Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 25

CHƯƠNG 4:

CÁC LOẠI THƯ TÍN DỤNG

INTERNATIONAL PAYMENT - CHAPTER 4 - Kind of Documentary Credit


1. THƯ TÍN DỤNG CÓ THỂ HUỶ NGANG
(Revocable LC)

Là loại thư tín dụng mà người mở có quyền đề nghị NHPH sửa đổi, bổ
sung, hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào mà không cần có sự chấp thuận và
thông báo trước của người thụ hưởng (nhà XK).

Tuy nhiên, khi hàng hóa đã được giao, ngân hàng mới thông báo lệnh
hủy bỏ hoặc sử đổi bổ sung thì lệnh này không có giá trị; Nghĩ là lúc đó
NHPH vẫn phải thực hiện nghĩ vụ thanh toán như cam kết. Coi như
không có chuyện hủy bỏ xảy ra.
 
2. THƯ TÍN DỤNG KHÔNG THỂ HUỶ BỎ
(Irrevocable LC)

Là loại thư tín dụng sau khi đã mở ra thì NH mở L/C không được sửa
đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ trong thời hạn hiệu lực của nó, trừ khi có sự
thỏa thuận khác của các bên tham gia thư tín dụng.
• Là loại L/C cơ bản nhất
• Được sử dụng phổ biến nhất nhất trong thanh toán quốc tế
3. THƯ TÍN DỤNG KHÔNG THỂ HUỶ BỎ
CÓ XÁC NHẬN (Confirmed Irrevocable L/C)

Là loại thư tín dụng không được hủy bỏ được một ngân hàng khác xác
nhận đảm bảo trả tiền theo yêu cầu của NH mở L/C.
—-> Là loại L/C đảm bảo nhất cho người hưởng lợi.
5. THƯ TÍN DỤNG CHUYỂN NHƯỢNG
(Transferable L/C)

Là thư tín dụng không thể hủy bỏ trong đó quy định


quyền của người hưởng lợi thứ nhất có thể yêu cầu
ngân hàng mở L/C chuyển nhượng toàn bộ hay một
phần số tiền của L/C cho một hay nhiều người khác.
• Chuyển nhượng bao nhiêu lần?
• Chi phí do ai chịu?
5. THƯ TÍN DỤNG CHUYỂN NHƯỢNG
(Transferable L/C)

Các bên tham gia:


• Người nhập khẩu: Người mở L/C gốc (applicant)
• Người xuất khẩu: Người thụ hưởng thứ 2 (second
beneficiary)
• Người trung gian: Là người hưởng lợi thứ nhất
(Middleman, first beneficiary)
• Ngân hàng phát hành L/C gốc
• Ngân hàng chuyển nhượng L/C cho người hưởng lợi
thứ 2
• Ngân hàng thông báo (advising bank)
5. THƯ TÍN DỤNG CHUYỂN NHƯỢNG
(Transferable L/C)

SƠ ĐỒ 1: QUY TRÌNH THANH TOÁN TTD CHUYỂN NHƯỢNG

HD 2 HD 1
Người thụ
Người thụ hưởng 2 Người đề nghị
2 hưởng 1

6 4 1
3

2
Ngân hàng Ngân hàng Ngân hàng phát
thông báo 5 chuyển nhượng hành
CÁC BƯỚC CỦA QUY TRÌNH:

1) Dựa vào quy định trong hợp đồng 1, người mua đến ngân hàng
đề nghị phát hành TTD chuyển nhượng cho người thụ hưởng 1.
2) Ngân hàng phát hành thẩm định, nếu chấp thuận, sẽ phát hành
TTD chuyển nhượng và gửi cho ngân hàng đại lý.
3) Ngân hàng đại lý thông báo TTD chuyển nhượng cho người thụ
hưởng 1.
4) Người thụ hưởng 1 nếu đồng ý với TTD chuyển nhượng thì lập
giấy đề nghị ngân hàng chuyển nhượng TTD cho người thụ
hưởng 2.
5) Ngân hàng chuyển nhượng lập và gửi TTD được chuyển nhượng
cho người thụ hưởng 2 thông qua ngân hàng đại lý.
6) Ngân hàng đại lý thông báo TTD được chuyển nhượng cho người
thụ hưởng 2.
5. THƯ TÍN DỤNG CHUYỂN NHƯỢNG
(Transferable L/C)

SƠ ĐỒ 2: QUY TRÌNH THANH TOÁN TTD CHUYỂN NHƯỢNG

Importer
Exporter 1 7 First Beneficiary 7
(Applicant)

19
8 17
10 11 14 15 18

9 12
4
Exporter’s Bank Transferable Issuing Bank
Bank 13
16
CÁC BƯỚC CỦA QUY TRÌNH (tt):

7) Người thụ hưởng 2 nếu chấp thuận TTD được chuyển nhượng, họ sẽ
tiến hành giao hàng.
8) Người thụ hưởng 2 xuất trình BCT tại ngân hang do ngân hang chuyển
nhượng quy định.
9) Ngân hàng được chỉ định có thể thương lượng BCT (nếu được phép) và
chuyển nhượng chứng từ cho ngân hàng chuyển nhượng.
10) Ngân hàng chuyển nhượng thông báo và đề nghị người thụ hưởng 1
thay thế hóa đơn và hối phiếu (nếu có)
11) Người thụ hưởng 1 bổ sung chứng từ và xuất trình chứng từ cho ngân
hang chuyển nhượng
12) Ngân hàng chuyển nhượng gửi chứng từ cho ngân hang phát hành.
CÁC BƯỚC CỦA QUY TRÌNH (tt):

13) Ngân hàng phát hành kiểm tra chứng từ, nếu phù hợp thì thanh toán
hoặc chấp nhận thanh toán bộ chứng từ (BCT).
14) Ngân hàng chuyển nhượng thông báo kết quả thanh toán BCT cho
người thụ hưởng 1
15) Người thụ hưởng 1 ra lệnh cho ngân hàng chuyển nhượng chuyển
tiền cho người thụ hưởng 2
16) Ngân hàng chuyển nhương chuyển tiền cho ngân hàng của người
thụ hưởng 2
17) Ngân hàng của người thụ hưởng 2 thông báo kết quả thanh toán
cho người thụ hưởng 2
18) Ngân hàng phát hành chuyển BCT cho người đề nghi mở TTD
chuyển nhượng
19) Người đề nghị mở TTD kiểm tra BCT, nếu chấp nhận, sẽ đi thanh
toán và nhận hàng.
6. THƯ TÍN DỤNG TUẦN HOÀN
(Revolving L/C)

Là loại L/C không thể hủy bỏ sau khi sử dụng xong hoặc
đã hết thời hạn hiệu lực thì nó lại tự động có giá trị
như cũ và cứ như vậy nó tuần hoàn cho đến khi nào
tổng giá trị hợp đồng thực hiện.
Sử dụng loại L/C này cần ghi rõ: ngày hết hiệu lực cuối
cùng; số lần tuần hoàn; giá trị tối thiểu của mỗi lần.
7. THƯ TÍN DỤNG GIÁP LƯNG
(Back-to-Back L/C)

Là loại L/C mà sau khi nhận được L/C do người NK mở


cho mình hưởng, người XK dùng L/C này để thế chấp mở
một L/C khác cho người hưởng lợi khác với nội dung gần
giống như L/C ban đầu, L/C mở sau gọi là L/C giáp lưng.
• Số chứng từ của L/C giáp lưng nhiều hơn L/C gốc
• Thời hạn giao hàng của L/C giáp lưng phải sớm
hơn L/C gốc
• Kim ngạch L/C giáp lưng phải nhỏ hơn L/C gốc
7. THƯ TÍN DỤNG GIÁP LƯNG
(Back-to-Back L/C)

Trường hợp sử dụng:


 Mua bán trung gian nhưng L/C gốc không cho phép
chuyển nhượng.
 Nhà cung cấp không đồng ý dùng L/C chuyển
nhượng.
 Khi có sự khác biệt rất lớn giữa hai hợp đồng làm khó
sử dụng L/C chuyển nhượng.
 Khi các bên mua bán muốn giấu thông tin nên khó sử
dụng L/C chuyển nhượng.
 Khi các chứng từ L/C gốc và L/C giáp lưng khác nhau
nhiều do đó không thể sử dụng L/C chuyển nhượng.
7. THƯ TÍN DỤNG GIÁP LƯNG
(Back-to-Back L/C)

TQ VN TL

4 LC1 LC2

15
7. THƯ TÍN DỤNG GIÁP LƯNG
(Back-to-Back L/C)

Các bên tham gia:


 Nhà nhập khẩu: Người mở L/C gốc
 Ngân hàng nhà nhập khẩu: Ngân hàng mở L/C gốc
 Nhà trung gian: Người hưởng lợi L/C gốc - Người mở LC giáp lưng
 Ngân hàng trung gian: NH phát hành L/C giáp lưng
 Ngân hàng nhà xuất khẩu: NH thông báo L/C giáp lưng
 Nhà xuất khẩu: Người hưởng lợi L/C giáp lưng

16
7. THƯ TÍN DỤNG GIÁP LƯNG
(Back-to-Back L/C)

Người thụ hưởng L/C HD 2 Người thụ hưởng L/C1 HD 1


Người đề nghị L/C I
II Người đề nghị L/C II

6 4 3 1

Ngân hàng thông báo


NH thông báo L/C II L/C I Ngân hàng phát hành
Ngân hàng phát hành L/C I
5 L/C II 2
7. THƯ TÍN DỤNG GIÁP LƯNG
(Back-to-Back L/C)

HD 2 HD 1
Người thụ hưởng L/C Người thụ hưởng L/C1
II Người đề nghị L/C I
Người đề nghị L/C II
7 7
11 17
16
8 12 13
18
9
4 Ngân hàng thông báo L/C 14
NH thông báo L/C II I Ngân hàng phát
Ngân hàng phát hành L/C hành L/C I
10
II 15

18 18
7. THƯ TÍN DỤNG GIÁP LƯNG
(Back-to-Back L/C)

1. Dựa vào quy định trong HD I, người mua đến ngân hàng đề nghị phát hành TTD (L/CI)
cho người bán hàng (người thụ hưởng L/CI)
2. Ngân hàng phát hành thẩm định, nếu chấp nhận, sẽ phát hành TTD và gửi cho ngân
hàng đại lý.
3. Ngân hàng đại lý thông báo L/CI cho người thụ hưởng (người thụ hưởng L/CI)
4. Người thụ hưởng L/CI nếu đồng ý L/C I, thì lập giấy đề nghị ngân hàng của mình phát
hành TTD khác (L/C II) cho người thụ hưởng khác (người tụ hưởng L/C II. Thông
thường, tài đảm bảo cho việc phát hành L/C II là L/C I
5. Ngân hàng sẽ thẩm định và nếu chấp nhận, sẽ phát hành TTD (L/CII) và gửi nó cho
ngân hàng đại lý
6. Ngân hàng đại lý thông báo L/C II cho người thụ hưởng (người thụ hưởng L/C II)
7. Người thụ hưởng L/C II kiểm tra nội dung LC, nếu chập thuận sẽ tiến hành giao hàng
8. Người thụ hưởng xuất trình BCT tại ngân hàng được chỉ định (do ngân hàng phát hành
L/C II chỉ định)
7. THƯ TÍN DỤNG GIÁP LƯNG
(Back-to-Back L/C)

9. Ngân hàng được chỉ định có thể thương lượng BCT (nếu được) và
Chuyển chứng từ cho ngân hàng phát hành L/C II)
10. Ngân hàng phát hành L/C II kiểm tra chứng từ. Nếu BCT hoàn hảo, ngân hàng này phải
thanh toán
11. Ngân hàng được chỉ định thông báo kết quả thanh toán BCT cho ngườu thụ hưởng II
12. Ngân hàng phát hành L/C II chuyển BCT và báo nợ người đề nghị mở L/CII
13. Người này kiểm tra BCT theo yêu cầu của L/C II; sau đó hoàn thiện và xuất trình BCT mới
cho ngân hàng được chỉ định (do ngân hàng phát hành L/CI chỉ định)

20
7. THƯ TÍN DỤNG GIÁP LƯNG
(Back-to-Back L/C)

14. Ngân hàng được chỉ định chuyển chứng từ cho ngân hàng phát
hành L/C I
15. Ngân hàng phát hành kiểm tra chứng từ, nếu phù hợp thì thanh
toán
16. Ngân hàng được chỉ định thông báo kết quả thanh toán BCT cho
người thụ hưởng L/C I và khấu trừ phần nợ L/C II (nếu có)
17. Ngân hàng phát hành L/C I gửi chứng từ và báo nợ người đề
nghị mở L/C I
18. Người đề nghị kiểm tra BCT, nếu phù hợp thì thanh toán và nhận
hàng
8. THƯ TÍN DỤNG ĐỐI ỨNG
(Reciprocal L/C)

• Là loại L/C chỉ có hiệu lực khi một L/C thứ hai đối ứng với nó được
mở ra.
• Trong L/C thứ nhất có ghi câu: “Tín dụng này chỉ có giá trị khi người
hưởng lợi đã mở một L/C đối ứng với nó để cho người mở L/C này
hưởng một số tiền là…”; Trong L/C thứ hai có ghi câu: “Tín dụng này
đối ứng với L/C số…mở ngày…tại Ngân hàng…
• Trường hợp áp dụng:
 Trong phương thức hàng đổi hàng.
 Trong gia công hàng xuất khẩu.
22
9. THƯ TÍN DỤNG DỰ PHÒNG
(Stand-by L/C)

Để đảm bảo quyền lợi cho người NK, NH của người XK sẽ


phát hành một L/C trong đó cam kết với người NK sẽ thanh
toán lại cho họ trong trường hợp người XK không hoàn
thành nghĩa vụ giao hàng theo L/C đã mở ra.

23
10. THƯ TÍN DỤNG ĐIỀU KHOẢN ĐỎ
(Red-clause L/C)

Là loại L/C trong đó quy định ngân hàng phát hành ứng trước
một khoản tiền nhất định cho người hưởng lợi trước khi người
bán thực hiện việc giao hàng và xuất trình chứng từ. Còn gọi
là L/C ứng trước.

24
THANK YOU FOR LISTENING

INTERNATIONAL PAYMENT - CHAPTER 4 - Kind of Documentary Credit

You might also like