HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VN THÒI KỲ 1

You might also like

Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 62

Bài 7:HỘI NHẬP QUỐC

TẾ CỦA VN THỜI KỲ
ĐỔI MỚI
• Tài liệu tham khảo chính:
• 1) Các Đại hội Đảng thời kỳ Đổi mới
• 2) Nghị quyết 07/BCT ngày 27/11/2001 về hợ tác kinh tế quốc tế.
• 3)Nghị quyết số 22-NQ/TW 10/4/2013 về Hội nhập quốc.
• 4)Học viện Ngoại giao(Bùi Thanh Sơn: CB): Hội nhập quốc tế và những
vấn đề đặt ra đối với Việt Nam, Nxb. CTQG, Hà Nội-2015.
• 5)Hội đồng lý luận TW: Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong
những năm đổi mới, http://hdll.vn/vi/thong-tin-ly-luan/hoi-nhap-
kinh-te-quoc-te-cua-viet-nam-trong-nhung-nam-doi-moi.html
6) PGS TS Vũ Dương Huân: Vận dụng tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh
vào hội nhập quốc tế trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam, Đặc san Hồ Chí
Minh học, 2-2016, tr. 42-47.
7) GS. TS. Vũ Dương Huân – TS. Nguyễn Phú Tân Hương: Tư tưởng Hồ Chí
Minh về hội nhập quốc tế, Đề tài cấp NN “Tư tưởng HCM về đổi mới, hội
nhập và phát triển: Giá trị và ý nghĩa lý luận-thực tiễn đối với sụ nghiệp Đổi
mới của nước ta hiện nay.” MS : KX.04.01/16-20.
8)ThS. Nguyễn Thị Thúy Ngọc: Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong
bối cảnh hiện nay,
https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/hoi-nhap-kinh-te-quoc-te-cua-v
iet-nam-trong-boi-canh-hien-nay-313373.html
.Truy cập 16/6/2021.
• Các nôi dung sẽ trình bày:
• 1. Nhận thức chung về hội nhập quốc tế
• 2. Quan điểm HNQT của VN
• 3. Thành tựu HNQT của VN
• 4. Hạn chế HNQT của VN
• I. Nhận thức chung về HNQT
• 1. Khái niệm:
• Thuật ngữ “hội nhập” mới được sử dụng nhiều từ giữa thập niên
1990 trở lại đây, trong bối cảnh Việt Nam thực hiện chính sách đối
ngoại rộng mở, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, tích cực gia nhập và
tham gia vào các định chế, tổ chức thế giới và khu vực. Từ điển tiếng
Việt năm 2007, định nghĩa “hội nhập” là sự “tham gia vào một cộng
đồng để cùng hoạt động và phát triển với cộng đồng ấy (thường nói
về quan hệ giữa các dân tộc, các quốc gia)”. (Từ điển tiếng Việt, Trung
tâm Từ điển học, Nxb. Đà Nẵng, 2007, tr. 711).
Nam giải thích thuật ngữ này hoàn toàn từ góc độ kinh tế, là sự liên kết các công ty hay các nền kinh tế với nhau. Theo đó, hội nhập được chia thành hai cấp độ: cấp độ công ty gồm hội nhập dọc và ngang; cấp độ nền

[1]
. Phạm Hùng Việt (Chủ biên): Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam, truy cập tại
www.bachkhoatoanthu.gov.vn.

• Từ điển BKT VN nói rõ thêm: từ góc độ kinh tế, là sự liên kết các công
ty hay các nền kinh tế với nhau. Theo đó, hội nhập được chia thành
hai cấp độ: cấp độ công ty gồm hội nhập dọc và ngang; cấp độ nền
kinh tế với hai hình thức là hội nhập theo thị trường và hội nhập theo
chính sách.
• Bên cạnh thuật ngữ “hội nhập”, trong tiếng Việt còn xuất hiện các
thuật ngữ “hợp tác”, “liên kết”, “nhất thể hóa”, “hợp nhất”, “hòa
nhập”. Các thuật ngữ này thường được cho là có chung gốc tiếng Anh
là “integration” (hoặc tiếng Pháp là “intégration”).
• HNQT: là hình thức phát triển cao của hợp tác quốc tế, là quá trình chủ
động chấp nhận, áp dụng và tham gia xây dựng các luật lệ và chuẩn
mực quốc tế nhằm phục vụ tối đa lợi ích quốc gia, dân tộc. Đó cũng
chính là bản chất của hội nhập quốc tế.
• Về nội hàm, hội nhập chính là việc chấp nhận, tham gia xây dựng và
thực hiện các chuẩn mực quốc tế, bao gồm: các thể chế, luật lệ, tập
quán, nguyên tắc và tiêu chuẩn chung được chấp nhận rộng rãi. Các
chuẩn mực này có thể được hình thành từ các hiệp định, thoả thuận
giữa các nhà nước hoặc các chuẩn mực, tập quán được đặt ra bởi các
tổ chức, hiệp hội phi chính phủ được các tổ chức, cá nhân trên thế giới
chấp nhận rộng rãi.
• Hợp tác quốc tế: là quá trình các nước giao lưu hoặc hành động cùng
nhau để đạt được một mục tiêu, lợi ích nào đó. Có thể chia hợp tác
quốc tế thành ba mức độ cơ bản:
• (i) trao đổi, tham vấn;
• (ii) phối hợp chính sách;
• (iii) Xây dựng và áp dụng luật lệ, chuẩn mực chung (hay HNQT).
• Về mục tiêu, HNQT cũng như các hình thức hợp tác quốc tế khác đều là
vì mục tiêu lợi ích quốc gia- dân tộc. Các nước tham gia vào quá trình
này cơ bản vì thấy có lợi cho đất nước. Do đó, việc tham gia phải dựa
theo một số tiêu chí với mức độ và lộ trình phù hợp.
• Về hình thức, HNQT bao gồm các hoạt động:
• (i) thúc đẩy quan hệ song phương dựa trên các chuẩn mực quốc tế
chung;
• (ii) gia nhập các tổ chức quốc tế;
• (iii) xây dựng các luật lệ và chuẩn mực;
• (iv) thực hiện các luật lệ, chuẩn mực, các hoạt động chung ở phạm vi
quốc tế và quốc gia.
• Về lĩnh vực, quá trình hội nhập diễn ra trong mọi lĩnh vực, từ chính trị,
kinh tế, quốc phòng - an ninh, đến các lĩnh vực khác.
• Hội nhập trên các lĩnh vực này có mối liên hệ hữu cơ mật thiết, đan
xen, tác động qua lại lẫn nhau. Thông thường, kinh tế thường là lĩnh
vực đi đầu và là cơ sở vững chắc cho hội nhập trong các lĩnh vực khác.
• Về chủ thể, cả nhà nước và các chủ thể phi nhà nước đều tham gia
vào quá trình hội nhập, tạo nên một sự đan xen nhiều cấp độ, tầng
nấc trong hội nhập quốc tế.
• 2. Cấp độ và hình thức HNQT
• Trên thực tế, hội nhập không hoàn toàn phải tuần tự theo các cấp độ.
Việc phân chia các cấp độ hội nhập sẽ cho thấy mức độ thể chế, mức
độ cam kết, nhằm đánh giá hàm lượng HNQT trong từng lĩnh vực.
• Về chính trị: trên phạm vi toàn cầu, các nước đều tham gia LHQ. Khác nhau
về hội nhập khu vực/liên khu vực.
• Hội nhập về chính trị thành 3 cấp độ từ thấp đến cao như sau:
• (i) Tham gia các hiệp hội hoặc các liên kết lỏng lẻo;
• (ii) Tham gia các tổ chức quốc tế;
• (iii) Tham gia các tổ chức siêu quốc gia.
• HNKT: i) Là quá trình nhà nước chấp nhận, tham gia xây dựng và thực thi
các luật lệ và chuẩn mực chung.
• ii) là việc các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động kinh tế quốc tế dựa
trên các luật lệ và chuẩn mực chung.
• Hội nhập kinh tế:
• 5 cấp độ từ thấp đến cao là:
• (i) tham gia các thỏa thuận thương mại ưu đãi;
• (ii) tham gia các khu vực mậu dịch tự do (FTA);
• (iii) tham gia các liên minh thuế quan;
• (iv) tham gia thị trường chung;
• (v) tham gia liên minh kinh tế - tiền tệ.
• Về hội nhập về quốc phòng – an ninh:
• (i) Tham gia các diễn đàn hợp tác an ninh;
• (ii) tham gia vào các hoạt động quân sự và trao đổi quân sự trên thực tế;
• (iii) tham gia các dàn xếp an ninh tập thể;
• (iv) tham gia vào các liên minh quân sự.
• Về hội nhập về văn hoá – xã hội và các lĩnh vực khác:
• (i) nhà nước chấp nhận, tham gia xây dựng và thực thi các luật lệ và
chuẩn mực chung quốc tế;
• (ii) Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia vào các hoạt động hợp
tác, giao lưu, trao đổi quốc tế dựa trên các luật lệ và chuẩn mực chung:
• (a) ký kết các thoả thuận, hiệp định hợp tác song phương trong các lĩnh
vực dựa trên một số chuẩn mực chung như: các thoả thuận công nhận
bằng cấp của nhau, các thoả thuận bảo tồn, thúc đẩy các giá trị văn hoá –
nghệ thuật v.v.;
• (b) tham gia quá trình đàm phán gia nhập hoặc xây dựng các công ước
quốc tế trong các lĩnh vực;
• và (c) tham gia các tổ chức hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực chuyên
ngành Một số công ước quốc tế tiêu biểu trong các lĩnh vực này như:
Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật 1886;
Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá 1966; Công ước
quốc tế về đa dạng sinh học 1992; v.v.
• như Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục LHQ (UNESCO), Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) v.v.
• 3. Quá trình phát triển quan điểm của VN về HNQT
• VN tiếp thu và phát triển quan điểm Mác-Lênin về HNQT.
Lý luận Mác:
Thứ nhất, sự phát triển của lực lượng sản xuất là tiền đề chính tạo ra xu hướng
xã hội hóa đời sống kinh tế.
Thứ hai, xã hội hóa kinh tế là xu hướng tất yếu, khách quan.
Thứ ba, xã hội hóa đời sống kinh tế là cơ sở nền tảng xã hội hóa các lĩnh vực
khác của xã hội, làm gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia - dân tộc.
• Thứ tư, sự phát triển của lực lượng sản xuất sẽ dẫn đến quốc tế hóa
mọi mặt đời sống xã hội dưới chủ nghĩa xã hội với bản chất tốt đẹp
hơn.
• Quan điểm VI Lênin:
• Thứ nhất, V.I. Lênin đã chỉ ra quốc tế hóa trong bối cảnh cũ là “tự do
cạnh tranh” đã chuyển sang bối cảnh mới là chủ nghĩa “độc quyền.
• Thứ hai, quá trình tích tụ và tập trung tư bản, việc xuất khẩu tư bản
tăng lên tất yếu dẫn tới sự phân chia thế giới về mặt kinh tế giữa các
tập đoàn tư bản độc quyền và hình thành các tổ chức độc quyền quốc
tế.
• Thứ ba, các công ty xuyên quốc gia (TNC) có vai trò ngày càng quan trọng trong
hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa, là lực lượng chủ yếu thúc đẩy toàn cầu hóa
kinh tế.
• Thứ tư, điều tiết và phối hợp chính sách trên phạm vi quốc tế được tăng cường.
• Quan điểm HCM:
• “Trong tình hình quốc tế hiện nay, những đặc điểm dân tộc và những điều kiện
riêng biệt của từng nước ngày càng trở thành nhân tố quan trọng trong việc vạch
ra chính sách của mỗi Đảng Cộng sản và Đảng Công nhân... Dân tộc Việt Nam
chẳng hạn phải vạch ra những phương pháp và biện pháp của riêng mình...”.
• HCM: Độc lập tự chủ không đồng nghĩa với dân tộc hẹp hòi, với chủ
• trương biệt lập, chỉ thấy cái riêng mà không thấy cái chung.
• Vì vậy, mà Hồ Chủ tịch đồng thời nhấn mạnh: “...không thể nào hạn
chế những hoạt động hiện nay và tương lai... trong khuôn khổ dân tộc
thuần túy, những hoạt động đó có muôn ngàn sợi dây liên hệ với cuộc
đấu tranh chung của thế giới tiến bộ...”. (Hồ Chí Minh (1976), Kết hợp
chặt chẽ lòng yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản. Nhà xuất bản Sự
thật, tr.127). Theo HCM:
• Thứ nhất, hội nhập quốc tế phải phục vụ mục tiêu cơ bản và xuyên
suốt của cách mạng Việt Nam là độc lập và thống nhất.
• Thứ hai, hội nhập quốc tế phải trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và
toàn vẹn lãnh thổ.
• Thứ ba, hội nhập quốc tế trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi.
• Thứ tư, nội lực là yếu tố quyết định thành công trong hợp tác quốc tế.
• Thứ năm, hội nhập và đoàn kết quốc tế cần “làm cho nước mình ít kẻ thù và
nhiều bạn đồng minh hơn hết”3. (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. CTQG, HN -2011,
tập 4, tr. 75).
• Đảng ta đã phát triển tư duy về hội nhập quốc tế:
• VN bắt đầu HNQT khi gia nhập Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV) năm 1978. SEV
bị giải thể năm 1991. Năm 1986, VN khởi đầu quá trình đổi mới toàn diện đất
nước.
• ĐH VI (1986) đã có nhận thức về HNQT, khi lần đầu tiên thừa nhận
“Một đặc điểm nổi bật của thời đại là cuộc cách mạng KHKT đang
diễn ra mạnh mẽ, tạo thành bước phát triển nhảy vọt của lực lượng
sản xuất và đẩy nhanh quá trình quốc tế hoá các lực lượng sản xuất”.
(ĐCSVN: VKĐTT, tập 47, tr. 368).
• ĐH VII (1991), Cương lĩnh năm 1991 được thông qua, khẳng định
“Nền sản xuất vật chất và đời sống xã hội đang trong quá trình quốc
tế hoá sâu sắc, ảnh hưởng lớn tới nhịp độ phát triển lịch sử và cuộc
sống các dân tộc”.( ĐCSVN: VKĐTT: tập 51, tr.114).
• Nhận thức của Đảng về“quốc tế hoá” là các tiền đề quan trọng để
phát triển tư duy về HNQT. Trong thời kỳ này, VN tiến hành bình
thường hoá quan hệ với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế
giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) (10/1993).
• ĐH VIII (1996): “Xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực
và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu
bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả”(ĐCSVN:
VKĐH VIII, Nxb, CTQG, HN 1996, tr.84-85).
• VN gia nhập ASEAN (1995), ký Hiệp định hợp tác khung Việt Nam –
EU dựa theo các chuẩn mực quốc tế (1995), gia nhập Diễn đàn Hợp
tác Á – Âu (ASEM) (1996), và Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái
Bình Dương (APEC) (1998). VN nộp đơn xin gia nhập WTO (1995).
• Tại ĐH IX (2001), chủ trương HNKTQT tiếp tục được nhấn mạnh:
''Chủ động HNKTQT và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực,
nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định
hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ
gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường”. (ĐCSVN: VK ĐH IX,
Nxb. CTQG ,HN 2001, tr.119,120).
• Nghị quyết 07-NQ/TW (27/11/2001) xác định rõ 5 quan điểm chỉ đạo
về hội nhập quốc tế, bao gồm:
• (i) Phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo
đảm độc lập, tự chủ và định hướng XHCN, bảo vệ lợi ích dân tộc; an
ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường;
• (ii) HNKTQT là sự nghiệp của toàn dân, trong quá trình hội nhập cần
phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của mọi thành phần kinh tế, của
toàn xã hội, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo
• (iii) HNKTQT là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh và cạnh tranh
Đảng Cộng sản Việt Nam; vừa có nhiều cơ hội vừa không ít thách
• thức, do đó cần tỉnh táo, khôn khéo và linh hoạt trong việc xử lý tính hai mặt
của hội nhập tuỳ theo đối tượng, vấn đề, trường hợp, thời điểm cụ thể; vừa
phải đề phòng tư tưởng trì trệ, thụ động, vừa phải chống tư tưởng giản
đơn, nôn nóng;
• (iv) Nhận thức đầy đủ đặc điểm nền kinh tế nước ta, từ đó đề ra kế hoạch và
lộ trình hợp lý, vừa phù hợp với trình độ phát triển của đất nước, vừa đáp
ứng những quy định của các tổ chức kinh tế quốc tế mà nước ta tham gia và
• (v) Kết hợp chặt chẽ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với yêu cầu giữ vững
an ninh, quốc phòng, nhằm củng cố chủ quyền và an ninh đất nước, cảnh
giác với những âm mưu thông qua hội nhập để thực hiện ý đồ diễn biến hoà
bình đối với nước ta.
• VN Hiệp định thương mại với Mỹ (2001), đẩy nhanh đàm phán gia nhập
WTO; thực hiện AFTA v..v.
• ĐH X (2006) lần đầu tiên nêu hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực khác : “Chủ
động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc
tế trên các lĩnh vực khác” (ĐCSVN: VKĐH X, Nxb. CTQG,HN 2006, tr.112).
• ĐH XI (2011), Đảng ta đã có thêm một bước phát triển tư duy quan trọng
với việc chuyển từ “hội nhập kinh tế quốc tế” sang “tích cực và chủ động hội
nhập quốc tế”. (ĐCSVN: VKĐH XI, Nxb.CTQG,HN 2011, tr. 322).
• Chúng ta không chỉ hội nhập về kinh tế, mà hội nhập các lĩnh vực khác như
chính trị, văn hóa-xã hội, đặc biệt cả quốc phòng-an ninh, những
• lĩnh vực rất nhậy cảm.
• Nghị quyết 22 của BCT ngày 10/4/2013 xác định:
• Về mục tiêu: “là củng cố môi trường hòa bình, tranh thủ tối đa các điều
kiện quốc tế thuận lợi để phát triển đất nước;
• Giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ
vững chắc Tổ quốc; quảng bá hình ảnh Việt Nam;
• Tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, nâng cao vị thế, uy tín quốc tế
của đất nước;
• Góp phần tích cực vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và
tiến bộ xã hội trên toàn thế giới”.
• Về các quan điểm chỉ đạo, Nghị quyết nhấn mạnh:
• Một là, chủ động hội nhập quốc tế trên cơ sở đường lối đối ngoại độc
lập, tự chủ, vì lợi ích quốc gia dân tộc, vì hòa bình, hợp tác và phát triển;
• Hai là, HNQT là định hướng chiến lược lớn;
• Ba là, HNQT là sự nghiệp của toàn dân và của cả hệ thống chính trị;
• Bốn là, hội nhập quốc tế trên cơ sở phát huy tối đa nội lực; hội nhập
kinh tế là trong tâm;
• Năm là, quá trình vừa hợp tác và đấu tranh và nghiêm chỉnh tuân thủ
các cam kết quốc tế...
• Quyết định 40/Ttg CP về việc phê duyệt chiến lược HNQT đến 2030,
tầm nhìn đến 2020 (7/1/2016). Quyết định xác định:
• Mục tiêu tổng quát: tăng cường súc mạnh tổng hợp quốc gia;
• Tranh thủ tối đa các điều kiện quốc tế thuận lợi để sớm đưa đất nước
trở thành nước CN theo hướng hiện đại, nâng cao đời sống nhân dân;
• Giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo
vệ Tổ quốc;
• Nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất nước.
• Quan điểm chỉ đạo:
• Chủ động và tích cực HNQT, là định hướng chiến lược lớn. Lồng ghép
triển khai chiến lược HNQT với các chiến lược khác;
• Tăng cường lãnh đạo của Đảng, quản lý tập trung của Nhà nước;
• Triển khai chiến lược song song với phát triển nội lực, năng cao súc
mạnh tổng hợp, khả năng cạnh tranh quốc gia, tăng cường liên kết ,
đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền KT.
• Tiếp đó, chúng ta có Nghị quyết 06, HN TW 4 K. XII về thực hiện hiệu
quả HNKTQT (5/11/2016).
• Tóm lại, quan điểm của Đảng về HNQT từng bước được bổ sung phát
triển liên tục.
• Thứ nhất, hội nhập quốc tế gắn liền với quá trình gia nhập các tổ
chức quốc tế, tức là chấp nhận các luật lệ và chuẩn mực quốc tế
chung;
• Thứ hai, hội nhập quốc tế được coi là diễn ra trên cả các cấp độ toàn
cầu,khu vực và trong chừng mực nào đó cả song phương
• Thứ ba, hội nhập quốc tế khởi đầu đặt trọng tâm trong lĩnh vực kinh
tế và sau đó mở rộng sang các lĩnh vực khác.
• 4. Thành tựu HNQT thời kỳ đổi mới
• 4.1 Hội nhập kinh tế quốc tế
• a.Tổng quan: Về hội nhập đa phương, VN đã có mối quan hệ tích cực
với các tổ chức như ADB, IMF, WB. Tiến trình HNKTQT của VN được
đẩy mạnh và đưa lên một tầm cao hơn bằng việc tham gia các tổ chức
KT, TM khu vực và thế giới, ký kết các hiệp định HTKT đa phương, đặc
biệt là WTO (1/1/2007) qua 11 năm đàm phán. VN hội nhập sâu, toàn
diện vào KTTG.
• Về hội nhập khu vực, 7/1995 VN đã gia nhập ASEAN và chính thức
tham gia Khu vực TM tự do ASEAN (AFTA) (1/1/1996).
• Tiếp đó, VN tham gia ASEM(1996) và APEC (1998).
• Về hội nhập song phương: VN đã thiết lập QHNG với hơn 189/193 nước, mở rộng
quan hệ TM, với trên 240 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ , ký kết trên 90
hiệp định TM song phương, gần 60 HĐ khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 HĐ
chống đánh thuế hai lần và nhiều HĐ hợp tác về văn hoá song phương với các
nước và các TCQT.
• Thiết lập QH với tất cả các thành viên G-7, QHĐTCL với 16 nước và 14 đối tác toàn
diện. VN có 94 CQĐD ở nước ngoài, trong đó 68 ĐSQ, 22 TLSQ và 4 phái đoàn đại
diện tại TCQT.
• Đặc biệt, những năm gần đây, VN đã tích cực tham gia đàm phán, ký kết các(FTA).
Đã ký kết 14 FTA, đặc biệt là CPTPP, RCEP và EVFTA; đang đàm phán VN –
EFTA(Thụy Sỹ,Nauy, Iceland, Liechtenstein) và VN Israel- FTA.
• b. Kết quả cụ thể:
• 1)Hội nhập theo khuôn khổ WTO:
• Nhằm triển khai các cam kết gia nhập WTO, VN đã tiến hành nhiều cải cách chính sách
TM theo hướng ngày càng minh bạch và phù hợp hơn với các cam kết, thông lệ quốc tế.
• VN đẩy mạnh nội luật hóa cam kết HN WTO, hình thành môi trường kinh doanh cạnh
tranh bình đẳng, minh bạch;
• Phát triển các thị trường;
• Giảm sự can thiệp của CP vào thị trường thông qua các biện pháp kiểm soát giá cả, phân
bổ nguồn lực, sở hữu, các biện pháp bảo hộ, trợ cấp, độc quyền, tạo ra môi trường KT-
XH đáp ứng các tiêu chí để VN được công nhận là nền kinh tế thị trường. Hoàn thiện hơn
30 bộ luật, 400 văn bản luật liên quan đến 300 loại giấy phép kinh doanh bị cắt bỏ.
• VN đã thực hiện nghiêm túc lộ trình mở cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ
theo cam kết của WTO. VN đã hoàn thành  2 Phiên rà soát chính sách TM 
trong WTO  (2013 và 2020).
• Tham gia đàm phán song phương vói các nước thnahf viên và chưa là
thành viên về mở của TT HH,DV trong WTO...
• 2) Hội nhập trong khuôn khổ ASEAN:
• Về TM hàng hóa, theo cam kết của HĐTMHH ASEAN (ATIGA), VN và các
nước ASEAN đã tiến đến mục tiêu xóa bỏ hoàn toàn hàng rào thuế quan; 
• Tỷ lệ tự do hóa thuế quan của Việt Nam trong nội khối ASEAN đạt 98,6%
vào năm 2021. 
• Ngoài, tự do hóa thuế quan, các nước ASEAN cũng đang triển khai các
biện pháp tạo thuận lợi cho hoạt động TM của các doanh nghiệp như
cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, cơ chế hải quan một cửa v.v... , các
thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRA) về tiêu chuẩn trong các lĩnh
vực điện-điện tử, cao su, thực phẩm chế biến sẵn, dược phẩm và
thiết bị y tế.
• Về TM dịch vụ, tự do hóa TM dịch vụ là một trong những ưu tiên. Đến
nay, các nước ASEAN đã ký kết NĐT thực hiện Gói cam kết dịch vụ thứ
10 thuộc HĐ khung ASEAN về dịch vụ (AFAS-10) và kết thúc đàm phán
HĐTM dịch vụ ASEAN (ATISA).
• Về đầu tư, sau nhiều nỗ lực thực thi Khu vực đầu tư ASEAN và HĐ Đầu
tư toàn diện ASEAN (ACIA).
• Đã ký kết HĐ ASEAN về TM điện tử, thông qua Khung Hội nhập số
ASEAN, xây dựng Quy tắc ứng xử về xây dựng xanh của ASEAN…
• Không chỉ hợp tác nội khối, VN cùng ASEAN thúc đẩy quan hệ hợp tác
KT́ với các đối tác khác như Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Niu Di-lân, Ốt-
xtrây-lia, Trung Quốc, My, EU, Canađa….
• 3) Hội nhập trong khuôn khổ APEC:
• i)VN tham gia APEC 1998. (APEC chiếm 39% dân số TG; 59 % GDP; 49%
TM. Quy tụ 14/30 đối tác CL, toàn diên của VN, 75% XNK, 78% FDI
• 79% du lịch QT, và 14/16 FTA của VN. APEC vô cùng quan trọng đối VN.
• ii)APEC góp phần nâng vị thế VN;
• iii)Hai lần VN đăng cai cấp cao APEC(2006, 2017). Tuyên bố Cấp cao
APEC 25 (AELM 25) và HN liên Bộ trưởng NG – KT 29 (AMM 29) cùng các
văn kiện kèm theo đã góp phần giữ vững đà hợp tác, liên kết, duy trì giá
trị cốt lõi APEC về thúc đẩy TM và ĐT tự do và mở và ủng hộ hệ thống
TM đa phương. VN làm Giám đốc điều hành Ban TK APEC (2005 -
2006), CT/PCT nhiều Ủy ban và Nhóm công tác chủ chốt, chủ trì khởi
xướng thảo luận về xây dựng Tầm nhìn mới cho APEC sau năm 2020. 
• iv)Tham gia APEC tạo tiền đề để VN tham gia vào những sân chơi rộng lớn và có mức
độ cam kết hơn hơn như WTO, các FTA, trong đó có FTA thế hệ mới, tiêu chuẩn cao.
• v) Là thành viên nhòm đang phát triển trong APEC, VN đã đề xuất thực hiện cũng
như hưởng lợi từ các chương trình xây dựng năng lực và hỗ trợ kỹ thuật.
• vi) APEC mang đến những tiềm năng và cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp VN.
• 4) Hội nhập trong khuôn khổ ASEM(1996):
• i)Là cơ chế đối thoại và HT quan trọng, có quy mô lớn nhất giữa hai châu lục, thúc
đẩy xu thế HT, liên kết đa tầng nấc vì HB và PT. ASEM đã và đang là nhân tố quan
trọng góp phần định hình cục diện thế giới TK 21.
ii)Là một trong những thành viên sáng lập ASEM, VN luôn phát huy vai trò chủ động
HT Á-Âu trên cả 3 lĩnh vực: đối thoại chính trị, HTKT và hợp tác khác.
• ASEM: hội tụ 24/30 ĐTCL, ĐTTD của VN, 70% TM, 70% FDI, 80 % DLQT,
14/16 FTA.
• iii) ASEM là diễn đàn quan trọng để Việt Nam thực hiện chính sách đa
phương hóa.
• iv) Thông qua các cơ chế hợp tác về quản lý và giảm thiểu rủi ro thiên
tai, Đối thoại ASEM về phát triển bền vững với trọng tâm là HT
Mekong - Danube, các Bộ, ngành, địa phương đã tranh thủ kinh
nghiệm và hỗ trợ thiết thực của các thành viên ASEM trong ứng phó
với biến đổi khí hậu, quản lý nguồn nước gắn với phát triển bền vững
và bảo vệ môi trường…
• 5) Tham gia các Hiệp định Thương mại tự do (FTA):
• Đến nay, VN đã và đang tham gia nhiều FTA, cả ở cấp độ song phương và nhiều bên.
• Về song phương, VN đã ký kết và thực thi FTA với Nhật Bản, Chi-lê và Hàn Quốc;
• Về hợp tác nhiều bên, khu vực hoặc đa phương, VN đã ký kết và triển khai thực thi
FTA với khối Kinh tế Á-Âu và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương (CPTPP), phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh
Châu Âu (EVFTA).
• Trong khuôn khổ ASEAN, VN đã cùng với các thành viên ASEAN ký kết một loạt FTA
với các nước đối tác gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Ốt-xtrây-li-a, Niu-
Di-lân và Hồng Công.
• VN đã tham gia ky kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực
(RCEP – giữa ASEAN với cả 5 nước đối tác gồm Trung Quốc, Nhật Bản,
Hàn Quốc, Ốt-xtrây-li-a, Niu-Di-lân).
• Hiện nay, VN đang đàm phán FTA với Khối Khu vực thương mại tự do
châu Âu (EFTA – gồm 4 nước là Thụy Sĩ, Na-uy, Ai-xơ-len và Lích-xten-
xtai), và Hiệp định FTA với Israel.
• Như vậy, đến nay VN đã thiết lập được quan hệ thương mại tự do với
hầu hết các nước đối tác quan trọng nhất trên thế giới, tạo cơ sở vững
chắc cho việc tăng cường và thúc đẩy trao đổi TM-ĐT song phương cũng
như và tăng cường HNKTQT trong khu vực và trên toàn cầu.
• 4.2. Hội nhập về chính trị:
• là lĩnh vực Việt Nam đã hội nhập tương đối nhanh, sâu rộng và thực
chất cả trên kênh song phương và đa phương, cả ở khu vực lẫn trên
phạm vi toàn cầu. HNCT đã tạo khuôn khổ ổn định và nền tảng vững
chắc cho HN trong các lĩnh vực khác, đặc biệt là hội nhập về KT.
• Ngoại giao song phương tạo tiền đề để VN phát huy vai trò trên các
diễn đàn đa phương, qua đó tạo thuận lợi cho quá trình HNKTQT của
VN ngày càng sâu rộng hơn. HNKTQT là nền tảng để HNCT.
• Cấp song phương: Trong giai đoạn đầu 1986-2000: CSĐN đã tạo tiền
đề để phá vây, cấm vận, BTH quan hệ với tất cả nước lớn. Tiếp đó,
• nâng tầm quan hệ với các đối tác chủ chốt, mở rọng quan hệ với các đối
tác truyền thống, tiềm năng. Thiết lập quan hệ ĐTCL với Nga(2001) và
ĐTCLTD (2012)); Ân Độ(2007), ĐTCLTD(2017), TQ (2008), Nhật (2009) và
ĐTCLSR(2014), với các nước còn lại là ĐTCL: Hàn Quốc, Tây Ban Nha(2009),
Anh(2010), Đức (2011)Pháp, Ý, Inđônexia, Thái Lan, Singapore (2013),
Phipin(2015), Úc(2018, Niu Dilan (2020).
• Trong khuôn khổ ASEAN:
• VN thành viên tích cực, có trách nhiệm trong ASEAN. Phê chuẩn Hiến
chương ASEAN, đăng cai ASEAN VI(1998), ASEAN 2010, và 2020. Tích cực
tham gia Trụ cột Cộng đồng CT-AN; tich cực tham gia và có đóng góp
ASEAN+, ASEAN+3 và EAS…
• Cấp độ toàn cầu:
• Làm tốt thành viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2008-
2009 và 2020-2021. Thực hiện trách nhiệm thành viên Hội đồng điều
hành nhiều ủy ban của LHQ như ECOSOC, UNFPA, Ủy ban giải trừ
quân bị; hợp tác hiệu quả với các tổ chức thuộc LHQ như UNDP,
UNICEF, Hội đồng N hân quyền... Sáng kiến “Một LHQ”.
• Tham gia Chương trình hợp tác tiểu vùng Mê Công mở rộng, Tam giác
phát triển VN –L- CPC, hợp tác ba con sông lớn ACMECS và một số
chương trình HT với các nước phát triển như Nhật, Hàn, Mỹ,... đạt
nhiều kết quả tích cực.
• Ngoài ra, VN cũng tham gia và phát huy vai trò tại nhiều diễn đàn đa
phương lớn khác như OLK, G-20, Hội nghị toàn cầu về biến đổi khí
hậu, Hội nghị thượng đỉnh về an ninh hạt nhân, Diễn đàn Kinh tế thế
giới (WEF), WEF Đông Á,...
• 4.3. Hội nhập quốc phòng-an ninh:
• Hội nhập an ninh - quốc phòng song phương của Việt Nam chỉ thực
sự được tiến hành kể từ nửa cuối thập niên 1990 - nay. VN từng bước
mở rộng HTQP-AN với các nước lớn, các nước trong khu vực và từng
bước nâng cao hiệu quả HTQP-AN song phương với các nước láng
giềng. VN đã có quan hệ HTQP với 65 nước, đặt Văn phòng
• tại 31 nước, và 42 nước có Văn phòng Tùy viên quốc phòng tại VN. VN cũng
đã tham gia tích cực vào các diễn đàn PQ-AN khu vực và từng bước tham gia
vào các hoạt động hợp tác quốc tế về an ninh - quân sự ở cấp độ toàn cầu.
• HTQP song phương:
• Với TQ: trên tinh thần ĐTHTCLTD năm 2008, theo tinh thần 16 chữ “láng
giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lau dài, hướng tới tương lai”
Quân đội hai nước đã và đang tiếp tục tăng cường xây dựng lòng tin, thúc
đẩy quan hệ hợp tác quân sự thiết thực, hiệu quả (tuần tra chung trên vịnh
Bắc Bộ, diễn tập cứu hộ cứu nạn, giao lưu sĩ quan trẻ, trao đổi đào tạo học
viên, tàu TQ thăm VN, các đoàn tàu VN thăm TQ,...). Trao đổi đoàn các cấp,
đẩy mạnh giao lưu hải quân, biên phòng…
• Với Mỹ, HTQP-AN giữa hai nước có những bước phát triển nhanh
chóng, đánh dấu bằng những chuyến thăm và làm việc của BT QP hai
nước. Ngoài ra, việc khắc phục hậu quả chiến tranh như chương trình
rà phá bom mìn, tẩy độc, tìm kiếm người Mỹ và quân nhân VN mất tích
trong chiến tranh được đẩy mạnh.
• Với Nga, VN và Nga có mối quan hệ HTQP truyền thống. HTQP-AN giữa
hai nước luôn đạt hiệu quả cao, đặc biệt trong lĩnh vực kỹ thuật quân
sự. Hai bên ký “Chiến lược hợp tác kỹ thuật quân sự trong giai đoạn
đến 2020” và nhiều thỏa thuận HT khác. Cung cấp cho VN nhiều khí tài
hiện đại, còn giúp VN đào tạo sĩ quan chỉ huy - tham mưu; giúp bảo
dưỡng
• bảo trì, cung cấp các trang thiết bị, phụ tùng cho VN; đẩy mạnh hợp
tác NCKH, sản xuất công nghiệp quốc phòng, hợp tác trong lĩnh vực
hải quân, khai thác dầu khí… Hai bên thường xuyên trao đổi đoàn các
cấp, và tiến hành đối thoại chiến lược NG, QP, AN cấp thứ trưởng
thường trực BNG và đối thoại chiến lược QP cấp thứ trưởng QP...
• Với các nước ASEAN, HTQP-AN giữa VN với các nước ASEAN đã và
đang được củng cố, phát triển lên một bước mới. Cho tới nay, VN đã
thiết lập quan hệ song phương về quốc phòng với tất cả các nước
ASEAN.
• Trong khuôn khổ ASEAN: Sau khi gia nhập ARF năm 1994 và ASEAN
năm 1995, HTQP-AN đa phương của VN mới chính thức được khởi
động. Giai đoạn đầu ở cấp chuyên viên, từ 2000, VN đã tham gia với
nhiều hình thức hơn như diễn đàn, hội nghị, hội thảo ở cấp khu vực,
coi đây là môi trường thích hợp để nâng cao vị thế, tiềm lực, bảo vệ
lợi ích quốc gia, giữ vững AN-QP và học tập trao đổi kinh nghiệm.
• Cấp khu vực, VN tham gia Chương trình cộng đồng An ninh ASEAN,
hoạt động khác do quân đội các nước ASEAN, ARF tổ chức như Hội
nghị Tư lệnh Lục quân các nước ASEAN; Hội nghị Tư lệnh Hải quân các
nước ASEAN; Diễn đàn Khu vực ASEAN; Đối thoại Shangri-la
• HN BTQP ASEAN; HN BTQP ASEAN mở rộng; Hội đồng Hợp tác an ninh
châu Á-TBD…
• VN làm tốt Chủ tịch ARF 2000 – 2001 và 2009-2010.
• Với Đối thoại Shangri-la - đối thoại về an ninh - quốc phòng, ngay từ
Hội nghị Shangri-la lần 1, VN đã cử đại diện tham dự.
• Hội nghị ADMM hàng năm là cơ chế hợp tác quốc phòng cao nhất ở
cấp BT. VN đã tổ chức thành công Hội nghị ADMM-4, trong đó nội
dung quan trọng là thiết lập được cơ chế ADMM+, mở ra cơ hội HT
QP-AN giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài ASEAN.
• HN ADMM+ với sự khởi đầu bằng cơ chế ADMM+8 (gồm 10 nước
ASEAN và 8 nước đối tác đối thoại) là tiền đề quan trọng cho ASEAN
gia tăng liên kết khu vực sâu rộng hơn trong giai đoạn tiếp theo, đánh
dấu sự khởi đầu cơ chế HTQP-AN.
• VN đã có nhiều đóng góp giúp khẳng định và đề cao vai trò của Hiệp
ước thân thiện và hợp tác ở ĐNA (TAC), giữ vững các nguyên tắc cơ
bản của hiệp ước trong chỉ đạo các hoạt động cũng như các mối quan
hệ của Hiệp hội, phối hợp với các nước khác trong ASEAN vận động
các nước ngoài khu vực tham gia TAC.
• VN cũng đóng góp vào việc xây dựng Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á không có vũ
khí hạt nhân (SEANWFZ).
• Trong xử lý vấn đề Biển Đông, VN đã kiên trì vận động các nước ASEAN cùng TQ
ký bản Tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) (11/ 2002), là bước đầu
tiến tới Bộ Quy tắc ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (COC). ASEAN đang cùng TQ
hoàn tất đàm phán COC, song rất khó khăn vì TQ không muốn có COC rang buộc.
• VN đã tham gia tích cực vào các cơ chế song phương và đa phương ở khu vực
trong các lĩnh vực hợp tác như chống khủng bố, phòng chống tội phạm…
• Cấp toàn cầu: Từ 6/2014 - nay, VN đã cử 246 lượt cán bộ, nhân viên đi làm
nhiệm vụ PKO LHQ tại các Phái bộ Nam Sudan, CH Trung Phi và Trụ sở Liên Hợp
Quốc (New York, Mỹ).
• 4.4. Hội nhập trong lĩnh vực văn hóa, xã hội và các lĩnh vực khác:
• Qua hơn 30 năm đổi mới, HTQT về VH của VN đã ngày càng mở rộng, đa
dạng về hình thức, phương thức, đối tác, đồng thời có nhiều chuyển biến
về chất lượng.
• Về song phương đã ký hơn 100 thỏa thuân về HT với các nước về VH. Mỗi
năm trung bình có hơn 350 đoàn VH với hàng nghìn lượt người. Các hoạt
động giao lưu văn hóa được tổ chức ở VN và nhiều quốc gia trên thế giới
như biểu diễn nghệ thuật, lễ hội ẩm thực, tuần phim (Tuần lễ phim Pháp,
Tuần phim Braxin, Tuần lễ phim Anh), triển lãm tranh ảnh, tọa đàm, hội
thảo, chương trình xúc tiến du lịch, các Ngày Văn hóa, Tuần Văn hóa,
Tuần/Ngày Việt Nam, Liên hoan âm nhạc, Liên hoan phim,..
• đã tích cực quảng bá hình ảnh đất nước trên các kênh quốc tế lớn
như CNN, BBC với thời lượng phát sóng dài (3 tháng), trên các kênh
ADR - Đức (phát sóng toàn châu Âu), NHK - Nhật Bản, CCTV - Trung
Quốc, trên Tạp chí Di sản của UNESCO.
• Hoạt động HTQT về VH đã diễn ra ở tất cả các kênh như chính phủ,
phi chính phủ. Bạn bè đến vói VN nhiều hơn.
• VN đã trở thành thành viên chính thức của UNESCO, ASEAN, ASEM,
Cộng đồng Pháp ngữ cũng như nhiều công ước quốc tế quan trọng về
văn hóa.
• UNESCO đã công nhận sản thế giới: 7 di sản vật thể, 7 di sản văn hóa
phi vật thể, 2 di sản tư liệu, 8 khu dự trữ sinh quyển và đa dạng sinh
học và 2 công viên địa chất.
• Với ASEAN, VN tham gia100 dự án về văn hóa - thông tin ASEAN, chủ
động điều phối một số dự án và đạt chất lượng cao như ASEAN Web,
kênh TH vệ tinh ASEAN, chương trình liên hoan nghệ thuật ASEAN,
chương trình hữu nghị tuổi trẻ ASEAN, trại hè thiếu nhi…
• Đánh giá tổng quát:
• Thành tựu:
• 1) Tạo nên chuyển biến lớn về tư duy, KT thị trường định hướng XHCN
và hệ thống luật pháp càng được hoàn thiện, tạo động lực phát triển
đất nước.
• 2)Mở rộng thị trường tranh thủ được khối lượng lớn vốn đầu tư, tri
thức, công nghệ và các nguồn lực khác, đóng góp tăng trưởng KT và
chuyển dịch cơ cấu KT. Đến 20/ 8/2020, có 32.539 DA với tổng vốn
đăng ký: 381,2 tỷ USD.
• Qui mô nền KT: GDP VN năm 2020 đạt 343tỷ, thứ 40 thế giới;
GDP/đầu người: 3.521 USD.
• VN có quan hệ KT với hơn 200 thị trường. Tổng kim ngạch thương
mại hơn nhiều GDP. Năm 2020: XK của VN là 264,19 tỷ USD và NK là
253,07 tỷ, xuất siêu: 11,12 tỷ USD. Năm 2021: Tổng XNK vủa VN hơn
600 tỷ USD.
• ODA: tranh thủ hơn 86.664 tỷ USD.
• 3)Bước đầu đưa quan hệ ta với các nước ngày càng đi vào chiều sâu,
ổn định, bền vững; HT về CT,QP, AN…không ngừng mở rông; VN đã là
thành viên hầu hết các tổ chức QT, KV quan trong với vị thế vai trò
ngày càng khẳng định.
• 2.6 Hạn chế :
• Đường lối, chủ trương của Đảng chưa được quán triệt đầy đủ, chậm
được cụ thể hóa và thể chế hóa.
• HNQT chưa gắn kết chặt chẽ với yêu cầu nâng cao hiệu quả, phát triển
bền vững, bảo vệ an ninh chính trị, trật tư an toàn xã hội, giữ gìn và
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
• HNQT về QP, AN,VH…chưa đi vào chiều sâu, chưa gắn kết và tác động
tích cực đối với quá trình HNKTQT.
• HTQP-AN của VN cả ở cấp song phương lẫn đa phương chủ yếu nhằm thực
hiện các mục tiêu cơ bản sau:
• (i) Tìm hiểu quan điểm, lợi ích về QP-AN của các quốc gia khác trong khu vực;
• (ii) Tìm hiểu nhu cầu HT AN giữa các quốc gia trong khu vực sau Chiến tranh
lạnh;
• và (iii) coi các cơ chế HTQP-AN trong khu vực là môi trường để nâng cao vị
thế, tiềm lực, học tập, trao đổi kinh nghiệm; tuyên truyền về quan điểm,
chính sách QP-AN của VN.
• VN mới tập trung vào lĩnh vực ít nhạy cảm như đối phó với các thách thức an
ninh phi truyền thống.
• Nguyên nhân:
• 1)Công tác chuẩn bị chưa tốt;
• 2)Cơ chế chỉ đạo, điều hành, giám sát và phối hợp hội nhập từ TW
đến địa phương, giữa các bộ, ban ngành còn nhiều bất cập, chống
chéo;
• 3)Chưa được triển khai đồng bộ trong một chiến lươc tổng thể.
• Bài học kinh nghiệm:
• 1) Cần đổi mới tư duy về HNQT;
• 2)Phải coi HNQT là sự nghiệp của toàn dân vì lợi ích của nhân dân.
• 3)Cần có chiến lược tổng thể, lộ trình, bước đị cụ thể, chuẩn bị tốt các
điều kiện bên trong;
• 4) Xử lý thỏa đáng các mối quan hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập
quốc tế là yêu cầu cơ bản.
• Câu hỏi ôn tập:
• 1) Nhận thức chung về hội nhập quốc tế.
• 2) Quan điểm của Đảng ta về hội nhập quốc tế.
• 3) Thành tựu hội nhập về kinh tế quốc tế.
• 4) Thành tựu hội nhập chính trị an ninh.
• 5) Thành tựu hội nhập văn hóa- xã hội.
• 6) Hạn chế hội nhập quốc tế và nguyên nhân.

• Hà Nội, 11/2021.

You might also like