Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

BÀI THỰC HÀNH 11 TIN 9

 Họ và tên: Trương Thảo Uyên


 Lớp: 9D
 Trường THCS Trần Hưng Đạo
QUẢNG NGÃI
Nội dung

Vị trí địa lí

Lịch sử

Danh thắng

Văn hóa

Quá trình phát triển


Vị trí địa lí
 Quảng Ngãi trải dài từ 14°32′ đến 15°25′ Bắc, từ 108°06′ đến 109°04′ Đông, tựa vào dãy
núi Trường Sơn hướng ra biển Đông, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía nam giáp
tỉnh Bình Định, phía tây giáp tỉnh Kon Tum, phía đông giáp biển Đông. Nằm ở vị trí trung
độ của cả nước, Quảng Ngãi cách thủ đô Hà Nội 883 km về phía Bắc và cách thành
phố Hồ Chí Minh 838 km về phía Nam.
Lịch sử
 Ngày 30 tháng 6 năm 1989, Quốc hội ra Nghị quyết chia tỉnh Nghĩa Bình thành hai tỉnh Bình Định và Quảng
Ngãi

 Khi tách ra, tỉnh Quảng Ngãi có 11 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm thị xã Quảng Ngãi và 10 huyện: Ba
Tơ, Bình Sơn, Đức Phổ, Minh Long, Mộ Đức, Nghĩa Hành, Sơn Hà, Sơn Tịnh, Trà Bồng, Tư Nghĩa.

 Ngày 1 tháng 1 năm 1993, thành lập huyện đảo Lý Sơn trên cơ sở tách 2 xã thuộc huyện Bình Sơn.

 Ngày 6 tháng 8 năm 1994, chia huyện Sơn Hà thành hai huyện Sơn Hà và Sơn Tây.

 Ngày 1 tháng 12 năm 2003, chia huyện Trà Bồng thành hai huyện Trà Bồng và Tây Trà.

 Ngày 26 tháng 8 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định 112/2005/NĐ-CP chuyển thị xã Quảng Ngãi thành
thành phố Quảng Ngãi.

 Tỉnh Quảng Ngãi có 1 thành phố và 13 huyện trực thuộc.

 Ngày 24 tháng 9 năm 2015, thành phố Quảng Ngãi được công nhận là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Quảng
Ngãi.

 Ngày 10 tháng 1 năm 2020, chuyển huyện Đức Phổ thành thị xã Đức Phổ; sáp nhập huyện Tây Trà vào
huyện Trà Bồng.

 Tỉnh Quảng Ngãi có 1 thành phố, 1 thị xã và 11 huyện như hiện nay.
Danh thắng

(Thác Trắng Minh Long) (Bãi biển Mỹ Khê)


(Chùa Thiên Ấn) (Đảo Lý Sơn)
Văn hóa
 Quảng Ngãi là mảnh đất có bề dày
lịch sử về Văn hóa Sa Huỳnh và Văn
hóa Chăm Pa, đặc biệt là hệ thống
thành lũy Chàm. Bên cạnh đó là hai
danh thắng nổi tiếng là "núi Ấn sông
Trà". Quảng Ngãi là quê hương của
Lê Văn Duyệt, Trương Định, Trương
Đăng Quế, Bạch Văn Vĩnh, Lê Trung
Đình, nhiều nhà trí thức, nhà văn,
nhà thơ, nhạc sĩ, nghệ sĩ tên tuổi:
Nguyễn Vỹ, Bích Khê,Thanh Thảo,
Tế Hanh, Trà Giang, Trương Quang
Lục, Thế Bảo, Nhất Sinh...

 Các Lễ hội gồm Lễ hội nghinh cá


(Đua thuyền Lý Sơn)
Ông, Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa
(Lý Sơn), Lễ hội đâm trâu, Lễ hội
cầu ngư, Lễ hội đua thuyền truyền
thống...
Quá trình phát triển
 Về kinh tế
 - Tập trung ưu tiên phát triển trước các vùng kinh tế động
lực của tỉnh như KKT Dung Quất, Thành phố Quảng Ngãi,
Đức Phổ - Sa Huỳnh và Di Lăng -Sơn Hà, là những nơi có
khả năng bức phá và lan tỏa đến các vùng khác; đồng thời
chú ý hỗ trợ các huyện miền núi và vùng sâu, vùng xa, hải
đảo, vùng có điều kiện khó khăn hơn.

 Về xã hội
 - Xây dựng lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh, xây
dựng nhân cách con người Quảng Ngãi, đặc biệt là thế hệ
trẻ về đạo đức, lối sống, trí tuệ, thể chất, lòng tự tôn dân
tộc, tình yêu quê hương, trách nhiệm xã hội và ý thức chấp
hành pháp luật.

 Về tài nguyên và môi trường


 - Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực ứng phó
với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai; xây dựng hệ
thống giám sát biến đổi khí hậu và nước biển dâng nhằm
chủ động ứng phó kịp thời trong mọi tình huống có thể xảy
(Khu kinh tế Dung Quất) ra

 Về giáo dục
 - Với hệ thống trường học như thế, nền giáo dục trong địa
bàn Tỉnh Quảng Ngãi cũng tương đối hoàn chỉnh, góp phần
giảm thiểu nạn mù chữ trong địa bàn tỉnh
TẠM BIỆT VÀ HẸN GẶP LẠI!

You might also like