Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 37

CÁC BIỆN PHÁP

KHẮC PHỤC THƯƠNG MẠI


NỘI DUNG CHÍNH

• Biện pháp chống Bán phá giá;

• Trợ cấp và Biện pháp đối kháng ;

• Tự vệ thương mại.
TRỢ CẤP

BIỆN PHÁP ĐỐI KHÁNG

Subsidies and Countervailing Measures


TRỢ CẤP
CƠ SỞ PHÁP LÝ

• Điều VI và Điều XVI của GATT 1994

• Hiệp định SCM


SCM
TRỢ CẤP LÀ GÌ?

Nước nhập khẩu

Nước xuất khẩu


SCM
QUY ĐỊNH CỦA WTO
Điều 6 GATT 1994:
“các thành viên ký kết áp dụng biện pháp chống trợ cấp để bù
đắp thiệt hại gây ra bởi khoản tiền thưởng hoặc khoản tiền trợ
cấp của nước xuất khẩu đã cấp cho việc chế tạo, sản xuất và xuất
khẩu hàng hóa của nước đó một cách gián tiếp hoặc trực tiếp …”
Điều 16 GATT 1994:
“các thành viên ký kết nên tránh áp dụng trợ cấp đối với việc xuất
khẩu những sản phẩm sơ cấp.”

- Không có định nghĩa, xác định trợ cấp;


- Chỉ khuyến cáo Thành viên không nên áp dụng.
SCM
KHÁI NIỆM
Là khoản tiền do Chính phủ hoặc tổ chức khác của Chính phủ hỗ
trợ cho hàng hóa, dịch vụ;
Điều 1.1 Hiệp định SCM:
 “Theo Hiệp định này, trợ cấp được coi là tồn tại nếu:
 (a)(1) có sự đóng góp về tài chính của chính phủ hoặc một

cơ quan công cộng trên lãnh thổ của một Thành viên (theo
Hiệp định này sau đây gọi chung là “chính phủ”) …
 (b) một  lợi ích  được cấp bởi điều đó.”

Hai điều kiện cần và đủ:


- Có sự đóng góp tài chính;
- Doanh nghiệp có được một “lợi ích”.
SCM
SỰ ĐÓNG GÓP TÀI CHÍNH
Điều 1.1(a) SCM quy định chủ thể trợ cấp:
 Chính phủ hoặc Cơ quan Chính phủ (Kho bạc, Ngân hàng nhà nước, chi
cục tài chính,…);
 Tổ chức, doanh nghiệp tư nhân được Chính phủ giao phó;
 Thuộc phạm vi lãnh thổ nước Thành viên.
Đóng góp tài chính (Điều 1.1 SCM):
 Cấp, chuyển giao vốn, cho vay, cấp vốn cổ phần (Brazil — Aircraft);
 Bảo đảm cho vay;
 Miễn giảm các khoản thu phải nộp (US - Foreign Sales Corporations);
 Cung cấp hàng hóa, dịch vụ không phải là cơ sở hạ tầng (US — Softwood
Lumber IV);
 Mua hàng hóa;
 Góp tiền vào một cơ chế tài trợ hay ủy thác, hướng dẫn một tổ chức tư
thực hiện một trong các điều trên.
SCM
LỢI ÍCH
Theo Cơ quan Phúc thẩm vụ US – Large Civil Aircraft:
"the recipient 'better off' than it would otherwise have been, absent that
contribution."
Theo Cơ quan Phúc thẩm vụ Canada – Renewable Energy:
“… Article 1.1(b) remains to ascertain whether a 'financial
contribution' or 'any form of income or price support' has conferred a
benefit to the recipient.”
- Là lợi ích của người nhận (người thụ hưởng);
- So sánh trên cơ sở lợi ích thị trường.
(Điều 1, Điều 14 SCM)
“Lợi ích” được xác định bằng cách tham khảo tình trạng của người
thụ hưởng, thay vì là bất kỳ “chi phí” nào của Chính phủ.
(Canada – Aircraft)
SCM
LỢI ÍCH
Tính riêng biệt (Specificity)
Điều 1.2 SCM:
“Trợ cấp  theo định nghĩa … phải chịu sự điều chỉnh … chỉ khi đó là một
trợ cấp riêng theo các quy định tại Điều 2.”

Chỉ có các trợ cấp riêng biệt mới bị điều chỉnh bởi các
nguyên tắc trong Hiệp định SCM.

Theo Cơ quan Phúc thẩm vụ Canada – Civilian Aircraft:


“… xác định sự tồn tại của lợi ích cần phải xem xét … người thụ hưởng
cụ thể … thuận lợi hơn …”

Xác định đối tượng cụ thể được trợ cấp.


SCM
LỢI ÍCH
Tính riêng biệt (Specificity)
“Riêng biệt” gồm có bốn loại sau (Điều 2 và 3 SCM):
 Riêng biệt đối với doanh nghiệp: Chính phủ nhắm đến một
công ty hoặc một số công ty nhất định để trợ cấp;
 Riêng biệt đối với ngành: Chính phủ nhắm đến một lĩnh vực
hoặc một số lĩnh vực nhất định để trợ cấp;
 Riêng biệt đối với vùng: Chính phủ nhắm đến một vùng hoặc
một số vùng nhất định để trợ cấp;
 Các trợ cấp bị cấm: Chính phủ nhắm đến các mặt hàng xuất
khẩu nhất định hoặc các sản phẩm đầu vào cho sản xuất trong
nước để trợ cấp.
SCM
XÁC ĐỊNH KHOẢN TRỢ CẤP
(Điều 14 SCM)
Theo Cơ quan Phúc thẩm vụ Japan – DRAMs (Korea):
"The chapeau of Article 14 sets out three requirements. The first is that
'any method used' by an investigating authority to calculate the amount of
a subsidy in terms of benefit to the recipient shall be provided for in the
national legislation or implementing regulations of the Member
concerned. The second requirement is that the 'application' of that method
in each particular case shall be transparent and adequately explained.
The third requirement is that 'any such method' shall be consistent with
the guidelines contained in paragraphs (a)-(d) of Article 14 …”
- Các Biện pháp xác định phải được cung cấp trong Luật hoặc
quy định của Thành viên;
- Việc áp dụng các biện pháp phải minh bạch và đầy đủ;
- Biện pháp phải phù hợp với hướng dẫn trong Điều 14.
(US – Softwood Lumber IV, Mexico – Olive Oil)
SCM
XÁC ĐỊNH KHOẢN TRỢ CẤP
(Điều 14 SCM)
Hướng dẫn trong Điều 14 (Guidelines):
 Việc chính phủ góp vốn cổ phần không được coi là một lợi

ích, trừ khi quyết định đầu tư có thể bị coi là không phù hợp
với  thực tiễn hoạt động đầu tư thông thường;
 Một khoản vay từ nguốn vốn chính phủ sẽ không được coi là

đem lại lợi ích, trừ khi có sự chênh lệch giữa khoản tiền mà
công ty được vay trả cho chính phủ với số tiền lẽ ra phải trả
cho một khoản vay thương mại tương tự …. Trong trường
hợp có sự chênh lệch, lợi ích là mức chênh lệch giữa hai
khoản phải trả đó;
SCM
XÁC ĐỊNH KHOẢN TRỢ CẤP
(Điều 14 SCM)
Hướng dẫn trong Điều 14 (Guidelines):
 Bảo lãnh vay của chính phủ sẽ không được coi là đem lại lợi ích, trừ khi
có sự chênh lệch giữa khoản tiền mà công ty được bảo lãnh vay trả cho
khoản vay được chính phủ bảo lãnh với số tiền lẽ ra phải trả cho một
khoản vay thương mại tương tự trong trường hợp không có sự bảo lãnh
của chính phủ; Trong trường hợp này nguồn lợi là khoản chênh lệch giữa
hai khoản tiền phải trả, có tính đến sự chênh lệch về lệ phí;

 Việc chính phủ cung cấp hàng hoá hay dịch vụ hoặc mua hàng sẽ không
được coi là đem lại lợi ích, trừ khi việc cung cấp đó được thanh toán với
một số tiền ít hơn mức thích đáng hoặc thanh toán tiền mua hàng cao
hơn mức thích đáng. Thanh toán thích đáng sẽ được xác định trong tương
quan với điều kiện thị trường phổ biến đối với hàng hoá hoặc dịch vụ tại
nước cung cấp hay tiến hành mua. 
SCM
PHÂN LOẠI TRỢ CẤP

Trợ cấp bị cấm

Trợ cấp có thể bị khiếu kiện

Trợ cấp không thể bị khiếu kiện


SCM
PHÂN LOẠI TRỢ CẤP
Trợ cấp bị cấm (Red subsidies) (Điều 3 SCM)
 Là trợ cấp mang tính riêng biệt đặc biệt, bao gồm:
 Trợ cấp xuất khẩu (trợ cấp căn cứ vào kết quả xuất khẩu, ví
dụ thưởng xuất khẩu, trợ cấp nguyên liệu đầu vào để xuất
khẩu, miễn thuế/giảm thuế cao hơn mức mà sản phẩm tương
tự bán trong nước được hưởng, ưu đãi bảo hiểm xuất khẩu,
ưu đãi tín dụng xuất khẩu…); hoặc
 Trợ cấp nhằm ưu tiên sử dụng hàng nội địa so với hàng nhập
khẩu.
(de jure và de facto (Canada — Autos))
 Thành viên có nghĩa vụ không áp dụng, trừ trường hợp đặc biệt.
SCM
PHÂN LOẠI TRỢ CẤP
Trợ cấp có thể bị khiếu kiện (Amber subsidies) (Điều 5 SCM)
 Bao gồm tất cả các loại trợ cấp có tính cá biệt (trừ trợ cấp đèn

xanh);
 Thành viên có thể áp dụng nhưng không được gây thiệt hại cho

quyền lợi của Thành viên khác, cụ thể:


 Gây thiệt hại cho một ngành sản xuất của một Thành viên
khác;
 Làm vô hiệu hay gây phương hại đến những quyền lợi của
Thành viên khác;
 gây tổn hại nghiêm trọng tới quyền lợi của một Thành viên
khác.
SCM
PHÂN LOẠI TRỢ CẤP
Trợ cấp có thể bị khiếu kiện (Amber subsidies) (Điều 5 SCM)
 Gây thiệt hại: Chứng minh giống Biện pháp Bán phá giá với yếu

tố “thiệt hại” được quy định tại Điều 15 SCM (EC and certain
member States – Large Civil Aircraft);
 Làm vô hiệu hay gây phương hại đến những quyền lợi của Thành

viên khác: Xem xét những quyền lợi có được từ những nhân
nhượng đã cam kết theo Điều 2 của Hiệp định GATT 1994 (Điều
5(b));
 Gây tổn hại nghiêm trọng: Quy định tại Điều 6 SCM.
SCM
PHÂN LOẠI TRỢ CẤP
Trợ cấp không thể bị khiếu kiện (Green subsidies)
 Trợ cấp không riêng biệt; hoặc
 Các trường hợp:
 Chương trình hỗ trợ nghiên cứu khoa học;
 Trợ giúp các vùng khó khăn;
 Những biện pháp hỗ trợ nhất thời.

Không còn hiệu lực (Điều 31 Hiệp định SCM)


SCM
PHÂN LOẠI TRỢ CẤP
Biện pháp khắc phục (Điều 4 SCM)
 Thành viên có quyền yêu cầu tham vấn khi tin rằng có một khoản
trợ cấp đang được duy trì;
 Nếu việc tham vấn không đạt được thỏa thuận, các Thành viên sẽ
tiến hành tranh tụng;
 Trường hợp kết luận:
 Trợ cấp bị cấm: hủy bỏ ngay trợ cấp, có thời hạn thi hành;
 Trợ cấp có thể bị khiếu kiện: loại bỏ tác động có hại hoặc hủy
bỏ trợ cấp (Điều 7 SCM)
 Thành viên khởi kiện có quyền ban hành Biện pháp đối kháng khi
khuyến nghị không được thi hành.
SCM
BIỆN PHÁP ĐỐI KHÁNG
(COUNTERVAILING MEASURES)
Nguyên tắc áp dụng
Điều kiện ban hành:
 Tồn tại trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu;
 Thiệt hại/ khả năng gây ra thiệt hại đến ngành sản xuất nội địa (Điều
15 và 16 SCM);
 Mối quan hệ nhân quả giữa trợ cấp và thiệt hại.

Thành viên được áp dụng khi cơ quan có thẩm


quyền kết luận sơ bộ hoặc cuối cùng về điều
kiện ban hành.
SCM
BIỆN PHÁP ĐỐI KHÁNG
(COUNTERVAILING MEASURES)
Các biện pháp chống trợ cấp (Phần 5 SCM)
 Thuế chống trợ cấp tạm thời (tiền đặt cọc, ký quỹ, …) (Điều 17.2
SCM);
 Cam kết của Chính phủ Thành viên (cam kết xóa bỏ, hạn chế trợ
cấp, cam kết giá, …) (Điều 18.1(a) SCM);
 Thuế chống trợ cấp cuối cùng (Điều 19 SCM)
Thuế chống trợ cấp chỉ nhằm mục đích bù đắp thiệt hại chứ không
mang ý nghĩa trừng phạt, chỉ áp dụng với trợ cấp mang tính riêng biệt;
(Điều 10, Điều 1.2 SCM)
Thuế chống trợ cấp không được cao hơn khoản trợ cấp, không được
phân biệt đối xử.
(Điều 19.2, 19.3 và 19.4 SCM)
TỰ VỆ THƯƠNG MẠI

Safeguards
SAFEGUARDS
CƠ SỞ PHÁP LÝ

• Điều XIX của GATT 1994

• Hiệp định Safeguards


SAFEGUARDS
KHÁI NIỆM
Điều 19 GATT 1994:
“Nếu do hậu quả của những diễn tiến không lường trước được và
do kết quả của những nghĩa vụ, trong đó có những nhân nhượng
thuế quan của một bên ký kết theo Hiệp định này, một sản phẩm
được nhập khẩu vào lãnh thổ của bên ký kết đó với số lượng gia
tăng và với các điều kiện đến mức gây thiệt hại hoặc đe doạ gây
thiệt hại nghiêm trọng cho các nhà sản xuất những sản phẩm
tương tự hay sản phẩm cạnh tranh trực tiếp trong nước, bên ký
kết đó có quyền ngừng hoàn toàn hay một phần các cam kết của
mình, rút bỏ hay điều chỉnh nhân nhượng thuế quan, đối với sản
phẩm đó và trong thời gian cần thiết để ngăn chặn hoặc khắc
phục tổn hại đó.”
SAFEGUARDS
KHÁI NIỆM
 Là việc tạm thời hạn chế nhập khẩu đối với một hoặc một số
loại hàng hoá khi việc nhập khẩu chúng tăng nhanh gây ra
hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất
trong nước;
 Áp dụng đối với thương mại hàng hóa;
 Biện pháp được thừa nhận trong khuôn khổ WTO, tuy nhiên
phải bảo đảm tuân theo các quy định của WTO (về điều kiện,
thủ tục, cách thức áp dụng biện pháp tự vệ).
Bản chất là trường hợp ngoại lệ của WTO, sử dụng
để “đối phó” với hành vi thương mại hoàn toàn
bình thường.
SAFEGUARDS
THỦ TỤC ĐIỀU TRA
Điều 2.1 Hiệp định SG:
“Một Thành viên có thể áp dụng một biện pháp tự vệ cho một sản
phẩm chỉ khi Thành viên đó đã xác định được, phù hợp với những quy
định dưới đây, là sản phẩm đó được nhập vào lãnh thổ của mình khi có
sự gia tăng nhập khẩu, tương đối hay tuyệt đối so với sản xuất nội địa,
và theo đó có thể gây ra hoặc đe dọa gây ra tổn hại nghiêm trọng cho
ngành công nghiệp nội địa sản xuất ra các sản phẩm tương tự hoặc các
sản phẩm cạnh tranh trực tiếp.”
Điều 4.2(b) Hiệp định SG:
“… trừ khi việc điều tra này, trên cơ sở những chứng cứ khách quan,
cho thấy có mối liên hệ nhân quả giữa việc gia tăng nhập khẩu một
loại hàng hóa có liên quan và tổn hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra
tổn hại nghiêm trọng….”
SAFEGUARDS
THỦ TỤC ĐIỀU TRA

 Có sự gia tăng của hàng hóa nhập khẩu;


 Có sự phát triển không lường trước được từ việc tuân thủ quy
định của GATT;
 Gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành
sản xuất nội địa;
 Mối quan hệ nhân quả giữa hang nhập khẩu gia tăng và thiệt
hại.
SAFEGUARDS
THỦ TỤC ĐIỀU TRA
Gia tăng của hàng hóa nhập khẩu
 Điều 2.1 Hiệp định SG quy định:
 Sự gia tăng tuyệt đối (định lượng cụ thể ví dụ tấn hàng, số
lượng, đơn vị hàng hóa nhập khẩu);
 Sự gia tăng tương đối (so sánh khối lượng hàng nhập khẩu
với khối lượng hàng sản xuất trong nước).
 Theo Cơ quan Phúc thẩm vụ Argentina – Footwear (EC) và US
– Hot-Rolled Steel diễn giải sự gia tăng phải mang 2 yếu tố:
 Mang tính chất khuynh hướng; và
 Phải diễn ra trong quá khứ gần.
SAFEGUARDS
THỦ TỤC ĐIỀU TRA
Gia tăng của hàng hóa nhập khẩu
Tuy nhiên có sự diễn giải bổ sung:
“… sự gia tăng này không đơn thuần là việc so sánh số lượng hàng
nhập khẩu ở giai đoạn này với giai đoạn khác, …”
(Cơ quan Phúc thẩm vụ US – Hot-Rolled Steel)
“… phải phân tích khuynh hướng gia tăng hàng nhập khẩu trong suốt
quá trình điều tra và khuynh hướng này phải đủ bất ngờ, đột ngột, đủ
nhiều và đủ mức độ đáng kể, cả về số lượng lẫn chất lượng. …”
(Cơ quan phúc thẩm vụ Argentina – Footwear (EC))
- Điều tra “quá khứ gần”;
- Đủ bất ngờ, đột ngột;
- Nhanh;
- Mức độ đáng kể.
SAFEGUARDS
THỦ TỤC ĐIỀU TRA
Sự phát triển không lường trước được
Theo Cơ quan Phúc thẩm vụ US – Hot-Rolled Steel:
“… nghĩa vụ trước tiên xem xét về tình huống không lường trước được
… Cụ thể, … phải giải thích hợp lý và đầy đủ rằng ‘tại sao và bằng
cách nào’ sự gia tăng không lường trước được … làm cho ngành sản
xuất liên quan trong nước … bị thiệt hại.”
Theo Cơ quan Phúc thẩm vụ Korea – Dairy:
“… sự gia tăng tuyệt đối và/hoặc tương đối … là kết quả của tình
huống không thể lường trước, không mong đợi tại thời điểm đàm
phán.”
- Là một kết quả không thể lường trước, không mong đợi
tại thời điểm đàm phán;
- Dựa trên thực tế khách quan, lường trước được sau khi
đàm phán.
SAFEGUARDS
THỦ TỤC ĐIỀU TRA
Thiệt hại nghiêm trọng (Điều 4 SG)
Phân loại
 “thiệt hại nghiêm trọng được hiểu là sự suy giảm toàn diện

đáng kể tới vị trí của ngành công nghiệp trong nước.” (Điều
4.1(a));

 “đe dọa bị thiệt hại nghiêm trọng là thiệt hại nghiêm trọng rõ
ràng sẽ xảy ra trong một tương lai rất gần được đánh giá dựa
vào các bằng chứng cụ thể, hiện hữu chứ không phải là các lời
biện luận mang tính chất cáo buộc, không phải là khả năng
xảy ra ở trong tương lai xa.” (Điều 4.1(b) SG).
SAFEGUARDS
THỦ TỤC ĐIỀU TRA
Thiệt hại nghiêm trọng (Điều 4 SG)
Các yếu tố chứng minh
 Điều 4.2 quy định các yếu tố “tốc độ, số lượng gia tăng nhập khẩu, thị
phần trong nước của phần gia tăng, sự thay đổi mức bán hàng, sản xuất,
năng suất, công suất sử dụng, lợi nhuận, thua lỗ và việc làm.”

(Đây là những yếu tố tối thiểu phải xem xét, cơ quan có thẩm quyền có nghĩa
vụ xem xét yếu tố khác liên quan tùy vụ việc (US — Wheat Gluten))

 Theo Cơ quan Phúc thẩm vụ US — Steel Safeguards và Điều 4.1(c):


“… một ‘ngành sản xuất nội địa’ được hiểu là toàn bộ các nhà sản xuất sản
phẩm tương tự hoặc các sản phẩm trực tiếp cạnh tranh … hoặc tập hợp các
nhà sản xuất mà đầu ra của sản phẩm … chiếm phần lớn trong tổng số sản
xuất nội địa của loại sản phẩm này.”
SAFEGUARDS
THỦ TỤC ĐIỀU TRA
Thiệt hại nghiêm trọng (Điều 4 SG)
- Tỉ lệ, khối lượng nhập khẩu;
- Thị phần của thị trường nội địa mà sản phẩm nhập khẩu chiếm;
- Sự thay đổi về tầng thương mại, sản xuất, năng suất, công suất sử
dụng, lợi nhuận, thua lỗ và việc làm;
- Ngành sản xuất nội địa:
 Toàn bộ các nhà sản xuất nội địa; hoặc
 Các nhà sản xuất mà sản phẩm chiếm phần lớn.
- Sản phẩm “tương tự hay cạnh tranh trực tiếp”:
 Đặc điểm cấu tạo của sản phẩm (lý, hóa,…);
 Mục đích sử dụng cuối cùng;
 Thói quen của người tiêu dùng;
 Phân loại thuế quan của sản phẩm.
(US — Wheat Gluten)
SAFEGUARDS
THỦ TỤC ĐIỀU TRA
Mối quan hệ nhân quả (Điều 4.2(b) SG)
 Tồn tại một mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu gia
tăng và thiệt hại;
 Xác định các nhân tố khác gây ra thiệt hại liên quan không
phải từ sự gia tăng hàng nhập khẩu.

Nếu thiệt hại gây ra bởi yếu tố khác thì không được tính cho
thiệt hại gây ra bởi hàng hóa nhập khẩu gia tăng.
(Tuy nhiên không được loại bỏ các yếu tố khác khỏi đánh giá
thiệt hại nghiêm trọng) (US - Wheat Gluten)
SAFEGUARDS
NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG
 Hình thức áp dụng:
 Thuế quan: Thành viên có thể nâng mức thuế cao hơn mức cam kết;
 Hạn chế định lượng: Thành viên có quyền đưa ra mức hạn ngạch cho
sản phẩm nhập khẩu.

 Phù hợp các nguyên tắc:


 Đáp ứng đủ điều kiện trong thủ tục điều tra (Điều 5 SG);
 Mức độ cần thiết (Điều 5.1 SG, US — Line Pipe);
 Không phân biệt đối xử (Điều 2.2 SG, US — Line Pipe);
 Bồi thường khi áp dụng biện pháp tự vệ (Điều 8.1 SG):
 Thỏa thuận mức độ và phương thức (Điều 8 SG);
 Nếu không thống nhất được, Thành viên bị ảnh hưởng được
quyền trả đũa bằng cách hoãn các nghĩa vụ thương mại của mình
đối với Thành viên áp dụng biện pháp tự vệ (Điều 8.3 SG).
BIỆN BIỆN PHÁP BIỆN PHÁP
CHỐNG BPG ĐỐI KHÁNG TỰ VỆ

- Bán phá giá - Trợ cấp - [tiến triễn không lường


trước được]
- Thiệt hại - Thiệt hại
ĐIỀU - Gia tăng nhập khẩu
KIỆN - Mối quan hệ - Mối quan hệ - Thiệt hại nghiêm trọng
nhân quả nhân quả - Mối quan hệ nhân quả

LOẠI Thuế chống - Thuế quan


BIỆN BPG Thuế đối kháng - Quota
PHÁP
ĐỐI Quốc gia/ nhà Quốc gia/ nhà Không phân biệt đối xử
TƯỢNG sản xuất riêng sản xuất riêng (MFN)
biệt biệt
BỒI Không Không Có
THƯỜNG

You might also like