Gibberellin

You might also like

Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 27

SINH LÝ, SINH HOÁ SAU THU HOẠCH

Gibberellin
Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Diễm Hương
Thành vien
Đặng Thị Thu Hiền Trương Ngọc Cát Tường

Nguyễn Thị Lệ Nguyễn Thị Hoàng Vy

Hồ Thị Hồng Trương Thị Thu Thảo


Loan
Mai Thị Ngọc Linh
1. Cấu tạo của gibberellin

2. Sự trao đổi chất của gibberellin

3. Hiệu quả sinh lý của gibberellin


NỘI DUNG
4. Cơ chế tác động của gibberellin

5. Ứng dụng của gibberellin


Giới thiệu Gibberellin
- Các chất điều hòa sinh trưởng thực vật là một nhóm chất
có bản chất hóa học khác nhau nhưng đều có một tác dụng
điều hòa quá trình sinh trưởng, phát triển của cây và đảm
bảo mối liên hệ giữa các cơ quan, bộ phận của cây.
- Các chất điều hòa sinh trưởng của thực vật bao gồm các
phytohormon và
các chất điều hoà sinh trưởng nhân tạo.Chất điều hòa sinh
trưởng thực vật được chia ra làm 2 nhóm có tác dụng đối
kháng với nhau về mặt sinh lý.
+Các chất kích thích sinh trưởng (stimulator)
+Các chất ức chế sinh trưởng (inhibitor)
- Khái niệm: Gibberellin là một hoóc môn thực vật có
tác dụng điều chỉnh sự phát triển ở thực vật và có ảnh
hưởng tới một loạt các quá trình phát triển như làm cho
thân dài ra, nảy mầm, ngủ, ra hoa, biểu hiện gen, kích
thích enzym và tình trạng già yếu của lá cũng như quả v.v
- Nguồn gốc: Gibberellin là nhóm phytohormone thứ hai
được phát hiện sau auxin, từ nghiên cứu bệnh lý “bệnh
lúa von” do loài nấm Fusarium moniliforme ở giai đoạn
dinh dưỡng ký sinh ở cây lúa Gibberella fujikuroi gây ra.
1. Cấu tạo hoá học
Gibberellin
Các Gibberellin (Gibberellin) có cấu tạo hóa học khác nhau
nhưng đều là dẫn xuất của vòng gibban.
2. Sự trao đổi chất của
Gibberellin
• Gibberellin ở trong cây cũng tồn tại ở dạng tự do và dạng liên kết như Auxin, chúng có thể liên kết với
glucose, protein.
• Gibberellin vận chuyển không phân cực, có thể vận chuyển theo hướng gốc hay hướng ngọn tùy theo
nhu cầu và vị trí của cơ quan cần Gibberellin.
• Sự tổng hợp của Gibberellin:
3. Hiệu quả sinh lý của
Gibberellin
Gibberellin kích thích sự
nảy mầm của hạt và củ
Hiệu quả sinh lý rõ rệt nhất của Gibberellin
là kích thích sự giãn của tế bào làm cho tế
bào giãn về chiều dọc.

Gibberellin với sự sinh trưởng


và tạo quả không hạt
Ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của
các đột biến lùn ở thực vật
Gibberellin với sự ra hoa
và phân hóa giới tính.
4. Cơ chế tác động của
Gibberellin
Cơ chế tác động của Gibberellin lên sự nảy mầm
Gibberellin làm tăng hoạt động thủy phân của hạt, củ... trong quá trình nảy mầm, do đó nó có tác dụng trong việc phá bỏ
trạng thái ngủ nghỉ của chúng.
Hàm lượng gibberellin thường tăng lên lúc chồi cây, củ, căn hành hết thời kỳ nghỉ, lúc hạt nảy mầm. Gibberellin đóng
vai trò là nhân tố hoạt hóa gen nhân tố mở gen mà các gen này bị ức chế hoàn toàn trong quá trình ngủ, nghỉ của hạt, củ
và do đó các enzym thủy phân mới được hình thành.
Sơ đồ tác động của Gibberellin lên sự nảy mầm:
Cơ chế tác động của sự giãn tế bào
Sự giãn tế bào có thể do cơ chế hoạt hóa bơm H+ của Gibberellin và gây nên
hiệu ứng mềm tế bào. Sự có mặt của Gibberellin cũng gây nên sự tăng các
chất hoạt động thẩm thấu và áp suất thẩm thấu của tế bào tạo điều kiện cho tế
bào hút nước, sức trương tăng lên, tế bào giãn ra.

Sự kéo dài tế bào


Gibberellin hạ thấp nồng độ Ca2+ trong vách ( có lẽ bằng cách kích thích sự
hấp thụ ion này vào trong tế bào), và do đó giúp sự kéo dãn vách, vì Ca2+ cản
sự kéo dãn vách ở dicot (không cản ở monocot).
Sự kéo dài của thân

Hiệu quả sinh lý rõ rệt nhất của


gibberellin là kích thích mạnh mẽ sự sinh
trưởng kéo dài của thân, sự vươn dài của
lóng. Hiệu quả này có được là do của
gibberellin kích thích mạnh lên pha giãn
của tế bào theo chiều dọc.
Sự kéo dài lóng và tăng trưởng lá
Kích thích sự kéo dài lóng, vừa do sự kéo dài vừa do sự phân
chia tế bào thân, là đặc tính nổi bật của gibberellin.
Gibberellin kích thích mạnh sự phân chia tế bào nhu mô vỏ
và biểu bì.
Giberelin liều cao (hay phối hợp với cytokinin) kích thích
mạnh sự tăng trưởng lá (diện tích có thể gấp đôi bình thường
như ở Trefle, Radis)
Vd: Xử lý gibberellin làm tăng năng suất mía cây và đường
được thực hiện thông qua cơ chế hoạt hóa gen của
Gibberellin.
Ảnh hưởng đặc trưng của sự ra hoa
Sự sinh trưởng kéo dài và nhanh chóng của cụm hoa.
Gibberellin ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính của hoa, ức chế sự phát triển
hoa cái và kích thích sự phát triển hoa đực.
5. Ứng dụng của
Gibberellin
Kích thích chiều cao, tăng sinh khối
• Với các cây rau như bắp cải, su hào, xà lách việc xử lý GA (2-5 ppm) đã làm tăng năng suất chất
xanh.
• Ví dụ: Bắp cải phát triển nhanh chóng khi được xử lý bằng các chất điều hòa sinh trưởng thực vật.
Ứng dụng GA3 kích thích các đặc điểm hình thái như chiều cao cây, số lá, đường kính đầu, độ dày
của đầu cũng như trọng lượng của đầu.
Kích thích chiều cao, tăng sinh khối

• Với cây mía, phun GA sẽ làm tăng chiều dài


lóng lên nhiều lần, tăng năng suất.
Tăng năng suất và tạo quả không hạt:
• Xử lý Nho bằng GA3 (5-40 ppm) tùy giống, giúp tăng năng suất nho và cải thiện
các phẩm chất chưa đạt .
Tăng năng suất và tạo quả không hạt:
• Đối với cà phê, điều và các cây ăn quả: (nhãn, vải, xoài, chôm chôm, táo, vú sữa…) để kích thích
cây ra hoa nhiều, nhanh và đồng loạt phun GA khi mầm hoa bắt đầu hình thành, khoảng 20-30
ngày trước khi trổ hoa chính vụ hoặc sau khi đã thực hiện các biện pháp xử lý ra hoa (để khô hạn,
bóc khoanh vỏ hoặc phun, tưới thuốc), phun GA lúc này còn làm tăng tỉ lệ đậu quả, hạn chế rụng
hoa và quả non.
Điều chỉnh giới tính
• Xử lý Gibberellin cho bầu, bí, các loại dưa... làm tăng tỷ lệ hoa đực.
Điều này có ý nghĩa trong việc sản xuất hạt lai của các cây họ bầu bí .

Phá bỏ sự ngủ, nghỉ của hạt, củ :
Xử lý GA (2 ppm) có thể ngâm hoặc phun sẽ làm cho củ khoai tây nảy mầm
nhanh.
• Tăng cường sự nảy mầm của khoai tây
ơ n c ô v à c á c
Cả m
đ ã lắ ng n g he
bạn

You might also like