Phép Thở 4 Thời: Hv: Nguyễn Thị Lệ Quyên LỚP: BSNT YHCT 2018-2021

You might also like

Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 34

PHÉP THỞ 4 THỜI

HV: NGUYỄN THỊ LỆ QUYÊN


LỚP: BSNT YHCT 2018-2021
MỤC TIÊU

1/ Trình bày được ảnh hưởng của thở sâu trên hệ hô hấp, hệ tuần hoàn và hệ thần kinh

2/ Trình bày được ảnh hưởng của việc giữ hơi mở thanh quản và giữ hơi đóng thanh quản

3/ Định nghĩa được thở 4 thời có kê mông và giơ chân

4/ Giải thích được công thức thở 4 thời có kê mông và giơ chân

5/ Trình bày được chỉ định- ứng dụng của phép thở 4 thời có kê mông và giơ chân
ĐẠI CƯƠNG

• Bí quyết để luyện tập có kết quả trong phương pháp dưỡng sinh chính là luyện thở.

• Theo môn phái Hatha-Yoga của Ấn Độ, bí quyết thứ nhất về thuật trường sinh là luyện thở

• Ở Trung Quốc, chữa bệnh bằng khí công, thông qua sự điều hòa của khí và sự yên tĩnh

của thần để kiện toàn nội tạng, điều chỉnh công năng hoạt động của toàn bô cơ thể

• Sách Trung y khái luận: Phương pháp chủ yếu của khí công là trọng dung 2 mặt thân, tâm

để phát huy và tăng cường sức đề kháng của thân thể, chiến thắng bệnh tật.
ĐẠI CƯƠNG

• Phương pháp dưỡng sinh của BS Nguyễn Văn Hưởng lấy việc luyện thở làm quyết

định.

• Nhờ nghiên cứu cách thở của Yoga Ấn Độ, khí công Trung Quốc và tham khảo phép

thở 2 thời của BS Nguyễn Khắc Viện

--> Cơ sở ra đời của phép thở 4 thời có kê mông và giơ chân


MỤC ĐÍCH CỦA PHƯƠNG PHÁP

• Quân bình thần kinh

• Luyện hô hấp, tuần hoàn

• Giúp ngủ ngon

• Làm cho hơi thở ngày càng mạnh lên mà hơi thở mạnh thì huyết chạy

đều, không bị ứ trệ. Luyện hơi thở.


NỘI DUNG

1. Ảnh hưởng của thở sâu trên hệ hô hấp, hệ tuần hoàn và hệ thần kinh

2. Định nghĩa và công thức phép thở 4 thời có kê mông giơ chân

3. Giải thích công thức thở bốn thời

4. Chỉ định- ứng dụng của phép thở 4 thời


1. Ảnh hưởng của thở sâu trên hệ hô hấp, hệ tuần hoàn và hệ thần kinh

Đối với hô hấp, thở sâu có tác dụng

• Đưa nhiều dưỡng khí vào tận đáy phổi và đỉnh phổi

• Luyện cơ hô hấp: cơ liên sườn, cơ hoành

• Chống lại hiện tượng xơ cứng các khớp ở lồng ngực

• Hạn chế sức thở bị giảm đi theo tuổi tác


1. Ảnh hưởng của thở sâu trên hệ hô hấp, hệ tuần hoàn và hệ thần
kinh

• Mỗi lần thở khí công, lưu lượng khí gần bằng 3.5 lít (dung tích

sống), gấp 7 lần thở thường


1. Ảnh hưởng của thở sâu trên hệ hô hấp, hệ tuần hoàn và hệ thần
kinh

Đối với hệ tuần hoàn

• Áp suất trong lồng ngực âm hơn, máu về tim, phổi dễ dàng hơn

• Áp suất trong ổ bụng tăng lên, thúc đẩy máu tới tĩnh mạch, tạo tác dụng xoa bóp

nội tạng.

• Khi khí về phổi tối đa thì đồng thời máu cũng về phổi tối đa Chức năng tuần

hoàn sẽ thuận lợi hơn

• Quá trình trao đổi CO2 và O2 được nhiều hơn


1. Ảnh hưởng của thở sâu trên hệ hô hấp, hệ tuần hoàn và hệ thần
kinh

Vấn đề mở thanh quản giữ hơi

Giữ hơi: Hoàn chỉnh sự trao đổi khí tại phế nang

Cần giữ hơi mở thanh quản:

Tránh áp suất trong ngực tăng--> máu ứ lại ngoại biên, trên não: nhức đầu, chóng

mặt, tai biến tim mạch.

Bằng cách: Cuối thì hít vào thanh quản đang mở, ta cố gắng giữ nguyên sự co thắt

của các cơ hít vào thì thanh quản sẽ tiếp tục mở, quan sát sẽ thấy các chỗ lõm trên
1. Ảnh hưởng của thở sâu trên hệ hô hấp, hệ tuần hoàn và hệ thần
kinh

Đối với hệ thần kinh

• Khi khí huyết lưu thông tế bào thần kinh được nuôi dưỡng tốt hơn

• Các vùng khác của vỏ não được nghỉ ngơi (do hưng phấn tập trung vào việc

luyện thở)

• Hệ hô hấp có trung khu TK gần với các trung tâm thần kinh thực vật khác

như: tuần hoàn, tiêu hóa; nên khi luyện thở đều hòa sẽ ảnh hưởng tốt đến

các trung tâm TK đó


1. Ảnh hưởng của thở sâu trên hệ hô hấp, hệ tuần hoàn và hệ thần
kinh

• Hít vào có tác dụng làm hưng phấn thần kinh giao cảm

• Thở ra có tác dụng làm hưng phấn thần kinh đối giao cảm
1. Ảnh hưởng của thở sâu trên hệ hô hấp, hệ tuần hoàn và hệ thần kinh

Tóm lại, luyện thở sâu có tác dụng luyện tổng hợp:

• Luyện hô hấp (khí)

• Luyện tuần hoàn (Huyết)

• Luyện thần kinh (thần)


2. ĐỊNH NGHĨA VÀ CÔNG THỨC PHÉP THỞ
4 THỜI CÓ KÊ MÔNG VÀ GIƠ CHÂN

• Là một phép luyện tổng hợp về Khí (hô hấp); Huyết (tuần

hoàn), và Thần (thần kinh), chủ yếu là luyện thần kinh, điều hòa

hai quá trình hưng phấn và ức chế, nhằm mục đích ngủ tốt,

đồng thời làm khí huyết lưu thông


2. ĐỊNH NGHĨA VÀ CÔNG THỨC PHÉP THỞ
4 THỜI CÓ KÊ MÔNG VÀ GIƠ CHÂN

Tác dụng của tư thế nằm kê mông và giơ chân

Kê một gối ở mông cao khoảng 5 đến 8 cm, làm cho trọng lượng

của tạng phủ đè vào cơ hoành, do đó khi hít vào cơ hoành sẽ

phải gắng sức hơn vì có trở ngại; đó là cách luyện cơ hoành.


2. ĐỊNH NGHĨA VÀ CÔNG THỨC PHÉP THỞ
4 THỜI CÓ KÊ MÔNG VÀ GIƠ CHÂN
2. ĐỊNH NGHĨA VÀ CÔNG THỨC PHÉP THỞ
4 THỜI CÓ KÊ MÔNG VÀ GIƠ CHÂN

Giơ chân luân phiên từng chân cao khoảng 20 cm để luyện cơ

bụng cho rắn chắc, đồng thời tang tác dụng xoa bóp nội tạng ở

thời giữ hơi


Công thức thở 4 thời CKMVGC

Tư thế: nằm ngửa thẳng, kê một gối ở mông (không phải ở thắt lưng)
cao thấp tùy sức khoảng 5-8cm, tay trái để trên bụng để theo dõi bụng
phình lên xẹp xuống, tay phải để trên ngực để theo dõi ngực nở lên xẹp
xuống.
2. ĐỊNH NGHĨA VÀ CÔNG THỨC PHÉP THỞ
4 THỜI CÓ KÊ MÔNG VÀ GIƠ CHÂN

 Thời 1: Hít vào đều, sâu, tối đa, ngực nở, bụng phình và căng

cứng (hít ngực, bụng nở)

Thời 2: Giữ hơi, mở thanh quản bằng cách liên tục hít thêm, đồng

thời giơ một chân giao động qua lại, cuối thời hai hạ chân xuống

(giữ hơi hít thêm)


2. ĐỊNH NGHĨA VÀ CÔNG THỨC PHÉP THỞ
4 THỜI CÓ KÊ MÔNG VÀ GIƠ CHÂN

 Thời 3: Thở ra tự nhiên, thoải mái, không kiềm không thúc

(thở không kềm thúc)

 Thời 4: Nghỉ, thư giãn, chân tay nặng ấm. Chuẩn bị trở lại thời

1 (nghỉ nặng ấm thân)


2. ĐỊNH NGHĨA VÀ CÔNG THỨC PHÉP THỞ
4 THỜI CÓ KÊ MÔNG VÀ GIƠ CHÂN

Kê mông cao bao nhiêu?

Đi từ thấp đến cao, từ dễ đến khó, tùy theo sức của cơ hoành

Ban đầu kê cao 5cm, sau khhi tập quen, dễ chịu khoảng 1-2 tuần hoặc 3-

4 tuần lên 10 cm, 15 cm….

Tối cao là khi nào 3 điểm vai, hang và đầu gối nằm trên 1 đường thẳng
2. ĐỊNH NGHĨA VÀ CÔNG THỨC PHÉP THỞ
4 THỜI CÓ KÊ MÔNG VÀ GIƠ CHÂN
Giơ chân có ích gì?

Khi ta hít vô, cơ thở ở ngực và và cơ hoành ở bụng đều co thắt. Khi cơ hoành co thắt,

cơ bụng, cơ hông, cơ đáy chậu cũng đồng thời co thắt để giữ tạng phủ không bung ra

ngoài, nên áp suất trong bụng lớn hơn áp suất bên ngoài. Co thắ càn mạnh thì cơ bụng-

hông- đáy chậu càng co thắt mạnh thêm, sờ bụng thấy cứng như gỗ

Máu trong tạng phủ không có đường nào khác là chảy về phái tĩnh mạch chủ để về

tim, do đó không ứ trệ lại trong tạng phủ ở bụng để gây bệnh. Giơ chân lên để tăng
2. ĐỊNH NGHĨA VÀ CÔNG THỨC PHÉP THỞ
4 THỜI CÓ KÊ MÔNG VÀ GIƠ CHÂN

Một hơi thở phải mấy giây?

Không thể định trước một cách chủ quan mỗi phút phải thở mấy

hơi, mà phải dựa trên cảm giác của cơ thể thấy khỏe thì tự nhiên

nhịp thở chậm lại, không cần định trước


2. ĐỊNH NGHĨA VÀ CÔNG THỨC PHÉP THỞ
4 THỜI CÓ KÊ MÔNG VÀ GIƠ CHÂN
 Biến thể: Trường hợp BN còn yếu, chưa thở được 4 thời, nhất là BN mới

nhập viện, ta cần hướng dẫn thở 2 thời quân bình âm dương:

Thời 1: Hít vào sâu tích cực (2-3 giây), sau đó thở ra tự nhiên thoải mái không

kềm không thúc, toàn than mềm dãn 2-3 giây, bằng hoặc lớn hơn 10 lần tập.

Có thể tập ở tư thế ngồi thẳng lưng hoặc nằm nghiêng nếu không thể tập ở tư

thế nằm kê mông được


3. GIẢI THÍCH CÔNG THỨC THỞ 4 THỜI
 Công thức ở thời 1:

Thời 1 là thời hít vào. Hít vào tối đa để dưỡng khí vào tận đáy phổi và đỉnh phổi.

Khi hít vào tối đa thì áp suất trong ngực âm và áp suất trong bụng dương, do đó máu

về tim phổi dễ dàng, thúc đẩy lưu thông tuần hoàn, khí huyết, xoa bóp nội tạng

Nhờ có kê mông: Các tạng phủ ở bụng như gan, dạ dày, lách ruột do sức nặng dồn

lên cơ hoành như trong tư thế thở ra gần triệt để, do đó có tác dụng luyện cơ hoành.

Đồng thời kê mông có thể trị bệnh sa tạng phủ như dạ dày, tử cung...
3. GIẢI THÍCH CÔNG THỨC THỞ 4 THỜI
3. GIẢI THÍCH CÔNG THỨC THỞ 4 THỜI
Công thức thở 4 thời thời 2:

Thời 2 là thời giữ hơi. Giữ hơi để hoàn chỉnh sự trao đổi O2 và CO2 tại phế nang, tang

cường sức chủ động của cơ thể, luyện ý chí của con người. Khi giữ hơi bằng cách liên tục

hít thêm, áp suất trong phổi tiếp tục âm, trong phổi đầy hơi rồi thì áp suất ngang bằng với

áp suất không khí, trong bụng tiếp tục dương, tuần hoàn không trở ngại, máu chảy về tim

càng thuận lợi hơn

Ở thời 2 phải mở thanh quản để tránh hiện tượng nén hơi nguy hiểm bằng cách cô gắng

hít thêm
Giơ chân có tác dụng luyên cơ bụng và tăng cường xoa bóp nội
tạng ở thời giữ hơi.
3. GIẢI THÍCH CÔNG THỨC THỞ 4 THỜI
 Công thức thở 4 thời ở thời 3 và thời 4

Thời 3 là thời thở ra. Thở ra nhẹ nhàng thoải mái để bắt đầu giai đoạn luyện ức

chế và nhờ có kê mông nên thở ra được gần tối đa

Thời 4 là thời nghỉ. Nghỉ, thư giãn, thả lỏng toàn than tiếp tục giai đoạn luyện

quá trình ức chế và chuẩn bị trở lại thời 1

Thời 3 và thời 4 là hai thời luyện ức chế, đối lại với thời 1 và thời 2 là luyện

hưng phấn. Hai quá trình này được lập đi lập lại mỗi ngày sẽ tạo sự quân bình.
4. CHỈ ĐỊNH- ỨNG DỤNG CỦA PHÉP THỞ
4 THỜI
Được chỉ định trong các hội chứng tâm thể

• Tăng huyết áp

• Hen suyễn

• Hội chứng dạ dày, tá trang

• Suy nhược thần kinh

• Căng thẳng mất ngủ

• Các trường hợp ứ trệ của tạng phủ, khí huyết (táo bón, đau bụng kinh…)

• Làm tăng tính dẫn truyền thuốc đến tế bào.


4. CHỈ ĐỊNH- ỨNG DỤNG CỦA PHÉP THỞ
4 THỜI

• Trong PHCN: các chứng liệt, các chứng suy nhược do bệnh lâu ngày

• Mất ngủ

• Thiếu máu não, thiếu máu cơ tim

• Xơ cứng khớp

•…
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1/ Nguyễn Văn Hưởng, Huỳnh Uyển Liên, 2009, Phương pháp Dưỡng

sinh, NXB Y học.

2/ Phạm Huy Hùng (2013). Phương pháp dưỡng sinh. Bộ môn biên soạn.

3/ Nguyễn Văn Hưởng, 2003, Phương pháp Dưỡng sinh, Bách khoa thư

bệnh học tập 2, NXB Y học.

You might also like