Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 108

MÔN HỌC: TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM

Chủ đề: “Giá trị lịch sử - văn hóa công trình Đại Nội
(Hoàng thành Huế) và Lăng vua Nguyễn”.

GVHD: TS. LÊ THỊ MỸ HÀ

1
NHÓM 3

Nguyễn Võ Kỳ Duyên
Hồ Thành Định
Nguyễn Văn Thảo
Huỳnh Quang Vinh

2
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU (Hồ Thành Định)
I. GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CÔNG TRÌNH ĐẠI NỘI (Hồ Thành Định)
II. GIÁ TRỊ VĂN HÓA CÔNG TRÌNH ĐẠI NỘI (Nguyễn Văn Thảo)
III. CÁC LĂNG VUA NGUYỄN (Nguyễn Võ Kỳ Duyên + Huỳnh Quang Vinh)
PHẦN KẾT LUẬN (Nguyễn Văn Thảo)

3
PHẦN MỞ ĐẦU
II. GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐẠI NỘI
I. GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CÔNG
1. Quy mô
TRÌNH ĐẠI NỘI
2. Kiến trúc
1. Thời gian hình thành
3. Những nét văn hóa đặc sắc của Đại Nội
2. Quá trình tồn tại, gắn với các
4. Giá trị sử dụng xưa và hiện nay
triều Nguyễn

III. CÁC CÔNG TRÌNH LĂNG VUA NGUYỄN


Thời gian xây dựng; Kiến trúc; Quy mô

PHẦN KẾT LUẬN


4
PHẦN MỞ ĐẦU

5
Toàn cảnh Đại Nội Huế. Nguồn: Cổng thông tin điện tử Thùa Thiên
I. GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CÔNG TRÌNH ĐẠI NỘI (HOÀNG THÀNH HUẾ)

6
I. GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CÔNG TRÌNH ĐẠI NỘI (HOÀNG THÀNH HUẾ)
1. Thời gian hình thành
Vua Gia Long, vị hoàng đế
đầu tiên của triều Nguyễn.
Tên thật là Nguyễn Phúc
Ánh (1762 - 1820).
Năm 1803, vua Gia Long bắt
đầu cho khảo sát và tiến
hành xây Kinh đô Huế.

Nguồn ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia 7


I. GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CÔNG TRÌNH ĐẠI NỘI (HOÀNG THÀNH HUẾ)
1. Thời gian hình thành (TT)

- Năm 1802,
Nguyễn Ánh chọn
Phú Xuân làm
kinh đô.

8
I. GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CÔNG TRÌNH ĐẠI NỘI (HOÀNG THÀNH HUẾ)
1. Thời gian hình thành (TT)
Kinh thành được xây dựng theo kiểu Vauban, có hình
gần như vuông, diện tích 520ha, chu vi trên 10.500m.
Hệ thống thành quách (gồm Kinh thành (thành ngoài),
Hoàng thành và Tử cấm thành (thành trong) đều nằm
trên một trục, quay mặt về hướng Nam - Đông Nam,
được xây dựa vào địa thế của núi Ngự, sông Hương.
Trục chính của hệ thống này chạy qua giữa đỉnh núi Ngự
Bình.
9
Nguồn: thuathienhue.gov.vn 10
I. GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CÔNG TRÌNH ĐẠI NỘI (HOÀNG THÀNH HUẾ)
1. Thời gian hình thành (TT)

Hoàng Thành là vòng thành thứ hai, bên trong Kinh


thành Huế, có chức năng bảo vệ các cung điện quan
trọng nhất của triều đình, các miếu thờ tổ tiên nhà
Nguyễn và bảo vệ Tử Cấm Thành - nơi dành riêng cho
vua và hoàng gia. Ngày nay, Hoàng thành một trong
những điểm tham quan thu hút đông đảo du khách trong
nước và quốc tế.

11
I. GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CÔNG TRÌNH ĐẠI NỘI (HOÀNG THÀNH HUẾ)
1. Thời gian hình thành (TT)

Hoàng thành là trung tâm sinh hoạt chính trị và hành


chính quan trọng nhất của triều đình, được xây dựng
vào năm 1804 và được nâng cấp, hoàn chỉnh vào năm
1833. Hoàng thành có diện tích 36ha, có hình gần như
vuông, mỗi cạnh khoảng 600m. Trong Hoàng thành có
hơn 100 công trình kiến trúc đẹp, chia làm nhiều khu
vực khác nhau, giữ các chức năng riêng.
12
I. GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CÔNG TRÌNH ĐẠI NỘI (HOÀNG THÀNH HUẾ)
1. Thời gian hình thành (TT)

Tử cấm thành nằm trong lòng Hoàng thành là khu vực


sinh hoạt của vua và hoàng gia. Tử cấm thành có hình
gần như vuông với chu vi 1.200m. Trong Tử cấm thành
có hơn 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ, bao gồm nhiều
cung điện huy hoàng tráng lệ, lộng lẫy vàng son.

13
I. GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CÔNG TRÌNH ĐẠI NỘI (HOÀNG THÀNH HUẾ)
1. Thời gian hình thành (TT)

14
I. GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CÔNG TRÌNH ĐẠI NỘI (HOÀNG THÀNH HUẾ)
1. Thời gian hình thành (TT)
Hình ảnh một số cửa Hoàng thành Huế

Ảnh 1: Cửa Ngọ Môn (phía nam) được xây Ảnh 2: Cửa Hiển Nhơn (phía đông
dựng vào năm Minh Mạng 14 (1833). Hoàng thành)

15
Ảnh: Lê Thọ. Nguồn: Báo Đà Nẵng.
I. GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CÔNG TRÌNH ĐẠI NỘI (HOÀNG THÀNH HUẾ)
1. Thời gian hình thành (TT)
Hình ảnh một số cửa Hoàng thành

Ảnh 3: Cửa Hòa Bình, cửa phía sau (phía Ảnh 4: Cửa Chương Đức, nằm ở phía
bắc) của Hoàng thành tây Hoàng thành.
16
Ảnh: Lê Thọ. Nguồn: Báo Đà Nẵng.
I. GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CÔNG TRÌNH ĐẠI NỘI (HOÀNG THÀNH HUẾ)
2. Quá trình tồn tại, gắn với các triều Nguyễn

- Kinh thành Huế - nơi đóng đô của triều đại nhà


Nguyễn trong suốt 143 năm từ năm 1802 đến khi
vua Bảo Đại thoái vị vào năm 1945.
- Năm 1803, vua Gia Long bắt đầu cho khảo sát và
chọn vùng đất rộng bên bờ Bắc sông Hương cùng
một phần của 2 con sông Bạch Yến và Kim Long để
xây thành.
17
2. Quá trình tồn tại, gắn với các triều Nguyễn (TT)

Cụm Quần thể Di tích Cố


đô Huế được UNESCO
công nhận là Di sản Văn
hóa Thế giới vào ngày
29/3/1993

Kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di
tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế
giới. (Ảnh: Nhật Anh/TTXVN) 18
2. Quá trình tồn tại, gắn với các triều Nguyễn (TT)

Trước đó,
- Để chuẩn bị cho công cuộc xây dựng Kinh
thành, vua Gia Long đã phái quân mở đường sá,
làm đất cát.
- Dời dân đến nơi khác, đền bù và cấp ruộng
công đất công cho ở. Giữ yên lòng dân để bắt
tay xây dựng Kinh thành.

19
2. Quá trình tồn tại, gắn với các triều Nguyễn (TT)

- Tháng 4 năm Ất Sửu (1805), vua Gia Long đã cho khởi


công xây đắp Kinh thành.

- Mới đầu thành được đắp bằng đất, bằng gỗ ván bọc
mặt ngoài nên từ tháng 4 đến tháng 8, đã hoàn tất.
Đến năm 1818, nhà vua mới bắt đầu cho xây gạch.

20
2. Quá trình tồn tại, gắn với các triều Nguyễn (TT)

- Vua Gia Long đã trả công cho binh lính rất rộng rãi;
giảm thuế…
- Ngoài ra, nhà vua còn hạ lệnh quy định giờ làm
việc để tiện cho binh dân.

21
2. Quá trình tồn tại, gắn với các triều Nguyễn (TT)

Tuy nhiên, đối với việc xây dựng Kinh thành, vua
Gia Long cũng rất sát sao, nghiêm khắc.

22
2. Quá trình tồn tại, gắn với các triều Nguyễn (TT)

- Vua Gia Long thực hiện công việc xây dựng Kinh
thành dở thì lâm bệnh nặng mà mất, vua Minh
Mạng lên nối ngôi, tiếp tục sứ mệnh mà vua cha
để lại.
- Vua Minh Mạng cho tiến hành xây dựng và hoàn
chỉnh thêm các hạng mục lớn nhỏ trong ngoài
Kinh thành. Năm 1831, cho tu sửa lại kỳ đài.

23
2. Quá trình tồn tại, gắn với các triều Nguyễn (TT)

- Vua Minh Mạng cũng rất kỹ lưỡng trong việc xây dựng
Kinh thành: “Phàm làm việc gì cũng chọn vật liệu cho tốt,
làm cho vững bền, mong không hư phí của công, khó
nhọc một lần mà được an nhàn lâu dài mãi”.

24
2. Quá trình tồn tại, gắn với các triều Nguyễn (TT)

- Đến năm 1832, công việc xây đắp Kinh thành cơ bản
đã xong và năm 1833 đã hoàn chỉnh quá trình xây
dựng.
- Trải dài suốt gần 30 năm xây dựng, có năm làm, có
năm nghỉ, có năm tu bổ vì bị lũ lụt phá hỏng. Cuối
cùng thì bên trong và bên ngoài Kinh thành là hàng
trăm công trình kiến trúc đã được hoàn thành.

25
2. Quá trình tồn tại, gắn với các triều Nguyễn (TT)
CÔNG CUỘC CHỐNG PHÁP, BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC
Ở THỪA THIÊN HUẾ (1883 - 1885)
Từ ngày 18/8/1883 đến ngày 5/7/1885, là giai đoạn nhân
dân Thừa Thiên Huế và triều đình nhà Nguyễn trực tiếp
đối đầu với lực lượng quân đội xâm lược Pháp ngay trên
đất kinh đô Huế. Tuy chỉ rất ngắn ngủi về mặt thời gian,
song đây là giai đoạn kết thúc sự tồn vong của nền độc
lập dân tộc nói chung, của Thừa Thiên Huế nói riêng vào
cuối thế kỷ XIX.
26
2. Quá trình tồn tại, gắn với các triều Nguyễn (TT)

Theo sách Đại nam thực lục của Quốc sử quán triều


Nguyễn, năm 1883, lợi dụng triều đình nhà Nguyễn rối
ren khi vua Tự Đức qua đời, Pháp đưa quân đánh vào
cửa biển Thuận An, chiếm lấy Trấn Hải Thành. Trước
tình hình nguy cấp, triều đình Huế cử Thượng thư Bộ lại
Nguyễn Trọng Hợp ra Thuận An điều đình với Pháp.
Ngày 25/8/1883, ngay tại kinh đô Huế, triều đình nhà
Nguyễn và Pháp ký hòa ước Quý Mùi hay còn gọi là
Harmand.
27
2. Quá trình tồn tại, gắn với các triều Nguyễn (TT)

28
Trấn Bình đài (Pháo đài Tây Thành), một trong 25 pháo đài của Kinh thành Huế. Ảnh: Võ
Thạnh. Nguồn: https://vnexpress.net
2. Quá trình tồn tại, gắn với các triều Nguyễn (TT)

9 giờ sáng ngày 5/7/1885, Hoàng thành thất thủ, quân


Pháp hoàn toàn làm chủ tình thế. Chiếm được Kinh thành,
quân Pháp ra sức đốt phá, cướp bóc, bắn giết. Tất cả các
của quý trong Hoàng cung đều bị vét sạch. Bộ Binh và Bộ
Lại của Tôn Thất Thuyết bị đốt phá tan hoang.

29
2. Quá trình tồn tại, gắn với các triều Nguyễn (TT)

Đạn pháo từ tàu chiến của Pháp bắn vào kinh thành Huế,
Hoàng thành và cung điện nhiều nơi bị cháy sập. Quân
Pháp từ Tòa Khâm cũng vượt sông sang đốt chợ Đông Ba
và đi vào cửa Thượng Tứ, nổ súng giết dân lành chạy
giặc.
Người dân Huế xem ngày 5/7/1885 (23/5/1885 Âm lịch -
Ất Dậu) là ngày "âm hồn", ngày Kinh thành Huế thất thủ,
hàng nghìn người mất mạng bởi súng đạn quân Pháp.

30
2. Quá trình tồn tại, gắn với các triều Nguyễn (TT)

- Mùa xuân Mậu Thân 1968, cuộc tấn công, nổi dậy và
bảo vệ, rút lui ở Kinh thành Huế. Quần thể Di tích Cố
đô Huế mang trên mình nhiều vết thương của chiến
tranh. Nhiều kiến trúc đã bị phá hủy hoàn toàn, các
công trình cổ khác ở tình trạng đổ nát, trước nguy cơ
có thể sụp đổ bất cứ lúc nào.

31
2. Quá trình tồn tại, gắn với các triều Nguyễn (TT)
* Một số hình ảnh một thời hoang tàn của cố đô Huế:

Ngọ Môn - Biểu tượng của Di sản văn hóa Huế tại thời điểm tan hoang
mùa xuân Mậu Thân 1968 và hôm nay
32
2. Quá trình tồn tại, gắn với các triều Nguyễn (TT)

Tiếp tục trải qua một thời gian khó khăn vào giai đoạn
đầu kiến thiết lại đất nước, tình trạng hoang phế của Di
tích Cố đô Huế tiếp tục ở tình trạng báo động. Ngoài ra,
vào các năm 1953, 1971, 1984, 1999, Huế còn trải qua
nhiều trận bão lũ lớn, càng làm cho các di tích bị tổn
thương nặng nề.

33
2. Quá trình tồn tại, gắn với các triều Nguyễn (TT)

Lời kêu cứu khiến nhiều người thức tỉnh


Ngày 25/11/1981, sau chuyến thăm Huế, tổng giám đốc
UNESCO lúc bấy giờ, ông Amadou Mahtar M’ Bow, đã ra lời
kêu gọi cứu vãn di tích Huế. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn
Xuân Hoa thì lời kêu gọi đó là một lời báo động, thức tỉnh
nhận thức của nhiều người về những giá trị của kiến trúc
cung đình triều Nguyễn.

34
2. Quá trình tồn tại, gắn với các triều Nguyễn (TT)

Tiếp tục, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Dự


án quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu di
tích Cố đô Huế từ 1995 đến 2010 (tiếp tục được
điều chỉnh đến năm 2020) nhằm định hướng
cho công cuộc bảo tồn tại đây.

35
* Một số hình ảnh về Cố đô Huế tại cuộc triển lãm, Di tích Huế: Ký
ức & Hiện tại:

Nhiều cửa thành bị đổ nát, hoang phế sau chiến tranh ở nhiều tình trạng,
mức độ khác nhau
36
* Một số hình ảnh về Cố đô Huế tại cuộc triển lãm, Di tích Huế: Ký
ức & Hiện tại:
Từ năm 2003, các cửa thành
được trùng tu, bảo tồn. Trong
ảnh là một góc Kinh thành
Huế với 2 cửa Quảng Đức (tên
gọi dân gian là cửa Sập – cửa
gần) và cửa Tây Nam (cửa Nhà
Đồ - cửa phía xa) đã được
phục nguyên

37
* Một số hình ảnh về Cố đô Huế tại cuộc triển lãm, Di tích Huế: Ký
ức & Hiện tại:

Mặt trước của Điện Thái Hòa năm 1968 Mặt trước của Điện Thái Hòa sau khi trùng tu

38
* Một số hình ảnh về Cố đô Huế tại cuộc triển lãm, Di tích Huế: Ký
ức & Hiện tại:

Linh Tinh môn và Văn Miếu Môn đầu thế kỷ 20 – và được trùng tu năm 2008.

39
* Một số hình ảnh về Cố đô Huế tại cuộc triển lãm, Di tích Huế: Ký
ức & Hiện tại:

Tuy nhiên vẫn có những


công trình kiến trúc khó
có thể trùng tu như cũ
bởi chiến tranh đã tàn
phá hoàn toàn.

Như Điện Kiến Trung (ảnh) được xây dựng năm 1921 dưới thời vua Khải Định
để làm nơi sinh hoạt của vua trong hoàng cung. 40
* Một số hình ảnh về Cố đô Huế tại cuộc triển lãm, Di tích Huế: Ký ức
& Hiện tại:

41
* Một số hình ảnh về Cố đô Huế tại cuộc triển lãm, Di tích Huế: Ký ức & Hiện tại:

Cầu Trường Tiền - biểu tượng của Huế Và cầu Trường Tiền duyên dáng bên sông
bị gãy trong chiến cuộc Mậu Thân 1968, Hương hôm nay
người dân phải làm cầu phao để qua lại
42
* Một số hình ảnh về Cố đô Huế tại cuộc triển lãm, Di tích Huế: Ký ức & Hiện tại:

Cung Trường Sanh xây năm 1821 thời vua Cung Trường Sanh được trùng tu từ 2005
Minh Mạng với vai trò ban đầu là hoa viên, sau đến 2007 bởi TTBTDTCĐ Huế, và diện mạo
chuyển thành nơi ăn ở sinh hoạt của một số của Cung đã đưa lại hình dáng ban đầu
bà Hoàng thái hậu và Thái hoàng thái hậu
43
* Một số hình ảnh về Cố đô Huế tại cuộc triển
lãm, Di tích Huế: Ký ức & Hiện tại:

Cửa Hiển Nhơn: bị bom đạn


phá hủy trong chiến sự 1968

44
* Một số hình ảnh về Cố đô Huế tại cuộc triển lãm, Di tích Huế: Ký ức & Hiện tại:

Sau năm 1975, cửa Hiển Nhơn được trùng tu như ngày nay 45
Sáng ngày 10/6/2022, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế long trọng tổ
chức Lễ kỷ niệm 40 năm, ngày thành lập Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô
Huế (1982 - 2022)
Nhiều công trình tiêu biểu được trùng tu phục hồi như: Ngọ
Môn, Hiển Lâm Các, cụm di tích Thế Miếu, cung Diên Thọ,
Duyệt Thị Đường, cung Trường Sanh (thuộc khu vực Đại
Nội); điện Minh Thành, điện Gia Thành (lăng Gia Long); lăng
Đồng Khánh; Minh Lâu, Điện Sùng Ân (lăng Minh Mạng);
Điện Hòa Khiêm, Minh Khiêm Đường (lăng Tự Đức); Thiên
Định Cung (lăng Khải Định)... và hiện đang tiếp tục trùng tu
nhiều công trình quan trọng khác như điện Thái Hòa, điện
Kiến Trung, tổng thể cảnh quan lăng Gia Long…
46
Bên cạnh đó, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô
Huế phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp tục
hoàn chỉnh Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục
hồi Quần thể di tích Cố đô Huế đến năm 2030,
tầm nhìn 2050 theo Quyết định số 42/QĐ-TTg
ngày 11/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về
phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo tồn, tu
bổ, phục hồi Quần thể di tích Cố đô Huế đến
năm 2030, tầm nhìn 2050.

47
48
II. GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐẠI NỘI
1. Quy mô
2. Kiến trúc
3. Những nét văn hóa đặc sắc của
Đại Nội
4. Giá trị sử dụng xưa và hiện nay
II. GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐẠI NỘI

Đại Nội Huế nằm ở bên


bờ dòng sông Hương
thơ mộng trữ tình, nơi
đây chính là một trong
số các di tích thuộc
cụm Quần thể di tích
Cố đô Huế từ thời nhà
Nguyễn.
II. GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐẠI NỘI
1. Quy mô
Đại Nội Huế có thể xem là một công trình có quy mô đồ sộ nhất trong lịch
sử Việt Nam từ trước đến nay.
II. GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐẠI NỘI
1. Quy mô
- Hoàng Thành Huế (Đại
Nội) bao phủ 1 diện tích
rộng lên đến 36 ha.
- Gồm trên 100 công trình
cung điện, phòng ốc lớn
nhỏ.
- Hoàng Thành Huế gồm ba
vòng thành: Phòng thành,
Hoàng thành và Tử cấm
thành.
II. GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐẠI NỘI
1. Quy mô
Phòng thành là vòng ngoài
cùng có chu vi gần 10 km,
thành có 10 cửa đường bộ
(mặt Nam có 4 cửa) và 2
cửa đường thủy, thành dày
21m có 24 pháo đài.
II. GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐẠI NỘI
1. Quy mô
Hoàng thành là vòng thành thứ
hai còn có tên là đại nội, chu vi
2.416m, cao hơn 4m. Hoàng
thành có 4 cửa được bố trí ở 4
mặt: Ngọ Môn (Nam), Hòa
Bình (Bắc), Hiển Nhơn (Đông),
Chương Đức (Tây).

Cửa Ngọ Môn


II. GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐẠI NỘI
1. Quy mô
- Tử cấm thành là vòng
thành trong cùng có chu
vi gần 1.300m, tường
thành cao 3m.

- Tử cấm thành là nơi ở,


làm việc của vua và gia
đình.
II. GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐẠI NỘI
2. Kiến trúc
- Đại Nội Huế được xây dựng
theo kiến trúc của phương Tây kết
hợp kiến trúc thành quách phương
Đông.
- Các công trình kế tiếp nhau
được sắp xếp theo 1 trục đồng tâm
phải sang trái, vận dụng theo quy
luật “vạn vật tương sinh - tương
khắc” hài hòa âm dương trong 1
chỉnh thể
2. Kiến trúc
2.1. Khu Hoàng Thành
- Khu vực phòng vệ
- Khu vực cử hành đại lễ

Cửa Hiển Nhơn


II. GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐẠI NỘI
2. Kiến trúc
2.1. Khu Hoàng Thành
Cổng Ngọ Môn là công trình được xây dựng đồ sộ, hoành tráng với các đường
nét hoa văn hết sức kỳ công, tinh xảo và vững chắc.
II. GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐẠI NỘI
2. Kiến trúc
2.1. Khu Hoàng Thành
Điện Thái Hòa là công trình quan trọng bậc nhất trong tổng thể Đại Nội Kinh
Thành Huế.
II. GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐẠI NỘI
2. Kiến trúc
2.1. Khu Hoàng
Thành
Triệu Miếu, Thái
Miếu, Hưng Miếu,
Thế Miếu và Điện
Phụng Tiên…
II. GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐẠI NỘI Lầu vọng
cảnh trong
2. Kiến trúc khu vực Tử
2.2. Khu Tử Cấm Thành Cấm
Thành
- Tử Cấm Thành được xây dựng
năm 1804.
- Tử Cấm Thành dành riêng cho
vua và gia đình Hoàng gia.
II. GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐẠI NỘI
2. Kiến trúc
2.2. Khu Tử Cấm Thành
Đại Cung Môn chỉ dành cho vua đi vào Tử
Cấm thành
II. GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐẠI NỘI
2. Kiến trúc
2.2. Khu Tử Cấm Thành
Tả Vu và Hữu Vu Vu là hai
tòa nhà ngay đối diện điện
Cần Chánh, xây dựng đầu thế
kỷ XIX.

Sân Bái Mạng


II. GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐẠI NỘI
2. Kiến trúc
2.2. Khu Tử Cấm Thành
Điện Cần Chánh
- Xây dựng năm Gia Long thứ 3 (1804).
- Nơi để vua thiết triều, tiếp sứ bộ ngoại
giao, tổ chức yến tiệc của hoàng gia và
triều đình.
II. GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐẠI NỘI
2. Kiến trúc
2.2. Khu Tử Cấm Thành
Thái Bình Lâu nhà vua làm chỗ nghỉ ngơi, đọc sách.
II. GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐẠI NỘI
2. Kiến trúc
2.2. Khu Tử Cấm Thành
- Cung Diên Thọ là nơi ở của các
Hoàng Thái Hậu và các Thái
Hoàng Thái Hậu.
- Trong khu vực cung Diên Thọ
có khoảng 20 công trình kiến trúc
lớn nhỏ.
II. GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐẠI NỘI
2. Kiến trúc
2.2. Khu Tử Cấm Thành
Ngoài ra, trong khu Tử Cấm
Thành còn có Càn Thành (nơi vua
ở), Cung Khôn Thái (chỗ ở của
Hoàng Quý Phi), Duyệt Thị
Ðường (nhà hát), Thượng Thiện
(nơi nấu ăn cho vua)…

Duyệt Thị Ðường (nhà hát)


II. GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐẠI NỘI
3. Những nét văn hóa đặc sắc của Đại Nội

Đại Nội Huế - chốn cung đình


xưa cũ của triều đại nhà
Nguyễn ở Việt Nam.
Trải qua bao thăng trầm biến
cố, công trình kiến trúc Đại
Nội Huế vẫn luôn sừng sững
oai nghiêm và là minh chứng
cho một triều đại cuối cùng
trong lịch sử Việt Nam.
II. GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐẠI NỘI
3. Những nét văn hóa đặc sắc của Đại Nội
Ẩm thực cung đình chính những món ăn ngự thiện ngày trước chuyên được
chế biến để dâng lên vua.
II. GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐẠI NỘI
3. Những nét văn hóa đặc sắc của
Đại Nội
Trà cung đình Huế được làm từ
thảo dược nên hương vị rất thơm
nhằm thư giãn và bồi bổ long thể.
Trà cung đình Huế được xem là
nét văn hóa đặc sắc chỉ dành cho
vua quan, dân thường không có
điều kiện thưởng thức.
II. GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐẠI NỘI
3. Những nét văn hóa đặc sắc của Đại
Nội
Nhã nhạc cung đình Huế
Nhạc có lời hát tao nhã cùng điệu thức
cao sang, quý phái góp phần tạo sự
trang trọng cho các buổi lễ. Đây còn là
biểu tượng của vương quyền và sự
trường tồn, hưng thịnh của triều đại.
Chính vì thế Nhã nhạc cung đình Huế
rất được các triều đại phong kiến Việt
Nam coi trọng.
II. GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐẠI NỘI
3. Những nét văn hóa đặc sắc của Đại Nội
Lễ hội cung đình
Lễ tế Nam Giao, lễ tế Văn
Miếu, lễ tế Xã Tắc, lễ tế Thái
Miếu, lễ tế Thế Miếu, lễ Tịch
Điền, lễ tế Kỳ Đạo, lễ khai
trạo của thủy quân, lễ đăng
quang, lễ mừng thọ tứ tuần,
ngũ tuần của hoàng đế, hoàng
hậu và lễ Hưng quốc Khánh
niệm…

Cảnh rước vua về Trai Cung tại lễ tế Nam Giao Huế, một trong
những chương trình của Festival Huế 2008
II. GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐẠI NỘI
4. Giá trị sử dụng xưa và hiện nay
- Đại Nội Kinh thành Huế là một quần
thể các công trình kiến trúc và nghệ
thuật tuyệt đẹp và được UNESCO công
nhận là Di sản Văn hóa thế giới ngày
11-12-1993.
- Đại Nội Huế mãi là một tài sản văn
hóa truyền thống quý báu của lịch sử
triều Nguyễn để lại.

Tái hiện sân khấu hóa lễ Nguyên đán trong Hoàng


cung dưới triều Nguyễn tại điện Thái Hòa
III. CÁC CÔNG TRÌNH LĂNG VUA NGUYỄN
1. Thời gian xây dựng
2. Kiến trúc
3. Quy mô

Người trình bày: Nguyễn Võ Kỳ


Duyên
Huỳnh Quang Vinh
III. CÁC CÔNG TRÌNH LĂNG VUA NGUYỄN

• Huế được các vua triều Nguyễn chọn làm thủ phủ
(1687 - 1945)
• Huế được chọn làm thủ đô dưới triều đại Tây Sơn
khi Nguyễn Huệ lên ngôi trị vì.
• Năm 1802, vua Gia Long lên ngôi chọn thành Phú
Xuân thuộc Huế làm kinh đô.
• Đến năm 1945, khi vua Bảo Đại thoái vị, Huế chính
thức không còn là thủ đô của Đàng Trong nữa.
III. CÁC CÔNG TRÌNH LĂNG VUA NGUYỄN
• Khi còn sống, các vị vua đều xây dựng trước lăng mộ
cho mình với quan điểm “sinh ký tử quy”
• 7 khu lăng tẩm do triều đình xây dựng gồm: lăng vua
Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Ðức (ở đây còn
có lăng mộ vua Kiến Phúc), Dục Ðức (ở đây còn có
mộ của vua Thành Thái & vua Duy Tân), Ðồng Khánh
và Khải Ðịnh.
• Các khu lăng đều phải đúng phong thuỷ và gồm 2
phần chính: phần lăng và phần tẩm
1. LĂNG TỰ ĐỨC (KHIÊM LĂNG)

• Toạ lạc: Cầu Đông Ba, xã Thủy Biểu, tỉnh Thừa


Thiên Huế.
• Được khởi công xây dựng năm 1864
• Ông cho xây dựng lăng để tiêu sầu và phòng lúc ra
đi bất chợt
• Khi mới khởi công, lấy tên Vạn Niên Cơ. Sau khi
vua mất, lấy tên Khiêm Lăng
1. LĂNG TỰ ĐỨC (KHIÊM LĂNG)
1. LĂNG TỰ ĐỨC (KHIÊM LĂNG)

• Tổng diện tích 12ha, gồm 50 công trình lớn nhỏ.


• Hai khu vực: tẩm điện và lăng mộ được bố trí song
song.
• Chính giữa là điện Hoà Khiêm; hai bên là Pháp
Khiêm Vu và Lễ Khiêm Vu; phía sau là Lương
Khiêm; bên phải điện là Ôn Khiêm Đường và nhà
hát Minh Khiêm
1. LĂNG TỰ ĐỨC (KHIÊM LĂNG)

(ảnh: nhà hát Khiêm Minh)


(ảnh: điện Lương Khiêm)

(Ảnh: bia đá “Khiêm Cung Ký” 4.935 chữ Hán)


2. LĂNG MINH MẠNG (HIẾU LĂNG)
• Toạ lạc: Núi Cẩm Khê, ấp An Bằng, xã Hương Thọ,
Hương Trà, Thừa Thiên Huế.
• Khởi công xây dựng năm 1840
• Tháng 1/1841, Minh Mạng băng hà trong khi lăng vẫn
chưa hoàn thành.
• Vua Thiệu Trị lên ngôi, cho xây dựng tiếp tục
• 20/8/1841, thi hài vua Minh Mạng được đưa vào chôn
cất ở Bửu Thành
• Năm 1843: xây dựng hoàn tất.
2. LĂNG MINH MẠNG (HIẾU LĂNG)
2. LĂNG MINH MẠNG (HIẾU LĂNG)
• Tọa lạc ở vị trí "đắc địa", có sông hồ, cây cối núi non,
giao thoa giữa hai dòng Tả Trạch và Hữu Trạch, diện tích
giới hạn bởi La Thành 1.750m; cung điện, lâu đài, đình tạ
được bố trí đăng đối trên một trục dọc, xen giữa là hồ sen
và những đồi thông.
• Mở đầu là Hiếu Đức Môn; Ðiện Sùng Ân ở giữa; xung
quanh có Tả, Hữu Phối Ðiện và Tả, Hữu Tùng Phòng; khu
tẩm điện có Hoàng Trạch Môn
• 11-12-1993, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa
thế giới.
2. LĂNG MINH MẠNG (HIẾU LĂNG)

(ảnh: điện Sùng Ân)

(Hoàng Trạch Môn) (Điện thờ bài vị vua)


3. LĂNG KHẢI ĐỊNH (ỨNG LĂNG)

• Toạ lạc: Xã Khải Định, huyện Hương Thủy, Tỉnh


Thừa Thiên Huế
• 4/9/1920 khởi công xây dựng và kéo dài trong 11
năm mới hoàn tất
• Ðể có kinh phí xây dựng lăng, vua Khải Định đã
xin chính phủ bảo hộ cho phép tăng thuế Ðiền
30% trên cả nước, lấy số tiền đó làm lăng.
3. LĂNG KHẢI ĐỊNH (ỨNG LĂNG)

(Ảnh: Lăng Vua Khải Định)


3. LĂNG KHẢI ĐỊNH (ỨNG LĂNG)
• Diện tích khiêm tốn (117m x 48,5m), là khối chữ nhật vươn
cao với 127 bậc cấp.
• Lăng duy nhất có lối kiến trúc giao thoa giữa 2 nền văn hoá
Đông - Tây, kiến trúc Á - Âu, với các trường phái kiến trúc
như: Ấn Ðộ, Phật Giáo, Rôman, Gothique,...
• Cung Thiên Ðịnh ở vị trí cao nhất, phía trước là Ðiện Khải
Thành, chính giữa là bửu tán, trong cùng là khám thờ. Toàn
bộ nội thất ba gian giữa trong cung Thiên Ðịnh đều được
trang trí những bức phù điêu bằng sành sứ và thủy tinh.
3. LĂNG KHẢI ĐỊNH (ỨNG LĂNG)
4. LĂNG GIA LONG (THIÊN THỌ LĂNG)

• Toạ lạc: Thôn Định Môn, xã Hương Thọ, huyện


Hương Trà, Thừa Thiên Huế
• Mất 6 năm xây dựng (1815 - 1820) và có vị trí phong
thủy đẹp bậc nhất trong những lăng tẩm vua Nguyễn
ở Huế.
• Sau khi Thừa Thiên Cao Hoàng hậu qua đời. Năm
1814, vua Gia Long đã quyết định xây dựng lăng
phần mô phỏng lễ hợp lăng để sau băng hà cũng
được an táng bên cạnh bà.
4. LĂNG GIA LONG (THIÊN THỌ LĂNG)

(ảnh: Vua Gia Long và Thừa Thiên Cao Hoàng


Hậu)

(ảnh: Ngôi mộ song táng Thiên Thọ Lăng)


4. LĂNG GIA LONG (THIÊN THỌ LĂNG)

(ảnh: Lăng Gia Long - công trình song táng độc đáo bậc nhất triều Nguyễn)
4. LĂNG GIA LONG (THIÊN THỌ LĂNG)

• Chu vi lên đến 11.234,40m; gồm những lăng:


Lăng Quang Hưng, Lăng Vĩnh Mậu, Lăng Trường
Phong, Lăng Thoại Thánh, Lăng Hoàng Cô, Lăng
Thiên Thọ, Lăng Thiên Thọ Hữu.
• Là 1 quần sơn 42 đồi núi lớn nhỏ có tên gọi
riêng, Ðại Thiên Thọ là ngọn lớn nhất. Lăng tẩm
nhà vua nằm trên một quả đồi bằng phẳng rộng
lớn.
4. LĂNG GIA LONG (THIÊN THỌ LĂNG)

• Tổng thể lăng chia làm 3 khu vực:


+ Chính giữa là khu lăng mộ của vua và Thừa Cao
Thiên Hoàng hậu.
+ Bên phải khu lăng là khu vực tẩm điện
+ Bên trái khu lăng là Bi Ðình
• Lăng Gia Long là tuyệt tác về sự phối trí giữa thiên
nhiên và kiến trúc, được UNESCO công nhận là di
sản văn hóa thế giới ngày 11-12-1993.
4. LĂNG GIA LONG (THIÊN THỌ LĂNG)

(Bi Đình phủ ngói giữa rừng thông) (nội thất bên trong đơn giản, không cầu
kì)
4. LĂNG GIA LONG (THIÊN THỌ LĂNG)

(Điện Gia Thành là công trình được nhiều người yêu thích do có cảnh
quan đẹp, hòa hợp với tổng thể nhất trong toàn bộ quần thể)
5. LĂNG THIỆU TRỊ (XƯƠNG LĂNG)
5. LĂNG THIỆU TRỊ (XƯƠNG LĂNG)

- Tọa lạc: Làng Cư Chánh, xã Thủy Bằng, huyện Hương


Thủy, Tỉnh Thừa Thiên Huế

- Quá trình xây dựng Xương Lăng diễn ra nhanh chóng và


gấp rút, nên chỉ sau ba tháng thi công, các công trình chủ
yếu đã hoàn thành. Tự Ðức cho viết bài văn bia dài 2.500
chữ cho khắc lên tấm bia Thánh đức thần công dựng vào
19/11/1848 để ca ngợi công đức của vua cha.
5. LĂNG THIỆU TRỊ (XƯƠNG LĂNG)

Tổng thể kiến trúc của lăng Thiệu Trị là sự kết hợp và chọn lọc từ
mô thức kiến trúc của lăng Gia Long và lăng Minh Mạng trong
khung cảnh thanh bình của đồng quê.
Là một trong những lăng tẩm Huế nổi tiếng được UNESCO công
nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1993.
6. LĂNG DỤC ĐỨC(AN LĂNG)
6. LĂNG DỤC ĐỨC(AN LĂNG)
- Toạ lạc: Phường An Cựu, Tỉnh Thừa Thiên Huế
Là nơi an táng của 3 vị vua: Vua Dục Đức, vua Thành Thái
và vua Duy Tân.
- So với lăng tẩm khác của các vua nhà Nguyễn, lăng Dục
Ðức có kiến trúc đơn giản và khiêm tốn, khu lăng mộ có
hình chữ nhật, có diện tích 3.445m2, bên trong không có
Bi Ðình và tượng đá như các lăng vua khác.
Lăng Dục Đức được UNESCO công nhận là di sản văn hóa
Thế giới vào ngày 11/12/1993.
7.LĂNG ĐỒNG KHÁNH(TƯ LĂNG)
- TOẠ LẠC: Thôn Thượng Hai, phường Thủy Xuân, Tỉnh
Thừa Thiên Huế
- Được xây dựng trải qua 4 đời vua khác nhau(Đồng
Khánh,Thành Thái,Duy Tân,Khải Định)vì vậy lăng Đồng
Khánh mang nét kiến trúc của 2 thời điểm lịch sử.

Lăng Đồng Khánh được UNESCO công nhận là di sản văn


hóa Thế giới vào ngày 1993.
7.LĂNG ĐỒNG KHÁNH(TƯ LĂNG)
Ra đời trong quá trình dài như thế, lăng Ðồng Khánh
mang dấu ấn của hai trường phái kiến trúc của hai thời
điểm khác nhau. Ở khu vực tẩm điện, nhìn tổng thể, các
công trình vẫn mang dáng xưa, đáng chú ý là điện Ngưng
Hy, một công trình vốn được coi là nơi bảo lưu bậc nhất
nghệ thuật sơn mài nổi tiếng của Việt Nam. Ngược lại với
phong cách truyền thống trong kiến trúc tẩm điện, kiến
trúc lăng mộ hầu như Âu hóa hoàn toàn, từ đặc trưng
kiến trúc, mô típ trang trí đến vật liệu xây dựng.
7.LĂNG ĐỒNG KHÁNH(TƯ LĂNG)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Địa chí Thừa Thiên Huế - Phần Lịch sử (Nhà Xuất bản Khoa học
xã hội - năm 2005)

2.

3.

4.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Các báo điện tử, tạp chí điện tử:
https://baothuathienhue.vn;
https://danviet.vn;
https://vnexpress.net;
https://plo.vn;
https://baotainguyenmoitruong.vn;
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Các báo điện tử, tạp chí điện tử: danviet.vn;

- Các cổng thông tin điện tử: https://thuathienhue.gov.vn;


CẢM ƠN
CÔ VÀ CÁC ANH, CHỊ !

108

You might also like