Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 30

HỌC SINH VỚI

PHÁP LUẬT
LỚP:
LUẬT AN NINH MẠNG (2018)
Câu 1: “An ninh mạng” là gì?
A. Là sự giám sát hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an
ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức,
cá nhân
B. Là sự kiểm tra hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an
ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức,
cá nhân
C. Là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an
ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức,
cá nhân
D. Là sự phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng
Đáp án C, căn cứ Khoản 1 Điều 2 Luật An ninh mạng năm 2018
Câu 2: Thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền
chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm:

A. Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
B. Chiến tranh tâm lý, kích động chiến tranh xâm lược, chia rẽ, gây thù
hận giữa các dân tộc, tôn giáo và nhân dân các nước;
C. Xúc phạm dân tộc, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, vĩ nhân, lãnh tụ, danh
nhân, anh hùng dân tộc.
D. Tất cả đáp áp trên
 Đáp án D, căn cứ Khoản 1 Điều 16  Luật An ninh mạng năm 2018.
Câu 3: Người có hành vi vi phạm được quy định trong  Luật An
ninh mạng thì bị xử lý như thế nào?
A. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi
phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt
hại thì phải bồi thường
B. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị khiển trách, xử lý kỷ luật,
xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây
thiệt hại thì phải bồi thường
C. Nhẹ thì bị xử lý vi phạm hành chính, nặng thì bị truy cứu trách nhiệm
hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường
D. Có thể bị buộc thôi việc, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu
trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường
Đáp án A, căn cứ Điều 9 Luật An ninh mạng năm 2018.
Câu 4: Trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử hoặc chuyên
trang trên mạng xã hội của cơ quan, tổ chức, cá nhân không được
cung cấp, đăng tải, truyền đưa thông tin có nội dung nào dưới đây

A. Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
B. Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, lôi kéo tụ tập đông người gây rối,
chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức gây
mất ổn định về an ninh, trật tự.
C. Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;
D. Tất cả các đáp án trên.
Đáp án D, căn cứ Khoản 1 Điều 26 Luật An ninh mạng năm 2018.
Câu 5: Đối tượng có thể được tuyển chọn vào lực lượng bảo vệ an
ninh mạng?

A. Công dân Việt Nam có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, sức
khỏe, trình độ, kiến thức về an ninh mạng, an toàn thông tin mạng, công
nghệ thông tin và có nguyện vọng
B. Người từ đủ 18 tuổi trở lên có bằng cử nhân công nghệ thông tin
C. Công dân Việt Nam được Bộ công an đào tạo nghiệp vụ về an ninh
mạng, có hiểu biết về công nghệ thông tin
D. Công dân Việt Nam có đủ sức khỏe, có bằng cử nhân công nghệ
thông tin và được đào tạo nghiệp vụ về an ninh mạng
Đáp án A, căn cứ Khoản 1 Điều 32 Luật An ninh mạng năm 2018.
Câu 6. Việt Nam có phải là quốc gia duy nhất trên thế giới quy định lƣu trữ dữ
liệu trong nước và yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp thông tin cho cơ quan chức
năng hay không?
Trả lời: KHÔNG PHẢI!
GV giải thích:
Hiện đã có 18 quốc gia trên thế giới quy định phải lưu trữ dữ liệu ở trong nước, như
Mỹ, Canada, Liên bang Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc, Úc, Indonesia, Hi Lạp, Bulgaria,
Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ, Venezuela, Colombia, Argentina, Brazil.
Tùy vào tình hình thực tế, các quốc gia có thể yêu cầu lưu trữ các loại dữ liệu không
giống nhau. Tất cả các quốc gia trên thế giới đều coi an ninh quốc gia là ưu tiên hàng
đầu. Do đó, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên không gian mạng đã và đang phải
phối hợp, đáp ứng yêu cầu của các cơ quan chức năng của các quốc gia trên thế giới
trong bảo vệ an ninh quốc gia, phòng, chống tội phạm. Luật An ninh mạng Việt Nam đã
quy định rõ các trường hợp phải cung cấp thông tin cho lực lượng chuyên trách bảo vệ
an ninh mạng, cụ thể:
(1) Khi lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng có yêu cầu bằng văn bản;
(2) Để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng.
Luật Phòng, chống
ma túy
Câu 1. Ma Túy là chất được chiết xuất từ:
A.Cây Côca
B.Cây Cần sa
C.Cây thuốc phiện
D. Cả a, b, c đều đúng
Câu 2. Tội sử dụng trái phép chất ma túy, bị phạt tù từ:
E. 3 tháng đến 2 năm
F. 3 năm đến 3 năm
G.3 tháng đến 4 năm
H. 3 tháng đến 5 năm
Câu 3. Thuốc lắc là dạng ma tuý
A.Ma tuý công nghiệp
B.Ma tuý tự nhiên
C.Ma tuý tổng hợp
D.Ma tuý bán tổng hợp
Câu 4: Ma tuý xâm nhâm vào cơ thể con người bằng cách nào:
E. Qua hệ hô hấp, hệ tuần hoàn
F. Qua hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hoá .
G.Qua hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết
H.Qua hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa và hệ bài tiết
Câu 5. Làm thế nào để không bị bạn bè rủ rê, lôi kéo vào con đường sử
dụng ma túy:
A.Không quan hệ bạn bè
B.Không nghe theo sự cám dỗ, mời mọc, thách thức của bạn bè
C.Không tập hút thuốc lá
D.Không tham gia các tệ nạn xã hội
Câu 6: Khi lỡ sử dụng chất ma tuý, bạn phải:
E. Tự bản thân khắc phục
F. Đến cơ quan tư vấn để được giúp đỡ .
G.Xa lánh bạn bè, người thân
H.Cả a, b, c đều đúng
LUẬT PHÒNG, CHỐNG
THAM NHŨNG
Câu 1: Thế nào là tham nhũng?

A. Tham nhũng là hành vi của cán bộ, công chức nhà nước đã lợi dụng
chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.
B. Tham nhũnglà hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi.
C. Tham nhũnglà hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng
chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.
D. Tham nhũnglà hành vi cửa quyền, hách dịch, đòi hỏi, gây khó khăn,
phiền hà của người có chức vụ, quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ,
công vụ.
Đáp án C (Khoản 1 Điều 3 Luật phòng chống tham nhũng năm 2018 )
Câu 2: Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 quy định việc xử
lý tài sản tham nhũng như thế nào?

A. Tài sản tham nhũng phải được thu hồ theo quy định của pháp luật.
B. Tài sản tham nhũng phải được trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý
hợp pháp theo quy định của pháp luật.
C. Tài sản tham nhũng phải được tịch thu theo quy định của pháp luật.
D. Tài sản tham nhũng phải được thu hồi, trả lại cho chủ sở hữu, người
quản lý hợp pháp hoặc tịch thu theo quy định của pháp luật.
 
Đáp án D (Khoản 1 Điều 93 Luật phòng chống tham nhũng năm
2018 ).
Câu 3: Công dân có quyền gì trong công tác phòng, chống tham nhũng?
A. Công dân chỉ có quyền phát hiện  và  báo tin về hành vi tham nhũng.
B. Công dân chỉ có quyền giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham
nhũng.
C. Công dân chỉ có quyền phát hiện, kiến nghị với cơ quan nhà nước hoàn thiện pháp
luật về phòng, chống tham nhũng và giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng,
chống tham nhũng.
D. Công dân có quyền phát hiện, phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin về hành vi tham
nhũng và được bảo vệ, khen thưởng theo quy định của pháp luật; có quyền kiến nghị
với cơ quan nhà nước hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng và giám sát
việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Đáp án D (Khoản 1 Điều 5 Luật phòng chống tham nhũng năm 2018 )
Câu 4: Hành vi nào sau đây không phải là hành vi tham nhũng?

A. Tham ô tài sản.


B. Nhận hối lộ; đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ
quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi.
C. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản
D. Không thực hiện kịp thời trách nhiệm giải trình
Đáp án D, căn cứ Điều 2 Luật PCTN
Câu 5: Thế nào là vụ lợi?

A. Vụ lợi là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức
vụ, quyền hạn đó để tham nhũng.
B. Vụ lợilà việc công chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm đạt được
lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đáng.
C. Vụ lợi là việc người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ,
quyền hạn nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không
chính đáng.
D. Vụ lợi là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để tham nhũng.
Đáp án C (Khoản 7 Điều 3 Luật phòng chống tham nhũng năm 2018)
Câu 6: Chủ thể nào sau đây không được quy định là người có chức
vụ, quyền hạn?

A. Cán bộ, công chức, viên chức.


B. Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc
phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân.
C. Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
D. Người lao động trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Đáp án D, căn cứ Khoản 2 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng
LUẬT
NGHĨA VỤ QUÂN SỰ 2015
Câu 1. Những đối tượng nào được miễn đăng ký nghĩa vụ
quân sự
A. Người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm
thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật.
B. Người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm
thần theo quy định của pháp luật.
C. Người khuyết tật, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy
định của pháp luật.
D. Người tàn tật tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần
hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật.
Câu 2. Độ tuổi gọi công dân nhập ngũ trong thời bình là bao
nhiêu

A. Từ 18 đến 25 tuổi
B. Từ 18 đến hết 25 tuổi
C. Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi
D. Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi, riêng đối với công dân được
đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập
ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
Câu 3. Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về
đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh
gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành
vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi
phạm, thì 
A. Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng
đến 02 năm.
B. Bị  phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
C. Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng
đến 02 năm.
Câu 4. Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là nghĩa vụ
thiêng liêng và quyền cao quý của:

A. Công dân Việt Nam


B. Thanh niên từ 18 đến 35 tuổi
C. Thanh niên từ 16 đến 35 tuổi
D. Thanh niên từ 16 đến 30 tuổi
Câu 5. Hành vi không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu đối với
công dân nam đủ 17 tuổi trong năm thuộc diện phải đăng ký nghĩa
vụ quân sự thì bị xử lý như thế nào?
A. Phạt cảnh cáo
B. Phạt tiền
C. Truy cứu trách nhiệm hình sự

Câu 6. Công dân nam bao nhiêu tuổi thì đăng ký nghĩa vụ lần đầu?
A. Đủ 17 tuổi trở lên
B. Đủ 18 tuổi
C. 16 tuổi
D. Bước qua tuổi 16
MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ TUỔI
VỊ THÀNH NIÊN
Câu 1: Người chưa thành niên phạm tội Không áp dụng hình phạt nào sau đây:
A. Cảnh cáo;
B. Tử hình;
C. Cải tạo không giam giữ;
D. Tù có thời hạn.
Câu 2: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi vi phạm rất nghiêm
trọng do cố ý hoặc đặc biệt nghiêm trọng theo quy định của Bộ Luật Hình sự là
từ
A. Đủ 14 tuổi
B. Đủ 15 tuổi
C. Đủ 16 tuổi
D. Đủ 18 tuổi
Câu 3: Ở lứa tuổi học sinh, phương pháp phòng tránh thai nào hiệu quả nhất?
A. Dùng thuốc tránh thai hàng ngày theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
B. Dùng bao cao su.
C. Không quan hệ tình dục.
D. Đặt vòng tránh thai.
Câu 4: Theo quy định của Bộ Luật Hình sự, người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng
vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ
đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý
muốn của nạn nhân, thì phải chịu trách nhiệm
A. Hành chính
B. Hình sự
C. Dân sự
D. Cảnh cáo
Câu 5: Đâu là lý do không nên quan hệ tình dục ở tuổi vị thành niên ?

A. Tuổi học đường là mùa xuân đầu tiên trong cuộc đời, vì vậy thanh niên
chúng ta nên tập trung vào học tập và phấn đấu cho một tương lai tươi
sáng.
B. Tình bạn, tình yêu, là những rung động đầu đời rất đẹp và không thể
thiếu trong cuộc đời mỗi con người, song hãy làm sao để nó đừng làm
chúng ta hối tiếc và ân hận.
C. Không quan hệ tình dục sớm là cách tốt nhất để thanh niên chúng ta tự
tránh mình và bạn mình khỏi những nguy cơ rắc rối không đáng có về sức
khoẻ và tâm lý.
D. Tất cả các điều trên.
Câu 6: Vì sao không nên kết hôn và sinh con ở tuổi vị thành niên ?

A. Vì còn ít tuổi.
B. Vì cơ thể chưa phát triển đủ độ thuần thục về sinh dục.
C. Vì chưa được chuẩn bị về tâm lý và các điều kiện.
D. Vì tất cả những lý do trên.

You might also like