Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 18

LỊCH SỬ NHẬT BẢN

Giáo viên: Vũ Xuân Huy


DI SẢN VÀ ƯỚC VỌNG TƯƠNG LAI
Phần I. Di sản cần thanh toán.
1. Ý thức lịch sử và ngoại giao:
 Từ năm 1980, Nhật Bản đã cho biết họ mong muốn trở thành thành viên của Hội đồng thường trực của
Liên Hiệp Quốc.
 Trước tiên, để hòa dịu với các láng giềng châu Á.
 Từ 1994 đến 1996, Nhật Bản đóng vai trò thư ký của APEC. Đối với Mã Lai, Singapore và Indonesia, họ
đưa ra chiêu bài văn hoá chung và đặt vấn đề về những "giá trị văn hoá Á châu" mà họ nghĩ rằng những
nước nói trên cùng chia sẻ với họ.
2. Vấn đề biển đảo và lãnh thổ:
Có 3 hồ sơ về lãnh thổ và biển đảo đang làm nhức óc các nhà lãnh đạo Nhật Bản:
+ vấn đề 4 hòn đảo phía Bắc do Nga chiếm giữ
+ vấn đề đảo Takeshima (Trúc đảo) do Hàn Quốc chiếm giữ)
+ Senkaku (Tiêm Các) tranh chấp với Trung Quốc và Đài Loan.

=> Cuộc tranh chấp biển đảo tuy tiềm ẩn nhưng chỉ mới bùng nổ ra gần đây và khó lòng giải quyết một
cách hòa bình vì có những vấn đề liên quan tới tài nguyên như dầu khí và đất hiếm dưới đáy biển, vấn đề
ngư trường cũng như nghi vấn trong sự qui định phạm vi lãnh hải.
3. Cải hiến và tái vũ trang:
 Dưới áp lực của Mỹ thời Chiến tranh Triều Tiên, Nhật Bản đã xây dựng lại quân đội mà họ gọi là
Jieitai.
 Cũng phải nói rằng chi phí quốc phòng của Nhật, ví dụ lấy con số của năm 2003 mà xét thì nó là
thứ 3 thế giới, chỉ sau Mỹ, Nga, trước cả Anh, Pháp, Đức và Trung Quốc.
 Cơ sở của việc bảo vệ đất nước Nhật Bản vẫn là Hiệp ước phòng thủ hỗ tương Nhật Mỹ.
Phần II. Những vấn đề trực diện:
1. Xã hội lão hóa:
 Hiện tượng lão hoá của xã hội Nhật Bản là một tai hại khó lòng tránh khỏi. Dân số bị già hóa, tỷ lệ
sinh thấp.
 Khi con số người già đông lên, họ sẽ ảnh hưởng không tốt đến chính trị và kinh tế. Về chính trị, họ có
khuynh hướng tự nhiên là bảo thủ, về kinh tế, họ có khuynh hướng tiết kiệm hơn là tiêu dùng hoặc
đầu tư.
2. Gánh nợ công:
 Nhà nước Nhật Bản đang gánh một món nợ công khủng khiếp.
 Mỗi gia đình Nhật Bản hiện nay đang gánh trên vai một món nợ công khoảng 2 triệu Yen, tương
đương với khoảng USD 20.000.

Vào thời điểm tháng 6 năm 2013, nó lên đến 1.008 chô (trillion) Yen và tương đương với 230% GNP của
Nhật Bản. Trong khi ấy, tỷ lệ nợ công / GNP của các nước là trên dưới 100% ở cùng một thời điểm, (Mỹ
75%, EU 110%, Hàn Quốc 36,73 %). Ngay cả Hy Lạp là nước như đang phá sản mà tỷ lệ ấy chỉ có
200%.
3. Kinh tế rỗng ruột:
 Khi một bộ phận lớn của guồng máy kinh tế dời ra nước ngoài để hưởng giá nhân công rẻ và ở gần
nơi có nguyên liệu (Trung Quốc, Đài Loan, Đông Nam Á...) thì trong nước sẽ phải lâm vào tình cảnh
rỗng ruột.
 Ở các hộ gia đình, người ta cũng phải bắt đầu sống dè sẻn. Những nhà đầu tư cá nhân mất bộn tiền
trong những lần chứng khoán sụt giá. Giá bất động sản cũng bắt đầu rơi xuống không phanh.
4. Thờ ơ với chính trị:

Tuy con số chính đảng ở Nhật khá nhiều những "đảng" lớn nhất vẫn là "Mutôha" (Vô đảng phái) tức là
nhóm rất đông đảo những nguời thờ ơ với chính trị, hoặc vì họ không còn tin tưởng vào lời hứa hẹn của
chính trị gia, hoặc vì bản chất của họ là phi chính trị.
5. Phòng chống thiên tai và nhân tai:
 Vào năm 1974, một số địa điểm trên đất Nhật đã được chọn lựa để xây thêm nhà máy điện hạt nhân
cho dù quần đảo luôn luôn bị đe dọa bởi những trận động đất cũng như sự chống đối các lò nguyên
tử do những phong trào quần chúng muốn bảo vệ môi trường sinh thái.
 Với sự biến đổi dị thường về khí hậu, địa cầu đang chịu những trận bão càng ngày với uy lực càng
lớn. Trong những năm gần đây, bão lại thường đổ bộ trên đất liền, gây thiệt hại vì đất sụt, nhà đổ và
đê vỡ.
6. Khó khăn trong tư duy hội nhập:
 Người Nhật muốn hội nhập vào cộng đồng thế giới, chơi lá bài toàn cầu hoá nhưng cũng e ngại
đánh mất bản sắc dân tộc.
Þ tư trào quốc tế hoá cũng có thể dẫn đến sự vùng dậy của chủ nghĩa quốc gia.
 Trong một số thành phần dân chúng, sự thuần chất của nòi giống Nhật vẫn là điều họ tin như đinh
đóng cột.
7. Ô nhiễm và phá hoại môi trường:
 Là một dân tộc yêu mến thiên nhiên, Nhật Bản cực kỳ quan tâm đến môi trường.
 Năm 1967 Nhật đã ban hành đạo luật cơ bản về môi trường và kể từ ngày đó, một chuỗi những đạo
luật phòng chống ô nhiễm trong đó có ô nhiểm khí trời năm 1968 và về ô nhiễm vì chất độc Dioxin
năm 1990.
 Nhật là nơi tổ chức Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về vấn đề biến đổi khí hậu. Kết quả là một Qui
ước đã được thành lập tại Kyôto mang tên Kyoto Protocol (12/1997)
8. Các thế lực phản xã hội:
 Các thế lực này là Nhóm xã hội đen có tên là Yakuza.
 Tôn giáo tân hưng như giáo phái Aoum cũng là một thế lực phản xã hội cần phải lưu ý.
9. Những vấn đề khác:
 Nói chung, xã hội Nhật Bản có cơ sở Nho giáo và Phật giáo đại thừa nên đời sống tinh thần vững
chãi và an định hơn xã hội Âu Mỹ.
 Trước hết là người Nhật vẫn còn sống trong áp lực của học hành thi cử nếu muốn có một chỗ
đứng dưới ánh sáng mặt trời.
 Tỷ lệ ly dị cũng cao lên dần trong những năm gần đây.
 Đời sống quá cạnh tranh mà trường học Nhật Bản có hiện tượng bạo lực học đường.
Phần III. Ước vọng tương lai.
 Khó khăn mà Nhật Bản đang gặp phải cũng là khó khăn chung của rất nhiều nước tiên tiến trên thế giới.
 Nhật Bản đã nhiều lần tỏ rằng mình có nội lực để chuyển bại thành thắng trong quá khứ mỗi khi gặp
nguy cơ một mất một còn.
Giáo sư Yamanaka Shinya (sinh năm 1962) đoạt Giải Nobel 2012 sau khi tìm ra được tế bào gốc nhân tạo
(artificial stem cell), phi hành gia vũ trụ kiêm nhà thiên văn Doi Takao (sinh năm 1954) đã du hành hai
chuyến trong không gian, nữ vận động viên Takahashi Naoko (sinh năm 1962) từng thắng giải marathon tại
Thế Vận Hội Sydney...
 Mặc dầu có những giới hạn nhất định trong cung cách hành xử như mọi dân tộc, Nhật Bản là một
quốc gia có tương lai nhờ tiềm năng con người.
 Ước vọng của nhà nước Nhật Bản dân chủ ngày nay có lẽ là duy trì phát triển bền lâu cho nước mình,
bảo vệ được hòa bình trường cửu và cống hiến nhiều cho cộng đồng quốc tế.
 Trong thời đại hội nhập toàn cầu, họ có thể là những người bạn đồng hành tốt và hiếm có. Nhưng dầu
sao, muốn đi chung đường phải hiểu rõ cả những điều tốt và xấu của nhau. Và như thế, chúng ta cần
tìm hiểu lịch sử Nhật Bản và lịch sử thế giới, không phải để chấp nê và thù hận, nhưng để không bao
giờ cho vào quên lãng cái quá khứ tối tăm lúc nào cũng sẽ được dùng để soi sáng tương lai.

You might also like