Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

Vấn đề 1: NHỮNG VẤN ĐỀ

CƠ BẢN VỀ LHP VIỆT NAM


Học Liệu
 1. Hiến pháp Việt Nam năm 1946, 1959, 1980, 1992 (sửa đổi
năm 2001), Hiến pháp năm 2013.
 2. Chương I, Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, Trường Đại
học Luật Hà Nội, NXB CAND, Hà Nội, 2016
 3. Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình luật hiến
pháp Việt Nam, Nxb. ĐHQG, Hà Nội.
 4. Viện Đại học Mở Hà Nội, Giáo trình Luật Hiến pháp Việt
Nam, NXB Tư pháp
Mục tiêu đạt được
 Mối quan hệ giữa đối tượng điều chỉnh của LHP với các ngành luật
khác.

 Cho biết đâu là phương pháp điều chỉnh đặc thù của LHP, hãy giải
thích.

 Giải thích về những đặc điểm của quy phạm PL LHP.

 Giải thích về những đặc điểm của quan hệ PL LHP.

 Giải thích về những đặc điểm của nguồn của LHP.

 Giải thích tại sao ngành LHP có vị trí quan trọng như vậy. Mối quan hệ
giữa ngành LHP với các ngành luật khác trong hệ thống PLVN.
Mục tiêu đạt được
 Cho biết đâu là phương pháp nghiên cứu đặc thù của
khoa học LHP, hãy giải thích. Cho ví dụ.

 Giải thích về vị trí của khoa học LHP.

 Mối quan hệ giữa ngành LHP và khoa học LHP.

 Mối quan hệ giữa ngành LHP, khoa học LHP với môn
học LHP.
Nội dung bài học
 1. Ngành Luật Hiến pháp Việt Nam

 2. Khoa học Luật Hiến pháp Việt Nam

 3. Môn Học Luật Hiến pháp Việt Nam


I. Ngành Luật Hiến pháp Việt Nam
 1. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH

 Đối tượng điều chỉnh của ngành LHP là các quan hệ xã hội cơ bản nhất, quan trọng nhất liên quan
đến việc xác định:

 + Trong lĩnh vực chính trị: Các quan hệ liên quan đến việc xác định nguồn gốc quyền lực Nhà
nước, các hình thức nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước, các quan hệ xã hội xác định mối quan
hệ giữa Nhà nước, Đảng cộng sản Việt Nam, mặt trận tổ quốc Việt Nam, các quan hệ về đối nội,
đối ngoại của nhà nước…

 + Trong lĩnh vực kinh tế: Điều chỉnh các quan hệ xã hội xác định các loại hình sở hữu, các thành
phần kinh tế, chính sách của nhà nước đối với các thành phần kinh tế, vai trò của nhà nước đối
với nền kinh tế.

 + Trong lĩnh vực quan hệ giữa công dân và nhà nước: Điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản
xác định địa vị pháp lý cơ bản của công dân như: Quốc tịch, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công
dân.

 + Trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước: Điều chỉnh nguyên tắc, cơ cấu tổ
chức của bộ máy nhà nước
Ngành Luật Hiến pháp Việt Nam
 2. Phương pháp điều chỉnh

 + Phương pháp điều chỉnh chung

 - Phương pháp cho phép - trao quyền

 - Phương pháp bắt buộc

 - Phương pháp cấm

 + Phương pháp điều chỉnh đặc thù

 - Phương pháp xác lập những nguyên tắc chung


Ngành Luật Hiến pháp Việt Nam
 3. Quy phạm pháp luật Luật Hiến pháp

 Toàn bộ quy định của hiến pháp là quy phạm pháp luật hiến pháp, ngoài ra
quy phạm pháp luật hiến pháp còn nằm trong các văn bản pháp luật khác như
Luật, pháp lệnh và một số văn bản pháp quy là nguồn của Luật Hiến pháp

 Quy phạm luật hiến pháp điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản, quan
trọng trong nhiều lĩnh vực

 Nhiều quy phạm mang tính chất chung, không xác định quyền hay nghĩa vụ
cụ thể cho chủ thể quan hệ pháp luật hiến pháp

 Các quy phạm luật hiến pháp thường không đủ 3 bộ phận (thường không có
bộ phận chế tài). Có quy phạm Luật Hiến pháp có bộ phận giả định, chế tài
mà không có quy định.
Ngành Luật Hiến pháp Việt Nam
 4. Quan hệ pháp luật
 Quan hệ pháp luật hiến pháp là một loại quan hệ xã hội được
điều chỉnh bởi quy phạm luật hiến pháp. Nội dung của quan hệ này là
hoạt động của các chủ thể quan hệ pháp luật hiến pháp mà những hoạt
động đó chịu ảnh hưởng và nằm dưới sự hướng dẫn của nhà nước.
Nhà nước tác động đến chủ thể quan hệ pháp luật hiến pháp bằng các
xác định quyền và nghĩa vụ cho các chủ thể đó đồng thời bảo đảm
thực hiện bằng các biện pháp, bao gồm cả biện pháp cưỡng chế.
Ngành luật Hiến pháp Việt Nam
5. Nguồn của ngành Luật Hiến pháp

 Hiến pháp,

 Một số Luật, Nghị quyết do Quốc hội ban hành

 Một số Pháp lênh, Nghị quyết của UBTVQH

 Một số Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước

 Một số văn bản do Chính phủ, Thủ tướng chính phủ ban hành (Lưu ý, chỉ
những văn bản có chứa quy phạm luật hiến pháp, như Nghị định của Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ…)

 Một số Nghị quyết do HĐND ban hành


II. Khoa học Luật Hiến pháp
1. Đối tượng nghiên cứu
 - Đối tượng nghiên cứu của ngành LHP là các quy phạm, quan hệ, chế định
của ngành LHP.
 - Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của các quy phạm, các chế
định và thực tiễn áp dụng.
 - Quy phạm, quan hệ, chế định LHP các nước làm sáng tỏ về vấn đề bản chất
giai cấp, tính ưu việt của LHP Việt Nam và những vấn đề cần tiếp thu về trình độ,
kỹ thuật lập hiến của các nước khác.
 - Nghiên cứu các quan điểm chính trị, quan điểm pháp lý có liên quan đến
ngành Luật hiến pháp.
II. Khoa học luật Hiến pháp
2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp biện chứng Mac - Lênin: được sử dụng để nghiên cứu quá
trình phát triển của Luật Hiến pháp, cũng như bất cứ hiện tượng xã hội nào
khác, pháp luật nói chung, Luật Hiến pháp nói riêng luôn biến đổi.
 * Phương pháp lịch sử
 Khi nghiên cứu các quy phạm, quan hệ, chế định của LHP phải đặt nó
trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể mà nó ra đời, tồn tại.
 * Phương pháp hệ thống
 * Phương pháp so sánh
 * Phương pháp thống kê
II. Khoa học Luật Hiến pháp
 3. Cơ sở lý luận của khoa học Luật Hiến pháp

- Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước


pháp luật nói chung, nhà nước và pháp luật

- Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về Nhà nước
và Cách mạng Việt Nam, đó là quan điểm về xây dựng Nhà
nước Việt Nam kiểu mới của dân, do dân và vì dân;

- Quan điểm của các nhà lãnh đạo của Đảng và Nhà
nước ta như Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Trinh, Phạm
Văn Đồng… Ví dụ: Quan điểm lấy dân làm gốc.
II. Khoa học luật Hiến pháp Việt Nam

 4. Vị trí của khoa học luật Hiến pháp trong các khoa học pháp lý

 - trước hết khoa học luật hiến pháp liên quan chặt chẽ với khoa
học lý luận chung về nhà nước và pháp luật. khoa học lý luận chung
nghiên cứu về sự ra đời, quy luật phát triển của Nhà nước, chức năng,
bản chất và hình thức của Nhà nước.

 - Khoa học Luật hiến pháp còn có mối liên hệ chặt chẽ với các
khoa học pháp lý khác như lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam,
lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, Luật Hành chính, Luật Hình
sự, Luật Dân sự…
III. MÔN HỌC LUÂT HIẾN PHÁP
 Luật Hiến pháp là một môn khoa học chính thức trong
chương trình đào tạo cử nhân Luật của Trường Đại học
Luật Hà Nội, Khoa Luật Đại học Mở Hà Nội, Khoa Luật
trường đại học Quốc Gia Hà Nội và một số cơ sở đào tạo
khác. Môn học Luật Hiến pháp trang bị cho sinh viên
những hiểu biết cơ bản về tổ chức Nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, mối quan hệ giữa nhà nước và
công dân như: Chế độ chính trị, chính sách kinh tế, văn hóa
xã hội, quốc phòng an ninh của Nhà nước, quyền và nghĩa
vụ cơ bản của công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy
nhà nước…

You might also like