Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 39

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

KHOA CHỮA CHÁY


------------

BÌNH BỘT CHỮA CHÁY XÁCH TAY


* MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
a) Mục đích:
• Giúp học viên nắm được cấu tạo, nguyên lý làm việc và các thông
số kỹ thuật của bình chữa cháy bằng bột.
• Tác dụng, ứng dụng chữa cháy của bình bột chữa cháy.
• Cách sử dụng, bảo quản và kiểm tra bình bột chữa cháy.
b) Yêu cầu:.
• Từ đó giúp học viên vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào công tác
chữa cháy.
• Đồng thời hướng dẫn người khác biết cách sử dụng thiết bị chữa
cháy này
* TÀI LIỆU HỌC TẬP

• Vũ Văn Thủy, Nguyễn Chí Dũng, Trần Kim


Khánh. Tập bài giảng “ Kỹ thuật cá nhân và
đội hình chữa cháy, cứu hộ “ – Trường Đại
học Phòng cháy chữa cháy – Hà Nội 2010,
(trang 203 đến 228).
* TÀI LIỆU THAM KHẢO
• Cục Cảnh sát PCCC. Sổ tay công tác chữa cháy, Hà
Nội 2004. ( trang 151 – 161)
• Đinh Ngọc Tuấn. Giáo trình “ Cơ sở lý hóa của quá
trình phát triển và dập tắt đám cháy” – Trường ĐH
PCCC, Hà Nội 2002.(trang 289-300)
• TCVN 7026 – 2002; TCVN 7027 – 2002; TCVN
7435 – 1- 2004; TCVN 7435-2-2004.
a) Cấu tạo
* Cấu tạo bình chữa cháy xách tay MFZ

Gồm có các bộ phận


chính như sau:
•Vỏ bình
•Ống xi phông
•Cụm van
•Tay xách – van bóp
•Vòi phun
•Loa phun
•Đồng hồ đo áp suất
* Vỏ bình
• Có sơn màu đỏ hoặc màu
khác.
• Làm bằng thép hàn, hình
trụ đứng.
• Có dán nhãn mác ghi thông
số của bình.
* Cụm van
• Thường được làm bằng hợp kim đồng.

• Van một chiều được nén bằng lò xo.


* Chốt hãm kẹp chì
• Phân biệt tay xách, van
bóp.

• Đảm bảo an toàn khi di


chuyển

• Thể hiện bình chữa cháy


chưa được sử dụng
* Đồng hồ
+ Màu đỏ: Áp suất khí đẩy
trong bình: 0- 1,2 MPa.
+ Màu xanh: Áp suất khí đẩy
trong bình: 1,2- 1,4 MPa.
+ Màu vàng: Áp suất khí đẩy
trong bình: 1,4- 2,5 MPa.
* Vòi phun, Loa phun:
• Gắn bên ngoài cụm van
• Vòi phun làm bằng cao su
mềm có chiều dài tùy thuộc
từng loại bình.
• Loa phun làm bằng nhựa
cứng kích cỡ tùy thuộc từng
loại bình.
* Ống dẫn bột (Ống xi phông)
• Được gắn với cụm van
bên trong bình.
• Thường được làm bằng
nhựa cứng
• Tác dụng dẫn bột chữa
cháy ra bên ngoài
* Bột
• Chất chữa cháy trong bình là bột hóa học.
• Cấu tạo hạt bột rất nhỏ ,mịn, có độ phân tán
cao và nhiệt dung riêng lớn.
• Thành phần hóa học của bột tùy thuộc vào
từng loại bình. Chủ yếu là muối và một số loại
oxit.
* Cấu tạo bình chữa cháy xách tay MF
Cơ bản là giống bình
MFZ, khác nhau ở một số
điểm cơ bản:
• Loại bình này có bình
khí đẩy riêng
• Trên cụm van không có
đồng hồ đo áp suất
• Cổ bình to
* Khí đẩy:
- Khí đẩy là CO2 được
chứa trong bình bằng
thép đúc.
- Không có đồng hồ đo
áp suất.
- Cổ bình to.
- Loại bình không có khí đẩy riêng (MFZ)

- Khí đẩy là N2 được nén trong


bình chứa bột.
- Có đồng hồ đo áp suất.
- Cổ bình nhỏ.
Bình bột chữa cháy loại xe đẩy
Đây là loại bình chữa cháy có công suất lớn, dùng để chữa
cháy các đám cháy có diện tích khá lớn tùy theo từng loại
bình
Bình bột chữa cháy gồm 2 loại
• Loại bình có khí đẩy • Loại bình không có
riêng khí đẩy riêng.
b. Thông số kỹ thuật
Bình bột chữa cháy xách tay của Trung Quốc

Ký hiệu - Loại bình


Đặc tính kỹ thuật MF4
MF1 MF2 MF3 MF5 MF8
MFZ4
MFZ1 MFZ2 MFZ3 MFZ5 MFZ8
MFZL4

Khối lượng bột, kg 1 2 3 4 5 8

Áp lực nén, kG/cm2 12 12 12 12 12 12


Trọng lượng khí đẩy N2,
g
25+5 45+5 65+5 80+5 100+5 170+5

Tầm phun xa h.quả, m  2,5  2,5  2,5 4 4 4

Thời gian phun, s 6 8 8 9 9 12


* Một số ký hiệu thường gặp ở bình chữa cháy:
• MF, MFZ, MFZL: tên
của bình chữa cháy.

•BC, ABC: ký hiệu bột


trong bình phù hợp
chữa cháy tương ứng
với nhóm cháy cụ thể.

•A – Nhóm đám cháy


chất cháy rắn ( gỗ, vải,
cao su..)
• B – Nhóm đám cháy chất
cháy lỏng ( xăng, dầu…)

• C – Nhóm đám cháy chất


khí (metan, axetilen...).

•D, M – Nhóm đám cháy kim


loại.

•E, - Nhóm đám cháy các


thiết bị điện có điện áp <
50KV.
• Ngoài ra trên
nhãn mác bình
chữa cháy còn ghi
những ký hiệu
hướng dẫn cách sử
dụng, cách bảo
quản bình chữa
cháy
c) Nguyên lý làm việc
Sau khi rút chốt hãm bóp tay bóp van một
chiều sẽ được mở ra. Dưới áp lực của khí đẩy trong
bình cùng với khả năng linh động của bột, bột sẽ
được đẩy ra ngoài ống dẫn bột cụm van vòi
phun loa phun ra ngoài
2.a.Tác dụng chữa cháy:

• Giảm nồng độ các thành phần tham gia phản ứng cháy
• Hấp thụ nhiệt vùng phản ứng cháy

• Kìm hãm phản ứng cháy theo cơ chế “ tường lạnh”

• Kìm hãm hóa học phản ứng cháy

• Cách ly.
* Giảm nồng độ các thành phần tham
gia phản ứng cháy
• Các phần tử bột vào vùng cháy sẽ chiếm thể
tích của chất cháy, chất oxy hóa
• Làm giảm nồng độ chất cháy trong vùng phản
ứng
• Giảm nồng độ chất oxy hóa trong vùng phản
ứng xuống thấp hơn giá trị duy trì sự cháy
* Hấp thụ nhiệt vùng phản ứng cháy
• Bột có độ phân tán cao nên tổng bề mặt
hấp thụ nhiệt lớn.
• Bột có nhiệt dung riêng lớn.
• Phun bột vào trong vùng cháy các phần tử
bột được nung nóng, nghĩa là chúng hấp
thụ một lượng nhiệt lượng lớn từ đám
cháy.
• Nhiệt độ của vùng cháy giảm
* Kìm hãm phản ứng cháy theo cơ chế
“tường lạnh”

• Hạt bột có độ phân tán cao, khoảng cách giữa


các hạt bột rất nhỏ nên hình thành khe hở có
kích thước nhỏ hơn kích thước đường kính tới
hạn
• Hình thành nên bức tường ngăn tiếp xúc giữa
chất cháy và chất oxy hóa
• Do vậy phản ứng cháy không được duy trì
* Kìm hãm hóa học phản ứng cháy

• Quá trình cháy là phản ứng dây chuyền


• Lấy đi năng lượng của phản ứng dây
chuyền
• Các phần tử bột trung hòa các tâm hoạt
động của phản ứng dây truyền.
• Phản ứng dây chuyền bị bẻ gãy, quá trình
cháy không được duy trì.
* Cách ly
• Bột nóng chảy và liên kết với nhau tạo thành
1 lớp màng bao phủ lên bề mặt chất cháy
• Ngăn cản hơi khí cháy từ bề mặt chất cháy
vào vùng cháy
• Ngăn cản tác động của bức xạ từ ngọn lửa
vào bề mặt chất cháy
• Khí nén chung là khí không cháy, có tác
dụng cách ly
b. Ứng dụng chữa cháy:
• Dập tắt những đám cháy có diện tích nhỏ, mới
phát sinh.
• Dập tắt các đám cháy chất: rắn, lỏng, khí, kim
loại.
• Đám cháy thiết bị điện có điện ¸U < 50 kV.
3.a.Cách sử dụng:

- Đưa bình đến gần đám cháy.


- Lắc, xóc bình
- Giật chốt hãm
- Chọn đầu hướng gió, hướng loa phun
vào gốc lửa.
- Từ khoảng cách 4 - 1,5 m thì bóp tay
xách van bóp.
- Khi phun phải đưa loa phun qua lại
- Khi lửa yếu thì tiến lại gần.
- Phun cho đến khi tắt hẳn thì thôi.
Những chú ý khi sử dụng:
• Đọc kỹ hướng dẫn, nắm rõ tính năng tác dụng của từng
loại bình.
• Tùy vào từng đám cháy mà chọn khoảng cách phun phù
hợp
• Khi bóp van phải dứt khoát, liên tục không được ngừng
phun khi đám cháy chưa được dập tắt.
Những chú ý khi sử dụng:

• Đối với đám cháy chất lỏng cháy phải phun lên bề
mặt chất lỏng cháy, tránh phun sục xuống!
• Bình bột chữa cháy chỉ sử dụng một lần.
• Không nên dùng bình bột để dập tắt đám cháy các
thiết bị có độ chính xác cao .
b.Cách bảo quản:
• Để nơi dễ lấy, dễ thấy, không ảnh hưởng đến lối thoát
nạn.
• Để bình thẳng đứng, ở nơi thoáng mát tránh xa nguồn
nhiệt và các thiết bị sinh nhiệt, tbq ≤ 55C.
• Khi di chuyển tránh va đập mạnh.
c. Cách kiểm tra:

• Cân và đối chiếu với trọng lượng ban đầu.


• Nhìn đồng hồ đo áp suất khí đẩy.
• Kiểm tra không để vòi phun bị gãy, gập hoặc
vỡ.
Nhiệm vụ về nhà

1. So sánh sự giống và khác nhau giữa hai loại


bình bột MF và MFZ của Trung Quốc?
2. Đối với loại bình bột chữa cháy MFZ của
Trung quốc thì có nhất thiết phải sử dụng ống
dẫn bột bên trong không. Vì sao?

You might also like