Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 29

KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 3

Bộ môn Kế toán tài chính

Copyright © 2019 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 1


CHƯƠNG 6

BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ

Hà Nội, 2022
Copyright © 2019 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
CHƯƠNG 6: BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ

Mục tiêu chương:


⸙ Hiểu rõ tính hữu ích và kết cấu của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
⸙ Phân biệt rõ các hoạt động trong doanh nghiệp theo nhóm hoạt
động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính trên báo
cáo lưu chuyển tiền tệ;
⸙ Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ sử dụng phương pháp trực tiếp và
gián tiếp;
⸙ Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua báo cáo
lưu chuyển tiền tệ.
6.1. Tính hữu ích và kết cấu của báo cáo lưu chuyển tiền tệ
6.1.1 Tính hữu ích của báo cáo lưu chuyển tiền tệ
•Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT) là BCTC tổng hợp phản ánh sự
hình thành và chi tiêu lượng tiền trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.
Cùng với báo cáo tình hình tài chính và báo cáo thu nhập,
• BCLCTT tạo nên bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của doanh
nghiệp. Các tập đoàn trên thế giới luôn quan tâm trong việc quản lý dòng
tiền và thực hiện tích trữ lượng tiền rất lớn. Thông qua BCLCTT ta có thể
nhìn nhận về việc quản lý dòng tiền và nhìn nhận các dự án đầu tư hay
các kế hoạch trong tương lai của doanh nghiệp.
6.1. Tính hữu ích và kết cấu của báo cáo lưu chuyển tiền tệ
6.1.1 Tính hữu ích của báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Thông tin trên BCLCTT đánh giá các vấn đề sau:
* Khả năng tạo ra tiền trong tương lai của doanh nghiệp;
* Khả năng của doanh nghiệp trả cổ tức và đáp ứng được các nghĩa vụ nợ;
* Những giao dịch về tiền và giao dịch tài chính được thực hiện trong suốt kỳ kế
toán;
* BCLCTT giúp các đối tượng sử dụng đánh giá từng mặt hoạt động của doanh
nghiệp.;
* BCLCTT còn cho biết khả năng mua bán, sáp nhập các công ty khác, nguồn lực tài
chính của doanh nghiệp để theo đuổi các cơ hội đầu tư.
6.1. Tính hữu ích và kết cấu của báo cáo lưu chuyển tiền tệ
6.1.1 Tính hữu ích của báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Tập đoàn Microsoft tích trữ lượng tiền có lúc nên tới hơn 60 tỷ USD. Điều đó
giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng đặt giá 44 tỷ USD để mua Yahoo (tuy nhiên
yahoo đã từ chối lời đề nghị đó) hay theo đuổi các cơ hội kinh doanh khác một
cách nhanh chóng. Google cũng tích trữ lượng tiền mặt lên đến $26.5 tỷ,
chiếm gần 20% tổng giá trị của công ty. Lượng tiền này tương đương với việc
công ty có thể trả cổ tức lên đến $80/cổ phiếu.
Các tập đoàn lớn tích trữ lượng tiền lớn để có thể theo đuổi các cơ hội kinh
doanh.
6.1. Tính hữu ích và kết cấu của báo cáo lưu chuyển tiền tệ
6.1.2. Kết cấu của báo cáo lưu chuyển tiền tệ
1.Dòng tiền phát sinh từ hoạt động kinh doanh thường liên quan
đến các chỉ tiêu trên báo cáo thu nhập.
2. Dòng tiền phát sinh từ hoạt động đầu tư liên quan đến những thay
đổi trong hoạt động đầu tư và các chỉ tiêu liên quan đến tài sản cố
định.
3. Dòng tiền phát sinh từ hoạt động tài chính bắt nguồn từ những
thay đổi trong nợ phải trả và những chỉ tiêu về vốn chủ sở hữu.
Tên Công ty
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Kỳ thực hiện
Lưu chuyển tiền từ hoạt động sản xuất, kinh doanh.    
(Liệt kê từng chỉ tiêu cụ thể) X  
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh X
Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư    
(Liệt kê từng dòng tiền vào và ra) X  
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư X
Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính    
(Liệt kê từng dòng tiền vào và ra) X  
Lưu chuyển thuần từ hoạt động tài chính X
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ   X
Tiền tại thời điểm đầu kỳ   X
Tiền tại thời điểm cuối kỳ   X
Hoạt động đầu tư và tài chính phi tiền tệ   X
6.2. Lập và trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Các thông tin được sử dụng để lập BCLCTT thường được lấy từ các
nguồn sau:

- Báo cáo tình hình tài chính có so sánh:

- Báo cáo thu nhập ngắn hạn:


- Thông tin bổ sung: những thông tin này bao gồm thông tin của một số

giao dịch cần thiết để xác định xem tiền được cung cấp và sử dụng như
thế nào trong suốt kỳ kế toán
6.2. Lập và trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh


- Phương pháp trực tiếp;

- Phương pháp gián tiếp.


6.2. Lập và trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ

- Phương pháp trực tiếp: Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
phản ánh các dòng tiền vào và dòng tiền ra liên quan đến hoạt
động sản xuất, kinh doanh trong kỳ, bao gồm cả dòng tiền liên
quan đến chứng khoán nắm giữ vì mục đích kinh doanh

- Phương pháp gián tiếp, các dòng tiền vào và các dòng tiền ra từ
HĐKD được tính và xác định trước hết bằng cách điều chỉnh
lợi nhuận trước thuế Thu nhập doanh nghiệp của HĐKD.
6.2. Lập và trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Phương pháp trực tiếp.

1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác: Số tiền đã
thu (tổng giá thanh toán) trong kỳ do bán hàng hóa, thành phẩm, cung
cấp dịch vụ, tiền bản quyền, phí, hoa hồng và các khoản doanh thu khác
(như bán chứng khoán kinh doanh), kể cả các khoản tiền đã thu từ các
khoản nợ phải thu liên quan đến các giao dịch bán hàng hoá, cung cấp
dịch vụ và doanh thu khác phát sinh từ các kỳ trước nhưng kỳ này mới
thu được tiền và số tiền ứng trước của người mua hàng hoá, dịch vụ.
6.2. Lập và trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Phương pháp trực tiếp.

2. Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hoá, dịch vụ: Tổng số tiền đã trả
trong kỳ do mua hàng hóa, dịch vụ, thanh toán các khoản chi phí phục
vụ cho sản xuất, kinh doanh.

3. Tiền chi trả cho người lao động: Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng
số tiền đã trả cho người lao động trong kỳ báo cáo về tiền lương, tiền
công, phụ cấp, tiền thưởng... do doanh nghiệp đã thanh toán hoặc tạm
ứng.
6.2. Lập và trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Phương pháp trực tiếp.

4. Tiền lãi vay đã trả: Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền lãi vay
đã trả trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này có thể sắp xếp vào dòng tiền từ
hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động tài chính.

5. Thuế Thu nhập doanh nghiệp đã nộp: Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào
tổng số tiền đã nộp thuế Thu nhập doanh nghiệp cho Nhà nước trong kỳ
báo cáo.
6.2. Lập và trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Năm N, doanh nghiệp có số liệu như sau:

- Tổng doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ đã thực thu
bằng tiền gửi ngân hàng là CU8,000

- Người mua ứng trước tiền mua hàng cho doanh nghiệp bằng tiền gửi ngân
hàng: CU500;

- Thu về thanh lý tài sản cố định CU700 bằng TGNH.

Xác định số tiền thu được từ bán hàng trong dòng tiền từ hoạt động kinh
doanh.
6.2. Lập và trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Phương pháp gián tiếp.

Các dòng tiền vào và các dòng tiền ra từ HĐKD được tính và xác định

trước hết bằng cách điều chỉnh lợi nhuận trước thuế Thu nhập doanh

nghiệp của HĐKD khỏi ảnh hưởng của các khoản mục không phải bằng

tiền, các thay đổi trong kỳ của hàng tồn kho, các khoản phải thu, phải trả

từ HĐKD và các khoản mà ảnh hưởng về tiền của chúng là dòng tiền từ

hoạt động đầu tư.


6.2. Lập và trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ

- Các khoản chi phí không bằng tiền, như: Khấu hao Tài sản cố định, dự
phòng giảm giá các loại tài sản.

- Các khoản lãi, lỗ không bằng tiền, như lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái,
góp vốn bằng tài sản phi tiền tệ;

Các khoản lãi, lỗ được phân loại là dòng tiền từ hoạt động đầu tư,

- Chi phí lãi vay đã ghi nhận vào Báo cáo kết quả HĐKD trong kỳ.

- Dòng tiền từ HĐKD được điều chỉnh tiếp tục với sự thay đổi vốn lưu động,
chi phí trả trước dài hạn và các khoản thu, chi khác từ HĐKD.
6.2. Lập và trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ

6.2.2 Lập báo cáo các chỉ tiêu dòng tiền từ hoạt động đầu tư

Dòng tiền từ hoạt động đầu tư được lập và trình bày trên BCLCTT một
cách riêng biệt các dòng tiền vào và các dòng tiền ra.

Dòng tiền từ hoạt động đầu tư được lập theo phương pháp trực tiếp. Theo
phương pháp trực tiếp, các dòng tiền vào, ra trong kỳ từ hoạt động đầu
tư được xác định bằng cách phân tích và tổng hợp trực tiếp các khoản
tiền thu vào và chi ra theo từng nội dung thu, chi từ các ghi chép kế toán
của doanh nghiệp.
6.2. Lập và trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ

6.2.2 Lập báo cáo các chỉ tiêu dòng tiền từ hoạt động đầu tư

1.Tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác: Tổng số tiền đã
thực chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, tiền chi cho giai
đoạn triển khai đã được vốn hoá thành TSCĐ vô hình, tiền chi cho hoạt động đầu
tư xây dựng dở dang, đầu tư bất động sản trong kỳ báo cáo.

2.Tiền thu thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác: Số tiền thuần đã
thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình và bất động sản
đầu tư trong kỳ báo cáo, kể cả số tiền thu hồi các khoản nợ phải thu liên quan trực
tiếp tới việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ và tài sản dài hạn khác.
6.2. Lập và trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ

3. Tiền chi cho vay và mua các công cụ nợ của đơn vị khác: Chỉ tiêu này
được lập căn cứ vào tổng số tiền đã gửi vào ngân hàng có kỳ hạn trên 3
tháng, tiền đã chi cho bên khác vay, tiền chi của bên mua trong giao dịch
mua bán lại trái phiếu Chính phủ và REPO chứng khoán, chi mua các
công cụ nợ của đơn vị khác (trái phiếu, thương phiếu, cổ phiếu ưu đãi
phân loại là nợ phải trả…) vì mục đích đầu tư nắm giữ đến ngày đáo
hạn trong kỳ báo cáo.

4. Tiền thu hồi cho vay, bán lại công cụ nợ của đơn vị khác;
6.2. Lập và trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ

5. Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác: Chỉ tiêu này được lập căn cứ
vào tổng số tiền đã chi để đầu tư vào công cụ vốn của đơn vị khác trong
kỳ báo cáo

6. Tiền thu hồi đầu tư vốn vào đơn vị khác;

7. Thu lãi tiền cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia: Chỉ tiêu này được
lập căn cứ vào số tiền thu về các khoản tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi, lãi
trái phiếu, cổ tức và lợi nhuận nhận được từ đầu tư vốn vào các đơn vị
khác trong kỳ báo cáo.
6.2. Lập và trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Ví dụ:

Một công ty trong năm bỏ ra số tiền mua máy móc thiết bị là CU154,000;
xây dựng nhà xưởng là CU132,000 và bán thiết bị thu được số tiền là
CU104,000.

Tính dòng tiền từ hoạt động đầu tư.


6.2. Lập và trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ

6.2.3. Lập báo cáo các chỉ tiêu dòng tiền từ hoạt động tài chính

1.Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu: Chỉ tiêu này

được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu do các chủ sở hữu của doanh nghiệp góp vốn
trong kỳ báo cáo.

2. Tiền trả lại vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu đã phát hành: Chỉ tiêu
này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã trả do hoàn lại vốn góp cho các chủ sở hữu
của doanh nghiệp dưới các hình thức hoàn trả bằng tiền hoặc mua lại cổ phiếu của
doanh nghiệp đã phát hành bằng tiền để huỷ bỏ hoặc sử dụng làm cổ phiếu quỹ
trong kỳ báo cáo.
6.2. Lập và trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ

3. Tiền thu từ đi vay: Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã
nhận được trong kỳ do doanh nghiệp đi vay các tổ chức tài chính, tín
dụng và các đối tượng khác trong kỳ báo cáo,

4. Tiền trả nợ gốc vay: Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã
trả về khoản nợ gốc vay, kể cả tiền trả nợ gốc trái phiếu thông thường,
trái phiếu chuyển đổi hoặc cổ phiếu ưu đãi có điều khoản bắt buộc người
phát hành phải mua lại tại một thời điểm nhất định trong tương lai
(được phân loại là nợ phải trả) trong kỳ báo cáo.
6.2. Lập và trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ

5. Tiền trả nợ gốc thuê tài chính: Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số
tiền đã trả về khoản nợ thuê tài chính trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu không
bao gồm khoản trả nợ thuê tài chính bằng tài sản phi tiền tệ hoặc
chuyển nợ thuê tài chính thành vốn góp.

6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu: Chỉ tiêu này được lập căn cứ
vào tổng số tiền cổ tức và lợi nhuận đã trả cho các chủ sở hữu của doanh
nghiệp (kể cả số thuế thu nhập cá nhân đã nộp thay cho chủ sở hữu)
trong kỳ báo cáo.
6.3. So sánh phương pháp gián tiếp và phương pháp trực tiếp

Đối với dòng tiền từ hoạt động kinh doanh có hai phương pháp lập
là phương pháp trực tiếp và gián tiếp. Phương pháp trực tiếp có ưu
điểm là nhất quán với mục tiêu của báo cáo, cung cấp thông tin về
dòng tiền thu, chi trong một kỳ hoạt động của doanh nghiệp. Tuy
nhiên BCLCTT theo phương pháp này có nhược điểm là khó kết
nối được thông tin giữa các BCTC. BCLCTT theo phương pháp
trực tiếp không thể lý giải được nguyên nhân sự khác biệt giữa lợi
nhuận Báo cáo thu nhập và tiền tăng (giảm) trong kỳ của doanh
nghiệp.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tại Việt Nam

BCLCTT tại Việt Nam được lập theo Chuẩn mực kế toán số 24
“BCLCTT” và Chuẩn mực kế toán “BCTC giữa niên độ”. Thông tư
200/2014/TT-BTC doanh nghiệp bắt buộc phải lập BCLCTT nhưng
đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, BCLCTT được khuyến khích
lập theo Thông tư 133/2016/QĐ-BTC.
Đối với BCLCTT năm các doanh nghiệp bắt buộc phải trình bày
dạng đầy đủ còn BCLCTT giữa niên độ có thể trình bày dạng tóm
lược chỉ cần thông tin chung về lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh
doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tại Việt Nam

Chuẩn mực kế toán quốc tế về BCLCTT cho sự linh hoạt hơn về


các khoản chi trả lãi vay, tiền lãi vay, cổ tức lợi nhuận đã trả,
tiền thu từ cổ tức, lợi nhuận được chia. Kế toán nhiều nước trên
thế giới đặc biệt là Liên minh châu Âu áp dụng quy định của
IASB.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tại Việt Nam

Chỉ tiêu IASB FASB ( Hoa Kỳ) VAS


Tiền chi trả lãi Hoạt động kinh doanh Hoạt động kinh Hoạt động kinh
vay hoặc hoạt động tài chính. doanh doanh

Thu tiền lãi vay Hoạt động kinh doanh Hoạt động kinh Hoạt động đầu tư
hoặc hoạt động đầu tư. doanh
Cổ tức, lợi nhuận Hoạt động kinh doanh Hoạt động tài chính Hoạt động tài
đã trả hoặc hoạt động tài chính chính

Tiền thu từ cổ Hoạt động kinh doanh Hoạt động kinh Hoạt động đầu tư
tức, lợi nhuận hoặc hoạt động đầu tư doanh
được chia

You might also like