Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 17

TỐ HỮU

Tố
Hữu
1920 - 2002
Phần 1: TÁC GIẢ
1) Tiểu sử
- Tên thật: Nguyễn Kim Thành (1920 – 2002)
- Quê: Thừa Thiên Huế.
- Gia đình: nhà nho nghèo
- Cuộc đời: 3 giai đoạn:
+ Thời thơ ấu: sinh trưởng ở Huế trong một gia đình nhà
nho nghèo, sớm mồ côi mẹ.
+ Thời thanh niên: sớm giác ngộ lí tưởng, hăng hái đấu
tranh trong nhà tù thực dân.
+ 1946 – 1986: Giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy
lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, có nhiều đóng góp cho nền
văn học VN.
* Nhân tố ảnh hưởng đến hồn thơ
● Quê hương: Chất Huế làm nên giọng tâm tình ngọt ngào trong
phong cách thơ Tố Hữu.
● Gia đình: cha mẹ phát triển năng khiếu văn học từ sớm.
● Lí tưởng cách mạng: Phong cách thơ chất trữ tình - chính trị.
● Thời đại: Cuộc đời Tố Hữu song hành với hai cuộc kháng
chiến vĩ đại của dân tộc. Những sự kiện của lịch sử đất nước
đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo dồi dào cho Tố Hữu.
Thơ ông mang tinh thần của thời đại nên đậm đà chất sử thi.
2)SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC
(1) “Từ ấy” (1937 -1946)
● Nội dung chính:
+ “Máu lửa”: cảm thông với cuộc sống cơ cực của người nghèo và
khơi dậy ý chí đấu tranh ở họ.
+ “Xiềng xích”: tâm tư khao khát tự do và ý chí chiến đấu trong nhà

+ “Giải phóng”: Ca ngợi thắng lợi cách mạng và khẳng định niềm
tin.
● Tác phẩm tiêu biểu: “Từ ấy”, “Nhớ đồng”, “Huế tháng 8”.
● (2) “Việt Bắc” (1946 – 1954)
● Vị trí: là tập thơ tiêu biểu, xuất sắc của nền văn học chống
Pháp
● Nội dung:
+ Bản hùng ca về cuộc kháng chiến chống Pháp với những
chặng đường gian lao, anh dũng và những thắng lợi rực rỡ,
huy hoàng.
+ Thể hiện thành công hình ảnh của quần chúng cách mạng
(người lính, người mẹ VN, em liên lạc)
+ Trân trọng ngợi ca những tình cảm lớn của con người VN
trong kháng chiến: yêu nước, yêu Đảng, yêu lãnh tụ và nổi
bật với tình dân quân
(3) “Gió lộng” (1955-1961)
- Nội dung: Khai thác đề tài về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
miền Bắc, niềm tin tưởng vào tương lai của đất nước, ca ngợi
người lao động
- Tác phầm tiêu biểu: Bài ca mùa xuân (1961)
(4) Ra trận (1962 – 1971), Máu và Hoa (1972-1977)
- Nội dung: Thể hiện khí thế chiến thắng và niềm vui lớn lao
khi nước nhà thống nhất.
- Tác phẩm tiêu biểu: Bài ca xuân (1968), Bác ơi.
(5) “Một tiếng đờn” (1992), “Ta với ta” (1999)
- Nội dung: những suy nghĩ, triết lí về cuộc đời trong quá khứ
và hiện tại
- Tác phầm tiêu biểu: Một tiếng đờn
3/ phong cách thơ Tố Hữu.
1) Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị rất sâu sắc
* Hồn thơ Tố Hữu luôn hướng tới những vấn đề chung, mang
tính cộng đồng, dân tộc.
- Thơ Tố hữu là thơ của lẽ sống lớn: đó là lẽ sống của lí tưởng
cộng sản, sống vì mọi người, vì dân tộc
- Thơ của Tố Hữu là thơ của tình cảm lớn: Thơ TH không viết
về những tình cảm riêng tư cá nhân mà tập trung miêu tả một
cách xúc động những tình cảm lớn của nhân dân, của thời đại:
tình quân dân (Việt Bắc), tình yêu dành cho lãnh tụ (Bác ơi).
- Thơ Tố Hữu là thơ của niềm vui lớn: Tố Hữu không
viết về những niềm vui cá nhân nhỏ nhặt mà thường thể
hiện niềm hân hoan, sung sướng trước những sự kiện
trọng đại của đất nước. (VD: Huế tháng 8, đoạn thơ “
Những đường Việt Bắc của ta” trong bài “Việt Bắc”).
2) Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn.
a) Khuynh hướng sử thi
+ Đề tài, chủ đề: Tố Hữu viết về các vấn đề chung như vận mệnh
dân tộc, những sự kiện có ý nghĩa lịch sử,và có tính chất toàn
dân. Nhà thơ ít đề cập đến số phận cá nhân.(VD: lí tưởng cộng
sản (Từ ấy), lãnh tụ (Bác ơi, Sáng tháng 5), mối quan hệ quân
dân ( Việt Bắc).
+ Cảm hứng: cảm hứng chủ đạo là cảm hứng lịch sử dân tộc
không phải cảm hứng thế sự đời tư
+ Nhân vật trữ tình : thường đại diện cho những phẩm chất tốt
đẹp của cả dân tộc, mang tầm vóc lịch sử thời đại.
b) Cảm hứng lãng mạn:
- Biểu hiện :
+ Thơ Tố Hữu có nhiều niềm vui, niềm sung sướng,hạnh
phúc, nếu có viết về mất mát, đau thương cũng là để hướng
tới điều tốt đẹp.(
+ Thơ Tố Hữu thể hiện thái độ lạc quan, tin tưởng luôn hướng
về ngày mai tươi sáng
3) Thơ Tố hữu có giọng tâm tình, ngọt ngào, tha thiết.
- Biểu hiện:
+ Tố Hữu viết thơ về vấn đề chính trị, tuyên truyền cách
mạng bằng hình thức nói chuyện ( hình thức đối đáp)
+ Trong thơ Tố Hữu có cách xưng hô gần gũi,thân thiết.
VD: mình – ta, bạn đời ơi, mình-mình.
4 )Nghệ thuật
- Về nghệ thuật,Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc:
+ Thể thơ: lục bát.
+ Hình ảnh: không sử dụng hình ảnh tượng trưng, ước lệ, không
dùng điển cố, điển tích, Tố Hữu sử dụng những hình ảnh của đời
thường, giản dị, mộc mạc, gắn bó với đất nước, con người Việt Nam.
+ Ngôn ngữ:
• Sử dụng thành ngữ,tục ngữ, ca dao, dân ca và lối nói dân gian trong
thơ.
• Sử dụng ngôn từ tiếng Việt bình dân nhưng gợi cảm. (từ láy)
• Phát huy hiệu quả của tính nhạc trong ngôn từ. (biện pháp tu từ)

You might also like