Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

CHỦ ĐỀ SEMINAR LẦN 2

VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC TỒN TẠI XÃ HỘI QUYẾT


ĐỊNH Ý THỨC XÃ HỘI, HÃY PHÂN TÍCH NHỮNG
NGUYÊN NHÂN CƠ BẢN DẪN ĐẾN THỰC TRẠNG
KÉM PHÁT TRIỂN CỦA MỘT DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở
MIỀN BẮC Ở NƯỚC TA MÀ NHÓM QUAN TÂM

NHÓM 1

• MA ĐÌNH ĐÔNG
• LÊ ĐỨC DŨNG
• NGUYỄN TIẾN ĐẠT
• PHẠM VIỆT CƯỜNG
• NGUYỄN TIẾN DŨNG
• NGUYỄN VĂN CHUNG
I. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội

 Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội. Theo quan


điểm thế giới quan duy vật thì vật chất có trước, nó sinh
ra và quyết định ý thức.
 Tồn tại xã hội nào thì sinh ra ý thức xã hội ấy. Tức là
người ta không thể tìm nguồn gốc tư tưởng trong đầu óc
con người, mà phải tìm nó trong chính tồn tại xã hội. Do
đó phải tồn tại xã hội để lý giải cho ý thức xã hội.
 Khi tồn tại xã hội thay đổi một cách căn bản, nhất là khi
phương thức sản xuất đã thay đổi thì sớm hay muộn thì ý
thức xã hội cũng phải thay đổi theo.
II. Những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực
trạng kém phát triển của một dân tộc thiểu số.
• Mặc dù đã có những bước phát triển, tuy nhiên tình
hình KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn
còn nhiều khó khăn: tỷ lệ hộ nghèo là đồng bào dân
tộc ở mức cao, chiếm tỷ lệ 53,4% số hộ nghèo của
tỉnh; thu nhập bình quân trên đầu người thấp và kém
ổn định, kết quả giảm nghèo chưa bền vững, nguy cơ
tái nghèo cao…
1. Tỉ lệ hộ Nghèo, cận nghèo trong các hộ gia
đình dân tộc Mông còn cao.
 Tính đến nay, trên cả nước vẫn còn 21 dân tộc có tỷ lệ hộ
nghèo chiếm hơn 50%, trong đó có dân tộc Mông - một
trong những dân tộc có dân số đông (trên 1 triệu người)
nhưng số hộ nghèo và cận nghèo chiếm đến 2/3 (65,5%).
2. Nhiều hạn chế về điều kiện nhà ở, sinh
hoạt
 Do địa bàn cư trú ở vùng núi có độ cao từ 1.000m trở lên, giao
thông đi lại khó khăn, khả năng nói và hiểu tiếng phổ thông (tiếng
Việt) còn hạn chế, cuộc sống mang tính tự cấp tự túc kéo dài, nên
người Mông thường sống khép kín, ít giao du với các dân tộc khác.
Tuy vậy, tinh thần đoàn kết dân tộc của người Mông rất cao, cho dù
sinh sống ở nhiều địa phương khác nhau nhưng mối quan hệ dân tộc
 rất gắn bó.
 Kinh tế của đồng bào Mông chủ yếu là làm nương rẫy và chăn nuôi.
Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo rất cao, có những thôn bản lên tới trên
95% như thôn Phiêng Lủng (xã Bộc Bố), Phia Bay, Lủng Nghè (xã
Cổ Linh), thôn Khuổi Đẩy (xã Bình Trung), Lũng Noong (xã Nam
Cường), thôn Tà Han, Cốc Slông (xã Xuân Lạc) thuộc tỉnh Bắc Kạn
v.v..
3. Trình độ dân trí của người dân tộc thiểu số
còn thấp.
 Về cơ bản, trình độ dân trí của người Mông còn nhiều
hạn chế. Bà con ở các thôn bản xa xôi, hẻo lánh nên
lớp học ở thôn bản chỉ hết cấp 1, muốn học cao hơn
các em phải ra trường chính ở trung tâm xã, trong khi
đường đi vừa xa, vừa khó khăn. Vì vậy, số học sinh
người Mông có trình độ hết cấp 3 rất ít, số người tái
mù chữ còn cao. Đây cũng là yếu tố làm cho người
Mông nhiều nơi bị tuyên truyền, lôi kéo đi theo kẻ
xấu hòng phục vụ mục đích chính trị của chúng.
4. Tình trạng tảo hôn của người dân tộc thiểu số.
 Tình trạng tảo hôn của người dân tộc thiểu số giảm nhưng vẫn ở
mức cao. Cứ 10 người dân tộc thiểu số thì có 2 người tảo hôn.
 Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nạn tảo hôn cũng như hôn nhân
cận huyết thống như: Nhận thức của người dân về pháp luật hôn
nhân còn hạn chế; bà con vẫn còn mang nặng tư tưởng lạc hậu,
cha mẹ suốt ngày lên nương rẫy ít có thời gian quan tâm, chăm
sóc con cái…
 Hậu quả của việc tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các bà mẹ, cũng là
nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn gia đình, đói nghèo gia tăng…,
là gánh nặng cho xã hội. Riêng hôn nhân cận huyết còn gây ra
những hậu quả nặng nề, trẻ sinh ra sẽ mang nhiều căn bệnh như:
Dị tật, tan máu bẩm sinh, chậm phát triển, suy dinh dưỡng…
5. Vấn đề y tế và chăm sóc sức khỏe.
 Tỉ lệ người dân tộc thiểu số sử dụng thẻ BHYT còn chưa
cao. Nguyên nhân chủ yếu là do các cơ sở y tế cách xa
nên việc tiếp cận các dịch vụ khám, chữa bệnh còn hạn
chế.
 Tỉ lệ phụ nữ đến các cơ sở y tế để khám thai chưa cao và
chưa phổ biến. Tập quán sinh con tại nhà rất phổ biến ở
dân tộc Mông, họ lựa chọn sinh con tại nhà là phương
pháp chủ yếu. Điều này cũng một phần lý giải tại sao dân
tộc này thuộc nhóm có tỉ lệ suất tử vong ở trẻ dưới 1 tuổi
rất cao.
Một số hình ảnh của người dân tộc Mông
Một số hình ảnh của người dân tộc Mông
III. Kết luận
• Do bị cách biệt về địa lý và hạn chế trong tiếp cận thị
trường, bị cô lập về mặt xã hội, yếu tố văn hóa và ngôn
ngữ, hạn chế trong tiếp cận đất đai có chất lượng, tỷ lệ di
cư khỏi nơi sinh sống thấp, ... Nên người dân tộc Mông
thiểu số còn bị hạn hẹp khá nhiều về kinh tế, giáo dục,
khoa học xã hội,… Rất mong họ nhận được nhựng sự hỗ
trợ thiết thực, kịp thời  của Đảng, Nhà nước,  cấp ủy,
chính quyền và các cấp, ngành triển khai nhiều giải pháp
hơn nhằm  giúp đồng bào các dân tộc thiểu số xóa nghèo
bền vững. Rất mong mọi người đồng hành cùng bà con
trong lao động, sản xuất và cuộc sống, từ đó, giúp người
dân vượt qua khó khăn, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Thank you for
listening to my
group's
presentation!

You might also like