Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 41

THUẬT NGỮ LỊCH SỬ CƠ BẢN

LỚP 12

I. Giải thích một số thuật ngữ cơ bản

II. Làm bài tập trắc nghiệm

III. Làm bài tập vận dụng


I. Giải thích một số thuật ngữ cơ bản
1. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
2. Phương thức bóc lột phong kiến
3. Giai cấp địa chủ
4. Giai cấp nông dân
5. Giai cấp tư sản
6. Giai cấp công nhân
7. Tinh thần dân tộc
8. Tinh thần dân chủ
9. Chủ nghĩa thực dân cũ
10. Chủ nghĩa thực dân mới
I. Giải thích một số thuật ngữ cơ bản
1. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa: Là phương thức sản xuất dựa trên
mối quan hệ bóc lột của người chủ với người làm thuê (làm công ăn lương).

2. Giai cấp tư sản: (có tài sản riêng), chủ nhà máy xí nghiệp, người buôn bán lớn.

3. Giai cấp Công nhân: người đi làm thuê, làm công ăn lương (giai cấp vô sản).

4. Phương thức bóc lột phong kiến: giai cấp địa chủ bóc lột nông dân bằng cách:
địa chủ cho nông dân thuê ruộng cày cấy và thu thuế (bóc lột địa - tô).

5. Giai cấp địa chủ: có nhiều ruộng đất (còn gọi là giai cấp phong kiến).

6. Giai cấp nông dân: Người làm nông nghiệp, trồng trọt.
7. Tinh thần dân tộc: Hành động thể hiện lòng yêu nước (chống ngoại xâm).

8. Tinh thần dân chủ: Quyền tham gia vào hoạt động chung của tập thể.

9. Chủ nghĩa thực dân cũ: Trực tiếp đi xâm lược, trực tiếp cai trị. (Pháp)

10. Chủ nghĩa thực dân mới: Gián tiếp xâm lược, gián tiếp cai trị thông qua
chính quyền, quân đội tay sai người bản địa. (Mĩ).
Câu 1. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là phương thức
sản xuất bằng hình thức

A. địa tô.

B. cho thuê ruộng đất.

C. làm công ăn lương.

D. thuê ruộng đất và nộp thuế.


Câu 2. Khi đề cập đến phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
là nói đến giai cấp

A. tư sản và nông dân.

B. tư sản và công nhân.

C. địa chủ và nông dân.

D. địa chủ và công nhân.


Câu 3. Giai cấp tư sản là giai cấp

A. bị bóc lột.

B. có nhiều ruộng đất.

C. đi làm thuê để nhận tiền lương.

D. làm chủ nhà máy, xí nghiệp, nhà buôn.


Câu 4. Giai cấp tư sản là giai cấp

A. bóc lột.

B. bị bóc lột.

C. có nhiều ruộng đất.

D. đi làm thuê để nhận tiền lương.


Câu 5. Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của giai cấp
tư sản?

A. Bóc lột sức lao động của công nhân.

B. Làm chủ nhà máy, xí nghiệp, nhà buôn.

C. Cho nông dân thuê ruộng đất và thu thuế.

D. Nằm trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.


Câu 6. Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của giai cấp
tư sản?

A. Bóc lột theo hình thức địa tô.

B. Bóc lột sức lao động của công nhân.

C. Làm chủ nhà máy, xí nghiệp, nhà buôn.

D. Nằm trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.


Câu 7. Giai cấp công nhân là giai cấp

A. bị bóc lột.

B. có nhiều ruộng đất.

C. sở hữu nhiều tài sản.

D. phải nộp tô thuế khi thuê ruộng đất.


Câu 8. Giai cấp công nhân là giai cấp

A. bóc lột.

B. sở hữu nhiều tài sản.

C. đi làm thuê để nhận tiền lương.

D. phải nộp tô thuế khi thuê ruộng đất.


Câu 9. Giai cấp công nhân là giai cấp

A. làm công ăn lương.

B. có nhiều ruộng đất, tài sản.

C. bị bóc lột theo hình thức địa tô.

D. làm chủ nhiều nhà máy, xí nghiệp.


Câu 10. Giai cấp công nhân là giai cấp

A. vô sản.

B. buôn bán nhỏ.

C. bị bóc lột địa tô.

D. bị địa chủ bóc lột.


Câu 11. Giai cấp công nhân là giai cấp

A. buôn bán nhỏ.

B. bị bóc lột địa tô.

C. bị địa chủ bóc lột.

D. làm công ăn lương.


Câu 12. Giai cấp công nhân là giai cấp

A. thuộc thành phần bóc lột.

B. thuộc phương thức bóc lột địa tô.

C. thuộc phương thức bóc lột phong kiến.

D. thuộc phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.


Câu 13. Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của giai cấp
công nhân?

A. Đi làm thuê.

B. Bị bóc lột sức lao động.

C. Phải nộp thuế cho địa chủ.

D. Có tên khác là giai cấp vô sản.


Câu 14. Nông dân là những người

A. có nhiều đất đai, tài sản.

B. làm chủ các nhà máy, hầm mỏ.

C. đi làm thuê để nhận tiền lương.

D. thuê đất để sản xuất và nộp tô thuế.


Câu 15. Nông dân là thành phần

A. bị bóc lột.

B. buôn bán nhỏ.

C. làm chủ xí nghiệp.

D. làm công ăn lương.


Câu 16. Nông dân là giai cấp của

A. phương thức bóc lột phong kiến.

B. những người giàu có trong xã hội.

C. quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.

D. những người đi làm công ăn lương.


Câu 17. Đâu không phải là đặc điểm của giai cấp nông dân?

A. Bị bóc lột bởi giai cấp địa chủ.

B. Bị bóc lột theo hình thức địa tô.

C. Đi làm công và nhận tiền lương.

D. Thuộc phương thức bóc lột phong kiến.


Câu 18. Địa chủ là giai cấp

A. bóc lột trong xã hội phong kiến.

B. sở hữu nhiều nhà máy, xí nghiệp.

C. quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.

D. nhận ruộng đất cày cấy và nộp tô thuế.


Câu 19. Địa chủ là giai cấp

A. đi làm công ăn lương.

B. bị bóc lột trong xã hội.

C. bóc lột theo hình thức địa tô.

D. thuê nhân công và trả lương.


Câu 20. Giai cấp địa chủ còn có tên gọi khác là

A. giai cấp tư sản.

B. giai cấp vô sản.

C. giai cấp bị bóc lột.

D. giai cấp phong kiến.


Câu 21. Địa chủ là giai cấp

A. bị bóc lột.

B. đi làm công ăn lương.

C. sở hữu nhiều ruộng đất.

D. sở hữu nhiều nhà máy, xí nghiệp.


Câu 22. Giai cấp địa chủ và giai cấp tư sản đều

A. là giai cấp bóc lột trong xã hội.

B. sở hữu nhiều nhà máy, xí nghiệp.

C. thuộc phương thức bóc lột phong kiến.

D. thuộc quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.


Câu 23. Giai cấp địa chủ và giai cấp tư sản đều

A. có nhiều tài sản.

B. bóc lột nông dân.

C. bóc lột công nhân.

D. bị bóc lột sức lao động.


Câu 24. Giai cấp nông dân và giai cấp công nhân đều

A. là giai cấp bị bóc lột.

B. bóc lột sức lao động.

C. thuộc phương thức bóc lột phong kiến.

D. thuộc phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.


Câu 25. Tinh thần dân tộc là

A. tinh thần lao động.

B. tinh thần yêu nước.

C. chống lại giai cấp bóc lột.

D. tinh thần tham gia công việc chung.


Câu 26. Đấu tranh chống ngoại xâm là nói về

A. tinh thần dân tộc.

B. tinh thần dân chủ.

C. tinh thần giai cấp.

D. tinh thần lao động.


Câu 27. Tinh thần dân chủ là

A. tinh thần lao động.

B. tinh thần yêu nước.

C. đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

D. tinh thần giam gia công việc chung.


Câu 28. Chủ nghĩa thực dân (kiểu) cũ là

A. chủ nghĩa tư bản.

B. chủ nghĩa phát xít.

C. trực tiếp xâm lược và trực tiếp cai trị.

D. gián tiếp xâm lược và gián tiếp cai trị.


Câu 29. Chủ nghĩa thực dân (kiểu) mới là

A. chủ nghĩa tư bản.

B. chủ nghĩa phát xít.

C.thúc
C. trực đẩy
tiếp thương
xâm lược và trực
nghiệp tiếp
phát cai trị.
triển.

D. gián tiếp xâm lược và gián tiếp cai trị.


Câu 30. Khi nói đến giai cấp công nhân là nói đến

A. chủ nghĩa xã hội.

B. chủ nghĩa tư bản.

C. chế độ phong kiến.

D. chế độ chiếm hữu nô lệ.


Câu 31. Khi nói đến giai cấp địa chủ là nói đến

A. chủ nghĩa xã hội.

B. chủ nghĩa tư bản.

C. chế độ phong kiến.

D. chế độ chiếm hữu nô lệ.


Câu 32. Khi nói đến giai cấp nông dân là nói đến

A. chủ nghĩa xã hội.

B. chủ nghĩa tư bản.

C. chế độ phong kiến.

D. chế độ chiếm hữu nô lệ.


Câu 33. Khi nói đến giai cấp tư sản là nói đến

A. chủ nghĩa xã hội.

B. chủ nghĩa tư bản.

C. chế độ phong kiến.

D. chế độ chiếm hữu nô lệ.


Đọc đoạn văn sau

…Ở Giang Tây có những trung tâm làm đồ gốm lớn. Những chủ
xưởng dệt nắm trong tay hàng vạn lạng bạc tiền vốn, hàng chục
khung cửi và hàng chục thợ. Những người thợ này làm thuê để
lấy tiền công…”

Cho biết:
1. Đoạn văn trên đề cập đến phương thức nào? (nguyên thủy, chiếm
hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa).

2. Hãy giải thích vì sao đoạn văn trên lại đề cập đến phương thức
(mà em đã chọn)?
11. Khởi nghĩa: đứng lên đấu tranh trong bối cảnh đối phương đang nắm quyền
làm chủ.
12. Nổi dậy = khởi nghĩa

13. Cách mạng: Thay cái cũ bằng cái mới, tạo ra biến đổi mang tính bước ngoặt.

14. Kháng chiến: Chống lại cuộc tấn công của đối phương (khi mình đang nắm
quyền làm chủ).

15. Tiền tuyến: nơi trực tiếp (xảy ra sự việc) chiến đấu.

16. Hậu phương: Miền ở sau, chi viện cho tiền tuyến.

17. Căn cứ địa: Nơi đặt cơ quan, tập kết lực lượng để xuất phát.
18. Đối tượng: Kẻ thù.
19. Động lực: Lực lượng.
20. Thực dân = đế quốc (nước đi xâm lược): Pháp, Nhật.
21. Phát xít: Đỉnh cao của chủ nghĩa đế quốc: Đức, Ý, Nhật.
22. Cơ bản: Chung chung, bao trùm.
23. Chủ yếu: Quan trọng nhất.
24. Chiến lược: Xuyên suốt, lâu dài.
25. Sách lược: Tạm thời, trước mắt.
26. Chủ quan: Từ phía mình.

27. Khách quan: Từ bên ngoài.

You might also like