Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 17

TÂY TIẾN

NÂNG
CAO
(BUỔI 2)
NAM KHÁNH NOTED
THÂN BÀI - 4 câu thơ cuối của khổ 1
• Trên chặng đường hành quân của người lính Tây Tiến, có người đã
nằm lại, và có người bước tiếp, tuy nhiên gian khổ thì vẫn còn
• “Chiều chiều oai linh thác gầm thét
• Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”
• Cảnh chiều tà luôn khiến cho mỗi chúng ta có những nỗi niềm tâm sự
giữa bạt ngàn núi rừng hoang sơ là những người đồng đội chất chứa
nỗi lòng xa quê, nỗi nhớ của người lính, và những khó khăn thường
làm cho con người ta trở nên nhụt chí
THÂN BÀI - 4 câu thơ cuối của khổ 1
• Nhưng đối với Tây Tiến, họ lại lấy đó làm động lực để trở nên mạnh
mẽ hơn, can đảm hơn. Hai câu thơ đã gieo vào lòng người đọc khắc
nghiệt của miền Tây với cảnh thiên nhiên hoang sơ, thâm u
• Địa danh sử dụng luôn có dụng ý nghệ thuật, Mường Hịch  âm
thanh nặng nề của loài thú dữ, góp phần làm nên cảnh sắc của thiên
nhiên Tây Bắc hoang sơ, lạnh lẽo, khắc nghiệt.
• Loài thú hoang kia nhìn nhận qua lăng kính lãng mạn chỉ là trò đùa trẻ
con với bản lĩnh của người lính Tây Tiến mà thôi  “trêu”
THÂN BÀI - 4 câu thơ cuối của khổ 1
• “Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
• Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
• Nhà thơ khép lại chặng đường hành quân của khổ I bằng những ký ức,
kỷ niệm đẹp
• Ta tưởng rằng những khó khăn, gian khổ sẽ làm mờ đi nét hào hoa,
lãng mạn của người lính Tây Tiến. Tuy nhiên thì không phải vậy. Nét
hào hoa của người lính Tây Tiến vẫn luôn xuất hiện trong suốt cuộc
hành trình.
THÂN BÀI - 4 câu thơ cuối của khổ 1
• Hai tiếng “nhớ ôi”, được thốt lên bằng tất cả sự kìm nén – và chỉ còn lại là
những kỷ niệm với tình cảm quân dân thắm thiết. Sau bao nhiêu những vất vả,
khó khăn trên chặng đường hành quân – họ đã dừng chân tại Mai Châu
• Người lính Tây Tiến quây quần bên nồi xôi bếp
• “Mùa em” – đem lại nhiều cách hiểu
• Người lính Tây Tiến nghỉ chân tại Mai Châu và đúng mùa lúa chin – họ đón những bát xôi
thơm hương nếp đầu mùa
• Người ta thường sử dụng từ “mùa”: mùa màng, mùa quả chin, mùa gặt, … Quang Dũng
lại ghép từ “mùa em” sự kết hợp mới mè, tình tứ. Những cô gái miền núi cao duyên dáng,
nồng nàn hương sắc - làm nao lòng những chàng trai mở mộng đến từ thủ đô Hà Nội
THÂN BÀI - 4 câu thơ cuối của khổ 1
• Đâu đó ta đã từng bắt gặp, tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên:
• “Anh nắm tay em cuối mùa chiến dịch
• Vắt xôi nuôi quân em giấu giữa rừng
• Đất Tây Bắc tháng ngày không có lịch
• Bữa xôi đầu con tỏa nhớ mùa hương”
• Quang Dũng – Đỗ Chu: “Quang Dũng là một tay vẽ rất giỏi”. Vẽ lên
hình ảnh người tính Tây Tiến với nỗi niềm cảm xúc thiêng liêng nhất -
Bao nhiêu năm tháng kháng chiến là bấy nhiêu năm tháng gian khổ
THÂN BÀI - 4 câu thơ cuối của khổ 1
• Hình tượng người lính Tây Tiến vẫn kiên trung giữa núi rừng khắc
nghiệt của thiên nhiên hoang sơ Tây Bắc
THÂN BÀI – Khổ 2
• 8 câu – 2 nội dung
• 4 câu thơ đầu: Miêu tả về hội đuốc hoa với những chiều sương trên cao
nguyên Châu Mộc
• 4 câu sau: Vẻ đẹp của thiên nhiên non nước miền Tây
THÂN BÀI – Khổ 2 – 4 câu thơ đầu
• 4 câu thơ đầu được miêu tả như là những tiếng reo vui với những đêm giao lưu
văn hóa, văn nghệ đậm tình quân dân
• “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
• Kìa em xiêm áo tự bao giờ
• Khèn lên man điệu nàng e ấp
• Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”
• Giọng điệu thơ đem đến cho độc giả, nỗi nhớ buâng khuâng, man mác. Doanh
trại là nơi người lính Tây Tiến đóng quân, nơi diễn ra đêm lễ hội văn hóa thắm
được tình cảm quân dân – nơi đồng bào tụ họp về để cùng sinh hoạt góp vui với
người lính Tây Tiến
THÂN BÀI – Khổ 2 – 4 câu thơ đầu
• Trong nhiều tác phẩm thơ, thi nhân thường sử dụng những động từ mạnh
“Bừng” – hiểu theo nhiều lớp nghĩa
• Bừng tỉnh ngạc nhiên
• Bừng sáng lung linh
• Không khí tưng bừng rộn ràng
• Với từ bừng này, ánh sáng đến một cách đột ngột và đem tới niềm vui lan
tỏa
• “Bừng” không chỉ là một từ nói về hình ảnh – mà còn đem tới cả âm
thanh, sức sống, bừng cháy
THÂN BÀI – Khổ 2 – 4 câu thơ đầu
• “Đuốc hoa” – thực tế - đuốc lau, đuốc nữa, sử dụng trong những đêm
sinh hoạt dưới tán rừng. Gió thổi qua làm bó đuốc ấy phát ra tia lửa –
nhìn nhận qua lăng kính lãng mạn của Quang Dũng  ngọn nến trong
đêm tân hôn, phòng cưới
• Đuốc hoa + “Bừng”  không khí ấm cúng, gợi niềm vui, hạnh phúc
trong lòng những người chiến sĩ. Thơ ca là điệu hồn của những tâm
hồn đồng điệu – hay nói như Thạch Lam: “mỗi một tác phẩm có ít
nhiều những nhà văn”
THÂN BÀI – Khổ 2 – 4 câu thơ đầu
• Việt Bắc – Tố Hữu
• “Nhớ sao lớp học i tờ
• Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan”
• Qua cách thể hiện của nhà thơ Quang Dũng – chẳng khác nào một đám
cưới tập thể - phó từ “Kìa” _ từ để chỉ, tro đằng xa gợi ra sự ngạc nhiên và
thể hiện tình cảm một cách tình tứ và kín đáo
• Trong ánh lửa của những đêm liên hoan đang bập bùng, cô gái miền cao
Tây Bắc, những cô gái Lào - trong những bộ trang phục rực rỡ sắc màu,
đem tới cho người lính Tây Tiến biết bao nhiêu những niềm vui
THÂN BÀI – Khổ 2 – 4 câu thơ đầu
• Không gian ấy có “man điệu” – âm thanh lạ của núi rừng, điệu múa, nhảy,
có khúc nhạc du dương xây hồn thơ, có dáng điệu e ấp của “nàng” – những
bông hoa của núi rừng đang múa xòe
• Không gian ấy đã được Quang Dũng vẽ lại không chỉ đẹp lung linh, mà
còn say đắm lòng người biết bao. Câu thơ trên: “em”, câu thơ sau lại dùng
từ “nàng”  không khí ở đây là say mê ngây ngất
• “Nàng” trở thành hạt nhân của bức tranh, vẻ đẹp hoang sơ xứ lạ - Quang
Dũng đã phát hiện ra vẻ đẹp ấy bằng niềm yêu, bằng niềm say mê đến cảm
phục – yêu từ con người đến trang phục (VCAP – Tô Hoài)
THÂN BÀI – Khổ 2 – 4 câu thơ đầu
• Đó là những thiếu nữ Thái, cô gái Lào xinh đẹp trong những đêm giao
lưu văn hóa văn nghệ - Quang Dũng không khỏi cảm thấy thán phục
trước vẻ đẹp ấy
• Ở một trường liên tưởng khác – người lính Tây Tiến dí dỏm, hồn
nhiên giả gái trong những bộ trang phục độc đáo của đồng bào dân tộc
miền cao để tạo ra những tiếng cười vui trong những đêm liên hoan
giao lưu văn hóa văn nghệ. “Khèn” là nhạc cụ đặc trăng của đồng bào
dân tộc miền cao được sử dụng trong những sinh hoạt cộng đồng
THÂN BÀI – Khổ 2 – 4 câu thơ đầu
• Với những điệu nhạc khác lạ, “man điệu”, hòa vào trong những điệu
khèn ngất ngây ấy là những điệu múa Lam Vông của người con gái
Lào, quyến rũ, xây hồn thơ trong trái tim của những người lính trẻ
• Trong không gian của âm nhạc như thế, niềm vui đã chắp cánh cho
tâm hồn của người lính thăng hoa và xua tan đi mệt mỏi
• Mệt mỏi, khó khăn đã dần được đẩy lùi, thay thế vào đó là tinh thần
lạc quan, lòng yêu đời, thêm yêu những miền đất lạ
THÂN BÀI – Khổ 2 – 4 câu thơ đầu
• “Địa danh Viên Chăn” – họ vẫn hướng về Viên Chăn, người lính thêm
yêu đời, nâng bước bỏ qua mệt mỏi, tan biến
• Khổ 2 với 4 câu đầu là những đêm giao lưu văn hóa văn nghệ - những
phút giây hiếm hoi – người lính cảm thấy vui vẻ, thoải mái nhất, tâm
hồn của họ vẫn hướng về lý tưởng của cách mạng
• (VN – Lào) – 2 trong 3 nước Đông Dương  kẻ thù chung là Pháp
• Tây Tiến không chỉ được đón tiếp nồng nhiệt ở nước ta, mà còn ở
nước bạn Lào
LƯU Ý CHO BẠN MỚI
• Lịch học: Thứ 7 – 15h00 (3.00 PM)
• Video  công bố  ghim trên đầu Group

You might also like