BCVSVnhom 01 BIOFILM

You might also like

Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 18

BÁO CÁO SINH HỌC PHÂN TỬ

GV hướng dẫn: Trần Nhâm Dũng


Thành viên:
Nguyễn Thị Phương Thảo B2011939
Cao Ngọc Thiên Hương B2003705
Phạm Hương Thảo B2011950
Hồ Thị Ái Băng B2109940
Lê Nhã Trân B2109993
Lê Thị Bích Trân B2109992
Nguyễn Thị Quỳnh Như B2109975
Sinh học phân tử

Màng sinh học (Biofilm)


NỘI DUNG

01 02
Khái niệm Biofilm Cấu trúc

03 04
Quá trình hình thành Vai trò và ứng dụng
1. Khái niệm Biofilm
 Màng sinh học Biofilm là tập hợp các vi sinh vật liên kết chặt chẽ với nhau ở trên bề mặt
vật chất và được bao bọc bởi chất nên ngoại bào có thành phần chính là polysaccharide
 Trong tự nhiên, màng sinh học thường là sự liên kết của vi khuẩn, nấm, tảo, xạ khuẩn
2.Cấu trúc
2. Cấu trúc
Hai thành phần chính: tập hợp tế bào vi sinh vật và mạng lưới
các chất ngoại bào

Các  tế bào liên kết với nhau có trật tự, đảm bảo sự trao đổi
thông tin liên tục diễn ra giữa các tế bào.

Trong biofilm ngoài thành phần tế bào thì có tới 97% là nước, 3
đến 6% còn lại là EPS và ion.
Mạng lưới các chất ngoại bào (EPS)
EPS có thể chiếm 50% đến 90% của tổng cacbon hữu cơ của
các màng sinh học và có thể coi là thành phần chính của màng
sinh học.

Mạng lưới các chất ngoại bào dày 0,2 đến 1 µm. Bao quanh
các tế bào, tạo nên cấu trúc đặc trưng cho biofilm.

Các kênh dẫn truyền nước, chất dinh dưỡng lưu thông trong
Biofilm nhờ mạng lưới các chất ngoại bào.

Mạng lưới các chất ngoại bào cũng góp phần loại bỏ các chất
thải không cần thiết.

Hàm lượng EPS nhiều -> màng sinh học dày, thời gian tồn tại
càng lâu.
3
Quá trình hình
thành Biofilm
5 Giai đoạn hình thành Biofilm
Giai
đoạn1
Giai đoạn 1: Giai đoạn gắn kết thuận nghịch lên giá thể
 Quyết định sự hình thành của màng sinh học
 Liên kết gnunitoa các sinh vật phù du với bề mặt tiếp xúc.
 Lúc này là liên kết thuận nghịch dễ bị phá vỡ
 Liên kết tạo mầm thu hút các vi sinh vật khác, làm gia tăng
số lượng vi khuẩn
Giai đoạn 2: Hình thành lớp tế bào
 Các tế bào đầu tiên bám dính trên bề mặt giá thể sử
dụng chất hữu cơ của giá thể và môi trường để tạo
khuẩn lạc
 Sản sinh ra các hợp chất ngoại bào, giúp cho các tế bào
bám dính chặt, không thuận nghịch trừ khi có tác động
của các tác nhân vật lý, hóa học.
 Các tế bào giảm mức độ sinh trưởng, tiêu giảm các
phần phụ trợ tế bào. 
Giai đoạn 3: Hình thành mạng lưới ngoại bào
 Các hợp chất polymer ngoại bào liên kết các tế bào một cách có
tổ chức, tạo thành cầu nối giữa các khuẩn lạc,thu hút các tế bào
sống trôi nổi trong môi trường.
 Làm mật độ tế bào trong một màng sinh học cũng như lượng
các polymer ngoại bào tạo ra tăng lên.
 Một màng sinh học dần được hình thành. 
Giai đoạn 4: Biofilm hoàn chỉnh
 Tế bào vi sinh vật bám dính không thuận nghịch lên bề mặt
quá trình trưởng thành của màng sinh vật bắt đầu.

 Các tế bào phân chia và phát triển, hình thành các cụm tế bào vi
khuẩn ,mở rộng về không gian, hình thành một cấu trúc màng
sinh học hoàn chỉnh.

 Một màng sinh học hoàn chỉnh có cấu trúc như tháp hình nấm,
bao quanh bởi các kênh vận chuyển nước có tính thẩm thấu cao
tạo điều kiện cho việc vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy vào
bên trong màng.
Giai đoạn 5: Quá trình tách rời 
 Màng sinh học bị giới hạn do nhu cầu dinh dưỡng

 Các phân tử được giải phóng , đáp ứng những hạn chế về dinh
dưỡng, sự tích tụ các sản phẩm độc hại và một số nhân tố khác
(pH, cacbon,oxi,...)

 Khi màng sinh học đạt đến khối lượng và một mức cân bằng
động tối đa thì các tế bào trong đó sẽ tự tách rời

 Sự phân hủy các polymer ngoại bào có thể diễn ra trong điều
kiện thiếu hụt dinh dưỡng hay oxy bên trong màng sinh học.
4. Vai trò và ứng dụng
Vai trò của Biofilm đối với sinh vật
• Chia sẽ thông tin di truyền
• Trao đổi chất với nhau
• Bảo vệ các vi sinh vật trong
cộng đồng
• Một trong các yếu tố xác định
đặc tính vi khuẩn
4. Vai trò và ứng dụng
 Ứng dụng của màng sinh học
Xử lý ô nhiễm
Dự trữ nguồn tài nguyên
Nuôi trồng thủy sản
Suy giảm khả năng xâm nhập bệnh về răng
Cải thiện hiệu quả nước của nuôi trồng thủy sản

Màng sinh học cung cấp dinh dưỡng & an toàn xử lý nước Triển khai chế phẩm vi sinh tạo màng sinh học xử lý nước bị nhiễm dầu.
Kết Luận
Biofilm không chỉ ảnh hưởng đến môi trường mà còn có nhiều ứng
dụng có lợi trong tương lai
 Kiểm soát các Biofilm gây hại đối với đời sống sinh vật
 Sử dụng vi khuẩn có lợi để sản xuất Biofilm
 Nghiên cứu sâu các cơ chế điều tiết sự hình thành và phát tán
của Biofilm
 Ứng dụng cơ chế tương tác của Biofilm vi khuẩn trên cơ thể
sống hoặc chết
 Phát triển sản phẩm thương mai mới dựa trên Biofilm từ vi
khuẩn
Thank You

You might also like