Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 17

Bài 1: Các giai đoạn trong

quá trình thiết kế một CSDL

Khái niệm về hệ thống csdl :


Hệ thống CSDL của một ứng dụng tin học
là một tập hợp dữ liệu được tổ chức một
cách chọn lọc, ghi trên các thiết bị trữ tin,
nhằm phục vụ đồng thời cho nhiều người,
với nhiều mục đích xử lý và khai thác khác
nhau.
I. Môi trường CSDL

CT Bảng
Danh mục hệ QLTL lương
thống lương
user1 Nhân viên
Bảng
Danh mục dự án CT phân công
QLDA
user2
Mục tiêu chính công việc thiết kế CSDL

- Làm thế nào chuyển đổi các nhu cầu lưu trữ
và khai thác dữ liệu của người sử dụng thành
một hệ thống CSDL hiệu quả.
- Tính hiệu quả được thể hiện cụ thể bởi các
tính chất : “Tính không trùng lắp”; “Tính
nhất quán dữ liệu”; “Tính dễ khai thác “; “Dễ
kiểm tra các qui tắc quản lý bởi các ràng
buộc toàn vẹn”; “Dễ cập nhật và nâng cấp hệ
thống”.
Với cùng các nhu cầu lưu trữ và khai thác dữ liệu,
có thể có nhiều cấu trúc CSDL khác nhau
Ví dụ:
CT1: NhanVien(MaNV, HoTen, ChuyenMon,
Hocvi, HSLg, TienLuong, ChuKy)
DanhMucDuAn( MaDA, TenDuAn,…)
CT2: NhanVien(MaNV, HoTen, ChuyenMon,
Hocvi)
DMHSLuong(Hocvi, HeSoLuong)
DanhMucDuAn( MaDA, TenDuAn,…)
PhanCong(MaDA, MaNV)
Cấu trúc thông tin vào/ ra quy trình thiết kế
Thông tin vào:
 Yêu cầu về thông tin: Xây dựng CSDL cho vấn đề gì?
Xuất phát từ người sử dụng có nhu cầu và quan niệm thế
nào? Ta cần phải ghi nhận lại hết. Từ đấy đưa ra các mục
dữ liệu cần lưu trữ.
 Yêu cầu về xử lý: Mỗi nhóm người sử dụng sẽ nêu ra các
yêu cầu xử lý của riêng mình; Tần xuất xử lý và khối lượng
dữ liệu.
 Yêu cầu kỹ thuật: Hệ quản trị CSDL sẽ (cần) sử dụng để
cài đặt CSDL (phần mềm).
 Cấu hình thiết bị tin học gì để đáp ứng các yêu cầu trên.
(phần cứng)
Cấu trúc thông tin vào/ ra quy trình thiết kế
Thông tin ra: - Cấu trúc Quan niệm CSDL
- Cấu trúc Logic CSDL
- Cấu trúc Vật lý CSDL

y/c Thông tin CT QN CSDL

Qui trình
y/c xử lý
thiết kế CT LG CSDL
CSDL
Phần mềm CT VL CSDL

Phần cứng
Chu kỳ sống của một CSDL
 Giai đoạn xây dựng CSDL
a)-Phân tích các yêu cầu của người sử dụng.
b)-Thiết kế CSDL ở mức quan niệm: nghĩa là xác định nội
dung CSDL (chứa những thông tin gì ?). Chưa quan tâm
ở mức dữ liệu
c)- Thiết kế CSDL ở mức Logic: Chia vấn đề cần xử lý
thành nhiều bước. Ở đây chỉ chú ý đến các xử lý đầu ra,
nhưng chưa chú ý đến phần mềm và phần cứng.
d)- Thiết kế CSDL ở mức vật lý: Cài đặt CSDL như thế
nào? Giải quyết các vấn đề mang tính kỹ thuật
 Ví dụ: Sử dụng phần mềm nào? Với cấu hình máy ra sao?.
Chu kỳ sống của một CSDL
Giai đoạn thử nghiệm và khai thác:
e)- Cài đặt và chạy thử nghiệm: Nếu có sai sót thì phải hiệu chỉnh lại
cấu trúc ở các mức quan niệm; logic; vật lý.
f)- Đưa cho người sử dụng khai thác.
g)- Thích ứng CSDL theo những yêu cầu mới: bắt đầu từ f --> g
khoảng 3 năm.

3 năm

a b c d e f g

i ii
Yêu cầu Phân tích y.cầu Yêu cầu
thông tin xử lý

Đặc tả y.cầu

T.Kế quan niệm


Đặc trưng kỹ Đặc trưng kỹ
thuật của phần Cấu trúc CSDL QN thuật của
mềm phần cứng

T.Kế logic

Cấu trúc LG CSDL


Qui Trình
Thiết kế CSDL
T.Kế vật lý

Cấu trúc vật lý CSDL


Giai đoạn phân tích nhu cầu :
 Nội dung của giai đoạn này là:
Thu thập thông tin về dữ liệu và xử lý từ người sử dụng,
từ các tài liệu, chứng từ, biểu mẫu thông kê liên quan đến
CSDL và cần những tài liệu của CSDL cũ (nếu có)
Sau khi thu thập phải tổng hợp và phân tích những nhu
cầu đó. Kiểm tra xem có những mâu thuẫn giữa các nhu
cầu không?
 Kết quả là phải xác định cho được :
Mục tiêu sử dụng, khai thác.
Nội dung, yêu cầu chi tiết cần thực hiện.
Thời gian áp dụng và hình thức xử lý.
Khối lượng dữ liệu, tần suất khai thác.
Yêu cầu về tính an toàn và bảo mật.
Giai đoạn thiết kế quan niệm:

Mục đích :
 Xác định nội dung dữ liệu, mối quan hệ giữa các
dữ liệu bên trong CSDL.
 Chưa cần quan tâm cách cài đặt. Phải xác định các
ràng buộc dữ liệu (dạng phụ thuộc hàm), loại bỏ
các dữ liệu thừa.
 Dùng mô hình dữ liệu để biểu diễn cấu trúc CSDL
(tùy người thiết kế chọn) - ERD.
Giai đoạn thiết kế quan niệm:
 Cách thực hiện:
 Do nhu cầu khai thác, mỗi nhóm người sẽ có những yêu cầu khác nhau về
CSDL Ví dụ:
- Đối với người quản trị kinh doanh chỉ quan tâm đến các thành phần: Mã sản
phẩm, tên, số lượng tồn, đơn giá bán.
- Đối với người quản lý kho: ngoài thông tin các sản phẩm, người quản lý kho
còn quan tâm đến các chứng từ liên quan đến các sản phẩm: Số phiếu xuất,
nhập, gía thành, số lượng…
 Người thiết kế cần chuyển đầy đủ các yêu cầu vào CSDL bằng cách:
- Phân chia các nhu cầu ra thành từng mảng. Như vậy dẫn đến sẽ có nhiều mô
hình quan niệm dữ liệu, mỗi mô hình liên quan đến một mảng.
- Cuối cùng cần tổng hợp các mô hình lại. Khi tổng hợp, cần phải xác định tất
cả các RBTV.
Giai đoạn thiết kế logic:
Mục đích:
 Đây là bước chuyển tiếp. Đặc biệt cần nhắc đến nhu cầu xử lý,
nghiên cứu cách sử dụng dữ liệu thông qua xử lý.
 Các thông tin cần: Tần suất, khối lượng ...
 Trong giai đoạn thiết kế quan niệm, dữ liệu cần loại bỏ những
thông tin trùng lắp. Nhưng ở giai đoạn thiết kế logic, cần phải
cân nhắc, dựa trên hiệu quả xử lý (để quyết định có hay không
có các thông tin trung lắp).
Cách thực hiện:
 Ở giai đoạn này, người ta thường thể hiện thông tin theo mô
hình quan hệ.
 Chọn cấu trúc logic gần với phần mềm sẽ sử dụng cài đặt
CSDL.
Giai đoạn thiết kế vật lý:
Mục đích:
 Xây dựng một cấu trúc vật lý phụ thuộc vào phần mềm và
cấu hình phần cứng mà ta đã lựa chọn để cài đặt CSDL.
 Giai đoạn này, đơn giản hay phức tạp tùy thuộc vào đặc trưng
kỹ thuật của phần mềm và phần cứng.

Cách thực hiện:


 Lựa chọn phần mềm phù hợp với độ phức tạp của yêu cầu
 Chọn lựa cấu hình phần cứng phù hợp yêu cầu…
 Quyết định những vấn đề liên quan đến an toàn dữ liệu và
phục hồi dữ liệu.
Giai đoạn thiết kế vật lý (tt):
 An toàn dữ liệu: (lưu ý)
- Ai được quyền truy xuất dữ liệu này?
- Ai được quyền cặp nhật dữ liệu này?
 Phục hồi dữ liệu:
- Xác định rõ các xử lý dự tính có thể khi mất mát
dữ liệu xảy ra. (chiến lược backup data)
- Các bước thực hiện để phục hồi dữ liệu.
VD: Thiết kế CSDL quản lý thư viện

-Quản lý sách gồm : mã sách, tên sách, nguyên


tác, tác giả. Sách được phân chia thành nhiều
thể loại gồm : mã thể loại, tên thể loại.
-Đọc giả mượn sách phải có thẻ ghi thông tin: mã
đọc giả, tên đọc giả, địa chỉ, ngày cấp thẻ.
Thông tin các sách đã mượn gồm: ngày mượn,
ngày trả. Hàng năm đọc giả phải đóng lệ phí để
gia hạn thẻ mới được mượn sách, trên sổ có
ghi : Năm, ngày nộp, số tiền.
Hãy thiết lập mô hình ERD để quản lý CSDL trên
 Siêu thị chia thành nhiều khu vực, mỗi khu vực được đánh một
mã số và có một tên, chuyên bán một loại mặt hàng nào đó, có
một người quản lý và nhiều nhân viên làm việc trong khu vực
đó.
 Mỗi mặt hàng trong siêu thị có thể được cung cấp bởi nhiều
nhà cung cấp. Mỗi nhà cung cấp cần lưu tên công ty, địa chỉ, số
điện thoại và các mặt hàng mà nhà cung cấp đó có thể cung
cấp.
 Mỗi khách hàng mua hàng thị chọn hàng sau đó đến quầy tính
tiền. Ở đây sẽ in ra hóa đơn gồm: số hóa đơn, ngày lập hóa
đơn, tên khách mua, và danh sách các mặt hàng mua kèm theo
đơn giá bán.
 Đối với khách hàng thân thiết thì phải lưu mã số khách hàng,
họ tên, địa chỉ và số điện thoại khách hàng.
 Các nhân viên làm việc được lưu trữ các thành phần gồm : mã
nhân viên, họ tên, ngày sinh, địa chỉ, ngày vào làm việc và khu
vực mà nhân viên đó trực thuộc.

You might also like