PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ TẾ HANH

You might also like

Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM

ĐẠI HỌC AN GIANG

VÀI NÉT VỀ PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ TẾ HANH


Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Đức Thăng
NHÓM 1
Thái Loan Huệ Huyên
Huỳnh Thị Bảo Thùy
Lê Thị Thảo Ngân
Nguyễn Thị Thanh Ngân
Lê Thị Hoàng Anh
Phan Đặng Thảo Vy
Lê Thị Hoàng Ngọc
III. VÀI NÉT VỀ PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ TẾ HANH

1. Phong cách thơ Tế Hanh

Con đường thơ Tế Hanh trải dài trên 70 năm. Tế Hanh đã trở thành một gương mặt đặc sắc với đặc
điểm tâm hồn, bút pháp nghệ thuật rõ nét.

Tế Hanh được sinh ra dường như để mà yêu, mà nhớ, mà tin. Cái căn cốt của thơ ông là tình cảm. Tác
giả nâng niu, ca ngợi bao vẻ đẹp của những cảnh đời, những con người gần gũi.

Tế Hanh ít khi có giọng “trữ tình lớn”, giọng sử thi mà thường rung động cùng những gì nhẹ
nhàng, đầm thắm, êm ái-> hay viết về mùa thu, dòng sông, về những mảnh vườn, cái giếng đầu
làng, về hoa về cây hay về những con người ruột thịt...
1. Phong cách thơ Tế Hanh

Nỗi buồn trong những bài thơ thời kỳ trước cách mạng của chàng thanh niên Tế Hanh thường
vẫn vơ, “ ngơ ngẩn nhớ muôn phương”. Đó là nỗi buồn trong suốt, thật dễ thương của một
chàng thanh niên học sinh rất nhiều lưu luyến với quê hương, với cuộc đời.

Tế Hanh là nhà thơ của nỗi nhớ thương trong xa cách-> từ tâm hồn thắm thiết ân tình, từ
cảnh ngộ cuộc đời, hoàn cảnh lịch sử của đất nước

Thơ tình yêu nỗi nhớ riêng hòa trong nỗi nhớ chung và tâm trạng nhớ nhung pha chút ngậm
ngùi bởi không gian xa cách kiếm cái 20 viết nên những vần thơ tha thiết, lay động lòng người:
Chiêm bao, bài thơ tình Hàng Châu,

Cách xây dựng hình ảnh trong thơ Tế Hanh cũng gần gũi, dung dị => ngôn ngữ thơ Tế Hanh
nhìn chung không cầu kì ít loé sáng mà bình dị, gần với lời ăn tiếng nói thường ngày và thấm
đượm cảm xúc chân thành.
1. Phong cách thơ Tế Hanh

• Nhà thơ lấy tình cảm làm gốc Thơ Tế Hanh hay ở sự chân thật, ở độ nồng của cảm
xúc => Mỗi bài thơ của Tế Hanh thường được xây dựng trên một tình cảm, một sự
việc cụ thể rồi bồi đắp, nâng dần lên để đi tới chủ đề lớn.
• Mạch thơ tuần tự phát triển

Chế Lan Viên đã nhận xét rất đúng rằng ở Tế Hanh “nhạc trưởng” chỉ là tình cảm. “Thơ của Tế
Hanh vì thế bộc trực tả tình, trần tình, tình để ở trần, hơn là nấp sau che giấu một cái tứ. Cố nhiên anh
cũng có nhiều bài thơ tập thơ khá hay nhưng tứ của anh cũng là cái tứ của trái tim hơn của óc, cái tứ của
anh không phải là cái cầu kỳ của trí tuệ để nhữ những con chim kỳ lạ, mà chỉ là cái nhìn giản đơn vừa đủ
cho tình cảm bay về về”
( Tế Hanh hay thơ và cách mạng- tuyển tập Tế Hanh, nhà xuất bản Văn Học, Hà Nội, 1987).
Gắn với kiểu lập tứ này, giọng điệu thơ Tế Hanh thiên về hoặc giải bài, chia sẻ,
trẻ hoặc phấn chấn ngợi ca
2. Một số bài thơ nói về phong cách Tế Hanh

Ngay tập thơ đầu tay ông cũng đã đặt cho nó một cái tên rất khó nói ra Nghẹn ngào. Có thể nói
sự nghẹn ngào hay khó nói ra, tính chất lấp lửng là một phẩm chất đặc trưng của con người Tế
Hanh:

Chiều chiều đến, tựa người bên cửa sổ

Đợi hồn nào trở lại vẩn vơ song

Hay nghe ngóng ý về trong tiếng gió,

Tôi dần dần khô héo với chờ mong

Đến bây giờ than ôi tôi vẫn nhớ,

Vẫn thấy gì thiếu thốn ở trong lòng!

(Nhớ)
2. Một số bài thơ nói về phong cách Tế Hanh

Tấm lòng nhà thơ nghĩ về quê hương luôn dạt dào, Giọng thơ nhỏ nhẹ, trong trẻo, sự trong sáng,
cháy bỏng, hình ảnh quê hương cứ thế liên tục hiện giản dị của ngôn từ đã làm nên một “chất”
về, lung linh, huyền ảo, mang vẻ đẹp đầy quyến
rũ.Tính trữ tình tự nhiên, đằm thắm và thuần khiết tâm tình riêng không lẫn được của Tế Hanh.
làm nên vẻ đẹp của thơ Tế Hanh.
“Bên kia sông không ra vàng không ra đỏ
“Tôi muốn viết những vần thơ dễ hiểu
Cờ ba que hoen ố cả không gian...”
Như những lời mộc mạc trong ca dao”
(Nói chuyện với Hiền Lương)
(Điệu quê lương)
Cùng với ấy, trong thời gian xa quê ông viết bằng tất cả những tình yêu, nỗi nhớ của mình:
“Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá”
2. Một số bài thơ nói về phong cách Tế Hanh

Là một nhà thơ thiên về nội cảm, ông chú tâm lập ý, cấu tứ để bài thơ có sức hàm súc, cô đúc
một triết lý. Tế Hanh chứa đựng phong cách ghi dấu ấn một tấm lòng qua ngôn từ cô đọng, hàm
súc, người nghe thấy cả những điều không hình sắc, không âm thanh:
“Mặt em như tấm gương
Anh nhìn thấy quê hương”
(Mặt quê hương)

3. Tiểu kết Tóm lại, Tế Hanh theo năm tháng vẫn


giữ được cái tinh, cái tình vốn có, mà
lại có phần chắt lọc, hàm súc, cô đọng
hơn.
IV. KẾT LUẬN

Có mặt trên gọi cõi trần 88 năm. Tế Hanh trải hơn 70 năm bền bỉ trọn tình của thơ ca.
Nhớ ông chúng ta nhớ một con người đôn hậu, giàu tình thương mến, một tâm hồn trong
sáng, đa cảm. Từ cái gốc tình yêu đối với quê hương và những con người, những cảnh
đời gần gũi, thơ Tế Hanh không ngừng mở rộng không gian, không ngừng mở rộng đề
tài, để vươn tới những vấn đề rộng lớn của đời sống cách mạng, hoặc có ý nghĩa muôn
thuở, sâu sắc của nhân sinh. Nhưng dù ở đề tài nào, chặng đường nào, thơ Tế Hanh căn
bản vẫn là tiếng nói tha thiết của một tấm lòng nồng hậu, ân tình gắn bó với cõi đời.
Người đọc thương quý ông chính bởi tấm lòng thiết tha tình đời ấy.

You might also like