Mụn trứng cá kết hợp YHCT và YHHĐ: Đại Học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh Khoa Y Học Cổ Truyền

You might also like

Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 28

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN

Mụn trứng cá
kết hợp YHCT và YHHĐ

Giảng viên: ThS. BS. Nguyễn Lê Việt Hùng


MỤC TIÊU

• Trình bày được nguyên nhân và yếu tố thuận lợi của Mụn trứng
cá theo YHHĐ và YHCT
• Trình bày được triệu chứng của Mụn trứng cá theo YHHĐ và
YHCT
• Chẩn đoán được bệnh Mụn trứng cá theo YHHĐ và YHCT
• Trình bày được Nguyên tắc điều trị của Mụn trứng cá theo
YHHĐ và YHCT
• Phân tích được điều trị của Mụn trứng cá theo từng giai đoạn
theo YHHĐ và YHCT
• Mụn trứng cá là bệnh da phổ biến đặc biệt ở thanh thiếu niên
(11-21 tuổi) và người lớn. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng rối mạn
tính tuyến bã của da.
• Bệnh diễn ra ở mọi lứa tuổi, có thể diễn tiến dai dẳng đến khi
trưởng thành. Bệnh không gây tử vong tuy nhiên sẽ ảnh hưởng
tâm, sinh lý của người bệnh do để lại sẹo, giảm sắc đẹp, gây
nên trầm cảm, lo âu.
• chứng Phấn thích, Toả sang: chỉ các mụn mọng nước, ngứa,
vỡ mủ lan toả khắp cơ thể.
NGUYÊN NHÂN

3 yếu tố chính:
- tăng sản xuất chất bã,
- sừng hóa cổ nang lông,
- vi khuẩn Cutibacterium acnes (C.acnes).
Tăng tiết chất bã

• Tuyến bã chịu sự điều tiết hoạt động của các hormon, đặc biệt
là hormon sinh dục nam. Các hormon này kích thích tuyến bã
hoạt động và phát triển thể tích làm tăng bài tiết chất bã lên
nhiều lần.
Sừng hóa cổ nang lông

• Cổ nang lông tuyến bã bị sừng hóa làm ống bài xuất tuyến bã
bị hẹp lại, chất bã không thoát ra ngoài được nên bị ứ đọng lại
trong lòng tuyến bã, lâu ngày bị cô đặc lại hình thành nhân
trứng cá.
Sự gia tăng hoạt động của vi khuẩn C.acnes

• Bình thường C.acnes cư trú ở da một cách vô hại. Khi các lỗ


nang lông bị ứ lại, các chất bã và tế bào chết sẽ tạo nên môi
trường kỵ khí và C.acnes có thể phát triển, trở nên gây bệnh.
• vi khuẩn C.acnes 🡪 kích thích cơ thể tiết ra các hoá chất gây
viêm như: PAR2, TLR2-4, AMP khiến cho sang thương mụn tiết
ra các cytokines gây viêm làm mạn tính hoá sang thương và để
lại sẹo.
Một số yếu tố khác liên quan đến hình thành Mụn trứng cá

• Tuổi: Mụn trứng cá thường gặp ở tuổi thanh thiếu niên


• Giới: bệnh gặp ở nữ nhiều hơn nam, tỷ lệ nữ/nam gần bằng 2/1
• Yếu tố gia đình: cứ 100 bệnh nhân bị trứng cá thì 50% có tiền sử gia đình.
• Yếu tố thời tiết, chủng tộc
• Yếu tố nghề nghiệp: khi tiếp xúc với dầu mỡ, với ánh nắng nhiều...
• Yếu tố stress
• Chế độ ăn: sô-cô-la, đường, bơ, cà phê…
• Các bệnh nội tiết: Cushing, bệnh cường giáp trạng, buồng trứng đa nang…
• Thuốc: corticoid, isoniazid, thuốc có nhóm halogen, androgen (testosteron)…
• tại chỗ: vệ sinh da mặt, chà xát, nặn bóp không đúng phương pháp và lạm
dụng mỹ phẩm.
NGUYÊN NHÂN YHCT

• Toả sang:
+ phong nhiệt uất kết tại kinh Phế gây ra
+ ăn nhiều chất cay nóng, dầu mỡ gây nên thấp nhiệt uất kết tại bì
phu
+ Tỳ vận hoá kém gây thấp nhiệt uất lại tại bì phu gây bệnh.

Phế chủ bì mao 🡪 đóng mở tấu lý đuổi ngoại tà ra ngoài. Khi bị Phong
thấp nhiệt xâm phạm uất lại thành sang tại bì phu.
Đầu mặt là nơi hội tụ của kinh Dương mà Phong tà với đặc tính hay lên
trên và ra ngoài nên sang hay tổn thương nhiều vùng đầu mặt.
CHẨN ĐOÁN

- Trứng cá đầu trắng: trên da mặt thấy các điểm trắng 1-2 mm ở dưới da, đó
chính là nhân trứng cá.
- Trứng cá đầu đen: có một điểm đen ở lỗ chân lông, đó là chất bã phần trên bị
oxy hóa.
- Trứng cá sẩn viêm: có các sẩn viêm 1-3mm đường kính, nặn ra nhân trứng cá
là một sợi chất bã màu trắng ngà vàng.
- Trứng cá sẩn mủ, mụn mủ: có sẩn mủ, trung tâm là mủ và nhân trứng cá, có
quầng viêm đỏ bao quanh, kích thước 1-5mm.
- Trứng cá viêm tấy: bao quanh nhân trứng cá là khối viêm tấy 1-3cm đường
kính, viêm đỏ sưng cứng, ấn đau, sau hóa mủ.
- Trứng cá nang bọc: có các nang bọc chìm dưới da, có vỏ xơ bao quanh, trong
chứa chất bã, mủ.
• Thường gặp ở vùng mặt, ngực, lưng (nhất là vùng liên bả vai),
phần trên cánh tay.

Nguồn: tác giả


Một số dạng lâm sàng thường gặp

• Trứng cá thông thường


• - Không viêm: đầu trắng, đầu đen.
• - Có viêm: sẩn, mụn mủ, viêm tấy, nang bọc.
• Trứng cá do steroids
• Do dùng steroids ngắn hoặc dài ngày. Tổn thương là sẩn đỏ màu đỏ đồng
nhất, các sẩn mủ rải rác ở mặt, lưng, cổ và cánh tay. Thường không có
nhân trứng cá.
• Trứng cá do mỹ phẩm
• Thường do bôi kem làm ẩm da.
• Trứng cá sẹo lồi (Acne kelodalis)
• Ttrứng cá khi lành để lại sẹo lồi.
Một số dạng lâm sàng thường gặp

• Trứng cá hoại tử:


• Có quá trình hoại tử tạo sẹo lõm.
• Trứng cá ngóc ngách (Acne conglobata)
• Có các nang bọc, chứa chất lầy nhầy, viêm u hạt, các nang bọc, có đường
thông dò các nang với nhau, sau tạo thành sẹo dúm dó.
• Trứng cá đỏ (Acne rosacea)
• Mũi, hai má đỏ về sau giãn mạch, có thể kém theo sẩn trứng cá, mức độ
nặng có tăng sản tuyến bã thành mũi sư tử (Rhinophyma).
Xét nghiệm

• Định lượng hormon nhóm androgen: testosteron tự do, FSH,


LH, DHEAS trong bệnh cảnh nghi ngờ mụn trứng cá do rối loạn
nội tiết.
Chẩn đoán

• Chẩn đoán xác định:


• Chủ yếu dựa vào lâm sàng, vị trí vùng mặt, ngực, lưng; tổn thương là các
nhân trứng cá (đầu trắng, đầu đen), sẩn viêm có nhân trứng cá ở giữa,
mụn mủ, viêm tấy, nang bọc.
• Chẩn đoán phân biệt
- Viêm nang lông do tụ cầu
- U mềm lây (Molluscum contagiosum) sẩn hình tròn bán cầu, trơn nhẵn, có
điểm lõm ở giữa, nguyên nhân do virus.
Phân độ trứng cá

Theo Karen McCoy (2008), bệnh trứng cá chia thành ba mức độ


sau:
• Mức độ nhẹ: dưới 20 tổn thương không viêm (comedon), hoặc
dưới 15 tổn thương viêm hoặc tổng số lượng tổn thương dưới
30.
• Mức độ vừa: có 20-100 tổn thương không viêm hoặc 15- 50 tổn
thương viêm, hoặc 20-125 tổng tổn thương.
• Mức độ nặng: trên 5 nang, cục hoặc trên 100 tổn thương không
viêm, hoặc tổng tổn thương viêm trên 50 hoặc trên 125 tổng tổn
thương.
Chẩn đoán theo YHCT

• Nhiệt độc thịnh (Giai đoạn viêm nhiễm) : chứng Sang, Nhiệt sang.
• Tại chỗ sưng, nóng, đỏ, đau, và ngứa, có thể một hoặc vài mụn đứng thành
đám.
• Toàn thân: sốt, mạch nhanh, rêu lưỡi trắng dầy, có thể kèm tiểu tiện ngắn đỏ,
táo. bón
• Uất nhiệt (Giai đoạn hóa mủ): chứng Sang độc, Thấp sang.
• Giai đoạn viêm sưng, đỏ, đau, nếu không điều trị sẽ thành ổ mủ, sưng đau
nhức nhối.
• Toàn thân mệt mỏi, ăn kém, đau nhức làm mất ngủ.
• Hư nhiệt (Giai đoạn đã vỡ mủ): chứng Sang, chứng Ung.
• Mủ chảy ra màu trắng đục hoặc màu vàng, tanh hôi. Sau khô dần để lại vảy tiết
nhỏ, bong đi sau vài ngày không để lại sẹo. Có thể nhiều mụn mủ đứng san sát
với nhau, song vẫn riêng rẽ. Vảy của chúng tạo thành đám màu vàng nâu.
ĐIỀU TRỊ

• Điều trị tại chỗ


- Nguyên tắc: Phải tùy theo giai đoạn. Không được để tụ cầu lan rộng bằng
nặn chích bằng tay, chích non. Không băng kín bằng băng không thấm
nước:
• Dùng cồn iod 1% - 5% bôi lên nhọt ngay từ khi mới phát.
• Đắp, ngâm nước nóng.
• Bôi mỡ kháng sinh.
• Quang tuyến trị liệu chống viêm, chiếu nông, liều nhẹ, 1 – 2 lần, cách nhau
2 – 3 ngày.
• Khi đinh nhọt đã chín mùi dùng kìm rút ngòi, không nên nặn.
Điều trị toàn thân

  Nhẹ Trung bình Nặng


Ưu tiên Thuốc bôi Benzoyl Thuốc bôi kết hợp như Kháng sinh uống+bôi
Peroxide (BP) hay thể nhẹ hoặc kháng sinh kết hợp hay Isotretionin
retinoid bôi (TR) hoặc kết uống + TR+BP hoặc uống
hợp BP+kháng sinh bôi kháng sinh uống+kháng
hay TR+kháng sinh bôi sinh bôi+BP+TR
hay BP+TR+ kháng sinh
bôi
Thay thế Thêm TR hay BP nếu Xem xét liệu pháp bôi Xem xét thay đổi
chưa có kết hợp thay thế hoặc kháng sinh uống hoặc
thay đổi kháng sinh uống thêm kết hợp thuốc ngừa
Xem xét Retionid thay
hoặc thêm thuốc ngừa thai uống và
thế
thai uống hay spironolactone (nữ) hoặc
Xem xét Dapsone bôi spironolactone (nữ) hoặc Isotretionin uống
Isotretionin uống
Điều trị theo YHCT

• Giai đoạn viêm nhiễm

• Phép trị: Thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết tiêu viêm
• Bài thuốc: Tứ diệu dũng an thang gia giảm
Xích thược 20g, Ngưu tất 20g, Qua lâu nhân 24g, Đào nhân 12g,
Chỉ xác 12g, Đơn bì 16g, Đan sâm 16g.
Vị thuốc Tính vị, quy kinh Tác dụng YHCT Vai trò
Xích thược (Paeonia Đắng, chua, hơi hàn Tán tà, hành huyết Quân
veitchii)
Quy kinh Can, Tỳ
Ngưu tất Đắng, chua, bình Hoạt huyết, thông kinh, giải Quân
(Achyranthes bidentata) thấp nhiệt.
Quy kinh Can, Thận
Qua lâu nhân Ôn Lý khí khử ứ giải uất, trừ Thần
(Semen trichosanthis) đàm
Quy kinh Phế, Vị, Đại trường
Đào nhân Ngọt, đắng, bình Phá huyết, hành ứ, nhuận Thần
(Prunus persica Stokes) táo, hoạt trường
Quy kinh Tâm, Can, Đại
trường
Chỉ xác Đắng, chua, bình Lý khí, khử ứ, giải uất Thần
(Fructus citri aurantii) Quy kinh Tỳ, Vị
Đơn bì Cay, đắng, hơi hàn Thanh huyết nhiệt, tán ứ Tá
(Cortex paeoniae Quy kinh Tâm, Can, Thận, huyết.
Suffuticosae) Tâm bào
Đan sâm (Salvia Đắng, lạnh Hoạt huyết, khử ứ, điều Tá
miltiorrhiza Bunge) kinh, thanh nhiệt.
Quy kinh Tâm, Can, Tâm bào
• Uất nhiệt
• Phép trị: thanh nhiệt giải uất
• Bài thuốc: Sài hồ sơ Can thang gia giảm
Bạch thược 8g, Cam thảo 12g, Đơn bì 6g, Đương quy 12g, Hoàng cầm 8g,
10g, Sơn chi 8g, Thanh bì 6g. Sắc uống.
Vị thuốc Tính vị, quy kinh Tác dụng YHCT Vai trò
Đương quy (Angelica Tính ngọt, cay và tính ấm. Dưỡng huyết, hoạt huyết, Thần
sinensis) điều kinh.
Vào kinh Can, Tâm, Tỳ.
 
Bạch thược (Radix Tính hàn, vị đắng và hơi chua. Dưỡng huyết, liễm âm, Quân
Pacomiae lactiflorae) Quy kinh Tỳ, Can bình can hoá uất
Hoàng cầm (Radix Vị đắng, tính hàn. Qui kinh: vào Thanh thấp nhiệt Thần
Scutellariae) các kinh Tâm, Phế, Can, Đởm, Đại
tràng, Tiểu tràng
Đơn bì (Cortex Vị cay, đắng, tính hơi hàn Tả phục hỏa. Tư âm Thần
Paeoniae Suffuticosae) nhuận huyết, sơ tán phong
Vào kinh Phế
hàn
Thanh bì (Pericarpium Vị đắng cay, tính ôn. Qui kinh: sơ can phá khí, tán kết Tá
citri immaturi ) Can, Đởm, Vị tiêu trệ
Sơn chi (Fructus Vị đắng tính hàn, qui kinh Tâm Có tác dụng thanh Tá
Gardeniae Jasminoidis) Phế Can Vị. nhiệt, lợi thấp , lương
huyết.
Cam thảo Vị ngọt, tính bình, hoá độc. Vào Điều hòa vị thuốc Sứ
(Glycyrrhiza glabra L) 12 kinh
• Hư nhiệt
• Phép trị: Tư âm thanh nhiệt
• Bài thuốc: Đơn chi tiêu dao
• Bạc hà 4g, Bạch linh 4g, Bạch truật (sao đất) 4g, Cam thảo (nướng) 2g,
Đơn bì 4g, Đương quy (rửa rượu) 6g, Sài hồ 4g, Sinh khương 4g, Sơn chi
4g, Thược dược 6g
• Tán bột, ngày uống 12–16g hoặc sắc uống.
Vị thuốc Tính vị, quy kinh Tác dụng YHCT Vai trò
Bạch truật Vị đắng, tính ấm. Vào kinh Tỳ và Vị Ích khí kiện Tỳ Quân
(Atractylodes macrocephala)
Bạch thược (Radix Pacomiae
Tính hàn, vị đắng và hơi chua. Quy kinh Dưỡng huyết, liễm âm, Quân
lactiflorae) Tỳ, Can bình can hoá uất
Sài hồ Vị đắng tính hơi hàn, qui kinh Can Đởm. Phát tán phong nhiệt, giải Thần
(Bupleurum chinesnis DC.) uất
Sơn chi (Fructus Gardeniae
Vị đắng tính hàn, qui kinh Tâm Phế Can Có tác dụng thanh nhiệt, Thần
Jasminoidis) Vị. lợi thấp , lương huyết.
Đương quy (Angelica sinensis) Tính ngọt, cay và tính ấm. Dưỡng huyết, hoạt huyết, Thần
  Vào kinh Can, Tâm, Tỳ. điều kinh.
Đơn bì (Cortex Paeoniae suffuticosae)
Vị cay, đắng, tính hơi hàn Tả phục hỏa. Tư âm nhuận Thần
Vào kinh Phế huyết, sơ tán phong hàn
Sinh khương (Rhizoma zingiberis Vị cay, tính ấm. Tán phong hàn, ôn trung, Tá
officinalis recens) hòa vị, cầm nôn
Quy kinh Phế, Tỳ và Vị.
 
Bạch linh (Poria cocos Wolf.) Vị nhạt tính bình. Qui kinh: Tâm, Tỳ, Lợi thủy, thẩm thấp, sơ Tá
Thận. phong.
Bạc hà Vị cay, tính mát, vào kinh Phế, Can Tuyên khứ uế khí, phát độc Tá
(Mentha Arvensis Lin.) hãn, phá huyết, sơ phong
  khử ban
Cam thảo Vị ngọt, tính bình, hoá độc. Vào 12 kinh Điều hòa vị thuốc Sứ
(Glycyrrhiza glabra L.)
Y học thực chứng

• Năm 2018, Mansu Suzi Shu Yi và cộng sự thực hiện nghiên


cứu đánh giá có hệ thống vai trò của bài thuốc Tỳ bà thanh Phế
ẩm (EJF) trong điều trị mụn trứng cá.
• Có 15 RCT được đưa và đánh giá, 2 nghiên cứu báo rằng khả
năng cải thiện về mặt lâm sàng so với kháng sinh và benzol
peroxide và 2 nghiên cứu so với thuốc kháng sinh bổ sung tại
chỗ
🡪 EJF có thể làm giảm các tổn thương việm ở mụn trứng cá
trong thời gian ngắn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS TS Phạm Văn Trịnh, PGS TS Lê Thị Hiền, NXB Y học,


2008, Bệnh học và điều trị ngoại- phụ y học cổ truyền, tr.75-81.
2. GS TS Nguyễn Văn Út, NXB Y học, 2005, Bài giảng bệnh da
liễu, tr. 47-58.
3. Shikang Meng, Zibei Lin, Yan Wang, Zhenping Wang, Ping Li,
and Ying Zheng, Psoriasis therapy by Chinese medicine and
modern agents.
4. Link bài báo:
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5865286/#CR43

You might also like