CDe He Thong PL Ve CK Va TTCK (2022)

You might also like

Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 53

CHUYÊN ĐỀ 2

HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM


VỀ CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN

Hà Nội, năm 2022


Tổng quan

Hệ thống pháp luật Việt Nam về CK và TTCK gồm các QPPL chứa
đựng tại các văn bản QPPL:
-Luật Chứng khoán;
-Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành LCK;
-Các văn bản QPPL có liên quan
-Các điều ước quốc tế đã được Việt Nam  ký kết và gia nhập liên
quan tới chứng khoán, TTCK
Lưu ý: ngoài các văn bản trên, các hoạt động CK và thị trường
chứng khoán còn phải tuân thủ Quy chế nghiệp vụ của UBCK, các
Sở GDCK và Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD)

2
Tổng quan (2)

Hệ thống PL về CK và TTCK là tập hợp các chế định pháp luật:


• Nguyên tắc hoạt động của hoạt động CK và TTCK;
• Chào bán, phát hành chứng khoán
• Công ty đại chúng;
• Thị trường giao dịch CK;
• Đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán;
• CTCK, CTQL quỹ đầu tư chứng khoán, người hành nghề CK;
• Quỹ đầu tư chứng khoán, công ty ĐTCK và ngân hàng giám sát;
• Công bố thông tin;
• Thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm;
• QLNN về CK và TTCK;
3
1. Nguyên tắc hoạt động
của hoạt động CK và TTCK(1)

• Nguyên tắc hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán
- Tôn trọng quyền về tài sản, quyền kinh doanh của các chủ thể trong
hoạt động CK và TTCK;
- Công bằng, công khai, minh bạch.
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.
- Tự chịu trách nhiệm về rủi ro.

4
1. Nguyên tắc hoạt động
của hoạt động CK và TTCK(2)

•Chính sách phát triển thị trường chứng khoán


- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân tham gia
TTCK nhằm huy động các nguồn vốn trung hạn và dài hạn cho đầu tư
phát triển.
- Quản lý, giám sát bảo đảm TTCK hoạt động công bằng, công khai, minh
bạch, an toàn và hiệu quả.
-Đầu tư hiện đại hóa CSHT, công nghệ cho hoạt động của TTCK, phát
triển nguồn nhân lực cho ngành chứng khoán, tuyên truyền, phổ biến
kiến thức về CK và TTCK.
-Là kênh huy động vốn cho trung và dài hạn cho nền kinh tế

5
1. Nguyên tắc hoạt động
của hoạt động CK và TTCK (3)

•Biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường chứng khoán
- Giám sát an ninh, an toàn thị trường chứng khoán;
- Ứng phó, khắc phục sự cố, sự kiện, biến động ảnh hưởng đến an toàn, ổn định
và tính toàn vẹn của TTCK;
-Tạm ngừng, đình chỉ giao dịch đối với một hoặc một số CK;
- Tạm ngừng, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoặc khôi phục hoạt động giao
dịch của Sở GDCK và công ty con;
- Tạm ngừng, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoặc khôi phục hoạt động đăng ký,
lưu ký, bù trừ, thanh toán của chứng khoán của VSD;
- Cấm đảm nhiệm chức vụ tại tổ chức KDCK
-Phong tỏa tài khoản CK, yêu cầu người có thẩm quyền phong tỏa tài khoản tiền
có liên quan đến hành vi vppl về CK
(Lưu ý: Chi tiết áp dụng các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn TTCK qđ tại NĐ
155)
6
2. Chế định về sản phẩm CK

Quy định pháp luật chứng khoán về CK và các loại CK:


Chứng khoán là tài sản, bao gồm các loại sau:
a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;
b) Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng
chỉ lưu ký;
c) Chứng khoán phái sinh;
d) Các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định.

7
2. Chế định về sản phẩm CK (2)
Trong đó, các loại chứng khoán được giải thích bởi QPPL như sau:
• Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của
người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành.
• Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của
người sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành.
• Chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư
đối với một phần vốn góp của quỹ đầu tư CK.
• Quyền mua cổ phần là loại chứng khoán do công ty cổ phần phát hành
nhằm mang lại cho cổ đông hiện hữu quyền mua cổ phần mới theo điều
kiện đã được xác định .

8
2. Chế định về sản phẩm CK (3)
• Chứng quyền là loại chứng khoán được phát hành cùng với việc phát
hành trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi, cho phép người sở hữu chứng
khoán được quyền mua một số cổ phiếu phổ thông nhất định theo mức
giá đã được xác định trước trong thời kỳ nhất định .
•Chứng quyền có bảo đảm là chứng khoán có tài sản đảm bảo do công ty
chứng khoán phát hành, cho phép người sở hữu được quyền mua (chứng
quyền mua) hoặc được quyền bán (chứng quyền bán) chứng khoán cơ sở
cho tổ chức phát hành chứng quyền đó theo một mức giá đã được xác
định trước tại hoặc trước một thời điểm đã được ấn định, hoặc nhận
khoản tiền chênh lệch giữa giá thực hiện và giá chứng khoán cơ sở tại
thời điểm thực hiện.

9
2.1 Chế định về sản phẩm CK (4)

•  Chứng chỉ lưu ký là chứng khoán được phát hành bên ngoài Việt
Nam theo các quy định của nước sở tại trên cơ sở chứng khoán do
doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam
phát hành.
• Quyền chọn mua, quyền chọn bán là quyền được ghi trong hợp đồng
cho phép người mua lựa chọn quyền mua hoặc quyền bán một số
lượng chứng khoán được xác định trước trong khoảng thời gian nhất
định với mức giá được xác định trước.
• …..

10
2.1 Chế định về sản phẩm CK (5)
Chứng khoán phái sinh (bao gồm: Hợp đồng tương lai, Quyền chọn và Hợp
đồng kỳ hạn)
•Hợp đồng tương lai là chứng khoán phái sinh niêm yết, trong đó xác nhận
cam kết giữa các bên để thực hiện một trong các giao dịch sau:
- Mua hoặc bán một số lượng tài sản cơ sở nhất định theo một mức giá đã
được xác định vào một ngày đã được ấn định trước trong tương lai; hoặc
- Thanh toán khoản chênh lệch giữa giá trị tài sản cơ sở đã xác định trước
tại thời điểm giao kết hợp đồng và giá trị tài sản cơ sở tại một ngày được
ấn định trước trong tương lai.

11
2.1 Chế định về sản phẩm CK (6)

•Quyền chọn là chứng khoán phái sinh, trong đó xác nhận quyền của người
mua và nghĩa vụ của người bán thực hiện một trong các giao dịch sau:
- Mua hoặc bán một số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá thực
hiện đã được xác định, tại thời điểm trước hoặc vào một ngày đã được ấn
định trước trong tương lai; hoặc thanh toán khoản chênh lệch giữa giá trị
tài sản cơ sở đã xác định trước tại thời điểm giao kết hợp đồng và giá trị tài
sản cơ sở tại thời điểm trước hoặc vào một ngày đã được ấn định trước
trong tương lai; hoặc
- Mua hoặc bán một số lượng hợp đồng tương lai nhất định theo mức giá
thực hiện đã được xác định, tại thời điểm trước hoặc vào một ngày đã
được ấn định trước trong tương lai.

12
2.1 Chế định về sản phẩm CK (7)

•Hợp đồng kỳ hạn là chứng khoán phái sinh giao dịch thỏa thuận, xác
nhận cam kết mua hoặc bán một số lượng tài sản cơ sở nhất định theo
một mức giá đã được xác định vào một ngày đã được ấn định trước
trong tương lai.
• Các chứng khoán phái sinh khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
•Tài sản cơ sở là chứng khoán và các tài sản khác được sử dụng làm cơ
sở để xác định giá trị chứng khoán phái sinh.

13
2.2. Các loại chứng khoán
đang được triển khai thực hiện

(1) Cổ phiếu: gồm có cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi tương đương
với các loại cổ phần phổ thông, cổ phần ưu đãi [a) Cổ phần ưu đãi biểu
quyết; b) Cổ phần ưu đãi cổ tức; c) Cổ phần ưu đãi hoàn lại; d) Cổ phần
ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định] theo quy định tại Luật doanh
nghiệp
(2) Quyền mua cổ phiếu: Quyền mua được dành cho các cổ đông của tổ
chức phát hành muốn phát hành bổ sung cổ phiếu. Chỉ những người
đang nắm quyền mua mới mua được cổ phiếu phát hành bổ sung. Quyền
mua cổ phiếu có thể được giao dịch đối với đợt phát hành cho cổ đông
hiện hữu.
(3) Các loại trái phiếu, gồm: Trái phiếu Chính phủ, Trái phiếu chính
quyền địa phương, trái phiếu doanh nghiệp.

14
2.2. Các loại chứng khoán
đang được triển khai thực hiện (2)

•Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh là loại trái phiếu do doanh nghiệp, tổ
chức tài chính, tín dụng, ngân hàng chính sách của nhà nước để thực hiện (1)
Chương trình, dự án đầu tư được Quốc hội hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết
định chủ trương đầu tư. (2) Chương trình, dự án ứng dụng công nghệ cao, dự
án trong lĩnh vực năng lượng, khai thác, chế biến khoáng sản hoặc sản xuất
hàng hoá, cung ứng dịch vụ xuất khẩu phù hợp với định hướng phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước, (3) Chương trình, dự án thuộc lĩnh vực, địa bàn
được Nhà nước khuyến khích đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư
và các quy định của pháp luật có liên quan, (4) Chương trình, dự án được tài
trợ bằng khoản vay thương mại gắn với nguồn vốn ODA dưới dạng tín dụng
hỗn hợp theo quy định tại Luật quản lý nợ công).
•Trái phiếu chính quyền địa phương là loại trái phiếu do Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phát hành nhằm huy động vốn cho
công trình, dự án đầu tư của địa phương.

15
2.2. Các loại chứng khoán
đang được triển khai thực hiện (3)

Trái phiếu doanh nghiệp:


“Trái phiếu doanh nghiệp” là loại chứng khoán nợ do doanh nghiệp phát
hành, xác nhận nghĩa vụ trả gốc, lãi, và các nghĩa vụ khác (nếu có) của
doanh nghiệp đối với chủ sở hữu trái phiếu.
Về loại hình: Trái phiếu không chuyển đổi và Trái phiếu chuyển đổi.
(1)Trái phiếu không chuyển đổi:
a) Trái phiếu không chuyển đổi là trái phiếu có bảo đảm hoặc trái phiếu
không có bảo đảm, trái phiếu kèm theo chứng quyền hoặc trái phiếu
không kèm theo chứng quyền;
b) Đối tượng phát hành trái phiếu không chuyển đổi là công ty cổ phần và
công ty trách nhiệm hữu hạn. Đối tượng phát hành trái phiếu không
chuyển đổi có kèm chứng quyền là công ty cổ phần.

16
2.2. Các loại chứng khoán
đang được triển khai thực hiện (4)

(2) Trái phiếu chuyển đổi: là loại trái phiếu mà người nắm giữ có khả năng
chuyển đổi chúng thành một lượng cổ phiếu nhất định của công ty phát
hành.
• Loại phát hành: Trái phiếu chuyển đổi là trái phiếu có bảo đảm hoặc trái
phiếu không có bảo đảm, trái phiếu kèm theo chứng quyền hoặc trái phiếu
không kèm theo chứng quyền;
• Đối tượng phát hành trái phiếu chuyển đổi là công ty cổ phần.
• Hình thức phát hành: Trái phiếu được phát hành dưới hình thức chứng
chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử

17
2.2. Các loại chứng khoán
đang được triển khai thực hiện (5)

(4) Chứng khoán phái sinh: hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán, hợp
đồng tương lai trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm và 10 năm.
•Hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán là hợp đồng tương lai dựa trên
tài sản cơ sở là chỉ số chứng khoán.
•Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ là hợp đồng tương lai dựa trên
tài sản cơ sở là trái phiếu Chính phủ hoặc trái phiếu giả định có một số
đặc trưng cơ bản của trái phiếu Chính phủ.

18
2.2. Các loại chứng khoán
đang được triển khai thực hiện (6)

(5) Chứng quyền có bảo đảm: chứng quyền mua


(TT 107/2016/TT-BTC hướng dẫn về chào bán và giao dịch chứng quyền
có bảo đảm)
(6) Các loại chứng chỉ quỹ: chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán thông
thường (quỹ đóng, qũy mở, quỹ thành viên), ETF, chứng chỉ quỹ đầu tư
bất động sản.

19
3. Chế định về chào bán/ phát hành CK

•Chào bán/phát hành CK là hoạt động chính nhằm tạo ra hàng hóa cho thị
trường. Trong đó:
- Hình thức chào bán chào bán CK gồm chào bán ra công chúng và chào
bán riêng lẻ
- Hoạt động phát hành CK: phát hành cổ phiếu trả cổ tức hoặc để tăng
vốn điều lệ từ nguồn vốn CSH; phát hành cổ phiếu theo chương trình
chọn cho người lao động;..
• Nội dung điều chỉnh pháp luật chào bán/phát hành: Các loại chứng
khoán thực hiện chào bán/phát hành/chào mua công khai; hình thức chào
bán/phát hành/chào mua công khai; chủ thể tham gia vào hoạt động chào
bán/phát hành/CMCK; điều kiện, hồ sơ, trình tự thực hiện đối với từng
trường hợp chào bán/phát hành chứng khoán;

20
3. Chế định về chào bán/phát hành CK (2)

• Các hình thức chào bán/ phát hành chứng khoán theo qđplCK:

 Chào bán chứng khoán ra công chúng


 Chào bán chứng khoán riêng lẻ
 Phát hành cổ phiếu để hoán đổi, trả cổ tức
 Chào bán, phát hành khác
 Chào mua công khai cổ phiếu, CCQ đóng
 Chào bán chứng quyền có bảo đảm
 Chào bán CCQ, cổ phấn của cty ĐTCK
 Phát hành công cụ nợ của Chính phủ, Chính quyền địa phương

21
3. Chế định về chào bán/phát hành CK (3)

Hình thức Chào bán CK ra công chúng


(Đ 14LCK,Đ10 NĐ 155)

Chào bán CP lần đầu ra công


chúng để huy động thêm vốn CTĐC chào bán thêm CP ra
cho tổ chức phát hành công chúng hoặc phát hành

CB thêm CK ra công chúng


CB lần đầu ra công chúng
quyền mua CP cho cổ đông
hiện hữu
Chào bán để trở thành CTĐC
thông qua thay đổi cơ cấu SH
CTQLQuỹ ĐTCK chào bán
thêm CCQ công chúng để tăng
Kết hợp hình thức 1 và 2 vốn điều lệ củaQĐT Quỹ đầu tư

Chào bán CCQ lần đầu ra Cổ đông CTĐC chào bán CP ra


công chúng để thành lập quỹ công chúng
ĐTCK

Các hình thức CB trái phiếu


và các loại CK khác ra công chúng
22
3. Chế định về chào bán/phát hành CK (4)

Nội dung điều chỉnh của pháp luật về CBCK ra công chúng gồm:
- Yêu cầu, điều kiện để được chào bán/phát hành/ hành/chào mua
công khai đối với từng loại CK tương ứng với từng hình thức chào
bán/phát hành/CMCK;
- Về trình tự, thủ tục đăng ký chào bán/phát hành và thực hiện phân
phối CK; Đình chỉ, hủy bỏ kết quả chào bán; xử lý cổ phiếu ko đăng ký
mua, ko nộp tiền mua, số cổ phiếu lẻ;
- Về hồ sơ đăng ký chào bán CK và các tài liệu báo cáo phát hành, BC
kết quả chào bán/phát hành CK;

23
4. Chế định về công ty đại chúng

• Nội dung pháp luật điều chỉnh:


- Điều kiện trở thành công ty đại chúng
- Trình tự, thủ tục Đăng ký/Hủy tư cách công ty đại chúng
- Tổ chức, hoạt động của CTĐC
- Quyền, nghĩa vụ của CTĐC
- Quyền, nghĩa vụ của cổ đông, người có liên quan

24
5. Thị trường giao dịch chứng khoán

• Nội dung pháp luật điều chỉnh:


- Tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán;
- Thành lập và hoạt động của SGDCK Việt Nam và công ty con; cơ cấu
tổ chức quản lý của SGDCK Việt Nam; Điều lệ của SGDCK Việt Nam;
quyền và nghĩa vụ của SGDCK Việt Nam;
- Thành viên của SGDCK Việt Nam;
- Niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khoán;
- Tham gia của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài trên TTCK Việt Nam

25
5. Thị trường giao dịch chứng khoán (2)

• Tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán:


Sở GDCK Việt Nam và công ty con được tổ chức giao dịch chứng khoán
cho chứng khoán đủ điều kiện niêm yết, giao dịch.
• Các loại chứng khoán đang niêm yết, giao dịch tại Sở GDCK:
- Cổ phiếu đủ điều kiện
- Trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu Chính phủ;
- Chứng chỉ quỹ đại chúng hoặc cổ phiếu của công ty đầu tư chứng
khoán đại chúng (các loại chứng chỉ quỹ thống thường, ETF, BĐS):
- Chứng quyền có bảo đảm (Covered Warrant) (chứng quyền mua)
- Chứng khoán phái sinh (gồm hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu VN30
và HĐTL trái phiếu Chính phủ 5 năm, HĐTL trái phiếu Chính phủ 10 năm )

26
5. Thị trường giao dịch chứng khoán (3)

• Tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán(2):


Pl quy định chứng khoán niêm yết được tổ chức phân bảng theo các khu vực
thị trường riêng biệt như sau: (i) Bảng niêm yết cổ phiếu, chứng chỉ quỹ,
chứng quyền có bảo đảm, chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết và
các sản phẩm tài chính khác; (ii)Bảng niêm yết công cụ nợ; (iii)Bảng niêm
yết trái phiếu doanh nghiệp; (iv)Bảng niêm yết chứng khoán phái sinh.
Về giao dịch chứng khoán: theo Phương thức khớp lệnh tập trung, thỏa
thuận và phương thức khác theo quy chế của Sở GDCK
[Lưu ý: CK có thể được giao dịch không qua hệ thống giao dịch của Sở GDCK
( như thừa kế, tặng cho,..) mà thực hiện chuyển quyền sở hữu thại VSD].
 
5. Thị trường giao dịch chứng khoán (4)

Sở GDCK và công ty con: Pháp luật quy định các nội dung:
-Thành lập và hoạt động;
-Cơ cấu tổ chức quản lý ;
-Điều lệ;
-Quyền, nghĩa vụ vủa Sở GDCK;

(Lưu ý: Sở GDCK ban hành quy chế, quy trình nghiệp vụ (như quy
chế giao dịch/niêm yết tại sở GDCK; quy chế thành viên, quy chế
công bố thông tin,…) sau khi được UBCKNN chấp thuận để hướng
dẫn thành viên giao dịch và các chủ thể tham gia giao dịch chứng
khoán qua hệ thống giao dịch chứng khoán)

28
5. Thị trường giao dịch chứng khoán (5)

Thành viên giao dịch của Sở GDCK: Luật chứng khoán, Nghị định
155/2020/NĐ-CP, NĐ 158/2020/NĐ-CP quy định:
- Điều kiện, thủ tục trở thành/ chấm dứt tư cách thành viên giao dịch của sở
GDCK (thành viên thường; thành viên đặc biệt; thành viên giao dịch CKPS,
thành viên tạo lập thị trường;
- Quyền, nghĩa vụ của thành viên giao dịch;

(Lưu ý: Quy chế thành viên của Sở GDCK hướng dẫn các nội dung được Luật
CK, Nghị định giao , như các yêu cầu về sơ cở hạ tầng thông tin, nhân sự)

29
5. Thị trường giao dịch chứng khoán (6)

Điều kiện, trình tự, hồ sơ niêm yết/giao dịch chứng khoán:


- Cổ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ quỹ, CW, PS
- Về niêm yết chứng khoán của các tổ chức hình thành sau quá trình tái
cơ cấu doanh nghiệp:

 (lưu ý: pl hiện hành đã gắn hoạt động chào bán/ phát hành, đăng ký
CTĐC với nghĩa vụ đăng kýy CK và niêm yết/giao dịch chứng
khoán)

30
5. Thị trường giao dịch chứng khoán (7)

• Tham gia của nhà ĐTNN trên TTCK (LCK, NĐ 155)

- Chủ thể tham gia TTCK: Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có
vốn đầu tư nước ngoài
- Điều kiện, trình tự, thủ tục đầu tư trên TTCK;
- Tỷ lệ SHNN tối đa tại công ty đại chúng;
- Tham gia của nhà ĐTNN vào tổ chức KDCK.

31
6. Chế định về đăng ký, lưu ký, thanh toán bù trừ

Nội dung pháp luật CK điều chỉnh:


-Mô hình tổ chức, hoạt động của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán
Việt Nam (VSD);
-Thành viên của VSD
- Đăng ký chứng khoán; lưu ký chứng khoán; bù trừ và thanh toán giao dịch
chứng khoán;
- Xác lập, chuyển quyền sở hữu và quyền khác đối với chứng khoán; bảo vệ
tài sản của khách hàng;
- Quỹ hỗ trợ thanh toán; quỹ bù trừ;
- Tạm ngừng, đình chỉ, khôi phục hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh
toán chứng khoán của VSD;
- Ngân hàng thanh toán.

32
6. Chế định về đăng ký, lưu ký, thanh toán bù trừ (2)

Pháp luật quy định sau khi CK được chào bán, phát hành phải được
đăng ký ,lưu ký và phải đưa vào niêm yết hoặc đưa vào giao dịch tập
trung tại SGDCK.
•Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSD):
Pháp luật quy định các nội dung:
-Thành lập và hoạt động;
-Cơ cấu tổ chức quản lý ;
-Điều lệ;
-Quyền, nghĩa vụ của VSD;

33
6. Chế định về đăng ký, lưu ký, thanh toán bù trừ (3)

Thành viên của VSD bao gồm:


a) Thành viên lưu ký (TVLK) là công ty chứng khoán (CTCK), ngân hàng
thương mại (NHTM), chi nhánh ngân hàng nước ngoài (CNNHNN) được
UBCKNN cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán và
được VSD chấp thuận trở thành TVLK;
b) Thành viên bù trừ (TVBT) là CTCK, NHTM, CNNHNN được UBCKNN cấp
Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch
chứng khoán và được VSDC chấp thuận trở thành TVBT.
PLCK quy định:
- Quyền và nghĩa vụ của TVLK, TVBT
- Quy định chi tiết việc cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng
khoán của VSDC và thành viên của VSDC;
- Điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục trở thành thành viên của VSD.

34
6. Chế định về đăng ký, lưu ký, thanh toán bù trừ (4)

Chứng khoán đăng ký tại VSD:


(i) Cổ phiếu niêm yết/đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch
chứng khoán;
(ii) Chứng chỉ quỹ, chứng quyền có bảo đảm, công cụ nợ của
Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu
chính quyền địa phương và các loại trái phiếu doanh nghiệp
khác niêm yết trên hệ thống giao dịch chứng khoán;
(iii) Chứng khoán của CTĐC và các loại chứng khoán phải đăng
ký tại VSD theo quy định pháp luật. Ngoài ra, có các loại chứng
khoán đăng ký tại VSD theo thỏa thuận với TCPH.

35
6. Chế định về đăng ký, lưu ký, thanh toán bù trừ (5)

Ngân hàng thanh toán:


-Là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) hoặc NHTM thực hiện cung
cấp dịch vụ thanh
. toán tiền cho các giao dịch chứng khoán trên hệ thống
giao dịch chứng khoán.
- NHTM được UBCKNN lựa chọn làm NHTT khi đáp ứng các điều kiện
theo quy định

36
6. Chế định về đăng ký, lưu ký, thanh toán bù trừ (6)

•Quỹ hỗ trợ thanh toán:


Quỹ hỗ trợ thanh toán được hình thành từ sự đóng góp của các TVLK để thanh toán
thay cho TVLK trong trường hợp TVLK tạm thời mất khả năng thanh toán giao dịch
chứng khoán.
Quỹ hỗ trợ thanh toán do VSD quản lý và phải được tách biệt với tài sản của VSD.
Hình thức đóng góp, mức đóng góp, phương thức quản lý và sử dụng quỹ hỗ trợ
thanh toán thực hiện theo quy định của Bộ trưởng BTC.
•Quỹ bù trừ: 
Quỹ bù trừ được hình thành từ sự đóng góp của các TVBT với mục đích bồi thường
thiệt hại và hoàn tất các giao dịch chứng khoán đứng tên TVBT trong trường hợp TVBT
hoặc nhà đầu tư mất khả năng thanh toán.
Quỹ bù trừ do VSD quản lý và phải được tách biệt với tài sản của VSD.
Hình thức đóng góp, mức đóng góp, phương thức quản lý và sử dụng quỹ bù trừ
thực hiện theo quy định của Bộ trưởng BTC

37
7. Chế định về tổ chức kinh doanh CK

•Pháp luật CK quy định: về thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán
của CTCK, CTQLQ; nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán:
- Đ/kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động KDCK của TCKDCK; tổ chức
lại, đình chỉ và thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động; hành nghề CK.
- Hoạt động quản trị, điều hành;
- Hoạt động nghiệp vụ;
- Dịch vụ được cung cấp khi thực hiện nghiệp vụ KDCK;
- Quy định về tài chính;
- Chế độ báo cáo.
- Nghĩa vụ của TCKDCK;
- Quy định về hành nghề chứng khoán
Lưu ý: Sau khi được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, Tổ chức KDCK
phải đăng ký doanh nghiệp theo LuậtDN; chi nhánh tổ chức KDCK nước ngoài
tại VN phải đăng ký KD tại cơ quan đăng ký kinh doanh

38
7. Chế định về tổ chức kinh doanh CK (2)

• Các nghiệp vụ, hoạt động kinh doanh chứng khoán của CTCK
1) Môi giới chứng khoán;
2) Tự doanh chứng khoán;
3) Bảo lãnh phát hành chứng khoán;
4) Tư vấn đầu tư chứng khoán
Lưu ý: (1) CTCK chỉ được thực hiện nghiệp vụ tự doanh CK khi được cấp phép
nghiệp vụ môi giới CK; và chỉ được thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát
hành CK khi được cấp phép nghiệp vụ tự doanh CK.
(2)Các dịch vụ được cung cấp khi thực hiện nghiệp vụ KDCK( như nhận ủy
thác quản lý tài khảo giao dịch của nhà đầu tư cá nhân, thực hiện phân
phối hoặc làm đại lý phân phối CK; cung cấp dịch vụ giao dịch trực tuyến,
cung cấp margin.. khi thực hiện nghiệp vụ môi giới. Hoặc chào bán các sản
phẩm tài chính khi được cấp phép nghiệp vụ tự doanh,...)

39
7. Chế định về tổ chức kinh doanh CK (3)

• Các nghiệp vụ, hoạt động kinh doanh chứng khoán của
CTQLQ
- Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán;
- Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán;
- Tư vấn đầu tư chứng khoán.

40
7. Chế định về tổ chức kinh doanh CK (4)

• Quy định về người hành nghề CK:


- Người hành nghề CK: là người được UBCK cấp chứng chỉ hành nghề
chứng khoán và đang làm việc tại CTCK,CTQLQ đầu tư chứng khoán.
- PLCK quy định về điều kiện, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề chứng
khoán, trách nhiệm của người hành nghề chứng khoán.
• Chứng chỉ hành nghề chứng khoán bao gồm các loại : Môi giới
chứng khoán; Phân tích tài chính; Quản lý quỹ
CCHN chứng khoán chỉ có giá trị sử dụng khi người được cấp chứng chỉ
làm việc tại một CTCK, CTQLQ, CTĐTCK và được công ty đó thông báo
với UBCK. CCHN chứng khoán được cấp không thời hạn, trừ trường hợp
bị thu hồi theo quy định.

41
8. Chế định về quỹ đầu tư và CTĐTCK

•Quỹ đầu tư chứng khoán là quỹ hình thành từ vốn góp của nhà đầu
tư với mục đích kiếm lợi nhuận từ việc đầu tư vào chứng khoán hoặc
các dạng tài sản đầu tư khác, kể cả bất động sản, trong đó nhà đầu tư
không có quyền kiểm soát hàng ngày đối với việc ra quyết định đầu tư
của quỹ.
•Pháp luật CK quy định: Các loại hình quỹ đầu tư chứng khoán;
thành lập và tổ chức hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán; quyền và
nghĩa vụ của nhà đầu tư tham gia vào quỹ đầu tư chứng khoán; đại hội
nhà đầu tư quỹ đầu tư chứng khoán; Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán;
giải thể, hợp nhất, sáp nhập quỹ đầu tư chứng khoán; báo cáo về quỹ
đầu tư chứng khoán; quỹ đại chúng và quỹ thành viên; công ty đầu tư
chứng khoán; ngân hàng giám sát.

42
8. Chế định về quỹ đầu tư và CTĐTCK (2)

• Các loại quỹ ĐTCK:


Quỹ đóng

CTĐTCK Quỹ
thành viên
Là loại hình quỹ có
tư cách pháp nhân
Cty QLQ
quản lý

Quỹ BĐS Quỹ mở

Quỹ ETF

43
9. Chế định về Ngân hàng giám sát

• Ngân hàng giám sát là ngân hàng thương mại có Giấy chứng nhận
đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán có chức năng thực hiện các
dịch vụ lưu ký và giám sát việc quản lý quỹ đại chúng, công ty đầu tư
chứng khoán.
Nghĩa vụ của Ngân hàng giám sát được quy định tại Luật CK (như: thực
hiện các nghĩa vụ về thành viên lưu ký; thực hiện lưu ký tài sản của
quỹ ĐC, CTĐTCK; quản lý tách biệt tài sản của quỹ ĐC, CTĐTCK và các
tài sản khác của ngân hàng giám sát;...)

44
9. Chế định về công bố thông tin

•Phương thức thực hiện công bố thông tin: các phương tiện thông tin đại
chúng, ấn phẩm của tổ chức, công ty và các phương tiện thông tin của Sở
GDCK, VSD, UBCK.
•Nguyên tắc công bố thông tin:
- Việc CBTT phải đầy đủ, chính xác, kịp thời theo qđpl;
- Đối tượng CBTT phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin
công bố.
- Khi CBTT phải đồng thời báo cáo UBCK và Sở GDCK nơi CK đó niêm yết, đăng
ký giao dịch;
- Việc CBTT của tổ chức phải do người đại diện theo pháp luật hoặc người
được ủy quyền thực hiện;
- Các đối tượng CBTT có trách nhiệm bảo quản, lưu giữ thông tin đã công bố,
báo cáo theo quy định

45
10. Chế định về thanh tra, xử lý vi phạm,
giải quyết tranh chấp và bồi thường thiệt hại

• Nội dung pháp luật điều chỉnh về Thanh tra UBCK:


- Tổ chức, hoạt động của thanh tra chứng khoán;
- Nhiệm vụ, quyền hạn của UBCKNN trong thanh tra, kiểm tra, xử lý vi
phạm pháp luật về chứng khoán và TTCK;
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra, Đoàn Thanh tra, thanh tra
viên;
- Trách nhiệm phối hợp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thanh
tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về chứng khoán và TTCK; xử lý vi phạm;
giải quyết tranh chấp và bồi thường thiệt hại

46
10. Chế định về thanh tra; vi phạm và xử phạt vi phạm;
giải quyết tranh chấp và bồi thường thiệt hại (2)

•Nội dung pháp luật điều chỉnh về xử phạt vi phạm trong hoạt động CK
và TTCK
-Hành vi vi phạm (hành chính và hình sự), biện pháp áp dụng xử phạt,
khắc phục hậu quả.
-Thẩm quyền xử lý;
• Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp
dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân,
tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp
luật về xử phạt vi phạm hành chính ( Luật Xử lý vi phạm hành chính )
Luật CK, Nghị định 158 quy định thẩm quyền, mức phạt và hình thức xử
phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng
khoán;

47
10. Chế định về thanh tra, xử lý vi phạm,
giải quyết tranh chấp và bồi thường thiệt hại (3)

•Quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo, khởi kiện , giải quyết tranh chấp liên quan
hoạt động CK và TTCK
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi tham gia TTCK, cá nhân, tổ chức có quyền
(dân sự, kinh tế, hành chính).
- Việc khiếu nại hoặc khởi kiện tại Tòa án về quyết định hành chính, hành vi hành
chính khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm
quyền và lợi ích hợp pháp của mình được thực hiện theo quy định Luật Khiếu nại
hoặc Luật Tố tụng hành chính.
- Việc tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân; gây
thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của
công dân, cơ quan, tổ chức; thực hiện theo quy định Luật Tố cáo.
- Tranh chấp phát sinh trong hoạt động CK và TTCK có thể được giải quyết thông qua
thương lượng, hoà giải hoặc yêu cầu Trọng tài hoặc Toà án giải quyết theo quy định
của Luật Trọng tài thương mại, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự.

48
11. Cơ quan quản lý nhà nước về CK và TTCK

(1) Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường
chứng khoán.
(2) Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà
nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán
• Nhiệm vụ, quyền hạn của BTC:
a) Trình CP, TTCP ban hành chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển thị
trường chứng khoán;
b) Trình ban hành; ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp
luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
c) Chỉ đạo UBCK hực hiện chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển thị
trường chứng khoán và các chính sách, chế độ để quản lý và giám sát hoạt
động về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

49
11. Cơ quan quản lý nhà nước về CK và TTCK (2)

(3) Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn
của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện
quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
(4) Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn
của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về chứng
khoán và thị trường chứng khoán tại địa phương.

50
11. Cơ quan quản lý nhà nước về CK và TTCK (3)

(5) Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước là cơ quan thuộc Bộ Tài chính, có các
nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận liên quan đến hoạt
động chứng khoán và thị trường chứng khoán; chấp thuận những thay
đổi liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán;
b) Quản lý, giám sát hoạt động của Sở GDCK, TTLKCK và các tổ chức phụ
trợ; tạm đình chỉ hoạt động giao dịch, hoạt động lưu ký của các đơn vị
này trong trường hợp có dấu hiệu ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp
pháp của nhà đầu tư;
 c) Thanh tra, giám sát, xử phạt vi phạm hành chính và giải quyết khiếu
nại, tố cáo trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán;

51
12. Cơ quan quản lý nhà nước về CK và TTCK (4)

d) Thực hiện thống kê, dự báo về hoạt động chứng khoán và thị trường
chứng khoán; hiện đại hoá công nghệ thông tin trong lĩnh vực CK và
TTCK;
đ) Tổ chức, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành chứng khoán; phổ
cập kiến thức về CK và TTCK cho công chúng;
e) Hướng dẫn quy trình nghiệp vụ về CK và TTCK, mẫu biểu có liên quan;
g) Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực CK và TTCK.
(Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, của Uỷ ban Chứng khoán
Nhà nước được quy định tại QĐ 48/2015 ngày 8/10/2015 của Thủ tướng Chính
phủ)

52
53

You might also like