Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 20

Vấn đề 2: HIẾN PHÁP VÀ LỊCH

SỬ LẬP HIẾN VIỆT NAM


Học Liệu
1. Hiến pháp Việt Nam năm 1946, 1959, 1980, 1992 và Hiến pháp 2013
2. Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, Trường ĐH Luật Hà Nội, NXB
CAND, Hà Nội, 2016.
3. Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, khoa Luật, ĐHQG Hà Nội.
4. GS-TS. Thái Vĩnh Thắng, Lịch sử lập hiến Việt Nam, Nxb.Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 1997
5. Viện Đại học Mở Hà Nội, Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, NXB
Tư pháp
Mục tiêu đạt được
 Đánh giá về sự xuất hiện của HP, vị trí, vai trò của HP trong lịch sử nói
chung và ở Việt Nam nói riêng.

 Nghiên cứu HPVN nói riêng, rút ra được nhận xét gì để từ đó đặt ra vấn
đề hoàn thiện HPVN vừa đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập, vừa
thể hiện yếu tố chủ quyền, bản sắc văn hóa dân tộc trong vấn đề này.

 Đánh giá về việc sửa đổi (thay đổi HP ở Việt Nam hiện nay, những yêu
cầu đặt ra.

 Nhiệm vụ bảo hiến nói chung, các mô hình bảo hiến trên thế giới và
bảo hiến ở VN hiện nay.
Nội dung bài học

I. Sự ra đời của Hiến pháp Việt Nam

 II. Lịch sử lập hiến Việt Nam


I. Sự ra đời của Hiến pháp Việt Nam
 1. Khái niệm Hiến pháp

 Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp
lý cao nhất, quy định những vấn đề cơ bản nhất, quan trọng
nhất của Nhà nước và xã hội bao gồm chế độ chính trị, chế độ
kinh tế, chính sách văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ,
mối quan hệ cơ bản giữa nhà nước và công dân, tổ chức và
hoạt động của bộ máy nhà nước. Hiến pháp là văn bản thể
hiện tập trung nhất, rõ nét nhất ý chí và bảo vệ lợi ích của giai
cấp thống trị xã hội
I. Sự ra đời và phát triển của Hiến pháp
 1. Sự ra đời của Hiến pháp
 a/ Về chính trị,
 Sự ra đời của Hiến pháp với tính chất là luật cơ bản gắn liền với thời kỳ giai cấp tư sản giành
chính quyền trong cuộc đấu tranh chống lại Nhà nước chuyên chế phong kiến để thành lập ra nhà
nước dân chủ mà ở đó, tất cả quyền lực Nhà nước đều thuộc về nhân dân.
 b/ Về tư tưởng, Hiến pháp ra đời trong nhà nước tư sản bởi có sự xuất hiện học thuyết phân
chia quyền lực - học thuyết đòi hỏi ba nhánh quyền lực nhà nước là hành pháp, lập pháp, tư pháp
phải được phân chia cho ba cơ quan khác nhau nắm giữ để vừa thực hiện, vừa chế ước, đối trọng
lẫn nhau, qua đó tạo ra sự cân bằng quyền lực.
 c/ Về kinh tế, sự ra đời của Hiến pháp còn bắt nguồn từ đặc trưng quan hệ sản xuất TBCN đặt
ra yêu cầu phải thiết lập quan hệ sản xuất mới phù hợp với lực lượng sản xuất, các quyền của con
người, quyền về kinh tế…phải được nhà nước tôn trọng
I. Sự ra đời và phát triển của Hiến pháp
2. Đặc điểm của Hiến pháp
- Về Hình thức:

+ Phạm vi điều chỉnh của Hiến pháp rất rộng.

+ HP có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống


pháp luật của một nhà nước

+ Hiến pháp có thủ tục tiếp nhận và sửa đổi đặc biệt

+ Tính hiện thực và tính cương lĩnh của HP


I. Sự ra đời và phát triển của Hiến pháp
 - Về Nội dung:

 Hiến pháp thể hiện ý chí giai cấp thống trị xã hội sâu
sắc
I. Sự ra đời và phát triển của Hiến pháp
 3. Phân loại của Hiến pháp
 a/ Căn cứ theo hình thức: Hiến pháp thành văn và Hiến pháp bất
thành văn.
 b/ Căn cứ theo nội dung: Hiến pháp cổ điển và Hiến pháp hiện
đại.
 c/ Căn cứ theo thủ tục thông qua: Hiến pháp nhu tính và Hiến
pháp cương tính.
 d/ Căn cứ vào bản chất: Hiến pháp TBCN và Hiến pháp XHCN.
II. Lịch sử lập hiến Việt Nam
 2.1. Giai đoạn trước cách mạng Tháng Tám và những tư tưởng lập
hiến ở Việt Nam
 2.2 Giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân - Hiến pháp 1946
 2.3. Giai đoạn xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng
miền Nam - Hiến pháp 1959
 2.4. Thời kỳ xây dựng CNXH trên phạm vi cả nước - Hiến pháp 1980
 2.5. Thời kỳ đổi mới - Hiến pháp 1992 (sửa đổi 2001)
 2.5. Thời kỳ đổi mới - Hiến pháp 2013
II. Lịch sử lập Hiến Việt Nam
1. Hiến pháp năm 1946 (Thông qua ngày 9/11/1946 gồm 7 Chương 70 Đ)

Kinh tế: Đất nước rất nghèo, nạn đói kéo dài, ngân khố rỗng

Về Chính trị, Ngoại giao: VN thế giới chưa công nhận và có tên trên bản đồ
thế giới

Về văn hóa, giáo dục: Chủ yếu nhân dân mù chữ

Nhiệm vụ: Cụ thể hóa nhiệm vụ CMDTDC nhân dân

Tính chất: HP dân chủ nhân dân


II. Lịch sử lập Hiến Việt Nam
 Ý nghĩa của Hiến pháp năm 1946

 Hiến pháp 1946 là bản hiến pháp DCND đầu tiên ở Đông Nam Á

 Mặc dù còn hạn chế nhưng Hiến pháp 1946 đã đặt nền móng cho
sự ra đời nền lập hiến dân chủ ở Việt Nam

 Hiến pháp xác lập địa vị làm chủ của người dân

 Nhiều quy định của Hiến pháp 1946 đã đặt nền móng cho sự ra
đời nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay.
II. Lịch sử lập Hiến Việt Nam
 2. Hiến pháp năm 1959 (10 Chương 112Đ, 1/1/1960)

 Về kinh tế: Chúng ta đã xây dựng được cơ sở vật chất bước đầu của nhà nước
XHCN.

 Về cơ cấu giai cấp: Với sự ra đời của kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, giai
cấp công nhân, nông dân tập thể hình thành và ngày càng lớn mạnh.

 Về văn hóa, giáo dục: Với chính sách xóa mù chữ, Nhà nước bảo đảm thực
hiện quyền học tập của công dân dưới mọi hình thức nên trình độ dân trí đã
nâng lên một bước.

 Về ngoại giao: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã đưa Việt Nam lên một
tầm vóc mới.
II. Lịch sử lập Hiến Việt Nam
 2. Hiến pháp năm 1959 (10 Chương 112Đ, 1/1/1960)

 Nhiệm vụ: Cụ thể hóa nhiệm vụ cải tạo và xây dựng CNXH ở miền Bắc, xây
dựng miền Bắc thành hậu phương vững chắc để giải phóng miền Nam thống nhất

 Tính chất: Hiến pháp Xã hội chủ nghĩa

 Ý nghĩa:
 - Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam (tức Đảng Cộng sản
Việt Nam ngày nay)

 - Là Hiến pháp XHCN đầu tiên của nước ta đặt cơ sở pháp lý nền tảng cho sự
nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ
nghĩa
II. Lịch sử lập Hiến Việt Nam
 3. Hiến pháp năm 1980 (12 Chương 147 Điều)

 Nhiệm vụ: Cụ thể hóa nhiệm vụ xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc
trong phạm vi cả nước

 Tính chất: Là HP XHCN nhưng so với HP 1959 rất rõ nét

 Kinh tế: Là kinh tế XH thuần nhất và là điểm hạn chế


 Về ngoại giao: chiến thắng đế quốc Mỹ và tay sai đã tạo ra thế lực mới
cho Việt Nam

 Chiến tranh biên giới phía Bắc và Tây Nam xảy ra => nhiệm vụ quan
trọng của việc bảo vệ tổ quốc trong thời kỳ mới.
II. Lịch sử lập Hiến Việt Nam
 3. Hiến pháp năm 1980 (12 Chương 147 Điều)

 Ý nghĩa.
 - Hiến pháp 1980 là Hiến pháp của nước CHXHCNVN thống nhất,
Hiến pháp của thời kỳ quá độ lên CNXH trong phạm vi cả nước.

 - Hiến pháp 1980 là văn bản pháp lý tổng kết và khẳng định những
thành quả đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam trong nửa
thế kỉ qua, thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân ta quyết tâm
xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

 - Hiến pháp 1980 thể chế hoá cơ chế “Đảng lãnh đạo, nhân dân làm
chủ, NN quản lý”.
II. Lịch sử lập Hiến Việt Nam
4. Hiến pháp năm 1992 sửa đổi năm 2001 (12 Chương, 147
Điều)

 Nhiệm vụ: Cụ thể hóa và đổi mới kinh tế và từng bước đổi
mới về chính trị

 Kinh tế: Kinh tế có sự thay đổi dẫn đến cách quản lý thay đổi

 Tính chất: Hiến pháp của thời kỳ này quá độ tiến lên CNXH
II. Lịch sử lập Hiến Việt Nam
 4. Hiến pháp năm 1992 sửa đổi năm 2001 (12 Chương, 147 Điều)
 Ý nghĩa của Hiến pháp 1992
 Một là: HP xây dựng CNXH trong thời kỳ đổi mới toàn diện và sâu sắc về KT, từng
bước và vững chắc về chính trị.

 Hai là: HP kế thừa có chọn lọc những tinh hoa của các Hiến pháp 1946, 1959 và
1980; đồng thời đã vận dụng sáng tạo những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác –
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng CNXH vào hoàn cảnh cụ thể của nước
ta.

 Ba là: Hiến pháp 1992 đánh dấu sự phục hưng và phát triển của nền KT XH Việt
Nam vào những năm cuối thế kỷ XX. Nó cũng là tấm gương phản chiếu những tư
tưởng đổi mới trong tư tưởng lập hiến và lập pháp của con người Việt Nam.

 Bốn là: Hiến pháp thể hiện sự độc lập và tự chủ trong tiến trình phát triển của nền
triết học pháp quyền Việt Nam, một nền triết học pháp quyền thể hiện bản sắc dân
tộc; đồng thời thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn với tính quốc tế và hiện đại trên cơ
sở phát triển những tinh hoa của văn hoá pháp lý Việt Nam.
II. Lịch sử lập Hiến Việt Nam
 5. Hiến pháp năm 2013 (11 Chương và 120 Điều)

 Hoàn cảnh ra đời: Trên cơ sở Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 (bổ sung, phát
triển năm 2011) của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhằm thể chế hóa
đầy đủ hơn, sâu sắc hơn quan điểm của Đảng và nhà nước ta về đề
cao chủ quyền nhân dân

 Nhiệm vụ: Cụ thể hóa Nhiệm vụ đổi mới về kinh tế và đổi mới về
chính trị

 Chính trị: Hiến pháp của thời kỳ quá độ tiến lên CNXH
II. Lịch sử lập Hiến Việt Nam
 5. Hiến pháp năm 2013 (11 Chương và 120 Điều)
 Tính chất

 Hiến pháp 2013 là bản hiến pháp có tính chất xã hội


chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ hội nhập, quá
độ đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

You might also like