt đầu lệnh (với từ khóa) và kết thúc với một dầu
hai chấm (:) và được theo sau bởi một hoặc nhiều dòng để tạo nên một
suite

if expression :
    suite
elif expression :
    suite
else :
    suite

4
Python cơ bản

No.4: Comment (ghi chú) trong Python


– Kí tự # dùng để ghi chú thích đơn dòng (1 dòng)

# đây là comment 1
print ("Hello") # đây là comment 2

– Dùng “ “ “ để ghi chú nhiều dòng

# đây là comment 1 dòng


print ("Hello”)
“ “ “Đây là comment
   nhiều dòng“ “ “

5
Python cơ bản

No.5: Syntax Error: lỗi cú pháp

– Khi Python dịch chương trình, câu lệnh bị lỗi sẽ được báo lỗi cú
pháp

primt (“Hello”)
SyntaxError: invalid syntax

6
2.1 Biến trong python:

2.1.1 Biến (Variables):


 Trong Python, biến được dùng để lưu trữ giá tri. Những
giá trị này sẽ được sử dụng để tính toán…
 Biến KHÔNG cần phải khai báo, nhưng phải được gán
giá trị trước khi sử dụng.
 Để gán giá trị cho biến, dùng dấu “ = “:

Name = Value
• Name: tên biến (dùng để phân biệt).
• Value: giá trị của biến

7
2.1 Biến trong python:

 Quy tắc về đặt tên biến:


 Được sử dụng chữ cái, chữ số và kí tự ‘_’ khi đặt tên
biến.
 Không được phép bắt đầu bằng chữ số.
 Python phân biệt giữa chữ hoa và chữ thường

>>> x=1
>>> X=5
>>> x1 = 10
>>> x_1 = 10

8
2.1 Biến trong python:

 Lưu ý:
- Tên biến không được trùng với các từ khóa của chương trình

and, assert, break, class, continue,


def, del, elif, else, except, exec,
finally, for, from, global, if,
import, in, is, lambda, not, or,
pass, print, raise, return, try,
while

9
2.1 Biến trong python:

 Gán giá trị cho biến:


 Có thể gán bất kì giá trị nào cho biến.
 Biến sẽ tự động được khai báo ghi gán giá trị.
 Biến có thể được gán giá trị nhiều lần.
 Có thể gán giá trị cho nhiều biến cùng lúc:
 Nhiều biến cùng giá trị:

>>> x = y = z = 10

 Nhiều biến nhưng khác giá trị


>>> x, y, z = 5, 10, 15

10
2.1 Biến trong python:

2.1.2 Kiểu dữ liệu:


 Dữ liệu khi lưu trong bộ nhớ sẽ có thể có nhiều kiểu khác
nhau.
 Kiểu dữ liệu cho biết phương thức lưu trữ giá trị của biến
trong bộ nhớ.
 Một số kiểu dữ liệu cơ bản trong python:
• Kiểu số: int , float, complex.
• Kiểu chuỗi : str.
• Kiểu bool : bool.
• Kiểu cấu trúc dữ liệu : list, tuple, set, dictionary

11
2.1 Biến trong python:

2.1.2 Kiểu Number:

 Số nguyên (int): bao gồm các số nguyên dương (1, 2,


3, ..), các số nguyên âm (-1, -2, -3).
 Trong Python, số nguyên không có giới hạn

>>> x = 1
>>> x1 = 1234567890000
>>> x_1 = -100

12
2.1 Biến trong python:

2.1.2 Kiểu Number:

 Số thực (float): bao gồm cả phần nguyên và phần thập


phân.
 Dùng dấu chấm ‘.’ để phân tách giữa phần nguyên và
thập phân
 Trong Python, phần thập phân có độ chính xác lên tới 15
chữ số
>>> x = 1.5
>>> x1 = 12345.67890000
>>> x_1 = 1.0

13
2.1 Biến trong python:

2.1.2 Kiểu Number:

 Số phức (Complex): bao gồm phần thực và phần ảo.


 Trong Python, chữ cái ‘j’ dùng để biểu diễn số phức đơn
vị.

>>> x = 1 + 3j
>>> x1 = 1.25 + 3.2j

14
2.2 Toán tử (Operator):
 Trong Python, toán tử là một ký hiệu dùng để thực hiện
một phép tính toán toán học hoặc một hàm logic..
 Ví dụ, để tính toán a + b:

>>> c = a + b

• Trong đó, ‘+’ là toán tử cộng, ‘a’ và ‘b’ hai toán hạng.
• Toán tử cộng có chức năng thông báo cho trình biên dịch
(compiler) thực hiện cộng hai giá trị a và b.
• c là kết quả của phép tính toán.

01/2009 15
2.2 Toán tử (Operator):

2.2.1 Toán tử số học :

 Toán tử số học: thực hiện phép tính toán số học (tính


toán giá trị số nguyên và số thực).

01/2009 16
2.2 Toán tử (Operator):

2.2.1 Toán tử số học :

01/2009 17
2.2 Toán tử (Operator):

2.2.1 Toán tử số học :

- Lưu ý:
• Phép chia lấy dư (%):
• Phép chia lấy dư sẽ cho kết quả là phần dư của phép chia: a%b
với a = 9 và b = 4, thì kết quả sẽ bằng 1
• Toán tử % trong python áp dụng cho cả số nguyên và số thực

• Phép chia lấy nguyên (//):


• Phép chia lấy nguyên sẽ cho kết quả là phần nguyên của thương
số: a//b với a = 9 và b = 4, thì kết quả sẽ bằng 2
• Toán tử // trong python áp dụng cho cả số nguyên và số thực

01/2009 18
2.2 Toán tử (Operator):

2.2.2 Toán tử gán:

 Toán tử gán được sử dụng để gán giá trị cho biến.


  Vế trái của toán tử gán luôn là biến, trong khi vế phải có
thể là hằng số, biến hoặc một biểu thức tính toán.

01/2009 19
2.2 Toán tử (Operator):

01/2009 20
2.2 Toán tử (Operator):

2.2.2 Toán tử gán:

- Lưu ý:
• “+=”: Toán tử này là kết hợp của toán tử “+” và “=“: thực hiện
phép cộng giữa biến (vế trái) và giá trị (vế phải), sau đó gán giá
trị tổng cho biến.

• Giả sử nếu ban đầu biến a = 5, sau đó (a += 6) thì kết quả của
biến a sẽ là 11

01/2009 21
2.2 Toán tử (Operator):

2.2.3 Toán tử so sánh:

 Toán tử so sánh được sử dụng để so sánh hai giá trị hoặc


hai biểu thức.
 Kết quả của phép so sánh luôn là một giá trị bool(true/false)

01/2009 22
2.2 Toán tử (Operator):

2.2.4 Toán tử logic:

 Toán tử logic được sử dụng để kết hợp hai hay nhiều


biểu thức so sánh.
 Kết quả của phép logic cũng là giá trị true/false
 Có 3 toán tử logic: AND, OR và NOT

01/2009 23
2.2 Toán tử (Operator):
Nhóm hàm toán học:

Hàm Miêu tả
Hàm abs(x) Trị tuyệt đối của x
Hàm ceil(x) Số nguyên nhỏ nhất mà không nhỏ hơn x
Hàm cmp(x, y) Trả về -1 nếu x < y, trả về 0 nếu x == y, hoặc 1 nếu x > y
Hàm exp(x) Trả về ex
Hàm fabs(x) Giá trị tuyệt đối của x
Hàm floor(x) Số nguyên lớn nhất mà không lớn hơn x
Hàm log(x) Trả về lnx, với x> 0
Hàm log10(x) Trả về log10(x), với x> 0 .
Hàm max(x1, x2,...) Trả về số lớn nhất
Hàm min(x1, x2,...) Trả về số nhỏ nhất
Hàm modf(x) Trả về phần nguyên và phần thập phân của x. Cả hai phần có cùng
dấu với x và phần nguyên được trả về dưới dạng một số thực

Hàm pow(x, y) Trả về giá trị của x**y.


Hàm round(x [,n]) Làm tròn x về n chữ số sau dấu thập phân. Python làm tròn theo
cách sau: round(0.5) là 1.0 và round(-0.5) là -1.0
Hàm sqrt(x) Trả về căn bậc hai của x, với x > 0
01/2009 24

You might also like