Chuyên Đề Icp- Nga

You might also like

Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 24

Chuyên đề:

Hội Chứng Tăng Áp Lực Nội Sọ


Increased Intracranial Pressure
(ICP)

Thầy hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Thắng


Thực hiện: Phạm Thu Nga Nt34
Mở đầu
 Tăng áp lực nội sọ (TALNS) được định nghĩa là
hiện tượng áp lực thủy tĩnh của dịch não tủy ở
trong não thất hoặc ngoài màng cứng > 20mmHg
 Có thể do nhiều nguyên nhân gây ra khác nhau
gây ra.
 Hậu quả của tăng áp lực nội sọ chủ yếu gây lọt
não và đe dọa tính mạng bệnh nhân.
 Chọc dò dịch não tủy cho bệnh nhân tăng áp lực
nội sọ có thể gây lọt não. Do đó chỉ định này cần
được cân nhắc cẩn thận.
Dịch tễ học
 Phổ biến nhất ở người trẻ tuổi và ít khi gặp
ở những người > 45 tuổi.
 60% trẻ có TALNS có độ tuổi trên 10 tuổi
 Sự khác nhau về giới chỉ xuất hiện ở trẻ từ
sau tuổi dậy thì (nữ > nam)
 Liên quan giữa TALNS với béo phì chỉ tăng
ở sau tuổi dậy thì
 Không có sự khác biệt về chủng tộc và
không có mối liên quan với di truyền
Sinh lý bệnh
Giải phẫu bình thường của hộp sọ:
Hộp sọ là 1 hộp cứng, kín, không có khả
năng giãn nở
Gồm 3 thành phần chủ yếu:
 Tổ chức não (80%)
 Dịch não tủy (10%)
 Hệ thống mạch máu não (10%)
Khi có hiện tượng tăng thể tích trong hộp sọ
sẽ dẫn đến tăng áp lực trong sọ và gây hội
chứng TALNS.
Sinh lý bệnh
Sinh lý bệnh
Tăng thể tích trong sọ có thể do:
 Tăng thể tích tổ chức não: khối choán chỗ (u não, tụ
máu não...)
 Tăng thể tích dịch não tủy
 Tăng thể tích hệ thống mạch máu não
Sinh lý bệnh
CPP = MAP – ICP
 CPP: Cerebral perfusion pressure- Áp lực tưới
máu não
 MAP: mean arterial pressure- huyết áp động
mạch trung bình
 ICP: intracranial pressure- áp lực nội sọ
Rối loạn cơ chế tự động điều chỉnh do bất kỳ
nguyên nhân gì và tình trạng tụt giảm huyết áp
động mạch đều gây ra một hậu quả cuối cùng là
tăng ICP
Nguyên nhân
 Chấn thương sọ não
 Nhiễm khuẩn thần kinh trung ương: viêm
màng não, viêm não
 Não úng thuỷ
 Xuất huyết não
 Não bé
 Bệnh não tăng huyết áp
 Hội chứng giả u não
 Nguyên nhân khác: bệnh não gan, thuốc, ngộ
độc, nội tiết, trạng thái động kinh...
Chẩn đoán Lâm sàng
Triệu chứng gợi ý của TALNS:
 Nhức đầu
 Nôn
 Rối loạn thị giác
 Rối loạn ý thức
Triệu chứng thực thể:
 Đáy mắt: Phù gai thị: 4 giai đoạn
 Tăng chu vi vòng đầu
 Rối loạn tuần hoàn
 Rối loạn tiêu hóa
 Rối loạn hô hấp
 Triệu chứng thần kinh khu trú
 Rối loạn nội tiết
Chẩn đoán Lâm sàng

Grade I papilledema Grade II papilledema


Chẩn đoán Lâm sàng

Grade III papilledema Grade IV papilledema


Chẩn đoán Lâm sàng
Biến chứng của hội chứng TALNS:
 Thoát vị trung tâm
 Thoát vị cực hải mã của thùy thái dương vào khe Bichat:
lâm sàng biểu hiện điển hình là hội chứng Weber (liệt
dây III, giãn đồng tử, liệt nửa người bên đối diện).
 Thoát vị tiểu não lên trên lều tiểu não: lâm sàng biểu hiện
liệt liếc dọc và các triệu chứng giống lọt thùy thái
dương, đe dọa tính mạng người bệnh vì chèn ép vào
hành tủy.
 Thoát vị bên dưới liềm đại não
 Thoát vị hạnh nhân tiểu não
 Thiếu máu não
 Teo gai thị giác
Cận lâm sàng
1. Chụp cắt lớp vi tính sọ não:
Hình ảnh C.T scan não nghi
ngờ TANS:
 Khối choán chỗ trên lều, đường
giữa, hố sau…
 Các rãnh vỏ não bị xóa, các bể
dịch não tủy bị đè sập, đường
giữa lệch khi có phù não hoặc
khối choán chỗ
 Não thất giãn khi đường đi của
dịch não tủy bị tắc
Cận lâm sàng
1. Chụp cắt lớp vi tính sọ não:
Đôi khi nhìn thấy nguyên nhân của TALNS:

XHN gây TALNS Não úng thủy U não


bẩm sinh
Cận lâm sàng
2. Chụp cộng hưởng từ và cộng hưởng từ mạch máu não:
Chỉ định trong trường hợp không tìm thấy tổn thương trên phim CT

Tổn thương u não trên CT và MRI


Cận lâm sàng

3. Chụp X-quang sọ (thẳng, nghiêng): trong


TALNS tiến triển chậm có thể thấy:
 Giãn khớp sọ: ở trẻ dưới 5 tuổi.
 Tăng các dấu ấn ngón tay trên vòm sọ, rõ nhất
là trẻ em.
 Các thay đổi của hố yên: mất mỏm yên, giãn
rộng hố yên.
 Di lệch vị trí tuyến tuyến tùng vôi hóa gặp ở
người lớn chứng tỏ có đè đẩy trên lều.
Điều trị

 Điều trị phụ thuộc vào tốc độ TALNS


 Mục đích : Giảm áp lực sọ não và giữ
sự thẩm thấu của não. Nếu duy trì áp
lực dịch não tuỷ dưới 30mmHg thấp
hơn áp lực thẩm thấu trung bình thì
tiên lượng sẽ tốt
Điều trị
Các biện pháp chung:
 Đặt trẻ nằm tư thế Fowler (đầu cao 30o)
 Đặt nội khí quản hoặc mở khí quản nếu hôn
mê, Glasgow <8 điểm và/hoặc rối loạn nhịp
thở. Hạ sốt vì tăng thân nhiệt cũng làm nặng
thêm hội chứng TALNS.
 Hạn chế lượng nước đưa vào, ưu tiên dùng
dung dịch đẳng trương.
 An thần, giảm đau.
Điều trị
Điều trị chống phù não:
- Mannitol 20%:
Liều lượng: 0,25 – 0,5 g/kg/liều (1,25 – 2,5 ml/kg)
Chú ý áp lực thẩm thấu máu không quá 320mosm
Cần theo dõi chặt chẽ số lượng nước tiểu, điện giải đồ
máu và nước tiểu.
- Corticoid: nên sử dụng thận trọng, chủ yếu được CĐ
trong u não hoặc AXN.
- Glycerol : 1-2g/kg/24h
- Thuốc lợi niệu: furosemid (0,3 - 0,5mg/kg)
- Barbiturat
Điều trị
Điều trị chống phù não:
- Barbiturat:
+ CĐ: khi đã dùng các biện pháp khác mà chưa
kiểm soát được áp lực nội sọ (lựa chọn thứ hai) và
huyết động ổn.
+ Cách dùng:
 Pentobarbital (nembutal)

• Khởi mê: 5 – 7 mg/kg TM trong 5 phút.


• Duy trì: 1 – 2 mg/kg/giờ truyền TM.
Thiopentan TTM chậm liều 1-5 mg/kg (tối đa
1mg/kg/p để tránh hạ huyết áp), sau đó
truyền 1-6mg/kg/giờ qua catheter tĩnh mạch
trung tâm.
• Chú ý: có thể dẫn đến tụt giảm HA và cung
lượng tim
Điều trị
Dẫn lưu dịch não tủy có kiểm soát:
 Qua hệ thống đặt catheter não thất bên để
đo ALNS, có thể dẫn lưu dịch não tủy nếu
ALNS vượt quá giới hạn 20 – 25 mmHg.
 Chỉ dùng biện pháp này khi không thể kiểm
soát ALNS bằng các biện pháp khác hoặc
đang có sẵn hệ thống đo ALNS qua não
thất.
Điều trị

Hệ thống theo dõi ALNS


Điều trị
Điều trị nguyên nhân:
Điều trị ngoại khoa: được chỉ định trong một số trường hợp
biến chứng dọa tụt kẹt não:
 Mổ lấy khối máu tụ ngoài màng cứng, dưới màng cứng và
trong não.
 Phẫu thuật lấy bỏ khối u gây tụt kẹt não.
 Dẫn lưu não thất khi có tổn thương não úng thủy.
Điều trị nội khoa: tùy nguyên nhân có biện pháp điều trị nội
khoa phù hợp:
 Điều trị tăng huyết áp
 Kháng sinh: trong viêm màng não vi khuẩn

Thuốc chống đông trong viêm tắc tĩnh mạch não..

You might also like