Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 34

Bài Thảo Luận

Nguyễn Khánh Toàn- KX19CLCB-19H4020101


Máy Nâng Dầu
Diesel Maximal FD25
Nội Dung Bài
Thảo Luận
1. Giới Thiệu Chung

2. Đặc Điểm Của Thiết Bị


Về Máy Nâng Maximal FD25
o Tên Thiết Bị

o Các Thông Số Kỹ Thuật

o Cấu Tạo Hoạt Động


Tên Thiết Bị : Maximal FD25
Các thông số
kỹ thuật
› Tải trọng (Load capacity) : Tải trọng là khả năng nâng hàng hóa của xe nâng
› Tâm tải (Load center) : Là khoảng cách giữa trọng tâm xe và hàng hóa

• Tâm tải:  được tính là trọng tâm của hàng hóa tới mép ngoài của càng nâng (từ
trước ra sau). 

• Cách tính dễ dàng nhất (thông số gần đúng): đo độ dài của hàng hóa và chia làm
hai. 
VD: Hàng dài 1000mm thì tâm tải khoảng 500mm. Hàng dài 1500mm thì tâm tải
khoảng 750mm.

• Tuy nhiên, nếu hàng nâng cồng kềnh, quá dài thì tâm tải của xe sẽ phải tăng lên.
VD: hàng nâng dài 2000mm thì tâm tải là 1000mm. Lúc này, sức nâng của xe giảm
xuống, và có thể bị bênh đít xe nếu nâng quá nặng.
• Chiều cao nâng (Lift height): đây là chiều cao nâng đo từ mép trên của càng
xuống mặt đất.
• Chiều cao nâng tự do (Free lift): là chiều cao nâng từ mặt đất lên đến điểm cao
nhất của càng nâng, mà tại đó thanh nâng đầu tiên vẫn chưa bị nâng lên theo.
• Kiểu lái (Operator position, Type of drive, Type of operation): Có hai loại là
đứng lái (stand-up) hoặc ngồi lái (sit-on)

Thích hợp sử dụng trong các


Xe nâng ngồi lái thích hợp với các không gian nhỏ hẹp, thiết kế sử
kho bãi rộng & yêu cầu tải trọng dụng motor lái tách biệt với motor
nâng lớn, tần suất làm việc nặng di chuyển, giúp xe chuyển động
trong khi yêu cầu cao về mức độ khỏe và nhẹ hơn thì xe nâng điện
hợp vệ sinh. Các tải trọng phổ biến đứng lái được xem là giải pháp
là 1 tấn tới 3 tấn hiệu quả được các doanh nghiệp
lựa chọn.
• Độ nghiên thanh nâng (Tilt angle): là góc đo của thanh nâng khi ở vị trí thẳng
đứng với vị trí nghiêng về trước và ngả ra sau.
• Khoảng cách từ đuôi xe đến mặt càng (Length to face fork): thông số này giúp
xác định kích thước thực tế chiều dài của xe.
• Bán kính chuyển hướng (Turning radius): là bán kính được tạo ra khi xe đánh hết
lái và quay tròn. Nó giúp người lái canh đường và hàng hóa khi di chuyển.
• Chiều rộng đường đi cho xe quay vuông góc (Right aisle stacking aisle
width): đây là độ rộng quay xe tối thiểu để xe nâng khi đang tiến hoặc lùi có thể
xoay vuông góc sang hai bên trái phải. Thông số này rất quan trọng với các dòng xe
nâng dùng trong kho có diện tích nhỏ như xe nâng điện đứng lái hay xe forklift điện.
• Khoảng sáng gầm xe (Ground Clearance): là chiều cao từ mặt đất đến gầm xe.
Bạn cần quan tâm đến thông số này để hình dung ra khả năng di chuyển qua các
đoạn đường gồ ghề.
• Chiều cao xe khi thanh nâng hạ thấp • Chiều cao xe khi thanh nâng hạ
nhất (Mast lowered height): cho biết thấp nhất (Mast lowered
khả năng xe có thể di chuyển qua cửa height): cho biết khả năng xe có thể
ra vào được hay không. di chuyển qua cửa ra vào được hay
không.
• Chiều cao giá đỡ càng (Backrest height): Nếu bạn chuyển hàng hộp hoặc các
hàng xếp rời thì nên chú ý đến thông số này. Nó cho biết khả năng đỡ hàng cao bao
nhiêu mét của xe 
• Độ mở càng (Fork spread): là khoảng cách lớn nhất, nhỏ nhất giữa 2 càng khi bạn
đẩy ra hoặc thu vào.
• Lực kéo tối đa (Max. Drawbar Pull): Nếu muốn dùng xe nâng để kéo hàng từ
container ra, chúng ta phải hiểu thông số này vì nó quyết định xe có khả năng kéo
bao nhiêu tấn hàng.
• Khả năng leo dốc (Grade ability): Khi nâng hàng hoặc không nâng hàng, xe có
thể leo lên được dốc bao nhiêu độ.
• Tốc độ di chuyển (Travel Speed): cho biết tốc độ di chuyển của xe khi nâng hàng
và không nâng hàng.
14
• Hệ thống Tự động khóa an toàn (Auto-lock suspension system): khi người lái
rời khỏi vị trí, xe sẽ tự động khóa chức năng di chuyển, nâng hạ và phát ra tiếng kêu
để cảnh báo nhằm phòng tránh các trường hợp tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra. Xe
chỉ mở khóa và di chuyển trở lại khi lái xe quay lại vị trí.
15

Cấu Tạo Hoạt Động


.

Xe nâng hạ Maximal FD25 sử dụng động cơ đốt trong, là


dòng xe sử dụng năng lượng dầu diesel để thực hiện việc di
chuyển và nâng hạ.
1. Hệ thống di chuyển phía sau
• Bao gồm lốp và xy lanh lái tổng thành được điều khiển bằng vô lăng thông
qua hệ thống thuỷ lực từ van chia.
• Lốp phía sau của xe nâng thường có kích cỡ nhỏ hơn so với lốp trước. Và
thường được chia làm 2 loại chính là lốp hơi và lốp đặc. Tuỳ theo mục đích
công việc và môi trường công việc. Đối với xe Maximal FD25 thì sử dụng lốp
sau 6-9-10PR
2. Xy lanh nghiêng ( Inclined cylinder )
• Tác dụng nghiêng khung nâng về phía trước 6 độ và ngả về phía sau 12 độ.
Giúp cho việc lấy hàng hoá và di chuyển hàng hoá trở nên dễ dàng, an toàn
hơn.
• Xy lanh nghiêng thường có kích thước ngắn hơn so với xy lanh nâng hạ. Do
khoảng cách nghiêng chỉ từ 6 độ đến 12 độ là khoảng cách tương đối nhỏ.
3. Hệ thống di chuyển phía trước
• Gồm lốp trước sự dụng loại lốp 7-12-12PR, hệ thống truyền động, hệ thống
phanh trước. Đây là hệ thống làm việc liên tục với cường độ cao.
• Không giống như ô tô, xe nâng hàng thường có hệ thống truyền động được
lắp ở phía trước, giúp cho quá trình thay thế và sửa chữa trở nên dễ dàng
hơn.
4. Càng nâng, nĩa nâng ( Fork )
• Càng nâng có thiết kế hình dạng giống như chữ “L” được đặt ở phía đầu
của xe nâng. Gồm có 2 phần chính là phần dài nhô ra được tiếp xúc trực
tiếp với hàng hoá hoặc pallet, phần còn lại được liên kết với giá nâng.
• Trên thị trường hiện tại có rất nhiều kiểu dáng và kích thước càng nâng
khác nhau. Nhìn chung, các kích thước phổ biến nhất và được nhiều người
dùng lựa chọn nhất sẽ dao động từ 1 mét – 2 mét. Người sử dụng cần nắm
rõ công việc của mình để có thể lựa chọn được loại càng nâng phù hợp. Xe
nâng Maximal FD25 sử dụng kích thước càng nâng 1070*122*40 mm
5. Giá nâng ( Fork Carriage )
Cấu tạo xe nâng gồm nhiều bộ phận được lắp ráp với nhau, giá nâng cũng
vậy. Đây là bộ phận được lắp với càng nâng và di chuyển dọc theo khung nâng
nhờ các hệ thống xy lanh và xích. Các con lăn dẫn hướng được gắn trên giá
nâng có tác dụng giúp cho giá nâng có thể hoạt động ổn định và không bị rung
lắc trong quá trình làm việc. Xe nâng có tải trọng nâng càng lớn thì kích thước
của giá nâng cũng càng tăng.
6. Khung nâng
• Là bộ phận quan trọng, quyết định đến chiều cao nâng hàng hoá của xe
nâng. Gồm có hai loại cơ bản là loại 2 khung và loại 3 khung nâng được lắp
lồng ghép với nhau, thông qua hệ thống con lăn và đường ray trong khung.
• Khung nâng được làm từ loại vật liệu thép có cường độ cao, khả năng
chống chọi với sự va đập mạnh tốt
7. Xy lanh nâng ( Cylinder Lift )
• Tác dụng tạo ra lực nâng để thắng được trọng lượng của hàng hoá.
• Các hư hỏng thường xuyên xảy ra đối với xy lanh nâng là mòn xước, tróc
và rỗ bề mặt làm việc.
8. Cabin ( khoang điều khiển )
Đây là phần trung tâm của xe, nơi chứa vô lăng, bàn đạp phanh, ga, bảng
taplo và các thiết bị an toàn cho xe nâng.
9. Thùng chứa nhiên liệu và động cơ
• Với dòng xe sử dụng năng lượng dầu diesel, xăng thì thùng nhiên liệu
thường được đặt ở vị trí dưới ghế ngồi. Với dòng xe nâng sử dụng năng
lượng gas thì bình gas sẽ được đặt ở vị trí sau xe nâng, gần với đối trọng.
• Thông thường các thùng chứa này có cấu tạo đơn giản, thường có sức
chứa khoảng 60 lít – 200 lít, đủ để xe hoạt động trong 24 giờ.
10. Đối trọng của xe nâng
Đây là bộ phận có vai trò quan trọng, dùng để cân bằng trọng lượng hàng hoá,
giúp xe nâng thăng bằng khi bốc dỡ.
Nguyên lý hoạt động của xe nâng hàng:

1. Xe nâng hoạt động ở hai dạng hình thức khác nhau:


• Di chuyển toàn bộ xe và hàng hoá từ vị trí này đến vị trí khác.
• Nâng hàng hoá từ vị trí thấp đến cao và ngược lại.
2. Quá trình nâng hạ hàng hoá lên xuống
• Đây là phần đáng quan tâm nhất trên xe nâng vì công việc chính của nó là
nhấc hàng hoá có trọng lượng lớn lên và xuống ở những độ cao nhất định.
• Khi xe nâng đưa càng nâng vào trong vị trí pallet để nâng hàng. Bộ phận
bơm dầu thủy lực sẽ đẩy dầu nhiều hơn vào trong xi lanh nâng. Khi đó
khung nâng được đẩy lên cao. Các tầng kim loại sẽ trượt trên ray thông qua
các con lăn dẫn hướng và mỡ chịu nhiệt để đi lên.
• Khi đó, hệ thống bánh đà cũng làm dây xích
chạy. Kéo theo là vòng bi trên giá nâng di
chuyển để kéo càng nâng chứa vật bên dưới
lên cao.
• Khi đó, piston nghiêng nhả dầu ra để khiến
phần trên của khung nâng ngả về sau. Tạo
góc nhỏ hơn 90 độ. Lúc đó đồ trên càng nâng
sẽ không bị trôi về phía trước. Giúp giữ vật tốt
hơn.
• Khi khung nâng lên đến tầm cần thiết. Dầu sẽ
không bơm vào xi lanh nâng nữa.
• Đặt vật vào vị trí mong muốn rồi. Dầu sẽ được
nhả lại vào thùng chứa, xi lanh nâng lúc này
tụt xuống làm cho khung nâng cũng tụt. Hàng
được đặt ổn định. Xe di chuyển ra vị trí trống.
Khi đó, xích chạy ngược vòng để giá nâng và
càng nâng đi về vị trí thấp nhất. Xi lanh nâng
Đặc Điểm Của Thiết Bị
o Đặc Điểm Kết Cấu

o Đặc Điểm Kỹ Thuật


32
Đặc điểm kết cấu
• Xe Maximal FD25 nâng hạ hàng hóa dựa trên nguyên lý xilanh thủy lực

• Thiết bị này hoạt động theo một nguyên lý làm việc xy lanh thủy
lực rất đơn giản đó là: Lực được áp dụng tại một thời điểm
chuyển đến một địa điểm khác thông qua việc sử dụng một chất
lỏng không nén được.
• Tất cả lực được xi lanh tạo đều nhờ vào chất lỏng thủy lực mà cụ
thể ở đây đó là dầu, nhớt…
33
Nếu so sánh với xi lanh khí nén, chúng ta sẽ thấy được những ưu điểm
nổi bật, không thể thay thế của xi lanh thủy lực này:
+ Đầu tiên phải kể đến tác động lực mạnh, nhanh phù hợp với những hệ
thống làm việc năng nhọc, công suất lớn.
+ Cấu tạo đơn giản, dể lắp đặt, sử dụng và sửa chữa khi có sự cố xảy ra.
+ Với các công trình xây dựng thì ben thủy lực có khả năng ứng dụng đa
dạng trong các máy móc.
+ Kết cấu thiết bị gọn gàng, thuận tiện cho việc kết nối với các phụ kiện:
co nối, ống dẫn dầu… và hệ thống
+ Có thể kiểm soát sự quá tải bằng việc lắp đặt các van an toàn.
+ Không cần phải lo lắng về khối lượng của thiết bị này khi mà nó có thể
giảm bớt khi ta thay đổi áp suất thủy lực.
+ Thiết bị có tuổi thọ cao, ít hư hỏng nên không đòi hỏi bảo dưỡng, bảo trì
quá nhiều
Hầu hết các xe nâng hàng hiện này và kể cả Maximal FD25 đều sử dụng động cơ đốt trong vì có
34
những ưu điểm:
• Hiệu suất khá cao ( so với động cơ đốt ngoài)
• Giá sử dụng cho năng lượng vừa phải ( so với động cơ tua bin khí)
• Dễ dàng dàng tiếp nhiên liệu để tiếp tục vận hành ( so với động cơ điện)
Đặc Điểm Khai Thác:
• Xe nâng Maximal FD 25 được trang bị hệ thống kiểm soát OPS giúp xe vận hành
an toàn hơn
• Ngoài ra, do các đĩa phanh được ngâm dầu và chống bụi bẩn nên hiệu quả phanh và
tuổi thọ của phanh tăng hơn trước

You might also like