Viêm khớp dạng thấp, Thoái hoá khớp

You might also like

Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 72

Viêm khớp dạng

thấp
Đại cương
Viêm khớp dạng thấp hay còn gọi là viêm đa khớp dạng thấp, là một
bệnh lý mạn tính do rối loạn tự miễn trong cơ thể gây nên, xảy ra khi hệ
thống miễn dịch tấn công nhầm vào các mô trong chính cơ thể.
Nguyên nhân
Viêm khớp dạng thấp xảy ra khi hệ thống miễn dịch bị tấn công
synovium - lớp màng của màng bao quanh khớp dẫn đến viêm kết quả
làm dày synovium, cuối cùng có thể phá hủy sụn và xương trong khớp.
Ngoài ra các gân và dây chằng giữ các khớp với nhau cũng bị giãn và suy
yếu khiến cho khớp bị biến dạng và mất tính liên kết.
Đối tượng nguy cơ
Giới tính: Phụ nữ có nhiều khả năng mắc bệnh viêm khớp dạng thấp hơn nam
giới.
Tuổi: viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng nó thường bắt đầu
ở tuổi trung niên.
Tiền sử gia đình: nếu trong gia đình có người bị viêm khớp dạng thấp thì có nguy
cơ mắc bệnh
Hút thuốc. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ phát triển viêm khớp dạng thấp
Phơi nhiễm môi trường. Mặc dù hiểu biết kém, một số phơi nhiễm như amiăng
hoặc silica có thể làm tăng nguy cơ phát triển viêm khớp dạng thấp. Các nhân
viên cấp cứu tiếp xúc với bụi từ sự sụp đổ của Trung tâm Thương mại Thế giới có
nguy cơ mắc các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp.
Béo phì. Những người - đặc biệt là phụ nữ từ 55 tuổi trở xuống - những người
thừa cân hoặc béo phì dường như có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao
hơn
Các giai đoạn VKDT
Viêm khớp dạng thấp bao gồm 4 giai đoạn sau:
Giai đoạn I: viêm màng trên khớp dẫn đến sưng khớp và đau khớp. Các tế bào
miễn dịch di chuyển đến vùng viêm dẫn đến số lượng tế bào tăng cao trong
dịch khớp.
Giai đoạn II: ở mức độ vừa phải, trong giai đoạn II này có sự gia tăng và làn
truyền của viêm trong mô. Mô xương bắt đầu phát triển ảnh hưởng đến không
gian khoang khớp và trên sụn, dần dần phá hủy sụn khớp và khớp bắt đầu thu
hẹp do mất sụn.Trong giai đoạn này, thường không có dị dạng khớp,
Giai đoạn III: Đây là giai đoạn nặng. Sự mất đi sụn khớp trong các khớp bị tổn
thương làm lộ xương dưới sụn. Bệnh nhân thường đau khớp, sưng tấy, hạn chế
chuyển động, cứng khớp vào buổi sáng, suy nhược cơ thể, teo cơ, hình thành
các nốt sẩn dị dạng.
Giai đoạn IV: Giai đoạn IV được gọi là giai đoạn cuối của bệnh viêm khớp dạng
thấp. Ở giai đoạn này, quá trình viêm giảm đi và hình thành các mô xơ và xương
chùng (xương kết hợp) dẫn đến việc ngừng chức năng khớp.
Giai đoạn III: Đây là giai đoạn nặng. Sự mất đi sụn khớp trong các khớp bị
tổn thương làm lộ xương dưới sụn. Bệnh nhân thường đau khớp, sưng
tấy, hạn chế chuyển động, cứng khớp vào buổi sáng, suy nhược cơ thể,
teo cơ, hình thành các nốt sẩn dị dạng.
Giai đoạn IV: Giai đoạn IV được gọi là giai đoạn cuối của bệnh viêm khớp
dạng thấp. Ở giai đoạn này, quá trình viêm giảm đi và hình thành các mô
xơ và xương chùng (xương kết hợp) dẫn đến việc ngừng chức năng khớp.
Triệu chứng
1. Dấu hiệu của viêm khớp
Cứng khớp: Đối với những bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp, tình
trạng cứng khớp thường xảy ra vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy. Triệu
chứng này có xu hướng kéo dài trên một giờ trước khi bệnh nhân cảm
thấy các khớp mềm ra.
Sưng khớp: Bệnh nhân chỉ bị sưng phù lên hoặc có thể tụ dịch nhiều.
Nóng da: Ngay tại vùng da của khớp bị viêm thường có biểu hiện ấm
hơn so với những vùng da xung quanh.
Đỏ: Vùng da của khớp bị viêm có thể chuyển sang màu hồng nhạt
hoặc chuyển thành màu đỏ hơn so với những vùng da xung quanh.
Đau: Bệnh viêm khớp dạng thấp khiến bệnh nhân bị đau nhức
nghiêm trọng ở các khớp. Đây chính là triệu chứng dễ nhận biết
nhất của bệnh. Bệnh nhân bị đau là do hiện tượng viêm làm tăng
độ nhạy cảm của các khớp, khiến các khớp căng hơn và đau nhức
hơn.
2. Triệu chứng của những cơ quan khác

Xuất hiện nốt thấp (có hình cục hay hạt) nổi gồ lên bề mặt da, không di
động, chắc, không đau, có đường kính từ 5 đến 20mm, dính vào nền xương
ở dưới, ở khớp khuỷu, đôi khi gây đau nghiêm trọng.

Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể mắc bệnh viêm màng phổi
không triệu chứng. Cần phải điều trị cho những trường hợp nhịp thở ngắn
lại.
Có thể tác động và làm ảnh hưởng lên thanh quản dẫn đến khàn giọng.

Bệnh nhân có thể bị viêm ngoài màng tim nhưng thường không kèm theo
triệu chứng. Tuy nhiên đôi khi bệnh nhân có thể bị đau ngực hoặc nhịp
thời ngắn lại. Những trường hợp bị viêm khớp dạng thấp thường dễ rơi vào
tình trạng tắc nghẽn động mạch tim, gây chứng nhồi máu cơ tim hoặc đau
ngực.

Có khoảng 5% trường hợp bị viêm khớp dạng thấp làm phát sinh triệu
chứng ở mắt, thường gặp gồm khô mắt, đau mắt hoặc mắt đỏ.
3. Triệu chứng toàn thân
Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, trì trệ
Chán ăn, sụt cân
Đau nhức mỏi cơ toàn thân.
Tiêu chẩn của liên đoàn chống Thấp khớp Châu âu và Hội Thấp khớp học
Hoa Kỳ 2010
Tiêu chẩn của liên đoàn chống Thấp khớp Châu âu và Hội Thấp khớp học Hoa
Kỳ 2010 được áp dụng cho những trường hợp sau:
Viêm  khớp ở giai đoạn sớm, viêm dưới 6 tuần
Thể ít khớp.
Tuy nhiên cần thường xuyên theo dõi và đánh giá lại để tránh gây nhầm lẫn.
Đối tượng
Viêm màng hoạt dịch khớp nhưng không kèm theo những bệnh lý khác.
Viêm màng hoạt dịch ít nhất một khớp trên lâm sàng).
Biểu hiện tại khớp 
1 khớp lớn (0 điểm)
2 đến 10 khớp lớn (1 điểm)
1 đến 3 khớp nhỏ, không/ có biểu hiện ở những khớp lớn (2 điểm)
4 đến 10 khớp nhỏ, không/ có biểu hiện ở những khớp lớn (3 điểm)
Viêm trên 10 khớp, trong đó có ít nhất 1 khớp nhỏ (5 điểm)
Huyết thanh
Anti CCP âm tính và RF âm tính (0 điểm)
Anti CCP dương tính thấp và RF dương tính thấp (2 điểm)
Anti CCP dương tính cao và RF dương tính cao (3 điểm)
Yếu tố phản ứng pha cấp
Tốc độ lắng máu tăng hoặc CRP tăng (1 điểm)
Tốc độ lắng máu bình thường và CRP bình thường (0 điểm)
Thời gian kéo dài triệu chứng
<6 tuần (0 điểm)
≥6 tuần (1 điểm)
Chẩn đoán xác định
Giới hạn cao của bình thường ≤ 3 lần: Dương tính thấp
Giới hạn cao của bình thường > 3 lần: Dương tính cao.
Cận lâm sàng
XQ
Xét nghiệm máu
Những người bị viêm khớp dạng thấp thường có tốc độ lắng hồng cầu
tăng (ESR, hoặc tốc độ sed) hoặc protein phản ứng C (CRP), có thể cho
thấy sự hiện diện của quá trình viêm trong cơ thể. Các xét nghiệm máu
thông thường khác tìm kiếm yếu tố thấp khớp và kháng thể peptide
citrullated chống cyclic
Xét nghiệm hình ảnh
Bác sĩ có thể đề nghị chụp X-quang để giúp theo dõi sự tiến triển của
viêm khớp dạng thấp trong khớp của bạn theo thời gian. MRI và xét
nghiệm siêu âm có thể giúp bác sĩ đánh giá mức độ nghiêm trọng của
bệnh trong cơ thể bạn.
Biến chứng
Biến chứng về mắt: Bệnh nhân có nguy cơ cao mắc hội chứng khô mắt. Nguy
hiểm hơn bệnh có thể gây mù lòa ở những trường hợp nặng.

Biến chứng ở miệng: Hội chứng Sjogren thường xảy ra ở những người bị viêm
khớp dạng thấp gây rối loạn và giảm độ ẩm của miệng.

Nhiễm trùng: Do sử dụng thuốc ức chế miễn dịch trong quá trình điều trị viêm
khớp dạng thấp nên khả năng bị nhiễm trùng của bệnh nhân thường cao hơn so
với thông thường.

Những vấn đề về dạ dày – ruột: Việc sử dụng các thuốc chống viêm không
steroid và thuốc kháng viêm corticoid có thể dẫn đến đau, viêm loét dạ dày – ruột.
Bệnh về phổi: Làm tăng khả năng mắc chứng xơ sẹo phổi, trong đó có hiện tượng
tắc nghẽn những đường dẫn khí nhỏ và gây viêm lớp niêm mạc phổi hoặc tăng áp
trong phổi

Những vấn đề về tim mạch: Làm tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch cao hơn rất
nhiều so với những người bình thường (khoảng trên 50%). Trong đó nguy cơ đột
quỵ cao gấp 2 lần và nguy cơ phát sinh cơn đau tim cao gấp 2 đến 3 lần.

Tổn thương thần kinh: Đối với những bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp, những
vấn đề về thăng bằng hoặc triệu chứng đau cổ chính là triệu chứng cảnh báo tổn
thương về thần kinh.
Viêm mạch máu: Mạch máu thường bị giảm kích thước hoặc bị thu hẹp lại
và yếu hơn khiến sự lưu thông của dòng máu bị ngăn chặn.

Loãng xương: Một số thuốc được chỉ định trong điều trị viêm khớp dạng
thấp có thể khiến mật động xương suy giảm. Bên cạnh đó việc ít vận động, di
chuyển do đau khớp cũng làm tăng khả năng mắc bệnh loãng xương.

Ung thư hạch và những bệnh ung thư khác: Do sự thay đổi hệ thống miễn
dịch.
Điều trị
Chưa có biện pháp điều trị viêm khớp dạng thấp khỏi hoàn toàn. Các
biện pháp điều trị nhằm cải thiện triệu chứng, nâng cao chất lượng giúp
duy trì cuộc sống bình thường.
Nội khoa
NSAID. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể giảm đau và
giảm viêm. NSAID không kê đơn bao gồm ibuprofen (Advil, Motrin IB)
và naproxen natri (Aleve). Tác dụng phụ có thể bao gồm kích ứng dạ
dày, các vấn đề về tim và tổn thương thận, kéo dài thời gian chảy máu,
tăng nguy cơ xuất huyết

Steroid. Các loại thuốc Corticosteroid, chẳng hạn như prednison, làm
giảm viêm và đau và làm chậm tổn thương khớp. Tác dụng phụ có thể
bao gồm loãng xương, tăng cân và tiểu đường.
Thuốc chống thấp khớp thay đổi bệnh (DMARDs). Những loại thuốc này
có thể làm chậm sự tiến triển của viêm khớp dạng thấp và cứu các khớp
và các mô khác khỏi tổn thương vĩnh viễn. DMARD thông thường bao
gồm methotrexate (Trexall, Otrexup, những loại khác), leflunomide
(Arava), hydroxychloroquine (Plaquenil) và sulfasalazine (Azulfidine).
Tác dụng phụ khác nhau nhưng có thể bao gồm tổn thương gan, ức chế
tủy xương và nhiễm trùng phổi nghiêm trọng.
Thuốc sinh học. Còn được gọi là công cụ sửa đổi phản ứng sinh học, lớp

DMARD mới hơn này bao gồm: Anti TNF, Anti-IL6 , thuốc ức chế tế

bào B, hoặc thuốc ức chế tế bào T. Tùy từng trường hợp có đáp ứng điều

trị khác nhau. Thuốc nhóm này đem lại hiệu quả cho các trường hợp

không đáp ứng với các thuốc khác, đạt được nhiều thành công trong ca

bệnh khó, cải thiện tình trạng bệnh tật của bệnh nhân viêm khớp dạng

thấp
Ngoại khoa
Phẫu thuật nội soi. Phẫu thuật để loại bỏ lớp lót bị viêm của khớp
(synovium) có thể được thực hiện trên đầu gối, khuỷu tay, cổ tay, ngón
tay và hông.
Sửa chữa gân. Viêm và tổn thương khớp có thể làm cho gân xung quanh
khớp bị lỏng hoặc vỡ. Phẫu thuật có thể sửa chữa các đường gân xung
quanh khớp
Phẫu thuật chỉnh trục: Phẫu thuật nối cầu chì có thể được khuyến nghị
để ổn định hoặc điều chỉnh khớp và để giảm đau khi thay khớp không
phải là một lựa chọn.
Thay thế toàn bộ khớp. Trong phẫu thuật thay khớp, loại bỏ các bộ phận
bị tổn thương của khớp và chèn một bộ phận giả làm bằng kim loại và
nhựa.
Phục hồi chức năng
Tập luyện, hướng dẫn vận động chống co rút gân, dính
khớp, teo cơ. Trong đợt viêm cấp: để khớp nghỉ ở tư thế cơ
năng, tránh kê, độn tại khớp. Khuyến khích tập ngay khi
triệu chứng viêm thuyên giảm, tăng dần, tập nhiều lần trong
ngày, cả chủ động và thụ động theo đúng chức năng sinh lý
của khớp.
Phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, tắm suối khoáng
Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ
Phòng ngừa biến chứng của điều trị
Viêm, loét dạ dày tá tràng: cần chủ động phát hiện và điều trị vì
trên 80% bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng. Dùng kèm
các thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày hoặc các thuốc giảm tiết.
Cần bổ xung calci, vitamin D để phòng ngừa loãng xương. Nếu
bệnh nhân có nguy cơ loãng xương cao có thể sử dụng
bisphosphonates
Nếu có thiếu máu: bổ sung acid folic, sắt, vitamin B12.
Những động tác cần làm và động tác cần tránh
Bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp cần thực hiện những động tác
giữ gìn khớp, tránh những động tác có hại, cụ thể:
Tránh thực hiện một số động tác cầm đồ vật, kể cả khi việc thực
hiện những động tác này tương đối dễ dàng. Bởi càng về sau bệnh
nhân càng dễ bị biến dạng bàn tay.
Tránh hoặc hạn chế thực hiện những động tác có khả năng gây hại
cho khớp. Nếu buộc phải thực hiện những động tác ở khớp, người
bệnh cần cố gắng giữ trục khớp bàn tay (trục từ cổ tay đi qua ngón
tay thứ ba) khi thực hiện kéo dài trục của cẳng tay. Bệnh nhân có
thể sử dụng băng nẹp cổ bàn tay nếu cảm thấy đau nhiều.
Không nên cố gắng cử động cổ tay mà khiến bàn tay bị đau
lệch sang một bên. Ngoài ra người bệnh cần đặc biệt lưu ý
khi viết. Để dễ dàng hơn khi cầm nắm, nên lựa chọn những
đồ vật to.
Khi cần mở nắp nút lọ hoặc nắp nút chai, người bệnh không
nên cố gắng nắm và vặn mở nắp mà hãy sử dụng một dụng
cụ hỗ trợ để mở nút chai.
Không nên cố gắng nắm các ngón tay lại để mang đồ vật.
Thực phẩm cần kiêng
Thức ăn chế biến sẵn, thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo, món ăn
chiên xào
Canh cua, thịt chó, các loại cà, chuối tiêu
Nội tạng động vật
Rượu bia
Thực phẩm nên bổ sung
Rau xanh: Bông cải xanh, bắp cải…
Thực phẩm giàu acid béo omega-3: Hàu, hạnh nhân, cá thu, cá trích, cá
hồi, cá ngừ, trứng cá muối, cá mòi, gan cá tuyết…
Thực phẩm giàu canxi: Sữa và những sản phẩm từ sữa (phô mai, sữa
chua), các loại đậu, các loại hạt, rau lá xanh, hạnh nhân… Lưu ý nên
uống những loại sữa có hàm lượng chất béo thấp.
Lưu ý vận động hằng ngày
Cố gắng duy trì các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, vận động thể
chất bằng cách thay đổi môi trường sống.
Nên sử dụng máy móc điện gia dụng và những dụng cụ trợ giúp để
hỗ trợ bệnh nhân trong việc thực hiện các hoạt động sinh hoạt
hàng ngày.
Mua thêm những vật dụng cần thiết và dụng cụ nhà bếp để dễ dàng
hơn trong việc thực hiện các hoạt động như kéo lò xo hoặc mở nút
chai điện tử.
Khi bị viêm khớp dạng thấp, bàn chân nhạy cảm và rất dễ bị tổn
thương. Vì thế người bệnh cần chăm sóc và lựa chọn giày thích
hợp để hạn chế tình trạng kích thích da chân.
Mang lót giày chỉnh hình. Chúng có thể giúp giảm bớt lực tác
động lên những khớp viêm của bàn chân.
Thoái hoá khớp
Đại cương
Thoái hóa khớp là bệnh lý mãn tính về xương khớp thường gặp ở những người
trên 40 tuổi, đặc biệt là sau 60 tuổi. Đây là tình trạng lớp sụn khớp và đĩa đệm
bị thoái hóa, suy yếu dần kèm theo các triệu chứng như viêm, giảm dịch nhầy
bôi trơn tại các khớp. Điều này khiến việc cử động của các khớp cũng bị ảnh
hưởng, gây ra các triệu chứng đau và cứng khớp. Hầu hết các khớp trong cơ
thể đều có nguy cơ bị thoái hóa nhưng thường gặp nhất là các khớp sau đây:
Thoái hoá khớp gối
Thoái hóa khớp háng
Thoái hóa khớp ngón tay và bàn tay
Thoái hoá cột sống lưng và cột sống cổ
Thoái hóa khớp vai
Thoái hóa khớp cổ chân
Nguyên nhân
Tuổi tác: Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng
thoái hóa khớp thường gặp. Tuổi tác càng cao thì quá trình
lão hóa tự nhiên bên trong cơ thể diễn ra càng nhanh
chóng, hệ thống xương khớp bên trong cơ thể cũng bị ảnh
hưởng và suy yếu dần. Thông thường, bệnh thoái hóa
khớp thường gặp nhất là những người ngoài độ tuổi 40.
Thừa cân béo phì: Thừa cân béo phì sẽ khiến trọng lượng
cơ thể gây áp lực lên các khớp đặc biệt là cột sống và
khớp gối. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ
khiến khớp và hệ thống dây chằng bị tổn thương và gia
tăng nguy cơ mắc bệnh.
Luyện tập thể thao quá độ: Luyện tập thể dục thể thao quá độ hoặc
không đúng cách gây chấn thương tại các khớp. Nếu người bệnh
không thực hiện điều trị và chăm sóc đúng cách sẽ khiến cho quá
trình thoái hóa diễn ra nhanh chóng hơn so với bình thường.

Thói quen sinh hoạt sai tư thế: Tư thế làm việc, ngồi, nằm hoặc cúi
gập người sai tư thế đều có tác động tiêu cực đến hệ thống xương
khớp, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, nếu tính chất công
việc của bạn phải thường xuyên mang vác vật nặng, ngồi hoặc đứng
một chỗ quá lâu sẽ khiến cho việc lưu thông máu đi nuôi dưỡng
xương khớp bị cản trở từ đó chúng dễ bị suy yếu và tổn thương hơn.
Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Chế độ ăn uống không bổ sung đầy
đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể cũng là nguyên nhân gây thoái hóa
khớp khá phổ biến. Đặc biệt, nếu cơ thể thiếu hụt các yếu tố như canxi,
glucosamine và chondroitin sẽ khiến cho mật độ xương giảm dần, điều
này khiến cho hệ thống sụn khớp dễ bị bào mòn và thoái hóa hơn.

Do mắc các bệnh lý: Thoái hóa khớp cũng có thể là hậu quả của một
số bệnh lý xương khớp về khác như loãng xương, 
viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng khớp,…
Nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân được kể ở trên thì bệnh
thoái hóa khớp cũng có thể xảy ra do một số yếu tố khác như di truyền,
dị tật bẩm sinh tại khớp,…
Triệu chứng
Đau nhức: Đây là triệu chứng thường gặp nhất khi bị thoái hóa
khớp. Các cơn đau thường xuất hiện âm ỉ hoặc cấp tính gây ảnh
hưởng lớn đến khả năng vận động. Khi bệnh đang ở giai đoạn
nhẹ, các cơn đau này chỉ xuất hiện khi người bệnh vận động khớp
và biến mất nhanh chóng sau đó, lâu dần chúng sẽ gây ra các cơn
đau nhức dữ dội và kéo dài. Đặc biệt, khi thời tiết có sự thay đổi
chuyển lạnh đột ngột sẽ khiến cơn đau trở nên trầm trọng hơn.
Cứng khớp: Triệu chứng cứng khớp thường sẽ xuất hiện đi
kèm theo các cơn đau, đặc biệt là vào mỗi buổi sáng sớm
sau khi ngủ dậy. Lúc này các khớp bị đau sẽ không thể cử
động, tình trạng này sẽ giảm dần nếu người bệnh nghỉ ngơi
sau khoảng 30 phút. Nếu để bệnh kéo dài thì triệu chứng
cứng khớp sẽ kéo dài dai dẳng, gây ảnh hưởng lớn đến khả
năng vận động và đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Xuất hiện tiếng kêu lạo xạo khi cử động: Thoái hóa khớp
là tình trạng sụn và đĩa đệm ở giữa hai đầu xương bị hao
mòn, dịch nhầy bôi trơn cũng giảm dần. Nếu người bệnh di
chuyển, các đầu xương sẽ cọ xát vào nhau phát ra tiếng kêu
lạo xạo kèm theo đau nhức dữ dội có thể nhận biết rõ ràng
triệu chứng này khi thực hiện vận động mạnh.
Vận động khó khăn: Khớp bị thoái hóa đồng nghĩa với việc khả
năng vận động của người bệnh cũng bị ảnh hưởng. Lúc này, người
bệnh sẽ rất khó khăn trong việc thực hiện một số tư thế như cúi sát
đất, quay cổ,…

Teo cơ, sưng tấy và biến dạng: Ở những trường hợp thoái hóa
khớp diễn ra trong thời gian dài nếu không có các biện pháp can
thiệp đúng cách sẽ gây ra các triệu chứng nguy hiểm hơn như sưng
tấy gây biến dạng các khớp bị tổn thương, vùng cơ xung quanh
khớp tổn thương không được vận động trong thời gian dài sẽ gây teo
cơ, đầu gối bị lệch khỏi trục,…
Cận lâm sàng
CLS
Chụp X-quang quy ước: Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hoá khớp của Kellgren và
Lawrence:
◦ Giai đoạn 1: Xuất hiện gai xương nhỏ hoặc nghi ngờ có gai xương.
◦ Giai đoạn 2: Tình trạng mọc gai xương rõ ràng.
◦ Giai đoạn 3: Hẹp khe khớp vừa.
◦ Giai đoạn 4: Hẹp khe khớp kèm theo nhiều kèm xơ xương dưới sụn.

Siêu âm khớp: Phương pháp này nhằm kiểm tra tình trạng hẹp khe khớp, gai xương,
tràn dịch khớp, đo độ dày sụn khớp, màng hoạt dịch khớp, giúp phát hiện các mảnh
sụn thoái hóa bong vào trong ổ khớp.
Chụp cộng hưởng từ (MRI)): phương pháp này có thể quan sát được hình ảnh khớp
một cách đầy đủ với hình ảnh biểu thị bằng không gian ba chiều, giúp phát hiện được
các tổn thương ở sụn khớp, dây chằng, màng hoạt dịch.
Nội soi khớp: Phương pháp này giúp quan sát trực tiếp được các tổn thương thoái hoá
của sụn khớp ở các mức độ khác nhau, kết hợp sinh thiết màng hoạt dịch để làm xét
nghiệm tế bào chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khớp khác.
Làm xét nghiệm máu và sinh hoá: Đo tốc độ lắng máu bình thường.
Dịch khớp: Tế bào dịch khớp < 1000 tế bào/1mm3.
Điều trị
Thuốc giảm đau
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
Tiêm steroid
Sử dụng huyết tương giàu tiểu cầu tự thân
Sử dụng huyết tương giàu tiểu cầu là giải pháp hiện đại được
nghiên cứu cho hiệu quả nhanh chóng với khả năng tự chữa
lành tự nhiên, an toàn cho người bệnh.
Chườm nóng hoặc lạnh
Chườm nóng hoặc lạnh lên khớp có thể làm giảm cơn đau và
các triệu chứng của viêm xương khớp ở một số người. Bạn
có thể tự chuẩn bị với một chai nước hoặc túi chườm nóng
lạnh và chườm trực tiếp lên vùng bị đau.
Phẫu thuật: điều trị thoái hóa khớp chỉ cần thiết trong một số ít trường
hợp đã tham gia trị liệu bằng các biện pháp khác nhưng không đạt kết quả
hoặc phần khớp gặp tổn thương ở mức nghiêm trọng. Phẫu thuật này có
thể cải thiện đáng kể các triệu chứng, tăng khả năng vận động và chất
lượng cuộc sống

Thay khớp:  là phẫu thuật tái tạo khớp, có thể được áp dụng hầu hết các
khớp như gối, háng, ngón tay…. Khi phẫu thuật thay khớp, bác sĩ sẽ bỏ
phần khớp đã hư hại và thay thế vào đó phần khớp nhân tạo được làm
bằng các vật liệu y sinh đặc biệt. Tuổi thọ của khớp nhân tạo có thể kéo
dài từ 15-20 năm hoặc hơn.
Phòng bệnh
Duy trì cân nặng ở mức độ hợp lý, nên có các biện pháp
giảm cân khoa học khi đang ở trong tình trạng tăng cân béo
phì. Điều này giúp hạn chế trọng lượng của cơ thể gia tăng
áp lực lên hệ thống dây chằng và xương khớp, giảm nguy cơ
mắc bệnh.
Làm việc và vận động đúng tư thế, tránh thực hiện các động
tác quá mạnh một cách đột ngột sẽ dễ gây tổn thương đến
các khớp và gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Trong lao động nên
mặc đồ bảo hộ và mang giày vừa vặn khi chơi thể thao để
hạn chế nguy cơ chấn thương khớp.
Tăng cường luyện tập thể dục thể thao nhằm tăng cường sự dẻo dai và
độ chắc khỏe của xương khớp, ngăn ngừa tình trạng khớp bị co cứng
ảnh hưởng đến vận động. Nên dành thời gian khoảng 30 phút mỗi ngày
để thực hiện các bài tập như yoga, đi bộ, bơi lội,…

Lượng đường máu trong cơ thể sẽ gây tác động đến chức năng và cấu
trúc của sụn, vì vậy bạn cần phải kiểm soát lượng đường bên trong máu
ở mức hợp lý, không nên để nồng độ đường vượt mức quá cao.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ các
dưỡng chất cần thiết cho xương và sụn khớp nhằm thúc đẩy
quá trình tái tạo tế bào, ngăn ngừa quá trình thoái hóa xảy ra.
Một bổ sung vào chế độ ăn uống các loại thực phẩm giàu
glucosamine, chondroitin, omega-3, vitamin,…
Kiêng đồ ăn chiên xào chứa nhiều chất béo bão hòa, thực
phẩm giàu axit oxalic, tinh bột, đồ uống có cồn và chất kích
thích,…

You might also like