Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 78

SLIDE GIẢNG DẠY

KINH DOANH QUỐC TẾ

Chương 2
Sự khác biệt về kinh tế chính trị
giữa các quốc gia
Tình huống

Đọc tình huống Ghana- “Máy phát điện” của châu Phi:
Hiện trạng kinh tế của quốc gia này?

Trước đây, khi mới giành độc lập, kinh tế Ghana ra sao?

Điều gì đã khiến nền kinh tế Ghana chuyển biến?


Kinh tế chính trị là gì?
 Kinh tế chính trị của một quốc gia thể hiện sự phụ thuộc của
hệ thống chính trị, hệ thống kinh tế, và hệ thống pháp lý của
một quốc gia
 Các hệ thống này có tác động qua lại lẫn nhau

 Các hệ thống này ảnh hưởng đến mức độ phát triển của một quốc gia
Tại sao doanh nghiệp lại phải quan tâm đến sự

khác biệt về kinh tế chính trị giữa các quốc gia?


Nội dung chương
 Sự khác biệt về hệ thống chính trị

 Sự khác biệt về hệ thống kinh tế

 Sự khác biệt về hệ thống pháp lý

 Sự khác biệt về mức phát triển kinh tế và xu


hướng thay đổi
Hệ thống chính trị

 Là hệ thống chính quyền của một quốc gia

 Có thể đánh giá qua hai tiêu chí


 Thứ nhất, chính quyền có khuynh hướng tập thể chủ nghĩa
hay cá nhân chủ nghĩa
 Thứ hai, chính quyền dân chủ và độc tài
Tự đọc
Đọc phần Chủ nghĩa tập thể/Chủ nghĩa cá nhân và Dân chủ/ Độc tài
trong sách và trả lời các câu hỏi:
Chủ nghĩa tập thể/Chủ nghĩa cá nhân trong chính trị là gì?

Theo bạn, dựa vào những yếu tố nào, người ta có thể phân biệt một
quốc gia có hệ thống chính trị theo chủ nghĩa tập thể hay chủ nghĩa cá
nhân?
Theo bạn, hệ thống chính trị theo chủ nghĩa tập thể hay chủ nghĩa cá
nhân là tốt cho doanh nghiệp?
Chủ nghĩa tập thể
 Hệ thống chính trị ưu tiên quyền lợi tập thể so với lợi ích và
tự do cá nhân
 Quyền của cá nhân có thể bị giới hạn để đạt được lợi ích của
xã hội
 Xuất phát từ triết lý của Plato (427-347 BC): quyền lợi cá
nhân có thể hy sinh vì mục đích chung, tài sản nên sở hữu
chung
 Quan niệm về Nhà nước chủ nghĩa tập thể của C. Marx được
thực hiện theo hai con đường
 Chủ nghĩa cộng sản
 Dân chủ xã hội
Chủ nghĩa tập thể
 Rất nhiều quốc gia theo chủ nghĩa tập thể là những quốc gia thịnh
vượng, nơi chế độ an sinh xã hội rất tốt, biến các nước này thành
các quốc gia đáng sống nhất trên thế giới, ví dụ: Canada, các nước
Bắc Âu.
 Tuy nhiên, việc nhà nước can thiệp sâu vào kinh tế cũng gây nhiều
vấn đề, đặc biệt là sự kém hiệu quả của các công ty nhà nước. Vì lẽ
đó, nhiều quốc gia đã từ bỏ con đường Dân chủ- xã hội, ví dụ:
Thụy Sĩ, Anh
Hệ thống chính trị theo chủ nghĩa tập thể có

những điểm tích cực và tiêu cực nào đối với

doanh nghiệp?
Chủ nghĩa cá nhân
 Ngược lại với quan điểm chính trị về ưu tiên lợi ích tập
thể, chủ nghĩa cá nhân đặt lợi ích cá nhân lên hàng đầu.
 Tư tưởng này xuất phát từ nhà triết học Aristotle (384 –
322 BC): sự khác biệt của cá nhân và sở hữu tư nhân nên
được tôn trọng
 Giới lãnh đạo ở các quốc gia này quan niệm: Sở hữu tư
nhân hiệu quả hơn và nó sẽ kích thích tiến bộ xã hội.
Chủ nghĩa cá nhân
 Chủ nghĩa cá nhân thể hiện ở hai vấn đề chính:
 Tự do cá nhân và tự thể hiện
 Phúc lợi xã hội tốt nhất là cho phép các cá nhân tự theo
đuổi lợi ích kinh tế của mình

 Với sự rời bỏ chủ nghĩa tập thể của một số quốc gia như
Anh, Thụy Sĩ,…chủ nghĩa cá nhân đang chiếm ưu thế
trên nền chính trị thế giới.
Chúng tôi, nhân dân Hợp chủng quốc Hoa Kỳ với mục đích xây dựng

một Liên Bang hoàn hảo hơn nữa, thiết lập công lý, đảm bảo an ninh

trong nước, tạo dựng phòng thủ chung, thúc đẩy sự thịnh vượng trong

toàn khối, giữ vững nền tự do cho bản thân và con cháu chúng ta,

quyết định xây dựng Hiến pháp này cho Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ.

(Hiến pháp Mỹ 1789)


Hệ thống chính trị theo chủ nghĩa cá nhân có

những điểm tích cực và tiêu cực nào đối với

doanh nghiệp?
Tự đọc
Đọc phần Dân chủ/ Độc tài trong sách và trả lời các câu hỏi:
Thế nào là một chính quyền Dân chủ?

Thế nào là một chính quyền Độc tài?

Theo bạn, dựa vào những yếu tố nào, người ta có thể kết
luận một chính quyền là Dân chủ hay Độc tài?
Dân chủ và độc tài

 Dân chủ: chính quyền vì người dân và được bầu nên bởi các công dân

 Độc tài: một người hoặc một đảng chính trị nắm quyền lãnh đạo đất
nước không thông qua bầu cử hoặc thao túng bầu cử
Chế độ dân chủ
 Dân chủ thuần túy: Được ra đời ở thành bang Athens, quy định tất cả các công dân
được tham gia vào biểu quyết các vấn đề quốc gia
 Dân chủ đại nghị: Nhân dân quản lý Nhà nước thông qua các đại diện của mình
trong Quốc hội.
 Chế độ dân chủ hoạt động theo nguyên tắc Tam quyền phân lập, các nhánh có sự
kiểm soát lẫn nhau để khống chế quyền lực.
 Chế độ dân chủ đảm bảo những quyền cơ bản của công dân, như quyền tự do ngôn
luận, tự do theo đuổi lợi ích kinh tế, quyền bầu cử và giám sát cơ quan Nhà nước.
Chế độ chuyên chế

 Có quyền lực thông qua áp đặt

 Thiếu sự đảm bảo từ hiến pháp

 Sự tham gia hạn chế của người dân


Kinh doanh ở các quốc gia chuyên chế/độc tài có

thể đối mặt với các rủi ro nào?


Chế độ chuyên chế

Các hình thức chính quyền độc tài:

 Độc tài thần quyền

 Độc tài bộ lạc

 Độc tài cánh hữu


Một quốc gia theo hệ thống dân chủ là một môi trường kinh

doanh tốt hơn so với một quốc gia theo hệ thống chuyên chế (độc

tài).

Quan điểm của bạn?


Hệ thống kinh tế
Bao gồm ba hệ thống kinh tế chính

Kinh tế thị trường

Kinh tế tập trung

Kinh tế hỗn hợp


Hệ thống kinh tế
Kinh tế thị trường
 Tất cả các hoạt động sản xuất là do tư nhân sở hữu (trừ một số
lĩnh vực đặc biệt Nhà nước phải nắm giữ), sản xuất được quyết
định theo quan hệ cung cầu trên thị trường.

 Xuất phát từ tư tưởng của Adam Smith, cho rằng con người hoạt
động vì tư lợi, và chính phủ phải đóng vai trò tạo điều kiện cho
cơ chế thị trường hoạt động.
Hệ thống kinh tế
Kinh tế thị trường
 Đến thế kỳ 19, kinh tế thị trường tự do bộc lộ nhiều khiếm
khuyết, khiến chính phủ các nước phương Tây phải thay đổi
cách thức quản lý và can thiệp.

 Ngày nay, không có nền kinh tế thị trường thuần túy, mà đó là


nền kinh tế thị trường có bàn tay can thiệp của chính phủ.
Hệ thống kinh tế
Kinh tế kế hoạch hóa tập trung
Nhà nước kiểm soát mọi hoạt động kinh tế

Loại hàng hóa và dịch vụ, số lượng và giá cả được sản xuất theo kế
hoạch của chính phủ

Chứng tỏ được ưu thế trong một số giai đoạn lịch sử nhất định, và
được nhiều quốc gia áp dụng.

Nền kinh tế này dần bộc lộ nhiều vấn đề, và ngày nay hầu như không
còn được áp dụng
Hệ thống kinh tế
Nền kinh tế hỗn hợp
Là sự kết hợp của hai hệ thống kinh tế trên

Một số lĩnh vực thuộc quyền sở hữu cá nhân và một số lĩnh vực
thuộc sở hữu nhà nước
Hiện nay, các quốc gia xã hội chủ nghĩa và dân chủ xã hội đang đi
theo con đường này.
Mối liên hệ giữa tư tưởng chính
trị và hệ thống kinh tế
 Có sự gắn kết giữa triết lý chính trị của giới cầm quyền và hệ thống
kinh tế mà quốc gia đó áp dụng. Các quốc gia theo chủ nghĩa tập thể
sẽ xây dựng nền kinh tế hỗn hợp, trong khi quốc gia theo chủ nghĩa
cá nhân ủng hộ mạnh mẽ nền kinh tế thị trường.
 Ranh giới giữa kinh tế thị trường và kinh tế hỗn hợp thường không
rõ ràng, và sự phân loại chỉ mang tính tương đối.
Mối liên hệ giữa tư tưởng chính
trị và hệ thống kinh tế
 Những vấn đề mà doanh nghiệp gặp phải trong nền kinh tế thị trường,
chính là những vấn đề mà họ gặp phải khi kinh doanh tại một quốc
gia theo chủ nghĩa cá nhân trong chính trị.
 Sự cạnh tranh cao, sự bất mãn của người lao động,…

 Ngược lại, ở một quốc gia có hệ thống kinh tế hỗn hợp, doanh nghiệp
cũng sẽ gặp một số vấn đề như đã bàn ở phần Chủ nghĩa tập thể trong
chính trị
 Mức thuế cao, các tiêu chuẩn an sinh xã hội cao, sự độc quyền của Nhà nước,…
Hệ thống pháp luật

Tại sao doanh nghiệp lại phải quan tâm đến pháp

luật và sự khác biệt trong hệ thống pháp luật của

các quốc gia?


Hệ thống pháp luật
 Là những qui tắc hay luật lệ điều khiển hành vi mà thông
qua đó luật pháp được thực thi và các vi phạm bị trừng phạt
 Vấn đề quan trọng không kém đó chính là sức mạnh của
thể chế để thực thi pháp luật
 Ảnh hưởng đến kinh doanh quốc tế:
 Cách thức các giao dịch được thực hiện

 Quyền lợi và nghĩa vụ các bên


Yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống
pháp luật
 Hệ thống chính trị

 Hệ thống kinh tế

 Lịch sử và truyền thống: hệ thống thông luật áp


dụng tại các nước Anh Mỹ và hệ thống thuộc địa
 Văn hóa
Hệ thống pháp luật Canada
 Luật liên bang
 Luật thuế

 Luật về tiền tệ và ngân hàng

 Luật thương mại

 Luật tỉnh
 Giấy phép kinh doanh

 Bất động sản

 Đất công
Các hệ thống luật
 Thông luật (Common Law System)

 Dân luật (Civil law system): hệ thống luật Pháp, hệ thống


luật Đức, hệ thống luật Bắc Âu
 Luật tôn giáo (Theocratic Law System): các nước theo đạo
Hồi ( và Hindu, Do Thái,…)
Bản đồ phân bố hệ thống luật
Thông luật
 Là hệ thống luật dựa vào án lệ, lịch sử pháp
lý và áp dụng vào từng tình huống cụ thể
 Thẩm phán có thể áp dụng các qui định pháp lý
cho từng tình huống cụ thể
 Các phán xét này trở thành án lệ cho các phán xét
tiếp theo
 Luật có thể thay đổi dựa trên các án lệ này
Dân luật
 Là hệ thống luật dựa vào các điều khoản
luật qui định chi tiết trong các bộ luật
 Thẩm phán phán quyết dựa trên qui định
của luật
 Các quốc gia theo hệ thống luật này Pháp và
các nước thuộc địa, Đức, Bắc Âu
Dựa trên bài giảng, đọc sách và suy nghĩ để phân tích, so

sánh những ưu và nhược điểm của hai hệ thống Thông

luật và Dân luật.


Luật tôn giáo
Luật Tôn giáo là hệ thống pháp luật công nhận những sách kinh
điển tôn giáo như là nguồn luật.
 Trong các Luật Tôn giáo, hiện nay Luật Hồi giáo là hệ thống luật
tôn giáo phổ biến nhất, được áp dụng tại nhiều quốc gia, đặc biệt ở
Trung Đông và Bắc Phi
 Kinh Koran và giáo luật Sharijah là nguồn luật được công nhận

 Một số quốc gia, hệ thống pháp luật có sự pha trộn giữa luật Hồi
giáo và các hệ thống pháp luật khác.
Những vấn đề pháp lý cần quan
tâm trong kinh doanh quốc tế
1. Quyền sở hữu tài sản

2. Luật về an toàn sản phẩm và trách nhiệm đối


với sản phẩm

3. Luật về hợp đồng


1. Quyền sở hữu tài sản
 Các quốc gia khác nhau về mức độ bảo vệ quyền
sở hữu tài sản
 Có thể bị vi phạm do hai loại hành động:
 Hành động cá nhân: trộm cắp, tống tiền…

 Hành động công (tịch thu, sung công) và tham nhũng


Xếp hạng Bảo vệ quyền tài sản
Hành động cửa quyền và tham nhũng

 Hành động xâm phạm quyền sở hữu phát sinh khi chính trị gia, quan chức sử dụng quyền

lực để kiếm thêm thu nhập.

 Không quốc gia nào là miễn nhiễm với tham nhũng, nhưng mức độ tham nhũng rất khác

nhau.

 Nhiều quốc gia ban hành Luật chống tham nhũng ở nước ngoài
Xếp hạng minh bạch quốc gia
Khi các quyền sở hữu tài sản không được bảo vệ

tốt thì điều này sẽ dẫn đến hệ quả gì trong kinh

doanh?
Bảo vệ quyền sở hữu tài sản trí tuệ

 Tài sản trí tuệ là các sản phẩm của hoạt động trí tuệ

 Bao gồm:
 Bản quyền

 Bằng sáng chế

 Nhãn hiệu hàng hóa


Bảo vệ quyền sở hữu tài sản trí tuệ

 Tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm ở Việt Nam là 78%


(2016)
 Khu vực vi phạm bản quyền nặng nề nhất là châu Á- Thái
Bình Dương (61%), Trung và Đông Âu (58%).
 Bắc Mỹ, với 17%, là khu vực ít vi phạm bản quyền nhất. Tỉ
lệ vi phạm ở Tây Âu là 28%.
Khi các tài sản trí tuệ không được bảo vệ tốt thì

điều này sẽ dẫn đến hệ quả gì trong kinh doanh?


Bảo vệ quyền sở hữu tài sản trí tuệ

 Các công ty trên thế giới đối phó với vấn nạn vi phạm
quyền sở hữu tài sản trí tuệ bằng cách:
 Vận động các quốc gia ký các thỏa thuận về cam kết bảo vệ tài sản
trí tuệ, và tăng cường các biện pháp thực thi pháp luật.
 Nộp đơn kiện lên tòa án nước sở tại.
2. Luật về an toàn sản phẩm và
trách nhiệm sản phẩm
 Luật về an toàn sản phẩm & Trách nhiệm
sản phẩm
 Mỹ và các nước phương Tây: luật chặt chẽ hơn
và trách nhiệm cao Các nước đang phát triển:
yêu cầu lỏng lẻo
 Bạn nhận xét gì về Trách nhiệm đối với sản
phẩm ở Việt Nam?
 Kinh doanh trong môi trường như ở Việt Nam,
doanh nghiệp sẽ được lợi/chịu rủi ro gì?
2. Luật về an toàn sản phẩm và
trách nhiệm sản phẩm

 Luật An toàn cho người tiêu dùng của Canada


 Đồ chơi trẻ em, khi được kiểm tra tại những phòng
thí nghiệm tốt, không được có hàm lượng chì vượt
quá 600mg/kg, trong đó có không quá 90mg chì dễ
bị rửa trôi.
2. Luật về an toàn sản phẩm và
trách nhiệm sản phẩm

 Quy định về An toàn sản phẩm và Trách nhiệm sản


phẩm cao cũng gây nên một số vấn đề cho doanh
nghiệp
 Chi phí cao cho việc đáp ứng yêu cầu

 Đối mặt thường xuyên với các vụ kiện từ khách hàng


3. Luật về hợp đồng
 Luật điều chỉnh quá trình ký kết và thực hiện
hợp đồng giữa các bên trong hợp đồng
Hệ thống luật và hợp đồng
 Thông luật: là hệ thống luật dựa trên những yếu tố
lịch sử của luật pháp và dựa vào đó mà toà án tiến
hành xử lý những tình huống cụ thể
 Đặc trưng của thông luật
 Nhân tố truyền thống
 Tiền lệ
 Cách sử dụng
 Kinh doanh ở những nước thông luật
 Hợp đồng thường dài, chi tiết
 Tốn kém thời gian và chi phi cho dịch vụ tư vấn Luật
Hệ thống luật và hợp đồng
 Dân luật
 Là hệ thống luật dựa trên các quy tắc, các quy
định bằng văn bản
 Tất cả các luật đều được hệ thống hóa và súc tích
 Kinh doanh ở những nước dân luật
 Phần lớn các điều khoản có thể tham chiếu vào
luật nên hợp đồng có thể ngắn gọn hơn.
 Ít tốn kém thời gian và tiền bạc cho các dịch vụ tư
vấn pháp luật
 Có xu hướng bỏ qua các chi tiết
• Kinh tế chính trị tác động đến phát triển kinh tế như thế

nào?

• Mức độ phát triển kinh tế trên thế giới hiện nay ra sao?

• Mức độ phát triển của quốc gia trong mắt doanh nghiệp?
Kinh tế- chính trị tác động đến
mức độ phát triển kinh tế
 Quốc gia muốn phát triển kinh tế cần có Sáng tạo và
Tinh thần kinh doanh các phát minh này
 Sáng tạo không chỉ giới hạn ở sản phẩm, mà còn ở
các tiến trình, tổ chức.
 Giúp tạo ra các sản phẩm mới, giúp cải thiện năng
suất, chất lượng cho doanh nghiệp và cho nền kinh tế
nói chung.
Kinh tế- chính trị tác động đến
mức độ phát triển kinh tế
 Muốn có sáng tạo và xây dựng tinh thần kinh doanh
phải có:
 Hệ thống pháp luật bảo vệ quyền sở hữu tài sản

 Nền kinh tế thị trường

 Hệ thống chính trị ổn định và hệ thống chính trị này


phải đảm bảo hai vấn đề trên (bất luận dân chủ hay
độc tài, nhưng thường là dân chủ )
Kinh tế- chính trị tác động đến
mức độ phát triển kinh tế

 Cơ chế dân chủ có tác động tích cực đến phát triển kinh tế dài
hạn
 Bảo vệ quyền sở hữu tài sản sẽ được thực thi tốt hơn ở nền chính chị
dân chủ

 Ngược lại phát triển kinh tế thường dẫn đến dân chủ cao hơn
Kinh tế- chính trị tác động đến
mức độ phát triển kinh tế
 Bên cạnh 3 yếu tố then chốt trên, các nghiên cứu cũng chỉ ra giáo
dục và vị trí địa lý cũng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
 Các nước có biển tăng trưởng nhanh hơn những nước không
có biển 0.7%/ năm, và các nước nhiệt đới tăng trưởng chậm
hơn các nước ôn đới 1.3%/năm.
 Giáo dục bậc cao đã khiến các nước Á Đông có tỉ lệ tăng
trưởng tốt hơn so với các nước châu Phi và Mỹ Latin.
Phát triển kinh tế

 GDP (Gross Domestic Product)

 GDP/ đầu người (Gross domestic product– GDP/ per


capita) đo lường tổng thu nhập bình quân hàng năm
được nhận bởi một cá nhân trong một quốc gia.
 Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế (GDP growth rate)
GDP

GDP phản ánh sức mạnh của một nền kinh tế, và đối với
doanh nghiệp, nó phản ánh quy mô của thị trường đó.
GDP toàn cầu là hơn 87 nghìn tỉ USD (dự tính 2019)
Các nền kinh tế hàng đầu là Mỹ (khoảng 21.400 tỉ USD),
EU (18.700 tỉ USD), Trung Quốc (14.400 tỉ USD)
Việt Nam xếp thứ 44, với quy mô nền kinh tế là 261.6 tỉ
USD.
GDP/ đầu người

 GDP/ đầu người phản ánh mức độ giàu có của người dân
một quốc gia.
 Cư dân càng giàu có thì quốc gia đó càng trở nên hấp dẫn
đối với doanh nghiệp (tùy thuộc vào ngành kinh doanh).
 Trên bình diện thế giới, khoảng cách GDP/đầu người
giữa các quốc gia là rất xa.
GDP/ đầu người

 Thu nhập bình quân đầu người của quốc gia xếp hạng cao
nhất là hơn 100 nghìn USD/người. Hầu hết các quốc gia
Tây Âu và Bắc Mỹ đều nằm ở mức 40-65 nghìn
USD/người.
 Các quốc gia nghèo nhất có thu nhập đầu người chưa đến
1000 USD/người (chủ yếu là các nước châu Phi)
 Việt Nam nằm trong số các quốc gia thu nhập trung bình
thấp, với GDP/đầu người 2.551USD/người (xếp 130/186
quốc gia được thống kê năm 2018).
GDP/ đầu người
Tốc độ tăng GDP

Là một nhân tố động, phản ánh triển vọng của một nền kinh
tế, giúp các doanh nghiệp dự đoán về cơ hội kinh doanh tại
một quốc gia
Nhìn chung, các nước đang phát triển thường tăng trưởng
nhanh hơn các nước phát triển.
Năm 2019, Việt Nam tăng trưởng GDP 7.02%, tiếp tục
nằm trong số các quốc gia tăng trưởng nhanh và ổn định trên
thế giới.
Chỉ số phát triển con người

Liên hiệp quốc sử dụng ý tưởng của Sen để phát triển Chỉ số
Phát triển Con người (HDI)
 Amartya Sen cho rằng phát triển kinh tế nên được xem như
là tiến trình mở rộng quyền tự do
 Là sự xóa bỏ các trở ngại tự do như nghèo đói, độc quyền hoặc
thiếu các dịch vụ công cộng
 Sự sẵn có các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục

 Amartya Sen cũng lập luận rằng tiến bộ kinh tế yêu cầu
phải tăng sự dân chủ cho người dân.
HDI
 Tuổi thọ

 Mức độ giáo dục đạt được

 Thu nhập bình quân có đủ cho những nhu cầu cơ bản của
cuộc sống không
HDI (2011)
Sức hấp dẫn tổng thể của thị trường

Lợi ích Chi phí

Sức hấp dẫn


tổng thể • Tham nhũng
• Quy mô nền kinh tế
• Thiếu cơ sở hạ tầng
• Mức độ giàu có
• Chi phí luật pháp
• Tốc độ tăng trường

• Rủi ro chính trị


Rủi ro • Rủi ro kinh tế
• Rủi ro luật pháp
Lợi ích
Điều đầu tiên doanh nghiệp quan tâm, đó là lợi ích họ thu được khi
kinh doanh tại một thị trường
Quy mô nền kinh tế (GDP- norminal)

Thu nhập bình quân đầu người (GDP per capita-norminal)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP growth rate)

Nhìn chung, nền kinh tế càng phát triển, mức hấp dẫn càng lớn.
Chi phí
Bên cạnh lợi ích, doanh nghiệp cũng quan tâm đến các chi phí phải bỏ
ra khi kinh doanh
Mức độ tham nhũng (Corruption Perceptions Index)

Chất lượng cơ sở hạ tầng (ICT Development Index, Railway length,


Roadway length,…)
Chi phí về luật pháp (Enforcing Contracts*)

Chi phí cao, sức hấp dẫn của thị trường sẽ giảm xuống.

*: http://www.doingbusiness.org/data/exploretopics/enforcing-contracts
Rủi ro
Một vấn đề nữa doanh nghiệp cũng rất quan tâm, đó là rủi
ro khi kinh doanh tại một quốc gia
Rủi ro chính trị (Political Stability Index)

Rủi ro kinh tế (Ease of doing business Index)

Rủi ro luật pháp (WJP Rule of Law Index)

Rủi ro cao, sức hấp dẫn của thị trường sẽ giảm xuống.
Sức hấp dẫn tổng thể của thị trường

Lợi ích Chi phí

Sức hấp dẫn


tổng thể • Tham nhũng
• Quy mô nền kinh tế
• Thiếu cơ sở hạ tầng
• Mức độ giàu có
• Chi phí luật pháp
• Tốc độ tăng trường

• Rủi ro chính trị


Rủi ro • Rủi ro kinh tế
• Rủi ro luật pháp
Tình huống
Đọc tình huống cuối chương 3: Kinh tế Nhật Bản “khó
ở” và trả lời các câu hỏi sau:
Vào năm 1989, viễn cảnh nền kinh tế Nhật như thế nào?

Những chuỗi nguyên nhân khiến kinh tế Nhật Bản suy


thoái là gì?
Tại sao bây giờ kinh tế Nhật Bản vẫn không khả quan lên?

You might also like