Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 30

ĐỀ TÀI: PUBLIC-PRIVATE PARTNERSHIP

ĐỐI TÁC CÔNG - TƯ


Thành viên nhóm 13:
• Lê Hồ Hồng Uyên K204030161
• Hứa Thị Lan Hương K204031035
• Nguyễn Phương Thảo K204031070
• Trương Ngọc Thảo Vy K204031089
• Lê Hoàng Minh Như K204031052
TỔNG QUÁT
Tìm hiểu về PPP

Các hình thức của PPP

Ưu điểm và nhược điểm của các hình thức PPP

Ưu điểm và nhược điểm khi áp dụng PPP vào cung ứng


cơ sở hạ tầng
1. Tìm hiểu về PPP
• Thực trạng
Mô hình đầu tư theo phương thức PPP bắt đầu được thực hiện từ năm 1997 khi Chính
phủ ban hành Nghị định 77-CP về Quy chế đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT áp dụng
cho đầu tư trong nước hiện hoạt động PPP và nội dung lựa chọn nhà đầu tư PPP được
quy định tại Nghị định số 63/2018/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư và
chịu sự điều chỉnh của các luật khác nhau như Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư
công, Luật Doanh nghiệp, Luật Xây dựng, Luật Quản lý nợ công, Luật Đất đai…
Những năm gần đây, lĩnh vực thu hút đầu tư dưới hình thức PPP đã có sự thay đổi,
ngoài đầu tư vào ngành điện, các dự án PPP được đề xuất và thực hiện khá nhiều trong
lĩnh vực giao thông.
* Khái niệm:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 63/2018/NĐ - CP về
đầu tư theo hình thức đối tác công tư, hình thức PPP là tên viết tắt của
hình thức đầu tư đối tác công tư. PPP miêu tả một loạt các mối quan
hệ có thể có giữa các tổ chức nhà nước và tổ chức tư nhân liên quan
đến lĩnh vực cơ sở hạ tầng và các lĩnh vực dịch vụ khác.
• Ưu điểm:
+ Thúc đẩy mạnh mẽ hiệu quả của quá trình phân phối, quản trị cũng như việc quản lý các dự án.
+ Việc áp dụng các mô hình PPP có thể không yêu cầu chi tiền mặt ngay lập tức, do đó giảm gánh nặng chi
phí thiết kế và xây dựng. Tạo ra những động cơ khuyến khích thích hợp cho khu vực tư nhân, có tính đến
nhóm người có thu nhập thấp. Góp phần giảm bớt gánh nặng ngân sách đầu tư của nhà nước trong bối cảnh
nguồn vốn đầu tư hạn hẹp.
+ Tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, đảm bảo quốc phòng - an ninh và năng lực
cạnh tranh quốc gia.
+ Nhiều doanh nghiệp có cơ hội tham gia thực hiện các dự án lớn, tiêu thụ một lượng lớn các nguyên nhiên
liệu sản xuất trong nước, tạo ra hàng vạn việc làm cho người lao động và mang lại cho người dân được
hưởng dịch vụ với chất lượng tốt hơn với một chi phí hợp lý
• Nhược điểm:
+Thị trường vốn trong nước còn yếu kém, khó tiếp cận được thị trường
vốn quốc tế
+ Vì chưa có định hướng, kế hoạch rõ ràng nên những dự án tốt nhất
vẫn chưa được ưu tiên lựa chọn, nguồn lực chưa được quan tâm bố trí cho
việc lập dự án, tham gia đầu tư, nhân sự vẫn chủ yếu là kiêm nhiệm,
chuyên môn hạn chế
+Vai trò của nhà nước và tư nhân không được xác định rõ ràng hoặc
thiếu các quy định về quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên.
Các hình thức của PPP, ưu điểm và nhược điểm của từng
hình thức
• Hợp đồng dịch vụ: Chính phủ (cơ quan nhà nước có thẩm quyền) thuê
một bên tư nhân tiến hành một hoặc nhiều công việc hoặc dịch vụ cụ thể
trong một khoảng thời gian. Đối tác tư nhân phải thực hiện dịch vụ với
một mức chi phí được thoả thuận và thường phải đáp ứng những tiêu
chuẩn hoạt động do cơ quan nhà nước đặt ra.Các chính phủ thường sử
dụng các thủ tục đấu thầu cạnh tranh để quyết định việc trao hợp đồng
dịch vụ. Trong một hợp đồng dịch vụ, chính phủ trả đối tác tư nhân một
khoản phí định trước cho dịch vụ, có thể dựa trên nhiều cơ sở. Chính
phủ chịu trách nhiệm tài trợ bất kỳ khoản đầu tư vốn cần thiết nào để mở
rộng hay cải thiện hệ thống
Các hình thức của PPP, ưu điểm và nhược điểm của từng hình thức
• Hợp đồng dịch vụ
+ Ưu điểm: - Thích hợp nhất khi dịch vụ có thể được xác định rõ ràng trong hợp
đồng, mức độ nhu cầu tương đối chắc chắn và việc thực hiện có thể theo dõi một
cách dễ dàng.
- Là một lựa chọn có độ rủi ro tương đối thấp trong việc mở rộng vai trò của
khu vực tư nhân.
- Tác động nhanh và đáng kể đối với hoạt động và tính hiệu quả của hệ thống
và là một phương thức để chuyển giao công nghệ và phát triển năng lực quản lý.
=>Duy trì áp lực đối với các nhà thầu phải duy trì chi phí thấp,tạo điều kiện cho
cạnh tranh liên tục trong lĩnh vực.
Các hình thức của PPP, ưu điểm và nhược điểm của từng hình thức
• Hợp đồng dịch vụ

+ Nhược điểm: - Không phù hợp nếu mục tiêu chính là thu hút vốn đầu tư. Nhà
thầu không có nghĩa vụ cung cấp tài chính cho dự án.
- Yêu cầu khả năng quản lý nhiều hợp đồng và việc thực thi
nghiêm túc các luật về hợp đồng
Các hình thức của PPP, ưu điểm và nhược điểm của từng hình
thức
• Hợp đồng quản lý: Nghĩa vụ cung cấp dịch vụ vẫn thuộc
trách nhiệm của khu vực nhà nước, hoạt động quản lý
kiểm soát và thẩm quyền xử lý hàng ngày được giao cho
đối tác tư nhân hoặc nhà thầu. Đối tác tư nhân cung cấp
vốn cho hoạt động quản lý điều hành nhưng không cung
cấp vốn đầu tư. Nhà thầu quản lý có thể được nhận một
phần lợi nhuận.
Các hình thức của PPP, ưu điểm và nhược điểm của từng hình thức
• Hợp đồng quản lý
+ Ưu điểm: - Không phải chuyển giao các tài sản cho khu vực tư nhân.
- Xây dựng hợp đồng quản lý tương đối dễ dàng.
- Hợp đồng quản lý có chi phí tương đối thấp.
+Nhược điểm: Nhà thầu quản lý không có thẩm quyền hoặc quyền tự chủ cần
thiết (chẳng hạn như với lực lượng lao động) để đạt được những thay đổi sâu sắc,
có tính lâu dài.
Các hình thức của PPP, ưu điểm và nhược điểm của từng hình thức
• Hợp đồng giao thầu hoặc cho thuê: Đối tác tư nhân chịu trách
nhiệm về toàn bộ dịch vụ và thực hiện các nghĩa vụ liên quan
đến chất lượng và tiêu chuẩn của dịch vụ. Ngoại trừ các khoản
đầu tư mới và đầu tư thay thế thuộc trách nhiệm của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền. Thời hạn của hợp đồng cho thuê
thường là 10 năm và có thể được gia hạn kéo dài đến 20 năm.
Rủi ro tài chính đối với việc điều hành và duy trì dịch vụ hoàn
toàn do nhà điều hành tư nhân gánh chịu
Các hình thức của PPP, ưu điểm và nhược điểm của từng hình thức
• Hợp đồng giao thầu hoặc cho thuê
+ Ưu điểm: - Giảm bớt các rủi ro đi kèm với khả năng thu hồi vốn chậm khi
cung cấp dịch vụ
- Phí giao thầu thường được tính theo một tỷ lệ thỏa thuận trong mỗi đơn vị
dịch vụ được bán ra.
+Nhược điểm: -Trở ngại trong việc chuyển các hợp đồng khác sang hợp đồng
cho thuê là doanh thu của nhà thầu từ các khoản thanh toán của khách hàng
- Điều này có thể đòi hỏi các thỏa thuận điều chỉnh và cơ cấu phí phức tạp.
Đầu tư vốn vẫn thuộc nghĩa vụ của chính phủ và vốn đầu tư tư nhân không được
huy động.
Các hình thức của PPP, ưu điểm và nhược điểm của từng hình thức
• Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT)và các thỏa thuận tương tự:
một hình thức nhượng quyền được chuyên môn hóa trong đó một công ty tư nhân
hoặc một công-xoóc-xi-um cung cấp vốn và xây dựng một dự án cơ sở hạ tầng mới
hoặc hợp phần chính của dự án cơ sở hạ tầng căn cứ trên các tiêu chuẩn thực hiện do
chính phủ quy định.
• Hợp đồng BOT là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà
đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng công trình hạ tầng sau khi hoàn thành công
trình, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án được quyền kinh doanh công trình trong một
thời hạn nhất định; hết thời hạn chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.
VÍ DỤ: Tối 22/4/2010, tại Hà Nội, năm hợp đồng liên quan
đến dự án BOT nhà máy nhiệt điện Mông Dương 2 với tổng
mức đầu tư trên 2,1 tỷ USD đã được ký kết giữa chủ đầu tư
là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện lực Mông Dương
AES-TKV và các đối tác Việt Nam. Bộ trưởng Bộ Công
Thương Vũ Huy Hoàng cho biết, dự án BOT Mông Dương 2
là dự án BOT nguồn điện đầu tiên được ký kết chính thức kể
từ năm 2001. Việc ký kết chính thức này sẽ tạo sự khơi
thông và thuận lợi cho việc ký kết và triển khai các dự án
BOT khác về nguồn điện có yếu tố nước ngoài tham gia
Các hình thức của PPP, ưu điểm và nhược điểm của từng hình thức
• Hợp đồng BOT
+ Ưu điểm: - Mở ra cơ hội, điều kiện huy động nguồn vốn của khu vực tư nhân
vào việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng,
-Giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước
-Thúc đẩy khu vực tư nhân góp trách nhiệm cùng nhà nước khai thác và xây dựng
công trình vì sự phát triển kinh tế và xã hội Việt Nam.
+Nhược điểm: -Công tác lựa chọn nhà đầu tư, công bố các dự án, quy định về quản
lý sử dụng vốn đầu tư, dự án đầu tư công, vấn đề chia sẻ lợi ích, chia sẻ rủi ro giữa
nhà nước và nhà đầu tư còn xảy ra nhiều xung đột mà chưa có chế tài khắc phục.
Các hình thức của PPP, ưu điểm và nhược điểm của từng hình thức
• Hợp đồng BOT

+Nhược điểm: - Vướng mắc về phương án tài chính, vay vốn tín dụng và
đặc biệt các bất cập của các trạm thu phí đặt ngoài phạm vi dự án, giá dịch
vụ… gây xung đột dẫn đến những đánh giá chưa thực sự khách quan về các
dự án BOT đã hoàn thành.
Các biến thể của hợp đồng gồm:
+ Thiết kế - Đầu tư - Xây dựng
+Thiết kế - Xây dựng
+ Thiết kế - Xây dựng - Cấp vốn - Kinh doanh ( DBFO)
+ Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (BOO)

Một bệnh viện PFI-PPP mới ở nước Anh (BOO) Dự án Xây dựng bãi đậu xe ngầm sân bóng đá
(DBFO) Tao Đàn ( do Vingroup đề xuất)
(BOO) Dự án Đầu tư hệ thống vé điện tử thông minh
(BOO) Dự án 2 tuyến vận tải hành khách công
áp dụng trong lĩnh vực vận tải hành khách công cộng
cộng bằng đường thủy (Công ty TNHH Thường
bằng xe buýt tại TP.HCM (Liên danh CNS - FPT đề
Nhật đề xuất )
xuất)

(BOO) Dự án Đầu tư xây dựng bãi đậu xe ngầm tại khu


vực Sân vận động Hoa Lư.
(BOT) Dự án Đầu tư xây
dựng đoạn tuyến kết nối từ
đường Võ Văn Kiệt đến cao
tốc TP.HCM - Trung Lương
(1.557 tỷ đồng, Công ty Yên
Khánh đề xuất)

(BT) Dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư


phía Bắc và hoàn thiện đường trục Bắc - Nam (đoạn từ chân
cầu Thủ Thiêm 1 đến đường Mai Chí Thọ) trong Khu đô thị
mới Thủ Thiêm do Công ty CP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật
TP.HCM (CII) đề xuất với TVĐT hơn 3.345 tỷ đồng
Các hình thức của PPP, ưu điểm và nhược điểm của từng
hình thức

• Nhượng quyền: Hoạt động nhượng quyền cho phép nhà điều hành tư nhân
(người được nhượng quyền) chịu trách nhiệm cung cấp toàn bộ dịch vụ trong
một khu vực cụ thể, bao gồm việc điều hành, duy tu bảo dưỡng, thu phí,
quản lý, xây dựng, tu bổ hệ thống và toàn bộ các khoản đầu tư vốn nhưng
vẫn thuộc sở hữu của khu vực nhà nước.

Vai trò của khu vực nhà nước đã chuyển từ việc là một
người cung cấp dịch vụ sang một người điều tiết và quản lý
giá và chất lượng dịch vụ.
Các hình thức của PPP, ưu điểm và nhược điểm của từng
hình thức
• Ưu điểm:
- Là hình thức tối ưu để thu hút nguồn tài chính ở khu vực tư nhân
- Tạo động lực cho nhà điều hành nâng cao hiệu quả và hiệu lực
- Người nhượng quyền có thể tự do đưa ra những ưu tiên và cải tiến
• Nhược điểm:
- Sự phức tạp của hợp đồng trong vấn đề xác định hoạt động của nhà điều hành
- Những hợp đồng dài hạn khiến quá trình đấu thầu và xây dựng hợp đồng trở nên phức
tạp
- Nhà điều hành tư nhân thường chỉ đầu tư vào tài sản mới khi họ nhận thấy có thể thu
hồi được trong thời gian còn lại của hợp đồng.
- Sự cạnh tranh hạn chế
- nhượng quyền không quy định các điều khoản độc quyền
Các hình thức của PPP, ưu điểm và nhược điểm của từng
hình thức
• Liên doanh: cơ sở hạ tầng cùng được sở hữu và điều hành bởi khu vực nhà
nước và nhà điều hành tư nhân. Chính phủ quan tâm đến lợi nhuận và sự bền
vững của công ty và có thể hành động để xoa dịu những cản trở chính trị.
Đối tác tư nhân đảm nhiệm vai trò điều hành và một ban giám đốc thường
được xây dựng dựa trên tỷ lệ phần vốn góp hoặc dựa trên năng lực và trình
độ
Các hình thức của PPP, ưu điểm và nhược điểm của từng
hình thức
• Liên doanh:
Ưu điểm:
- Sự kết hợp những ưu điểm trong mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa khu vực nhà nước và
khu vực tư nhân.
- Trong một liên doanh, tất cả các đối tác đều đầu tư đều có mối quan tâm đến sự thành
công của công ty và những động lực thúc đẩy hoạt động hiệu quả.
Nhược điểm:
- Xung đột về lợi ích giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân
- Quan ngại về tham nhũng
3. Ưu và nhược điểm khi áp dụng PPP vào cung ứng lĩnh vực CSHT?
• Ưu điểm
- Thu hút được các thành phần kinh tế, góp phần giảm bớt gánh nặng ngân sách đầu tư của nhà nước
trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư hạn hẹp.
- Tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, đảm bảo quốc phòng - an ninh và năng
lực cạnh tranh quốc gia.

VD: Tính đến 11/2019, cả nước có 336 dự án PPP đã ký kết hợp đồng, trong đó,
140 dự án áp dụng loại hợp đồng BOT. Tổng vốn huy động vào đầu tư phát
triển hệ thống kết cấu hạ tầng quốc gia đạt khoảng 1,6 triệu tỉ đồng.
3. Ưu và nhược điểm khi áp dụng PPP vào cung ứng lĩnh vực CSHT?
• Ưu điểm
- Thu được hiệu quả sử dụng vốn ngân sách cao hơn, đồng thời mở ra một
kênh đầu tư khá hấp dẫn, nhiều doanh nghiệp có cơ hội tham gia thực hiện các dự án lớn, tiêu thụ một
lượng lớn các nguyên nhiên liệu sản xuất trong nước
- Tạo ra hàng vạn việc làm cho người lao động và mang lại cho người dân được hưởng dịch vụ với
chất lượng tốt hơn với một chi phí hợp lý.
- Tiềm năng thị trường hạ tầng của Việt Nam được các nhà đầu tư quốc tế đánh giá rất cao.
VD: Viện Nghiên cứu cơ sở hạ tầng EDHEC (Singapore) phối hợp với Global
Infrastructure Hub thực hiện, “Việt Nam đứng trong top 5 quốc gia đang
phát triển, cùng với Ấn Độ, Trung Quốc, Brazil và Indonesia, là nơi có thị trường
hạ tầng nhiều tiềm năng nhất trong 5 năm tới.” 21/04/2020 -Tổng cục thống kê
3. Ưu và nhược điểm khi áp dụng PPP vào cung ứng lĩnh vực CSHT?
• Nhược điểm
- Thị trường vốn trong nước còn yếu kém, khó tiếp cận được thị trường vốn quốc
tế.
VD: Khảo sát ý kiến các tổ chức, doanh nghiệp về nhận định “Định hướng phát triển PPP là nhất quán
với định hướng phát triển CSHT”, nhận được 67,89% đồng ý, cho thấy doanh nghiệp nhất trí với nhận
định này tương đối cao. Tuy nhiên kết quả khảo sát về “Định hướng phát triển PPP là phù hợp với
mục tiêu thu hút vốn đầu tư
tư nhân tham gia vào đầu tư CSHT”, chỉ nhận được 46,79% đồng ý.
Theo Tạp chí Kinh tế xây dựng, Số 4/2020
- Chưa có định hướng, kế hoạch rõ ràng nên những dự án tốt nhất vẫn chưa
được ưu tiên lựa chọn, nguồn lực chưa được quan tâm bố trí cho việc lập dự án, tham gia đầu tư, nhân
sự vẫn chủ yếu là kiêm nhiệm, chuyên môn hạn chế.
3. Ưu và nhược điểm khi áp dụng PPP vào cung ứng lĩnh vực CSHT?
• Nhược điểm
- Hệ thống pháp lý về PPP chưa đầy đủ, chồng chéo giữa nhiều pháp luật khác nhau, nội dung pháp
luật với những quy định thiên về DAĐT công hoặc đầu tư tư nhân thuần túy, chưa đảm bảo hài hòa
với quy trình thực hiện dự án PPP.
- Vai trò của nhà nước và tư nhân không được xác định rõ ràng hoặc thiếu các quy định về quyền,
trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên.
- Các chính sách, quy định cụ thể về ưu đãi đầu tư, CTĐT, lựa chọn nhà đầu tư,
hợp đồng dự án… và quản lý khai thác vận hành còn nhiều hạn chế dẫn đến
môi trường đầu tư chưa hấp dẫn, các dự án PPP chưa đạt được hiệu
quả như mong muốn.
3. Ưu và nhược điểm khi áp dụng PPP vào cung ứng lĩnh vực CSHT?
• Nhược điểm
VD:
Kết quả khảo sát ý kiến các tổ chức, doanh nghiệp về nhận định “Chính sách, quy định pháp luật PPP
trong phát triển CSHT là phù hợp” có đến 55,96% ý kiến không đồng ý và 2,75% rất không đồng ý,
cho thấy doanh nghiệp phản ứng về những quy định bất hợp lý văn bản pháp luật PPP. Theo cổng
thông tin điện tử bộ xây dựng

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, PPP trong lĩnh vực CSHT chủ yếu được thanh
toán bằng tiền hoặc thanh toán bằng dự án khác (chủ yếu là bằng đất),
thực tế trong quá trình triển khai thực hiện có rất nhiều vướng mắc liên quan
đến việc thanh toán, nhất là các dự án được thanh toán bằng đất. Nhìn
chung, các hợp đồng đều chưa được quy định đầy đủ và cụ thể về mặt nội dung.
CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ
CHÚ Ý LẮNG NGHE

You might also like