Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 32

Ung thư dạ dày

Phan Thị Tố Như

BM Y học cơ sở - ĐH Dược Hà Nội 1


Mục tiêu học tập

1. Phân tích được nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư dạ
dày.

2. Phân tích được triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, phân loại giai đoạn
bệnh ung thư dạ dày.

3. Phân tích được các phương pháp điều trị và dự phòng bệnh ung thư dạ dày.

2
Tài liệu học tập & tham khảo

1. Bài giảng phát tay – BM Y học cơ sở.

2. Nguyễn Bá Đức (2012), “Phòng và phát hiện sớm bệnh ung thư”, Nhà xuất bản phụ nữ.

3. Nguyễn Văn Hiếu (2015), “Ung thư dạ dày”, Ung thư học, Nhà xuất bản Y học.

4. Edward Chu (2014), Clinical Stomach Cancer, Elsevier Inc.

5. Emmanouil P. Pappou (2010), Early Diagnosis and Treatment of Cancer: Stomach Cancer, Elsevier Inc.

3
Định nghĩa

 Ung thư dạ dày là những tổn thương ác tính phát


triển thành khối u ở dạ dày.

4
Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ

5
Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ

 Nhiễm H.p

6
Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ

 Nhiễm H.p

7
Lipase VacA LPS
Mucinase
Protease

8
Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ

 Nhiễm H.p.
 Polyp tuyến dạ dày.
 Viêm dạ dày thể teo đét mạn tính, dị sản ruột.
 Tiền sử cắt dạ dày bán phần do loét.
 Nhóm máu A.
 Yếu tố di truyền.
 Chế độ ăn nhiều Nitrat (thịt, muối, thịt hun khói, thức ăn đóng hộp).
 Hút thuốc lá, béo phì. 9
Triệu chứng lâm sàng

1. Triệu chứng cơ năng

 Đau thượng vị mất chu kỳ, không giảm khi dùng thuốc.

 Đầy bụng, khó tiêu, chán ăn, ăn không ngon.

 Buồn nôn, nôn sau khi ăn, ngày càng tăng dần.

 Thiếu máu: ù tai, hoa mắt, chóng mặt.

 Suy nhược, mệt mỏi, gầy sút cân.

10
Triệu chứng lâm sàng

2. Triệu chứng thực thể

 Khối u vùng thượng vị: thường ở trên hoặc ngang rốn, u rắn chắc, nổi rõ sau bữa ăn, di động ít hoặc
không di động.

 Dấu hiệu hẹp môn vị: Bouveret (+).

 Hạch di căn Troisier: hạch hố thượng đòn trái.

 Có thể có dấu hiệu của thủng dạ dày.

11
Cận lâm sàng

1. Chụp X-quang dạ dày cản quang

 Hình khuyết, hình cắt cụt tương ứng với thể sùi.

 Hình thấu kính tương ứng với thể loét.

 Hình mảng cứng và mất nhu động tương ứng với thể thâm nhiễm.

12
Cận lâm sàng

2. Nội soi dạ dày

 Thể loét: ổ loét sùi, méo mó không đều, đáy bẩn, hoại tử, bờ cao, dày, nham nhở nhiều hạt to nhỏ không
đều, thường có chảy máu trên ổ loét.

 Thể sùi: khối u xù xì to nhỏ không đều, không có cuống, trên mặt và giữa các khối u sùi có đọng các chất
hoại tử với dịch nhầy máu, đáy và niêm mạc xung quanh sùi cứng và không có nhu động.

13
Cận lâm sàng

3. Xét nghiệm khác

 Siêu âm ổ bụng: phát hiện các tổn thương di căn hạch ổ bụng, di căn phúc mạc hay buồng trứng ở phụ nữ.

 Chụp CT-scanner: phát hiện khối u tại thành dạ dày, đánh giá mức độ xâm lấn trước mổ, phát hiện di căn hạch vùng, di căn
gan, phúc mạc hay buồng trứng ở phụ nữ.

14
Cận lâm sàng

3. Xét nghiệm khác

 Xét nghiệm phân: Werber-Mayer (+).

 Chất chỉ điểm khối u: CEA, CA19.9, CA72.4, có giá trị trong theo dõi sau điều trị và tiên lượng bệnh.

 PET: phương pháp tốt để phát hiện di căn xa, bổ sung cho các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác, giá thành đắt.

15
Phân loại giai đoạn

1. Phân loại Adachi 1994.


2. Hệ thống phân loại TNM.

16
Phân loại Adachi

 Dukes A: ung thư ở niêm mạc, hạ niêm mạc hoặc vào lớp cơ thành dạ dày.

 Dukes B: ung thư đã lan tới lớp thanh mạc.

 Dukes Ca: di căn từ 1-6 hạch.

 Dukes Cb: di căn từ 7 hạch trở lên.

 Giai đoạn D: di căn xa.

17
Phân chia giai đoạn TNM

Căn cứ vào 3 tiêu chí:


T (Tumor): kích thước và đặc điểm của khối u nguyên phát.
N (Node): mức độ xâm lấn đến các hạch bạch huyết vùng.
M (Metastasis): mức độ di căn xa từ khối u nguyên phát.
18
Khối u nguyên phát (T)
TX Khối u nguyên phát không thể xác định được
Tis Ung thư biểu mô tại chỗ
T0 Không có u nguyên phát
T1 U khu trú ở lớp niêm mạc, cơ niêm và hạ niêm mạc
T1a U khu trú ở lớp niêm mạc và cơ niêm
T1b U xâm lấn hạ niêm mạc
T2 U xâm lấn tới lớp cơ
T3 U xâm lấn mô liên kết dưới thanh mạc, chưa xâm lấn phúc mạc tạng và cấu trúc lân cận
T4 U xâm lấn thanh mạc (phúc mạc tạng) hoặc cấu trúc lân cận
T4a U xâm lấn thanh mạc (phúc mạc tạng)
T4b U xâm lấn cấu trúc lân cận
Các hạch lympho vùng (N)
NX Hạch vùng không thể xác định được
N0 Không có di căn hạch vùng
N1 Di căn 1-2 hạch vùng.
N2 Di căn 3-6 hạch vùng
N3 Di căn từ 7 hạch vùng trở lên
N3a Di căn từ 7-15 hạch vùng
N3b Di căn từ 16 hạch vùng trở lên
Di căn xa (M)
MX Không thể xác định được di căn xa
M0 Không có di căn xa
19
Giai đoạn T N M
0 Tis N0 M0
IA T1 N0 M0
T1 N1 M0
IB
T2 N0 M0
T1 N2 M0
IIA T2 N1 M0
T3 N0 M0
T1 N3 M0
T2 N2 M0
IIB
T3 N1 M0
T4a N0 M0
T2 N3 M0
IIIA T3 N2 M0
T4a N1 M0
T3 N3 M0
IIIB T4a N2 M0
T4b N0-N1 M0
T4a N3 M0
IIIC
T4b N2-N3 Mo 20
Điều trị

21
Các phương pháp điều trị

1. Phẫu thuật.
2. Hóa trị liệu.
3. Xạ trị.
4. Điều trị đích.
5. Điều trị triệu chứng.

22
1 Phẫu thuật

 Chỉ định: phẫu thuật điều trị triệt căn hoặc điều trị triệu chứng (giai đoạn IV).
 Nguyên tắc phẫu thuật: cắt rộng tổn thương u, vét hạch khu vực, lập lại lưu thông tiêu hóa.
 Đối với tổn thương u: diện cắt phía trên cách bờ trên tổn thương tối thiểu từ 6cm, phía dưới được cắt ở tá tràng qua môn vị 2-3cm.
 Đối với hạch khu vực: ưu tiên vét hạch rộng rãi.
23
2 Hóa trị liệu

 Hóa trị bổ trợ trước phẫu thuật:

 Chỉ định: ung thư ung thư dạ dày giai đoạn tiến triển tại chỗ.

 Một số phác đồ hoá trị thường dùng:

 ECF: Epirubicin + Cisplatin + 5-FU.

 ECX: Epirubicin + Cisplatin + Capecitabin.

 5-FU + Cisplatin.

24
2 Hóa trị liệu

 Hóa trị bổ trợ:

 Chỉ định: ung thư dạ dày giai đoạn II-III đã được phẫu thuật triệt căn.

 Một số phác đồ hoá trị thường dùng:

 XELOX: Capecitabine + Oxaliplatin.

 S1.

25
2 Hóa trị liệu

 Hóa trị triệu chứng:

 Chỉ định: ung thư dạ dày tiến triển không có khả năng phẫu thuật triệt căn, ung thư dạ dày tái phát, di căn xa.

 Một số phác đồ hoá trị thường dùng: ECF, ECX

 EOF: Epirubicin + Oxaliplatin + 5-FU.

 EOX: Epirubicin + Cisplatin + Capecitabin.

 Cisplatin + Irrinotecan.

26
3 Xạ trị

 Mục đích:

 Tiêu diệt số tế bào ung thư còn sót lại hoặc không thể lấy hết bằng phẫu thuật.

 Điều trị triệu chứng như giảm đau, giảm chảy máu hoặc hẹp môn vị.

 Liều xạ khuyến cáo: 36-50 Gy, 2 Gy/ ngày, 5 ngày/ tuần.

27
4 Điều trị đích

 Trastuzumab (Herceptine): chỉ định cho bệnh nhân ung thư dạ dày có xét nghiệm yếu tố phát triển biểu mô dương tính 3+ (Her2/neu
3+).

 Bevacizumab (Avastin): chỉ định điều trị ung thư dạ dày giai đoạn muộn, ở phác đồ phối hợp hóa chất Irrinotecan và Cisplatin.

 Cetuximab (Erbitux): chỉ định điều trị ung thư dạ dày giai đoạn muộn, ở phác đồ phối hợp hóa chất Irrinotecan và Cisplatin.
28
5 Điều trị triệu chứng

 Giảm đau: điều trị giảm đau theo thang giảm đau 3 bậc của WHO.

 Chế độ dinh dưỡng: nếu bệnh nhân không ăn được phải truyền dịch thay thế
(Amigol 8,5%; Albumin 20%; Lipovenous 10%).
29
Dự phòng

 Thực hiện chế độ làm việc, sinh hoạt, thể dục thể thao điều độ.
 Chế độ ăn nhiều rau, chất xơ, ít chất béo; Hạn chế thức ăn lên men, ướp muối, xông khói; Không dùng các phụ gia
thực phẩm, chất màu độc hại.
 Không lạm dụng rượu bia và các chất lên men khác.
 Điều trị tích cực các bệnh lý viêm loét dạ dày.

30
Nguyên nhân & yếu tố nguy cơ
Nhiễm Helicobacter pylori
Viêm loét dạ dày mạn tính
Chế độ ăn nhiều Nitrat
Nhóm máu/ Di truyền
Hút thuốc lá/ Béo phì

Triệu chứng lâm sàng


Đau thượng vị mất chu kỳ
Đầy bụng, khó tiêu, nôn
Gầy sút cân, thiếu máu
Khối u chắc ở thượng vị
Hạch di căn Troisier

Giai đoạn 0
Giai đoạn 1

Giai đoạn 2
Biện pháp điều trị
Phẫu thuật
Giai đoạn 3
Hóa trị liệu: ECF, ECX, 5-FU + Cisplatin, XELOX, S1,
EOF, EOX, Cisplatin + Irrinotecan.
Điều trị đích: Trastuzumab, Bevacizumab, Cetuximab
Giai đoạn 4
Xạ trị
Điều trị triệu chứng 31
32

You might also like