Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 27

BÀI 1

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI VÀ


LÃNH ĐẠO ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN
( 1930 – 1945 )
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI VÀ
CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN
1. Bối cảnh lịch sử
1.1. Thế giới
1.1.2. Sự chuyển biến của CNTB sang giai đoạn
ĐQCN
- CNTB đã chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh
sang giai đoạn độc quyền, đế quốc chủ nghĩa.
Chúng đã xâm lược, biến hàng trăm quốc gia dân
tộc trở thành thuộc địa của chúng. Vấn đề dân tộc
trở thành vấn đề quốc tế lớn.
- Mâu thuẫn giữa các dân tộc bị áp bức với CN đế
quốc ngày càng gay gắt. Phong trào đấu tranh chống
1.1.2. Thắng lợi của cách mạng Tháng 10 Nga và sự
ra đời của Quốc tế cộng sản (3-1919- quốc tế 3)
(Quốc tế 1 thành lập năm 1864; quốc tế 2: 1889).
+ Cách mạng Tháng 10 Nga mở ra cho nhân loại con
đường hiện thực để giải phóng người lao động thoát
khỏi ách áp bức, bóc lột, cổ vũ nhân dân các nước
trong đó có nhân dân Việt Nam đứng lên đấu tranh
giành quyền sống.
+ Là điểm đến và nơi hội tụ các nhà yêu nước và
cách mạng thế giới. Nước Nga Xô Viết và quốc tế
Cộng sản là nơi đào tạo, huấn luyện nhiều chiến sĩ
cách mạng cho các dân tộc. Đây là nhân tố tác động
lớn đến sự ra đời của Đảng cộng sản Việt nam.
1.2. Việt Nam
- Ngày 1-9-1858: Tấn công xâm lược Việt Nam
tại Đà Nẵng nhưng thất bại. Sau đó chuyển sang tấn
công thôn tính 3 tỉnh miền Đông rồi miền Tây. Đến
cuối những năm 60 của thế kỷ XIX thôn tính xong
Nam Kỳ.
- Năm 1873: Đánh chiếm Bắc Kỳ và thành Hà Nội
lần 1 và năm 1882 lần 2
- Năm 1883: Triều đình nhà Nguyễn ký Hàng ước
Hác – măng và năm 1884: ký Hiệp định Pa-tơ-nốt
chấp nhận sự đô hộ của thực dân Pháp trên toàn cõi
Việt Nam .
- Đặc điểm chủ yếu của chính sách cai trị của thực
dân Pháp
+ Về kinh tế: thi hành chính sách kinh tế rất bảo thủ
+ Về chính trị: Chế độ cai trị trực tiếp rất tàn bạo
+ Về văn hoá - xã hội: Chính sách ngu dân triệt để
- Chính sách cai trị bảo thủ và tàn bạo đã tác động
lớn đến xã hội Việt nam dẫn đến những thay đổi sâu
sắc trong xã hội Việt Nam lúc này
Thứ nhất: Làm cho tính chất xã hội Việt Nam thay
đổi từ xã hội phong kiến độc lập sang xã hội thuộc
địa nửa phong kiến
Thứ hai: Các mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu trong
xã hội cũng thay đổi. Xã hội Việt Nam lúc này có 2
mâu thuẫn cơ bản:
+ Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc
Pháp xâm lược. Đây là mâu thuẫn chủ yếu và gay
gắt nhất.
+ Mâu thuẫn giữa nhân dân ta (chủ yếu là nông
dân) với giai cấp địa chủ phong kiến.
- Việc nhận thức đúng các mâu thuẫn này giúp giai
cấp lãnh đạo CM xác định rõ các yêu cầu của xã hội
Việt nam để đề ra được nhiệm cần thiết nhằm giải
quyết các mâu thuẫn này, thúc đẩy xã hội phát triển
-
Thứ ba: Kết- -cấu giai cấp thay đổi. Có 5 giai cấp cơ
bản:
+ Giai cấp địa chủ - phong kiến, phân hoá làm 3
hạng: đại, trung và tiểu địa chủ.
+ Giai cấp nông dân: có mâu thuẫn gay gắt với đế
quốc và phong kiến. Họ chiếm số đông trong dân cư.
+ Giai cấp công nhân: Tuy ra đời ở một nước thuộc
địa, kém phát triển nhưng họ vẫn có những đặc điểm
của giai cấp công nhân quốc tế, và là lực lượng chính
trị tiên tiến nhất của xã hội Việt Nam lúc này.
+ Giai cấp tư sản chia làm 2 bộ phận: Tư sản mại
bản và tư sản dân tộc.
+ Tầng lớp tiểu tư sản:Nhạy bén về thời cuộc(nhất là
trí thức)song hay hoang mang dao động về tư tưởng
Xã hội Việt Nam muốn phát triển thì phải giải
quyết cho được 2 mâu thuẫn đồng thời là hai yêu
cầu, nhiệm vụ hết sức quan trọng này. Đây là vấn đề
rất lớn mà các phong trào yêu nước ở Việt nam cuối
TK XIX đầu thế kỷ XX tập trung giải quyết, song
do không có đường lối đúng nên thất bại. Điều này
đã dẫn đến cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối
cứu nước ở Việt nam. Lịch sử đặt ra cho những
người con yêu nước một thách thức nặng nề và rất
khó khăn. Trong bối cảnh đó chúng ta càng thấy vai
trò và công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và
Đảng Cộng sản Việt nam trong việc giải quyết thách
thức này.
1.2.3. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng
phong kiến và Tư sản
- Phong trào Cần vương (theo hệ tư tưởng phong
kiến)
+ Người khởi xướng: Tôn Thất Thuyết và Vua Hàm
Nghi
+ Diễn ra từ 1885 đến 1895 với nhiều cuộc khởi
nghĩa lớn như: Hương Khê, Ba Đình, Bãi Sậy...
+ Do phải đối đầu với kẻ thù mới rất mạnh và sự
hạn chế trong tổ chức và giai cấp lãnh đạo nên cuối
cùng phong trào đã bị thực dân pháp dìm trong bể
máu.
- Phong trào Đông du: Do Phan Bội Châu để xướng
và lãnh đạo , diễn ra từ 1906-1908
Mục đích chủ yếu: Đưa thanh niên sang Nhật đào
tạo để chuẩn bị lực lượng đánh Pháp. Tuy nhiên do
sự cấu kết giữa Pháp và Nhật nên chính phủ Nhật đã
trục xuất các nhà cách mạng Việt Nam khỏi nước
Nhật. Phong trào thất bại.
- Phong trào Duy Tân: Do Phan Chu Trinh lãnh đạo
Mục đích: giành độc lập bằng con đường cải cách.
Phương pháp tiến hành: Dựa vào Pháp đế cải cách
với phương châm: Nâng cao dân trí, chấn hưng dân
khí, cải cách dân sinh.
Thực dân Pháp tiến hành đàn áp, giải tán phong
trào. Phong trào thất bại.
- Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục:
Do Lương Văn Can, Nguyễn Quyền tổ chức
Nội dung chủ yếu: truyền bá chữ quốc ngữ, tiến
hành cải cách giáo dục, cải cách xã hội.
Thực dân pháp đã ra lệnh đóng cửa các trường học,
bắt giam các nhà lãnh đạo Phong trào tan rã.
- Khởi nghĩaYên Bái của Việt Nam Quốc dân Đảng
Người tổ chức và lãnh đạo: Nguyễn Thái Học và tổ
chức chính trị theo hệ tư tưởng Tư sản: Việt Nam
quốc dân Đảng. Tổ chức này hành động theo tư
tưởng "tam dân" của Tôn Trung Sơn (Trung quốc).
Họ đã tiến hành khởi nghĩa vũ trang ở Yên Bái và
một số nơi khác với phương châm: không thành
công cũng thành nhân.
Bị thực dân Pháp đàn áp dã man và phong trào đã
thất bại.
Như vậy phong trào đấu tranh theo ý thức hệ phong
kiến và tư sản diễn ra dưới nhiều hình thức đã thất
bại. Thất bại của con đường cứu nước theo khuynh
hướng chính trị phong kiến và Tư sản đã dẫn đến sự
khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước ở Việt
Nam. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thất bại này
nhưng nguyên nhân chủ yếu và quan trọng nhất là
cách mạng Việt Nam thiếu một giai cấp và một tổ
chức chính trị tiên tiến lãnh đạo.
Nhiệm vụ quan trọng nhất của các nhà yêu nước
Việt Nam lúc này là phải tìm được con đường cứu
nước đúng đắn, phải xây dựng được một tổ chức
chính trị tiên tiến đủ tầm để lãnh đạo cách mạng.
1.2.4. Phong trào công nhân
- Do sự áp bức bóc lột nặng nề, do chịu sự tác động
của phong trào yêu nước của nhân dân ta và chịu
ảnh hưởng của cách mạng thế giới, giai cấp công
nhân Việt Nam đã sớm đứng lên đấu tranh giành
quyền sống. Tuy nhiên trước năm 1928 về cơ bản
phong trào công nhân vẫn tự phát.
- Sau phong trào « vô sản hóa » (1928) của hội
VNCMTN, chủ nghĩa Mác- Lê nin, lý luận cách
mạng của Hồ Chí Minh được truyền bá vào Việt
nam đã làm cho phong trào công nhân tiến mau từ
tự phát sang tự giác. Đến đầu năm 1930 đã kết hợp
nhuần nhuyễn với PT yêu nước và CN Mác- Lê nin.
1.2.5. Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc
- Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt nam gắn liền
với vai trò của tập thể các chiến sĩ cách mạng Việt
Nam mà người có công đầu là lãnh tụ Nguyễn Ái
Quốc
- Lộ trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc
+ Ngày 5-6-1911:Ra đi tìm đường cứu nước
+ Tìm hiểu cách mạng Tư sản Mỹ (1776); Cách
mạng Tư sản Pháp (1789); nghiên cứu hệ thống
thuộc địa của chủ nghĩa tư bản; tìm hiểu chủ nghĩa
Uyn-xơn… và rút ra kết luận về con đường cách
mạng tư sản: Tiếng là cộng hoà dân chủ nhưng kỳ
thực trong nó tước lục (tước đoạt) công nông, ngoài
nó áp bức thuộc địa; Do đó Người đã kiên quyết
- Tìm hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin ( trực tiếp là Đề
cương về dân tộc và thuộc địa của Lênin), tìm hiểu
phong trào cách mạng thế giới và cách mạng Tháng
10 Nga (1917), Nguyễn Ái Quốc kết luận: Muốn
cứu nước và giải phóng dân tộc không có con
đường nào khác con đường cách mạng vô sản.
- Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự phát triển
của phong trào công nhân, đối với sự ra đời của
Đảng Cộng Sản Việt Nam Việt Nam là rất to lớn.
Điều này thể hiện:
Thứ nhất: Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn đó
là con đường cách mạng vô sản; tìm thấy hệ tư
tưởng cách mạng khoa học, để làm nền tảng tư
tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng đó
là CN Mác Lê Nin. Truyền bá CN Mác- Lê nin vào
Việt Nam. Điều nay góp phần quyết định giải quyết
được cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước ở
Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 20
Thứ hai: Chuẩn bị về mọi mặt cho sự ra đời của
Đảng Cộng Sản Việt Nam
Về chính trị tư tưởng
+ Viết các sách báo tố cáo tội ác man rợ của bọn đế
quốc thực dân qua đó thức tỉnh các tầng lớp nhân
dân đứng lên đấu tranh.
+ Giới thiệu phổ biến, tuyên truyền những nội dung
cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê Nin, nội dung con
đường và phương pháp cách mạng Việt Nam cho
các chiến sĩ yêu nước và nhân dân Việt Nam
Về tổ chức nhân sự:
+ Thành lập tổ chức Hội Việt Nam cách mạng
thanh niên (6-1925) để tập hợp các chiến sĩ yêu
nước Việt Nam
+ Tổ chức huấn luyện, đào tạo hàng trăm chiến sĩ
cách mạng. Đây là những "hạt giống đỏ" là nguồn
nhân lực đầu tiên vô cùng quí báu cho sự ra đời của
Đảng cộng sản Việt Nam.
Thứ 3: Chủ động triệu tập và trực tiếp chỉ đạo hội
nghị Hợp nhất thành lập Đảng cộng sản Việt Nam
(3-2-1930) và đạt kết quả tốt đẹp.
Thứ 4: Soạn thảo Chính cương vắn tắt, Sách lược
văn tắt, Chương trình tóm tắt của Đảng.
Đây là bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên, hết sức
đúng đắn của Đảng CSVN. Nhờ vậy ngay tư khi ra
đời Đảng đã có đường lối cách mạng rất đúng đắn,
sáng tạo để lãnh đạo dân tộc và cách mạng Việt
Nam đi đến thắng lợi.
II. HỘI NGHỊ THÀNH LẬP ĐẢNG VÀ CƯƠNG
LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG.

1. Bối cảnh và nội dung hội nghị thành lập Đảng.


- Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng Việt
Nam sau khi chủ nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng Nguyễn Ái
Quốc HCM được truyền bá vào Việt Nam thông qua nhiều
con đường, đặc biệt thông qua phong trào "vô sản hoá" của
hội Việt Nam cách mạng thanh niên (1928). Điều này đã
dẫn đến sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản:
+ Đông Dương Cộng Sản Đảng (6-1929)
+ An Nam Cộng Sản Đảng (8-1929)
+ Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn (9-1929)
- 3 tổ chức cộng sản đã nối tiếp nhau ra đời ở Việt
Nam chứng tỏ việc thành lập Đảng Cộng Sản là nhu
cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên
việc cùng tồn tại 3 tổ chức cộng sản trong một nước
đã vi phạm nguyên tắc thống nhất trong việc tổ
chức Đảng cộng sản của chủ nghĩa Mác - Lê Nin,
và ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của cách
mạng Việt Nam. Vì vậy cần phải nhanh chóng hợp
nhất lại thành một chính Đảng Cộng sản duy nhất.
Đó là yêu cầu cấp bách của cách mạng Việt Nam.
- Được sự uỷ nhiệm của Quốc tế cộng sản và với sự
chủ động tích cực của mình, Nguyễn Ái Quốc đã
triệu tập và chủ trì hội nghị Hợp nhất, thành lập
Đảng CSVN, từ ngày 3-7/2-1930 tại Hương cảng
(Trung quốc) và đã thành công tốt đẹp. Hội nghị
quyết định:
+ Đặt tên Đảng là Đảng cộng sản Việt Nam
+ Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt
chương trình tóm tắt của Đảng. Đây là bản Cương
lính chính trị đầu tiên của Đảng
+ Đề ra kế hoạch hợp nhất các tổ chức cộng sản
trong cả nước
+ Thành lập Ban chấp hành Trung ương lâm thời
2. Nội dung cơ bản Cương lính chính trị đầu
tiên của Đảng

- Gồm các văn kiện: Chính cương vắn tắt của Đảng,
Sách lược vắn tắt của Đảng, chương trình tóm tắt
của Đảng
- Nội dung chủ yếu của Cương lĩnh:
+ Phương hướng chiến lược của cách mạng là:
"Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách
mạng để đi tới xã hội cộng sản"
+ Nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng trong cách
mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng:
Về phương diện xã hội: dân chúng được tự do tổ chức…
Về kinh tế: Tịch thu toàn bộ các sản nghiệp lớn của bọn
đế quốc giao cho chính phủ công, nông, binh.
Tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc làm của công và chia
cho dân cày nghèo
Mở mang công nghiệp và nông nghiệp
Miễn thuế cho dân cày nghèo
Thi hành luật ngày làm tám giờ
+ Về lực lượng cách mạng
Đảng chủ trương tập hợp đại bộ phận giai cấp công
nhân, nông dân và dựa vào hạng dân cày nghèo để
lãnh đạo nông dân làm cách mạng ruộng đất.
Lôi kéo tiểu tư sản, tri thức, trung nông.... đi vào phe
vô sản.
Đối với phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản An
Nam thì phải tranh thủ, ít ra làm cho họ đứng trung
lập. Bộ phận nào đã đặt ra mặt phản cách mạng
phải đánh đổ
+ Phương pháp cách mạng
+ Lãnh đạo cách mạng: giai cấp công nhân thông
qua Đảng Cộng Sản.
Đảng phải thu phục được đại bộ phận giai cấp
mình phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân
chúng.
+ Quan hệ với phong trào cách mạng thế giới
Xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của
cách mạng thế giới
Phải đoàn kết với những dân tộc bị áp bức và quần
chúng vô sản trên thế giới nhất là với vô sản Pháp
Nội dung cơ bản của Cương lĩnh đã giải đáp đúng
yêu cầu khách quan của XH Việt Nam dưới chế độ
thuộc địa nửa phong kiến, giải quyết đúng hai mâu
thuẫn cơ bản, trong xã hội. Cương lĩnh đã vạch rõ
những mục tiêu của cách mạng, chỉ đúng kẻ thù, xác
định đúng lực lượng cách mạng; bộ tham mưu lãnh
đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và giai cấp.
Cương lĩnh đã có những nhận thức đúng đắn về
những vấn đề chiến lược, liên quan đến sự thành bại
của cách mạng mà các nhà yêu nước trước đây chưa
thể nào đạt tới.
Tuy nhiên do điều kiện lịch sử, Cương lĩnh phải ở
dạng, vắn tắt" nên nhiều vấn đề chưa được giải thích
3. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng
sản Việt Nam
- Chấm dứt sự khủng hoảng bế tắc về đường lối cứu
nước, cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận
của cách mạng thế giới
- Ba yếu tố thành lập Đảng
- Sự trưởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam
về mọi mặt, đủ sức lãnh đạo cách mạng nước ta
- Giá trị của Cương lĩnh chính trị 2/1930
- Khẳng định con đường cách mạng vô sản

You might also like