Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Bài 1: TIẾNG VIỆT - ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TIẾNG VIỆT

I. Tiếng Việt – nguồn gốc và quan hệ thân thuộc

II. Đặc điểm loại hình của ngôn ngữ Tiếng Việt
I. Tiếng Việt – nguồn gốc và quan hệ thân thuộc

1. Nguồn gốcTiếng Việt: là ngôn ngữ của


người Việt (Kinh) và là ngôn ngữ chính thức tại
Việt Nam.

Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư


Việt Nam, cùng với gần ba triệu người Việt Hải
Ngoại, mà phần lớn là người Mỹ gốc Việt.

Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các


dân tộc thiểu số tại Việt Nam.
1.2. Quan hệ thân thuộc
• Tiếng Việt thuộc hệ Nam Á ở khu vực
Đông Nam Á hiện nay, có quan hệ họ hàng
gần nhất với tiếng Mường, tiếng Khmer. Xa
hơn một chút là các tiếng thuộc
nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer.
• Ví dụ: từ tay trong tiếng Việt tương đương
trong tiếng Mường là thay, trong tiếng
Khmer là đay và trong tiếng Mông là tai.
* Sự ảnh hưởng
– Chịu ảnh hưởng của Trung Quốc
. Thời kỳ đầu: vay mượn, giữ nguyên nghĩa của tiếng Hán
> đọc theo âm tiếng Việt.
. Đầu thế kỷ XI: Bên cạnh sự phát triển vượt bậc của chữ
Nho (H_V), Chữ Nôm ra đời, đánh dấu sự phát triển của nền
VHVN (Truyện Kiều, Lục Vân Tiên…) và chữ Nôm cũng
được dùng trong văn bản hành chính năm 1789.
– Chịu ảnh hưởng của Pháp
. Nửa cuối thế kỷ 19, tiếng Pháp dần thay thế cho chữ Nho
và trở thành NN chính thức. Cùng thời gian này, để phục vụ
cho công tác truyền giáo, Linh mục Alexandre de Rhodes
cùng một số nhà truyền giáo khác đã sáng tạo ra chữ Quốc
ngữ.
- Từ năm 1945 đến nay
. Chữ Quốc ngữ được dùng như ngôn ngữ Quốc gia
II. Đặc điểm loại hình của ngôn ngữ Tiếng Việt

2.1. Từ không biến đổi hình thái. Hình thái của từ không
chỉ ra quan hệ giữa các từ trong câu.
VD: Bây giờ là mùa xuân./ Mùa xuân là tết trồng cây.
2.2. Hư từ ,vị trí và trật tự từ đóng vai trò làm rõ quan hệ
ngữ pháp cũng như ý nghĩa ngữ pháp của từ và của câu.
VD: Thêm hư từ "sẽ" hay "đang" trước từ "ăn" sẽ
làm thay đổi ý nghĩa thời gian của hành động (đang ăn/sẽ
ăn). Hoặc đảo vi trí các từ cũng làm thay đổi ý nghĩa ngữ
pháp ("chân bàn" và "bàn chân").
2.3. Tính phân tiết. Hạt nhân cơ bản của từ vựng là các từ
đơn tiết. Vì thế mà ranh giới giữa âm tiết, hình vị và từ
không rõ ràng.
VD: trong tiếng Việt, "nhà" vừa là một hình vị, mà cũng
vừa là một từ).

You might also like