Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 35

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN


NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY
SẢN CỦA VIỆT NAM

Nhóm 5
KẾT CẤU

01. Tính cấp thiết 02. Mục tiêu, đối tượng,


phạm vi NC

Phương pháp Tổng quan NC,


03. 04.
NC cơ sở lý luận

05. Thực trạng 06. Tác động

07. Giải pháp 08. Kết luận


0.1 TÍNH CẤP THIẾT
● Xuất khẩu thực sự có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và phát
triển kinh tế đối với Việt Nam.

● Việt Nam được coi là một đất nước có tiềm năng xuất khẩu thủy sản và nó trở
thành một trong những lĩnh vực xuất khẩu quan trọng nhất của nền kinh tế.
● “Việt Nam là quốc gia đứng thứ 27 trong nhóm 33 quốc gia trên thế giới có
nền kinh tế bị tổn thương cao nhất trước tác động của BĐKH đối với hoạt động
khai thác và nuôi trồng thủy sản.” (VASEP)

●  Đề tài mang lại những thông tin cơ bản về BĐKH, chỉ ra các tác động của
BĐKH đến ngành NTTS của Việt Nam, từ đó đưa ra những giải pháp thích
ứng.
0.2. Mục tiêu, đối tượng, phạm vi

Mục tiêu Đối tượng Phạm vi


- Phân tích thực trạng
ngành NTTS Các tác động của BĐKH Thời gian: 1995-2020
- Tác động của BĐKH đến tới ngành nuôi trồng thủy
NTTS sản Việt Nam. Không gian: các vùng nuôi
- Đề xuất giải pháp thích trồng thủy sản ở Việt Nam
ứng, phát triển NTTS trong
bối cảnh BĐKH
03. PHƯƠNG PHÁP NC

Phương pháp thu thập dữ liệu: Thu thập, tìm hiểu thông tin, tài
liệu; sử dụng kết quả liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu, dựa trên
những báo cáo khoa học trong và ngoài nước, các tài liệu, ấn phẩm

Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu: xác định độ tin cậy, tính
khách quan, tính cập nhật của tài liệu tìm được, giới hạn và phạm vi
của vấn đề mà tài liệu đề cập tới.
04. TỔNG
QUAN TÀI
LIỆU VÀ CƠ
SỞ LÝ LUẬN
Tổng quan tài liệu nước ngoài
● Gregor K. Reid, Helen J. Gurney-Smith, và các cộng sự, “Climate change
and aquaculture: considering biological response and resources”.

● Steven M. Clarke, và các cộng sự, “Assessing the risk of climate change to
aquaculture: a case study from south - east Australia”.

● Alhambra Martinez Cubillo, và cộng sự, trong “Direct effects of climate


change on productivity of European aquaculture”.

● Năm 2009, Edward H. Alisson và các cộng sự đã đưa ra tính dễ bị tổn


thương của kinh tế nhà nước do tác động của BĐKH trong NTTS.
Tổng quan tài liệu trong nước.
Nguyễn Minh Thảo (2013). “Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến
nuôi trồng thủy sản huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình và đề xuất các giải pháp
ứng phó để phát triển”.

Lê Văn Thăng và Đinh Thanh Kiên (2015). “Ảnh hưởng của BĐKH đến nuôi
trồng thủy sản tỉnh Khánh Hòa và một số giải pháp đề xuất”.

Hoàng Ngọc Khắc, Trần Thị Thanh Hải. “Tác động của nước biển dâng do
BĐKH đến vùng NTTS khu vực ven biển Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ”.

Phan Văn Tân, Ngô Đức Thành. “Biến đổi khí hậu ở Việt Nam: Một số kết quả
nghiên cứu, thách thức và cơ hội trong hội nhập quốc tế”.
CƠ SỞ LÝ LUẬN
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
KHÁI NIỆM
● Theo công ước chung của Liên Hợp Quốc về BĐKH (UNFCCC): “BĐKH là sự thay
đổi của khí hậu mà hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp do tác động của hoạt động con người
dẫn đến thay đổi thành phần khí quyển toàn cầu và ngoài ra là những biến thiên tự
nhiên của khí hậu được quan sát trên một chu kỳ thời gian dài”.

● Theo Kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho Việt Nam của Bộ Tài nguyên và Môi
trường Việt Nam (2016): “BĐKH là sự thay đổi của khí hậu trong một khoảng thời
gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người. BĐKH
hiện nay biểu hiện bởi sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng và gia tăng các hiện
tượng khí tượng thủy văn cực đoan”.
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Nguyên nhân
Do yếu tố tự nhiên Do yếu tố nhân tạo

● Thay đổi của các tham số quỹ đạo trái đất


● Biến đổi trong phân bố lục địa - biển của ● Hiệu ứng nhà kính
bề mặt trái đất
● Sự biến đổi về phát xạ của mặt trời và hấp ● Hoạt động của con người
thụ bức xạ của trái đất và sự nóng lên toàn cầu
● Hoạt động của núi lửa
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Khái niệm: Nuôi trồng thủy sản là nghề nuôi các sinh vật dưới nước
như cá, động vật thân mềm, giáp xác, thực vật thủy tinh… Nuôi
trồng bao hàm một số hình thức can thiệp vào quy trình nuôi để tăng
cường sản xuất, chẳng hạn như thả giống thường xuyên, cho ăn,...
Nuôi trồng cũng bao hàm quyền được sở hữu cá nhân hoặc doanh
nghiệp đối với những sinh vật đang được canh tác.
-Theo FAO (2008) -
ĐẶC ĐIỂM NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Nuôi trồng thủy sản là một ngành phát triển rộng khắp cả nước và
tương đối phức tạp hơn so với các ngành sản xuất vật chất khác

Trong nuôi trồng thủy sản đất đai diện tích mặt nước vừa là tư liệu
sản xuất chủ yếu, vừa là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế
được.

Nuôi trồng thủy sản có tính thời vụ cao.


VAI TRÒ CỦA NGÀNH NTTS

Ngành nuôi trồng thủy sản Ngành nuôi trồng thủy sản có
đóng một vai trò hết sức quan một vai trò quan trọng trong
trọng trong nền kinh tế quốc việc đảm bảo an ninh lương
dân của nước ta thực quốc gia

Ngành nuôi trồng thủy sản phát


triển thúc đẩy hoạt động thương Bảo vệ an ninh quốc phòng
mại quốc tế của đất nước
0.5 THỰC TRẠNG
NTTS CỦA VIỆT
NAM TRONG BỐI
CẢNH BĐKH
Thực trạng biến đổi khí hậu ở VN

Lượng mưa Nhiệt độ Bão, áp thấp, thiên tai


Năm 2017 được coi là năm kỷ lục về
Lượng mưa tháng cao nhất Nhiệt độ trung bình cao hơn từ
thảm họa thiên tai tại Việt Nam, với
tăng từ 270mm trong giai đoạn 0,5 -1,0°C so với nhiệt độ
hơn 16 cơn bão, lũ lịch sử trái quy
1901-1930 lên 281 mm trong trung bình của các năm trước
luật
giai đoạn 1991-2015

Xói lở bờ biển Hạn, xâm nhập mặn Nước biển dâng


Xuất hiện ở nhiều nơi, cả ở rìa Ảnh hưởng trầm trọng nhất là
các khu vực trong Đồng bằng Đến năm 2015 mực nước biển Đông
đồng bằng châu thổ Bắc Bộ, Nam
sông Cửu Long và có dấu hiệu có thể cao hơn mực nước biển của
Bộ và bờ biển Trung Bộ.
lan ra cả với các tỉnh dọc miền năm 1990 từ 3-15cm.
Trung.
Thực trạng
ngành nuôi
trồng thủy sản
ở Việt Nam
Diện tích nuôi trồng thủy sản

Bảng 1: Diện tích nuôi trồng thủy sản Việt Nam giai đoạn 2010-2017
(Nguồn: VIRAC,GSO)
Sản lượng nuôi trồng thủy sản

Bảng 2: Sản lượng nuôi trồng thủy sản Việt Nam giai đoạn 1995-2020
(Nguồn: VASEP)
Đối tượng nuôi
 Nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam rất đa dạng và phong phú.
 Có 2 loài nuôi chính:
o Cá tra: Tổng diện tích nuôi cá tra tại khu vực ĐBSCL là
khoảng 5.500 ha và tổng sản lượng là khoảng 1.116.000
tấn (2014). Phần lớn tập trung tại khu vực ĐBSCL và chủ
yếu là độc thâm canh.

o Tôm: Tổng diện tích nuôi tôm thâm canh tại Việt Nam là
khoảng 685.000 ha, trong đó diện tích nuôi tôm sú
khoảng 590.000 ha và diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng
khoảng 95.000 ha (2014)
Cơ cấu loại hình nuôi
TS nước ngọt TS nước lợ TS nước mặn
• Hình thức sản xuất
• Hình thức nuôi chủ
đã chuyển từ tự
yếu hiện nay là lồng • Tiềm năng phát
túc sang sản xuất
bè kết hợp khai thác triển rất tốt
hàng hóa,
cát trên sông, trên hồ.
• Khu vực đồng • Khó khăn về
• Tôm càng xanh là vốn, hạn chế
bằng sông Cửu
một mũi nhọn để về công
Long là khu vực
xuất khẩu và tiêu nghệ,...
thuận lợi nhất cho
thụ trong nước,
việc nuôi trồng
thủy sản nước lợ
Thực trạng thích ứng với
BĐKH ngành NTTS ở Việt
Nam
● Tại vùng ven biển thuộc huyện Đông Hải
(Bạch Liêu), mô hình nuôi tôm quảng canh,
quảng canh cải tiến kết hợp và nuôi tôm
sinh thái theo mô hình tôm - rừng đã phát
huy hiệu quả rõ rệt. Toàn tỉnh Bạc Liêu đã
có 550 hộ nông dân tham gia áp dụng mô
hình tôm - rừng với diện tích hơn 2.648ha
và mô hình này vẫn tiếp tục được khuyến
khích nhân rộng trong năm
=> Tuy nhiên, quá trình thích ứng còn rất dài,
vẫn tồn tại nhiều thách thức.
0.6
TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐẾN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở VIỆT
NAM
Tác động của nhiệt độ
• Theo dự báo của Bộ tài nguyên và Môi trường, hàng năm, nhiệt độ nước ta có
khả năng tăng khoảng 0,3 - 0,5 độ C.
• Hiện tượng nắng nóng kéo dài đã làm cạn kiệt nguồn nước ngọt, làm tăng
mức độ bốc hơi của nước trong các ao nuôi.
• Nhiệt độ tăng cũng là điều kiện phát sinh của nhiều loại dịch bệnh xảy ra cho
các loài thủy sản nuôi.
• Theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Cà Mau
và Chi cục Chăn nuôi và Thú y Kiên Giang, tình trạng nắng nóng kéo dài đã
làm cho các vuông nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến, đặc biệt là các
vùng nằm sâu trong nội đồng thiếu lượng nước lưu thông, trao đổi, khiến độ
mặn trong vuông nuôi tăng trên 30‰, có nơi trên 40‰, nên tình trạng tôm chết
bắt đầu xảy ra hàng loạt.
Tác động của hiện tượng thời tiết cực đoan
Làm thiệt hại đến hệ thống đầm
phá đã và đang được sử dụng
để nuôi trồng thuỷ sản

Thay đổi độ mặn của nước vì thế


làm chết hoặc tạo điều kiện khiến
đối tượng nuôi thoát ra ngoài.

Phú Thọ có 761/981 lồng cá bị ảnh


hưởng, thiệt hại 1000 tấn (2007)

Tốc độ gió giật trung bình các cơn bão trong năm
Tác động của lượng mưa

VD: Ảnh hưởng của lượng mưa đến NTTS


Khi nước lũ tràn vào các hồ nuôi làm thay đổi tỉnh Quảng Nam.
độ mặn của nước vì thế làm chết hoặc tạo
điều kiện khiến đối tượng nuôi thoát ra ngoài.
Mưa lớn dẫn đến nồng độ muối giảm đi nhất
thời làm cho sinh vật nước lợ và ven bờ, đặc
biệt là nhuyễn thể hai vỏ bị chết hàng loạt.
Phân bố lượng mưa thay đổi sẽ ảnh hưởng
đến lượng nước có thể thu giữ được.
Tác động của xâm nhập mặn và nước biển dâng

● Xâm nhập mặn làm mất nơi sinh sống thích hợp của một số loài thủy
sản nước ngọt trên các cửa sông.

● Nước biển dâng làm giảm diện tích nuôi trồng thủy sản.

● Tỉnh Bạc Liêu tổng diện tích thiệt hại là 6.203ha, trong đó 4.455ha từ
30 - 70% và 1.748ha mức độ thiệt hại trên 70%. Tại Bến Tre, xâm
nhập mặn khiến nhiều diện tích cá tra có dấu hiệu cá bỏ ăn, xuất
huyết, phù đầu. Giá thu mua cá tra trung bình khoảng 19.528
đồng/kg, thấp hơn giá cùng kỳ khoảng 4.300 đồng/kg.
0.7
Giải pháp ứng phó
BĐKH ngành nuôi
trồng thủy sản
Đề xuất giải pháp thích ứng với BĐKH

 Một là, xây dựng và hoàn thiện các chính sách, quy định cụ thể
về thích ứng biến đổi khí hậu trong ngành nuôi trồng thủy sản.
 Hai là, tăng cường năng lực thích ứng biến đổi khí hậu cho người
nuôi trồng thủy sản.
 Ba là, chuyển đổi cơ cấu và đối tượng nuôi trồng nhằm thích ứng
với tình hình biến đổi khí hậu.
 Bốn là, đầu tư cơ sở hạ tầng và chuyển giao khoa học công nghệ
trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.
 Năm là, đẩy mạnh việc kết nối giữa người sản xuất thủy sản với
các doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất, để nhân rộng các mô hình
thành công trên các vùng sinh thái khác nhau, cũng như tăng
cường quảng bá cho các sản phẩm thủy sản có trách nhiệm cũng
như sản phẩm thông minh với BĐKH.
 Sáu là, hợp tác quốc tế về thích ứng biến đổi khí hậu trong hoạt
động nuôi trồng thủy sản.
 Bảy là, nâng cao nhận thức trách nhiệm và tuyên truyền, giáo dục
về bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu cho người
nuôi trồng thủy sản.
 Tám là, các ao hồ nhỏ có thể bố trí dàn dây leo hoa quả, trồng các
loại cây dây leo thành giàn như quả bí,...để chống nắng trực tiếp
vào mùa khô
Giải pháp giảm nhẹ tác động BĐKH

Cần có công tác dự báo biến


Những hình thức nuôi có khả
đổi khí hậu, thời tiết cực
năng giảm phát thải nhà kính
đoan chính xác, kịp thời
như: nuôi tôm, cua xen rừng
thông qua việc thành lập
ngập mặn, nuôi tôm xen rong
nhiều các trạm quan trắc các
câu, nuôi kết hợp cá nước lợ,
yếu tố khí tượng, trạm quan
cua, ghẹ, nuôi luân canh tôm
trắc môi trường gắn liền với
- rong câu
vùng nuôi trồng thủy sản
0.8
KẾT LUẬN
Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu -
bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản - và đề ra thách thức là làm thế nào để
tiếp tục đáp ứng đủ nhu cầu lương thực, thực phẩm cho dân số toàn cầu ngày
càng tăng trong một môi trường thay đổi.

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng của BĐKH, trong
đó có những ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản.
Để các nhóm giải pháp đề xuất được thực hiện có hiệu quả đòi hỏi các ban
ngành quản lý, chính sách của Nhà nước và toàn nhân dân có ý thức đảm bảo
phối hợp thực hiện nghiêm túc, nhanh chóng.
THANK YOU !

You might also like