Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 45

BÀI 3

LẬP KẾ HOẠCH

PGS.TS.Phan kim Chiến


Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

v1.0 1
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG: Chuyện của một giám đốc phụ trách sản phẩm
• Tôi là một trong ba giám đốc sản phẩm báo cáo cho ông Long – Phó tổng giám đốc phụ
trách nghiên cứu, phát triển và sản xuất. Để báo cáo lên Tổng giám đốc về năng lực của
các sản phẩm mới của doanh nghiệp, ông Long gọi ba chúng tôi đến văn phòng của ông
ấy và nói: “Tôi muốn các anh ngừng những công việc đang làm và viết cho tôi báo cáo về
các sản phẩm mới mà các anh đang triển khai, và doanh thu mà các anh dự báo có thể
tạo ra từ những sản phẩm đó trong năm nay và năm tới”. Ông Long muốn có các bản báo
cáo của chúng tôi vào 3h chiều ngày hôm sau.
• Thế là từng người chúng tôi trở về phòng riêng, dẹp các việc khác sang một bên và bắt
tay vào viết báo cáo. Tôi phải mất khoảng 8 tiếng đồng hồ, và các đồng nghiệp của tôi
cũng mất khoảng thời gian tương tự để cho ra đời 3 bản báo cáo. Đúng thời hạn quy
định, chúng tôi nộp báo cáo lên cho ông Long.
• Hai ngày sau, ông Long lại gọi tất cả chúng tôi lên văn phòng, lần này để nói rằng chúng
tôi đã không làm báo cáo như cách mà ông ấy muốn. Ông ấy nghĩ ra một mẫu báo cáo
đặc biệt và cũng muốn đưa doanh thu của các sản phẩm hiện đang sản xuất vào báo
cáo, rồi nhiều điều khác nữa - tất cả những điều mà ông ấy không hề nói với chúng tôi
trong cuộc họp trước. Vậy là chúng tôi phải bắt đầu lại.

v1.0 2
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG: Chuyện của một giám đốc phụ trách sản phẩm

1. Theo các anh/chị, ông Long và các giám đốc sản phẩm đã có sai lầm
gì trong lập kế hoạch?
2. Vận dụng quy trình lập kế hoạch để giải thích?

v1.0 3
MỤC TIÊU
• Nắm được các kiến thức về kế hoạch và hệ thống kế hoạch
• Hiểu và vận dụng được quy trình lập kế hoạch để lập một kế hoạch cụ thể
• Hiểu và phân tích được các cấp độ chiến lược của tổ chức
• Phân tích và vận dụng được một số mô hình trong lập kế hoạch chiến lược

v1.0 4
NỘI DUNG

Kế hoạch và nội dung của một kế hoạch

Hệ thống kế hoạch

Quy trình lập kế hoạch

Các cấp độ chiến lược của tổ chức

Quy trình lập kế hoạch chiến lược

Cấu trúc của một bản phân tích chiến lược

Một số mô hình vận dụng trong lập kế hoạch chiến lược

v1.0 5
1. KẾ HOẠCH VÀ NỘI DUNG KẾ HOẠCH
• Khái niệm: Kế hoạch là tổng thể các mục tiêu, các giải pháp và công cụ để đạt được
mục tiêu cho một hệ thống nhất định sau một giai đoạn nhất định.
• Nội dung cơ bản của kế hoạch:
 Mục tiêu kế hoạch: Phải đạt được?
 Giải pháp kế hoạch: Phải làm gì và làm thế nào?
 Công cụ kế hoạch: Nguồn lực? Ai thực hiện? Thời gian? Không gian?

v1.0
2. HỆ THỐNG KẾ HOẠCH

• Các kế hoạch chiến lược


Xem xét theo cấp kế hoạch • Các kế hoạch tác nghiệp

• Kế hoạch dài hạn


Xem xét theo thời gian thực • Kế hoạch trung hạn
hiện kế hoạch • Kế hoạch ngắn hạn

• Chiến lược
• Quy hoạch
• Chính sách
Xem xét mức độ cụ thể
• Thủ tục
• Quy tắc
• Chương trình
• Dự án
• Ngân quỹ

v1.0
2. HỆ THỐNG KẾ HOẠCH (tiếp theo)
• Kế hoạch chiến lược
 Tổng thể các mục tiêu, các giải pháp cơ bản, định
hướng dài hạn đảm bảo cho tổ chức hoạt động và
phát triển vượt bậc về chất sau giai đoạn nhất định.
 Các cấp độ chiến lược:
 Chiến lược cấp tổ chức;
 Chiến lược cấp ngành;
 Chiến lược cấp chức năng.
• Quy hoạch
 Quy hoạch thể hiện tầm nhìn, sự bố trí chiến lược
về thời gian, không gian lãnh thổ, xây dựng khung vĩ
mô về tổ chức không gian để chủ động hướng tới
mục tiêu, đạt hiệu quả cao và phát triển bền vững.
 Quy hoạch là sự cụ thể hóa chiến lược cả về mục
tiêu và giải pháp.

v1.0
2. HỆ THỐNG KẾ HOẠCH (tiếp theo)
• Chính sách
 Chỉ dẫn chung để quản lý các vấn đề của tổ chức.
 Hướng dẫn cho nhà quản lý trong việc đưa ra quyết định đối với sự việc lặp lại
nhiều lần.
• Thủ tục
 Cụ thể bao gồm chuỗi các hành động theo thời gian để thực thi chính sách.
 Được thiết kế với những chỉ dẫn rõ ràng trong việc giải quyết vấn đề có tính
chất lặp lại nhiều lần.
• Quy tắc
 Là dạng chặt chẽ nhất của kế hoạch thường trực.
 Quy định những hành động được phép hay không được phép.

v1.0
2. HỆ THỐNG KẾ HOẠCH (tiếp theo)
Kế hoạch đơn dụng
• Chương trình
Các giải pháp và các nguồn lực (tài chính, con người,
thời gian…) được xác định một cách trọn gói để hoàn
thành hệ thống các mục tiêu quan trọng và xung yếu.
• Dự án
 Hướng các nỗ lực hoặc nhóm làm việc tới việc
đạt được những mục tiêu cụ thể.
 Các dự án không có tính toàn diện và hẹp hơn
chương trình.
 Dự án thường cụ thể hơn chương trình về mục
tiêu, giải pháp và nguồn lực.
• Ngân sách
 Thường được coi là một phần của chương trình.
 Được sử dụng như một cơ chế kiểm soát tài
chính để thực hiện kế hoạch.
v1.0
3. LẬP KẾ HOẠCH VÀ QUÁ TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH
• Lập kế hoạch là quá trình xác định các mục tiêu và phương thức thực hiện mục tiêu.
• Sản phẩm là một bản kế hoạch với những nội dung chính:
 Phải đạt được?
 Phải làm gì?
 Công cụ?

v1.0
QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH

Bước 5
Ra quyết định

Bước 4
Lựa chọn phương án

Bước 3
Xác định các phương án

Bước 2
Xác định mục tiêu và chỉ tiêu

Bước 1
Phân tích môi trường

v1.0
QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH
Phân tích môi trường
• Mục đích: xác định những cơ hội (O), thách
thức (T), điểm mạnh (S) và điểm yếu (W) mà
môi trường tạo ra đối với hệ thống.
• Nội dung:
 Phân tích môi trường bên ngoài;
 Phân tích môi trường bên trong.

v1.0
QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH
Xác định mục tiêu kế hoạch:
• Mục đích: xác định hệ thống cần đạt được gì
sau giai đoạn nhất định.
• Nội dung:
 Xác định các mục tiêu có thể trong giai
đoạn kế hoạch;
 Xác định thứ tự ưu tiên các muc tiêu;
 Xác định các chỉ tiêu để đạt mục tiêu;
 Xác định hệ thống các chỉ số giám sát
đánh giá việc đạt mục tiêu.

v1.0
QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH
Xác định các phương án thực hiện mục tiêu:
• Xác định tất cả các phương án thực hiện
mục tiêu;
• Mỗi phương án cần cụ thể hóa giải pháp và
công cụ thực hiện mục tiêu;
• Giải pháp: làm gì, làm như thế nào?
• Công cụ: làm bằng gì?

v1.0
QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH
Đánh giá và lựa chọn phương án tối ưu:
• Mục đích: tìm ra phương án tốt nhất để đạt
mục tiêu.
• Nội dung xác định phương án tốt nhất:
 Phương án nào thực hiện được mục tiêu
và có ảnh hưởng mạnh nhất tới mục tiêu.
 Phương án nào sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực của tổ chức.
 Phương án nào có chi phí thấp.
 Phương án nào tạo được sự ủng hộ của
các cấp quản lý và người thực hiện.
 Phương án nào phản ánh tốt nhất hệ
thống tiêu chuẩn đã chọn.

v1.0
QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH
Thể chế hóa phương án
• Đề xuất về phương án tối ưu sẽ được trình cho người có thẩm quyền quyết định.
• Người có thẩm quyền sẽ phân tích và thông qua phương án.
• Đề xuất sẽ được thể chế hóa bằng văn bản.

v1.0
4. CÁC CẤP ĐỘ CHIẾN LƯỢC CỦA TỔ CHỨC

• Chiến lược cấp tổ chức

• Các chiến lược cấp ngành

• Các chiến lược cấp chức năng

• Các kế hoạch tác nghiệp

v1.0
4.1. CHIẾN LƯỢC CẤP TỔ CHỨC
• Chiến lược cấp tổ chức: Do bộ phận quản lý cao
nhất vạch ra nhằm định hướng cho hoạt động của
toàn tổ chức.
• Câu hỏi cần trả lời đối với tổ chức:
 Cần đạt được những mục tiêu cơ bản nào?
 Định hướng phát triển là tăng trưởng, ổn định
hay thu hẹp?
 Nên hoạt động trong những lĩnh vực nào?
Ngành nào? Cung cấp sản phẩm dịch vụ nào?
 Phân bổ nguồn lực ra sao cho các lĩnh vực,
ngành, sản phẩm/dịch vụ đó?
 Phối hợp hoạt động của các lĩnh vực, ngành?

v1.0
4.2. CHIẾN LƯỢC CẤP NGÀNH/LĨNH VỰC
• Chiến lược cấp ngành/lĩnh vực: chỉ liên quan đến những mối quan tâm và hoạt
động trong một ngành (một lĩnh vực hoạt động) của tổ chức.
• Câu hỏi cần trả lời:
 Ngành cần đạt được những mục tiêu cơ bản nào?
 Cạnh tranh dựa trên các lợi thế nào?
 Hợp tác bằng những phương thức nào? Dựa trên lợi thế nào?

v1.0
4.3. CHIẾN LƯỢC CẤP CHỨC NĂNG
• Chiến lược cấp chức năng: nhằm nâng
cao năng lực cho các chức năng hoạt
động của tổ chức và tối đa hoá năng suất
sử dụng nguồn lực của tổ chức.
• Chiến lược cấp chức năng thường sử
dụng: marketing, tài chính, nguồn nhân
lực, sản xuất, nghiên cứu và phát triển…

v1.0
5. QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC

Phân tích môi trường

Khẳng định sứ mệnh, tầm nhìn chiến lược

Xác định mục tiêu chiến lược

Xây dựng các lựa chọn CL (phương án CL)

Đánh giá, lựa chọn phương án CL tối ưu

Đề xuất và quyết định chiến lược

v1.0
BƯỚC 1: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG
• Cho thấy điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của một tổ chức.
• Nội dung của phân tích môi trường bao gồm:
 Phân tích môi trường bên ngoài;
 Phân tích môi trường bên trong (Đánh giá thực trạng của tổ chức).

v1.0
BƯỚC 2: KHẲNG ĐỊNH SỨ MỆNH, TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC
• Sứ mệnh:
 Xác định mục đích cơ bản của một tổ chức, lý do
tồn tại và những gì tổ chức cần làm để đạt được
tầm nhìn.
 Được đặt ra trên cơ sở xác định những lĩnh vực
hoạt động của tổ chức, những giả định về mục
đích, sự thành đạt và vị trí của tổ chức trong
môi trường.
 Ổn định, mang tính bản sắc của tổ chức.
• Tầm nhìn:
 Xác định tổ chức sẽ như thế nào trong tương lai.
 Phác thảo những gì tổ chức muốn trở thành,
hoặc mong muốn của tổ chức về thế giới mà
trong đó tổ chức đang hoạt động.
 Thể hiện những giá trị cốt lõi và những nguyên
tắc cơ bản của tổ chức.
v1.0
BƯỚC 3: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC
• Xác định điểm mốc cần đạt được trong
từng khoảng thời gian nhất định để từng
bước biến tầm nhìn thành hiện thực.
• Chuyển hoá sứ mệnh và định hướng của
tổ chức thành cái cụ thể hơn để đo lường
được kết quả hoạt động của tổ chức trong
thời kỳ ngắn hạn và dài hạn.
• Cần căn cứ vào các nguồn lực hiện tại và
những nguồn lực mà tổ chức có thể huy
động trong tương lai.

v1.0
BƯỚC 4: XÂY DỰNG CÁC LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC
• Lựa chọn chiến lược là một tập hợp các hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược.
• Cho thấy các khả năng có thể trong việc hướng tới các mục tiêu chiến lược, từ đó có
những phương án thích hợp cho việc huy động tiềm năng và nguồn lực của tổ chức.

v1.0
BƯỚC 5: ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN CHIẾN LƯỢC TỐI ƯU
Tiêu chí đánh giá phương án:
• Khả năng chắc chắn đảm bảo sự thành
công của các mục tiêu chiến lược;
• Tận dụng được điểm mạnh và cơ hội
của tổ chức;
• Nguồn lực của từng phương án và khả
năng đảm bảo nguồn lực;
• Các công việc phải làm, yêu cầu và
tính chất công việc, khả năng thực hiện
các công việc đó…

v1.0
BƯỚC 6: ĐỀ XUẤT VÀ QUYẾT ĐỊNH CHIẾN LƯỢC
• Ra quyết định để phân bổ con người và
các nguồn lực khác của tổ chức cho việc
thực hiện kế hoạch.
• Đề xuất và quyết định chiến lược dưới
dạng văn bản.

v1.0
6. CẤU TRÚC CỦA MỘT BẢN PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC
• Giới thiệu khái quát về tổ chức
• Phân tích môi trường bên ngoài
• Phân tích môi trường bên trong
• Khẳng định sứ mệnh và tầm nhìn chiến lược
• Xác định mục tiêu chiến lược
• Xác định các phương án (lựa chọn) chiến lược
• Đánh giá và lựa chọn chiến lược tối ưu
• Một số kiến nghị để tổ chức thực hiện chiến lược thành công

v1.0
7. MÔ HÌNH VẬN DỤNG TRONG LẬP KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC
• Mô hình SWOT.
• Mô hình "năm lực lượng cạnh tranh" của M. Porter.
• Mô hình phân tích chuỗi giá trị của M.Porter.
• Mô hình phân tích danh mục hoạt động/đầu tư của nhóm tư vấn Boston (BCG).

v1.0
MÔ HÌNH SWOT

v1.0
MÔ HÌNH “NĂM LỰC LƯỢNG CẠNH TRANH” CỦA M.PORTER

v1.0
MÔ HÌNH PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA M.PORTER

v1.0
MÔ HÌNH PHÂN TÍCH DANH MỤC HOẠT ĐỘNG/ĐẦU TƯ CỦA NHÓM TƯ VẤN
BOSTON (BCG)

v1.0
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Sai lầm khi lập kế hoạch:
• Không lập kế hoạch theo một quy trình hợp lý và khoa học.
• Không phân tích đầy đủ yếu tố môi trường khi lập kế hoạch về sản phẩm.
• Không xác định được mục tiêu doanh thu sản phẩm dựa trên nguồn lực và cơ hội từ
môi trường.
• Không có cơ sở để xác định phương án sản phẩm.

v1.0
CÂU HỎI MỞ
1. Nhà quản lý cấp nào cần lập kế hoạch?
Trả lời:
 Nhà quản lý ở bất cứ vị trí nào trong tổ chức đều cần xây dựng kế hoạch cho bộ
phận mà mình quản lý.
 Phạm vi, nội dung các kế hoạch này có sự khác biệt.
2. Kế hoạch chiến lược và kế hoạch tác nghiệp khác nhau như thế nào?
Trả lời: Giữa hai loại kế hoạch chiến lược và kế hoạch tác nghiệp, sự khác biệt chủ
yếu trên 3 mặt:
 Thời gian: kế hoạch chiến lược thường cho khoảng thời gian từ 3-5 năm trở lên,
kế hoạch tác nghiệp thường chỉ cho một năm trở xuống.
 Phạm vi hoạt động: kế hoạch chiến lược tác động tới các mảng hoạt động lớn,
liên quan đến tương lai của toàn bộ tổ chức. Kế hoạch tác nghiệp chỉ có một
phạm vi hạn hẹp ở trong một mảng hoạt động.
 Mức độ cụ thể: các mục tiêu chiến lược thường cô đọng và tổng thể (thiên về
tính định tính). Các mục tiêu của kế hoạch tác nghiệp thường cụ thể, chi tiết
(thiên về định lượng).
v1.0
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1
Chương trình là một loại kế hoạch:
A. tác nghiệp.
B. chiến lược.
C. hướng dẫn chung giải quyết vấn đề trong tổ chức.
D. quy định hành động được phép hay không được phép.

Trả lời:
• Đáp án đúng là: A. tác nghiệp.
• Vì đây là kế hoạch cụ thể để triển khai chiến lược (xem phần 3.2. hệ thống kế hoạch).

v1.0
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2
Chiến lược cấp tổ chức là loại kế hoạch xác định
A. Trạng thái cần đạt được của một đơn vị kinh doanh sau giai đoạn chiến lược
B. Lợi thế cạnh tranh của một ngành kinh doanh của tổ chức
C. Mục tiêu và các ngành kinh doanh của tổ chức
D. Phương thức hợp tác của một đơn vị kinh doanh chiến lược
Trả lời:
• Đáp án đúng là C
 Vì các đáp án A, B, D là nội dung của chiến lược cấp ngành. Chiến lược cấp tổ
chức bao gồm (1) mục tiêu; (2) định hướng phát triển; (3) những lĩnh vực và sản
phẩm; (4) phân bổ nguồn lực ra cho các lĩnh vực; (4) phối hợp hoạt động của
các lĩnh vực, ngành

v1.0 38
CÂU HỎI TỰ LUẬN
1. Hãy xác định một tổ chức mà anh/chị quan tâm.
2. Hãy xây dựng một bản tóm lược kế hoạch chiến lược của tổ chức đó, bao gồm tầm
nhìn, sứ mệnh, mục tiêu chiến lược và các cấp chiến lược.
3. Trong bản kế hoạch chiến lược đó, sử dụng ma trận SWOT để chỉ ra điểm mạnh,
điểm yếu, cơ hội và thách thức mà tổ chức đang phải đối mặt.
Hướng dẫn:
- Học viên có thể lựa chọn một chiến lược cấp tổ chức, cấp ngành hoặc cấp chức
năng.
- Dựa vào kết cấu bản phân tích chiến lược để trình bày nội dung

v1.0
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
• Kế hoạch là tổng thể các mục tiêu, các giải pháp và công cụ để đạt được mục tiêu
cho một hệ thống nhất định. Kế hoạch của một tổ chức có thể được xem xét dưới
nhiều giác độ khác nhau.
• Việc lập kế hoạch phải được xác định theo quy trình tương đối thống nhất bao gồm
phân tích môi trường, phân tích mục tiêu, phân tích phương án, đánh giá và lựa chọn
phương án tối ưu, quyết định kế hoạch.
• Chiến lược của tổ chức bao gồm 3 cấp độ: Chiến lược cấp tổ chức, chiến lược cấp
ngành và chiến lược cấp chức năng.
• Quy trình lập kế hoạch chiến lược bao gồm các bước: phân tích môi trường; khẳng
định tầm nhìn và chiến lược; xác định mục tiêu chiến lược; xây dựng các lựa chọn
chiến lược; đánh giá và lựa chọn phương án chiến lược tối ưu; đề xuất và quyết định
chiến lược.

v1.0 40
Câu hỏi thường gặp
1. Trong môi trường ổn định có cần lập kế hoạch?
Trả lời: Dù môi trường nào cũng cần có kế hoạch để xác định mục tiêu cần đạt và
cách thức đạt mục tiêu
2. Nếu không phân tích môi trường thì sẽ dẫn đến hậu quả gì khi lập kế hoạch?
Trả lời: dẫn đến xác định mục tiêu sai, giải pháp sai
3. Chính sách do cấp quản lý nào lập ra?
Trả lời: Bất kỳ nhà quản lý nào cũng có chính sách của minh để quản lý bộ phận
của mính, tuy nhiên các chính sách chính thức thì việc ai ban hành được quy định
trong sơ đồ trách nhiệm và quyền hạn

v1.0
Câu hỏi thường gặp (tiếp)
4. Tất cả các tổ chức đều có kế hoạch chiến lược?
Trả lời:
Trên thực tế, không phải mọi tổ chức đều xây dựng được một bản kế hoạch chiến
lược chính thức, được thể chế hoá cho tổ chức mình, nhất là các tổ chức có quy
mô nhỏ. Tuy nhiên, kế hoạch chiến lược là cần thiết giúp cho tổ chức xác định các
mục tiêu tổng thể và các giải pháp cơ bản, định hướng dài hạn cho hoạt động của
tổ chức.
5. Lựa chọn chiến lược và giải pháp chiến lược là như nhau?
Trả lời:
Lựa chọn chiến lược là một tập hợp các hoạt động, giải pháp nhằm thực hiện mục
tiêu chiến lược. Trong một lựa chọn chiến lược bao gồm nhiều giải pháp chiến lược.

v1.0
Thuật ngữ
• Kế hoạch
Là tổng thể các mục tiêu, các giải pháp và công cụ để đạt được mục tiêu cho một hệ
thống nhất định.
• Chiến lược
Là một hệ thống các quan điểm cơ bản, các mục tiêu dài hạn và các giải pháp chủ
yếu được lựa chọn một cách có căn cứ khoa học trên cơ sở huy động và sử dụng tối
ưu các nguồn lực và lợi thế của hệ thống để đạt được mục tiêu đã đề ra.
• Quy hoạch
Thể hiện tầm nhìn, sự bố trí chiến lược về thời gian, không gian lãnh thổ, xây dựng
khung vĩ mô về tổ chức không gian để chủ động hướng tới mục tiêu, đạt hiệu quả
cao và phát triển bền vững.
• Chính sách
Là những điều khoản hoặc những quy định chung để hướng dẫn hoặc khai thông
cách suy nghĩ và hành động khi ra quyết định.

v1.0
Thuật ngữ (tiếp)
• Thủ tục
Là sự hướng dẫn hành động, là việc chỉ ra một cách chi tiết, biện pháp chính xác cho
một hoạt động nào đó cần phải thực hiện. Đó là một chuỗi các hoạt động cần thiết
theo thứ tự thời gian, theo cấp bậc quản trị.
• Quy tắc
Giải thích rõ ràng những hành động nào có thể làm, những hành động nào không
được làm.
• Chương trình
Bao gồm một số các mục đích, chính sách, thủ tục, quy tắc, các nhiệm vụ được giao,
các bước phải tiến hành, các nguồn lực có thể huy động và các yếu tố khác. Chương
trình được hỗ trợ bằng những ngân sách cần thiết.
• Dự án
Là tổng thể những chính sách, hoạt động và chi phí liên quan với nhau được thiết kế
nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong một thời gian nhất định.
• Ngân sách
Là bản tường trình các kết quả mong muốn được biểu thị bằng các con số.
v1.0
Thuật ngữ (tiếp)
• Lập kế hoạch chiến lược
Là quá trình xác định các mục tiêu chiến lược cũng như các giải pháp, công cụ để
thực hiện mục tiêu chiến lược.
• Sứ mệnh của một tổ chức
Xác định mục đích cơ bản của một tổ chức, mô tả ngắn gọn lý do tồn tại của tổ chức
và những gì tổ chức cần làm để đạt được tầm nhìn của mình.
• Tầm nhìn của một tổ chức
Xác định cách tổ chức sẽ như thế nào trong tương lai, mô tả bức tranh mà tổ chức
hình dung về tương lai mong muốn của mình.
• Lựa chọn chiến lược
Là một tập hợp các hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược.

v1.0

You might also like