LỊCH SỬ NHẬT BẢN - PHẦN 4

You might also like

Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 35

LỊCH SỬ NHẬT BẢN

Giáo viên: Vũ Xuân Huy


Phần IV. Nhật Bản những năm đầu thời hiện
đại
Chương 1. Nhật Bản thế kỷ XVI:
*Tình hình thế giới lúc bấy giờ:
 Ngoài nền văn minh Đông Á, thì lúc bấy giờ còn có nhiều nền văn minh khác, đặc biệt là nền văn
minh Tây Âu.
 Từ thế kỷ XV, các quốc gia phong kiến phát triển ở Tây Âu như Bồ Đào Nha đã thực hiện thám
hiểm biển, đi qua những vùng biển mà trước đó chưa có ai thăm dò để tìm đến những vùng đất
mới, lục địa lạ nhằm mục đích buôn bán, xâm chiếm thuộc địa và mong muốn cháy bỏng về truyền
đạo Gia-tô.
 Khi thực hiện khám phá, họ đã biết đến các quốc gia phát triển không thua kém gì họ, thậm chí còn
có nền văn minh rực rỡ hơn vào thời điểm đó như Trung Quốc và Nhật Bản.
*Thời đại thám hiểm và khám phá (1420 – 1620):
 Trong lịch sử của thế giới tây phuơng và trong hai thế kỷ giữa các năm 1420 và 1620,
người châu Âu đã mạo hiểm, vượt biển để đi tìm hiểu các miền đất xa lạ.
 Sự khám phá của họ đã đưa đến việc thuộc địa hóa và định cư tại các vùng đất mới, đã
mang lại cho họ các sản phẩm mới, tài sản mới, cơ hội mới, vấn đề mới và cách suy nghĩ
mới.
 Mục đích:
+ Lợi ích thương mại với các quốc gia khác
+ Nhập kim loại và hương liệu
+ Truyền bá tôn giáo
*Bối cảnh Nhật Bản lúc bấy giờ:
 Thời đại này, đất nước Nhật Bản bị chia cắt thành nhiều tỉnh nhỏ. Mỗi tỉnh được cai trị bởi
một chúa đất. Tuy đất nước vẫn được cai trị bởi Thiên Hoàng nhưng không nắm quyền hành
gì cả, mọi quyền hành đều về tay Shogun – những vị tướng quan, thuộc tầng lớp võ sĩ
samurai.
 Trong giai đoạn từ 1478 – 1605, lịch sử Nhật Bản gọi giai đoạn này là thời kỳ chiến quốc
Sengoku.
*Thời đầu Sengoku (1478-1559):
Bắt đầu từ khi cuộc chiến Onin kết thúc vào năm 1478, các các chúa đất trên toàn Nhật Bản bắt
đầu dùng vũ lực để giải quyết các xung đột cá nhân, cũng như để tranh giành quyền lực. Chính sự
hèn mạt của nhà Ashikaga đã khiến các chúa đất không cảm thấy trông đợi gì ở họ được nữa. Từ
đây, chúa đất nổi lên như các thế lực cát cứ, không chịu sự tiết chế của chính quyền trung ương.
Giữa các gia tộc chúa đất xảy ra các cuộc xung đột và tiêu diệt lẫn nhau. Thế lực đáng chú ý
trong thời kỳ này là nhà Oda Nobunaga, nắm quyền ở Owari.
Phần IV. Nhật Bản những năm đầu thời hiện
đại
Chương 1. Nhật Bản thế kỷ XVI:
a. Nobunaga và Hideyoshi:
 Đầu thời Sengoku (đánh dấu bằng cuộc chiến Onin) thì nhà Oda Nobunaga đang cai trị
tỉnh Owari, miền trung Nhật, gần với Kinh Đô Kyoto.
 Chiến tranh đã chảy trong dòng máu của gia tộc Nobunaga, cũng như rất nhiều người trong
tầng lớp các samurai quan chức địa phương. Năm 25 tuổi, Nobunaga đã dành quyền kiểm
soát Owari. Năm 1560, ông đã thắng một trận chiến quan trọng trong sự nghiệp của mình.
Trận chiến có tên là Okehazama.
*Trận Okehazama:
 Okehazama – diễn ra vào tháng 6 năm 1560.
 Chiến thắng của Nobunaga trong trận này thật phi thường nhưng không bao giờ lặp lại. Dù sao
thì, nhờ chiến thắng Okehazama, Nobunaga đã bắt đầu nổi danh trong những anh hào thời
Chiến quốc.
Chương 1. Nhật Bản thế kỷ XVI:
a. Nobunaga và Hideyoshi:
 Nobunaga cho rằng, quyền độc lập chính trị của các phái phật giáo, sẽ cản trở ông trên con
đường thống trị đất nước. Cho nên ông đã hạ lệnh tiêu diệt các giáo phái phật giáo.
 Thành công của ông phần lớn dựa vào việc sử dụng bạo lực.
 Ông cho xây dựng nhiều pháo đài kiên cố ở Kyoto, tiêu chuẩn hóa tiền tệ, sửa chữa các đường
quốc lộ, xóa bỏ những rào cản thuế quan, khuyến khích việc buôn bán, thương mại và công
nghệ.
Oda Nobunaga (1551 – 1601)
Chương 1. Nhật Bản thế kỷ XVI:
a. Nobunaga và Hideyoshi:
 Năm 1582, ông bị một vị tướng dưới chướng là Akechi Mitsuhide phản bội. Sau đó, một vị
tướng dưới chướng khác là Habashi Hideyoshi đã tiêu diệt Akechi cùng quân của ông ta.
 Habashi Hideyoshi tiếp tục hoàn tất công việc thống nhất đất nước. Hideyoshi cũng là một
người có tài, ông là người lãnh đạo Nhật Bản đã giúp nâng cao vị thế của Nhật Bản.
 Habashi Hideyoshi cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự trung thành của các chúa đất, ông
coi đó là vấn đề bình định đất nước.
*Thành trì, lâu đài nghệ thuật trang trí trong thời kỳ Momoyama:
 So với giai đoạn trước, các nhà lãnh đạo thời này chú trọng việc xây dựng thành trì và lâu
đài để chứng minh quyền lực của mình thay vì xây dưng đền chùa.

Lâu đài Nijo


Những gì Nobunaga đã làm ở Nijo, Hideyoshi còn vượt trội hơn với lâu đài ở Osaka.

Osaka Castle
Jurakudai (Vạn Thú Vui)
c. Tiếp xúc với thế giới bên ngoài:
 Người Bồ Đào Nhà và Tây Ban Nha đã không làm biến đổi nền kinh tế cũng như đời sống
tôn giáo của Nhật Bản, nơi họ đến làm ăn. Thời gian đầu đạo Thiên Chúa có được sức ảnh
hưởng, nhưng không thể thay thế được đạo Phật.
 Giao thương giữa Nhật Bản và Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha chủ yếu là mặt hàng khoai tây
và cây thuốc lá, ngô và bí ngô.
Chương 2. Sự cai trị dưới thời Tokugawa:
 Sau khi Hideyoshi qua đời thì thế lực của Tokugawa Ieyasu trội lên hẳn và không ai sánh kịp.
 Ngày 21/10/1600 Ishida Mitsunary lãnh đạo 8 vạn quân tấn công Ieyasu ở Sekigahara. Tuy
nhiên cuộc tấn công đã thất bại hoàn toàn.
 Sau cuộc chiến, Ieyasu đã nắm toàn bộ quyền kiểm soát quân đội trên toàn quốc.
a. Bakufu mới:
Các chính sách cai trị hiệu quả vẫn được thi hành, củng cố thêm hệ thống cai trị trong hệ thống nhà
nước. Sự ổn định trong nước được tạo ra.
 Lý do:
+ Gia đình Tokugawa chấp nhận rằng, ngoài họ còn có những trung tâm quyền lực khác, nhưng họ đã
xây dựng được bộ máy chính quyền nắm quyền kiểm soát tất cả những tầng lớp ưu tú đó.
+ Thừa nhận quyền lực tối cao của mình trên danh nghĩa phục vụ cho Thiên Hoàng.
+ Cho các giáo phái và các chúa đất sự tự do, nhưng có chính sách khiến họ bị lệ thuộc vào triều đình.
b. Quy định với những tầng lớp ưu tú: Các giáo phái Phật giáo và Hoàng Gia:
Những quy định chi tiết đã được đề ra được coi là trụ cột chống đỡ cho hệ thống cai trị của nhà
Tokugawa.
 Quy định và luật lệ:
+ Các tuyên truyền quá khích bị coi là vi phạm pháp luật. Việc quản lý và thu thuế điền trang của nhà
chùa, giờ sẽ thuộc về thẩm quyền của bakufu.
+ Hạn chế nghiêm khắc sự đi lại của Thiên Hoàng và các triều thần.
+ Thiên Hoàng không được tham gia tích cực vào việc chính trị của đất nước.
+ Nhấn mạnh quy định bổ nhiệm quan chức cấp cao trong triều và giáo hội.
c. Chính quyền trung ương và chính quyền tự trị địa phương:
Từ thời Hideyoshi cho tới thời cầm quyền của Tokugawa, họ luôn muốn các nhà cai trị ở địa phương
bị lệ thuộc vĩnh viễn vào triều đình. Họ là những người có thể chống lại quyền lực bằng vũ lực  ban
hành bộ luật năm 1615.
 Nội dung quy định:
+ Các lãnh chúa không được chuyển quân của mình ra biên giới riêng.
+ Không được liên kết với nhau để tạo thành các tổ chức chính trị.
+ Việc cưới xin phải xin phép các shogun.
d. Chính sách ngoại giao:
Từ 1600 – 1850, quan hệ ngoại giao của Nhật Bản với các nước thế giới do shogun định đoạt. Họ
không chỉ bảo vệ triều đình mà còn kiểm soát tình hình an ninh trong nước.
 Hoạt động:
 Buôn bán giao thương với nước ngoài. Mặt hàng bán là vũ khí, kim loại quý, ngũ cốc, cá và ngựa.
Mặt hang mua về thường là tơ lụa, gốm cổ, hương trầm và gỗ quý.
 Mong muốn xây dựng một ngành thươn mại có giấy phép.
 Năm 1639, ban hành chính sách “đóng cửa đất nước” (bế quan, tỏa cảng).
e. Quan liêu hóa và sự thay đổi vai trò của Samurai:
 Sau năm 1600, vai trò của Samurai bắt đầu có sự thay đổi.
 Từ tầng lớp quân sự, họ chuyển dần sang vai trò của tầng lớp làm nhiệm vụ dân sự.
 Thế hệ Samurai sau này đã bớt hứng thú và nhu cầu về chiến tranh.
f. Vấn đề thuế khóa và tài chính:
 Các quyết định chính trị đều hướng đến vấn đề thuế khóa và tài chính.
 Tầng lớp nông dân vẫn phải gánh thuế nặng.
 Trong khi đó, ngoài khu vực nông thôn thì các nhà buôn đóng thuế khá nhẹ.
g. Chính quyền mạc phủ 1651 – 1841:
 Thay đổi quan trọng nhất đó là quá trình quan liêu hóa của tầng lớp samurai.
 Mạc phủ đã có khả năng hòa nhập và thu lợi từ việc thương mại hóa nền kinh tế.
Chương 3: Xã hội và văn hóa thời đầu Nhật Bản hiện đại:
 Trật tự xã hội chia làm 2 tầng lớp chính là: samurai và dân thường.
 Sự chuyển giao giữa các tầng lớp diễn ra mạnh mẽ, các nhà buôn thì nhanh chóng trở lên giàu có,
còn samurai thì lầm vào cảnh nợ nần, mắc nợ các nhà buôn.  Việc các nhà buôn nổi lên như vậy,
chính là yếu tố góp phần lật đổ chế độ mạc phủ ở Nhật Bản, và xóa sổ hẳn vào năm 1868.
a. Tiền tệ hóa và sự phát triển của kinh tế thị trường:
 Do buôn bán và trao đổi phát triển nên việc sử dụng tiền tệ ngày càng nhiều. Tiền tệ hóa nền
kinh tế tạo nên những cuộc giao dịch, mua bán lâu dài, và làm mất dần đi việc trao đổi hàng hóa.
 Thương mại hóa và sử dụng đồng tiền đã có 2 tác động lớn:
+ Tạo ra mức sống cao cho người dân.
+ Sản xuất địa phương gia nhập vào nền kinh tế toàn quốc.
b. Hệ thống gia đình ở Nhật Bản:
Đạo đức truyền thống của Nhật Bản được gọi là võ sĩ đạo.
+ Theo nghĩa thứ nhất, võ sĩ cần tôn trọng: trung thành, hy sinh, tín nghĩa, lễ nghi, liêm sỉ, chất phác,
giản dị, tiết kiệm, thượng võ, danh dự, nhân ái,...
+ Theo nghĩa thứ hai, con người cần phải: trung với vua, hiếu với cha mẹ, nghiêm khắc với bản thân,
nhân từ với người dưới, khoan dung với địch, xa lánh dục vọng cá nhân, chính trực công bằng, trọng
danh dự hơn vật chất. Ngoài chiến trường, cần tâm niệm một tinh thần "đặc hữu" của Nhật Bản, đó là
"chết đẹp".
C. Kết luận:
+ Nhật Bản hiện đại đã có gốc rễ từ đầu thế kỷ XVIII với nền văn hóa, chính trị - kinh tế ngày một
trưởng thành dưới thời Tokugawa.
+ Sự chuyển biến trong nội tại của nước Nhật, đã dẫn đến sự thay đổi lớn của Nhật Bản trong giai
đoạn tiếp theo.

You might also like