Tuần 12 - DTCS (DTTT)

You might also like

Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 23

HỌC PHẦN

Điện tử công suất


Số tín chỉ: 02
Hệ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: Công nghệ kĩ thuật Điện tử
truyền thông

TUẦN 10
Tài liệu học tập và tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU HỌC TẬP

1. Tài liệu học tập "Điện tử công suất và ứng dụng", Võ Thu Hà, Nguyễn Thị
Thành, Nguyễn Cao Cường, trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp,
2018.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

2. Điện tử công suất - Nguyễn Bính, nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, 2013

3. Phân tích và giải mạch điện tử công suất - Phạm Quốc Hải nhà xuất bản khoa
học kỹ thuật, 2013

4. Điện tử công suất – Võ Minh Chính, nhà suất bản khoa học kỹ thuật, 2010
MỤC TIÊU HỌC PHẦN

 Kiến thức:
Sinh viên hiểu được các mạch động lực, mạch điều khiển của
các bộ biến đổi công suất lớn như các bộ chỉnh lưu công suất
lớn, các bộ điều chỉnh điện áp, các bộ biến tần... và ứng dụng của
nó trong các hệ thống điện thông dụng của các máy sản xuất.

Kỹ năng:
Sinh viên hiểu được nguyên lý biến đổi năng lượng điện năng
của các bộ biến đổi đồng thời tính toán chọn được các thiết bị hệ
thống điện tử công suất.
Lưu ý

Bài giảng đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện
NỘI DUNG BÀI GIẢNG TUẦN 10
CHƯƠNG 7: ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ BIẾN ĐỔI (TIẾP)

7.3. Mạch điều khiển BBĐ Một chiều – Xoay chiều


7.3.1. Điều chế SPWM cho nghịch lưu độc lập điện áp một pha
7.3.2. Điều chế SPWM cho nghịch lưu độc lập điện áp ba pha
7.3.3. Điều khiển BBĐ nghịch lưu
BÀI GIẢNG TUẦN 10

CHƯƠNG 7: MẠCH ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ

BIẾN ĐỔI (TIẾP)


2. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG

*Cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về mạch điều khiển
của BBĐ Một chiều – Xoay chiều
*Sinh viên nắm được các mạch điều khiển của bộ nghịch lưu
điện áp
*Sinhviên nắm được phương pháp điều khiển SPWM cho
NLĐA một pha, NLĐA 3 pha
3. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP

*Để học tập tốt bài học, sinh viên cần thực hiện những nhiệm
vụ sau trước khi học:
*Đọc trước “ Tài liệu học tập Điện tử công suất và ứng dụng”
phần chương 7: “Mạch điều khiển thiết bị biến đổi”.
“7.3. Mạch điều khiển BBĐ Một chiều – Xoay chiều”
*Đọc trước Slide “Mạch điều khiển thiết bị biến đổi”. Phần
“7.3. Mạch điều khiển BBĐ Một chiều – Xoay chiều”
*Trả lời các câu hỏi cuối bài
*Hoàn thành các câu hỏi, bài tập cuối các phần
*Trao đổi và thảo luận với giảng viên
4. NỘI DUNG CHI TIẾT

7.3. Mạch điều khiển BBĐ Một chiều – Xoay chiều


7.3.1. Điều chế SPWM cho nghịch lưu độc lập điện áp một pha

7.3.2. Điều chế SPWM cho nghịch lưu độc lập điện áp ba pha

7.3.3. Điều khiển BBĐ nghịch lưu


7.3.1. Điều chế SPWM cho nghịch lưu độc lập điện áp một

- Điều chế PWM tuy được phân thành hai loại lớn là điều chế
hình sin (SPWM) và điều chế vecto (VPWM), song sự đa dạng
của từng kiểu điều chế rất phong phú, đặc biệt là VPWM, và
vẫn được tiếp tục nghiên cứu phát triển. Do đó dưới đây chỉ đề
cập một kiểu kinh điển là điều chế SPWM.
- Nguyên tắc của SPWM là trong một khoảng dẫn của van
transistor không dẫn liên tục mà đóng cắt rất nhiều lần với độ
rộng xung dẫn bám theo giá trị tức thời của hình sin có tần số
bằng sóng hài cơ bản.
10
7.3.1. Điều chế SPWM cho nghịch lưu độc lập điện áp một pha

Nguyên lý này khi dùng xung tam giác tần số cao (gọi là sóng mang
– carrier) để so sánh với điện áp hình sin (gọi là sóng điều chế -
modulation), điểm cắt nhau giữa hai điện áp này là điểm chuyển đổi
trạng thái của hai cặp van cho nhau.

11
7.3.1. Điều chế SPWM cho nghịch lưu độc lập điện áp một pha

Điều chế PWM hình SIN hai cực tính

Điện áp ra không chỉ còn hai xung chữ nhật với biên độ +E và –E mà là một dãy xung có độ
rộng biến thiên theo quy luật của sóng điều chế hình sin. Khi điện áp đầu ra sau mỗi lần
đóng ngắt van luôn tồn tại cả hai dấu ± E như vậy thì được gọi là điều chế hai cực tính

12
7.3.1. Điều chế SPWM cho nghịch lưu độc lập điện áp một pha

Điều chế PWM hình SIN một cực tính

PWM cho điện áp ra ở suốt nửa chu kỳ chỉ có một dấu, hoặc dương, hoặc âm, được gọi
là điều chế một cực tính.

13
7.3.2. Điều chế SPWM cho nghịch lưu độc lập điện áp ba pha

14 Sơ đồ mạch cầu
Sơ đồ mạch bán cầu
7.3.3. ĐIỀU KHIỂN BBĐ NGHỊCH LƯU

- Phát xung chủ đạo, để tạo tín hiệu đồng bộ cho toàn bộ hệ thống và
có tần số tỉ lệ với sóng hài cơ bản với điện áp ra.
- Bộ phân phối các tín hiệu xung vào từng van lực riêng biệt theo
đúng thứ tự làm việc của chúng theo nguyên lý hoạt động.
- Khâu xác định khoảng dẫn cho các van thực hiện theo phương
pháp điều khiển cụ thể.
15
- Bộ khuếch đại xung: tăng đủ công suất để đóng/mở van lực.
7.3.3. ĐIỀU KHIỂN BBĐ NGHỊCH LƯU
a. Điều khiển nghịch lưu điện áp đơn giản
- Điều khiển nghịch lưu điện áp một pha

16
7.3.3. ĐIỀU KHIỂN BBĐ NGHỊCH LƯU
a. Điều khiển nghịch lưu điện áp đơn giản
- Điều khiển nghịch lưu điện áp một pha

17
7.3.3. ĐIỀU KHIỂN BBĐ NGHỊCH LƯU
a. Điều khiển nghịch lưu điện áp đơn giản
- Điều khiển nghịch lưu điện áp ba pha

18
7.3.3. ĐIỀU KHIỂN BBĐ NGHỊCH LƯU
b. Điều khiển nghịch lưu điện áp với SPWM
Để thực hiện phương pháp SPWM hợp lý nhất là sử dụng kỹ thuật
số, nhất là khi tần số ra thay đổi trong phạm vi rộng. Tuy nhiên ở
đây chỉ đề cập nguyên lý SPWM sử dụng kỹ thuật tương tự và hạn
chế ở nghịch lưu với tần số ra không đổi để làm rõ nguyên tắc điều
khiển chung.

19
7.3.3. ĐIỀU KHIỂN BBĐ NGHỊCH LƯU
b. Điều khiển nghịch lưu điện áp với SPWM

20
CÂU HỎI VÀ BÀI TÂP TUẦN 10

Câu 1: Phương pháp điều chế SPWM là gì?


Câu 2: Trình bày sơ đồ khối mạch điều khiển BBĐ nghịch lưu?
Câu 3: Trình bày phương pháp điều khiển nghịch lưu điện áp một pha?
Câu 4: Trình bày phương pháp điều khiển nghịch lưu điện áp ba pha?
CHÚC CÁC EM HỌC TẬP TỐT!
Xin chân thành cảm ơn các Thầy
Cô và các bạn đã lắng nghe!

You might also like