Lession 1 - Cong Nghe Voip

You might also like

Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 41

BÀI 1

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG NGHỆ


THOẠI IP
Công nghệ thoại IP Voice over Internet Protocol
• Công nghệ thoại IP là công nghệ truyền/nhận các dữ
liệu thoại (âm thanh) với thời gian thực bằng giao
thức IP (Internet Protocol)
• Mục đích của việc sử dụng công nghệ thoại IP là:
• Tiết kiệm được chi phí so với sử dụng hệ thống điện
thoại thông thường đặc biệt là khi gọi điện thoại đường
dài
• Có thể đưa vào nhiều loại dịch vụ một cách dễ dàng như:
quản lý cuộc gọi, hội thoại hội nghị …
Voice over Internet Protocol - VOIP
Sự phát triển của công nghệ VoIP
• Tháng 2 năm 1995 hãng Vocaltec đã thực hiện
truyền thoại qua Internet với phần mềm nén tín
hiệu thoại và chuyển đổi thông tin thành các
gói tin IP để truyền dẫn qua môi trường
Internet.
• Phần mềm kết nối PC cá nhân với card âm
thanh, headphone, mic…
• Có rất nhiều chuẩn cho truyền thoại trên nền
IP nhưng có hai chuẩn được sử dụng rộng rãi
nhất là H.323 của ITU và SIP của IETF
Nguyên tắc hoạt động của VoIP
• Số hoá tín hiệu giọng nói, nén tín hiệu đã số hoá,
chia tín hiệu thành các gói
• Truyền những gói số liệu này trên nền IP
• Các gói số liệu được ghép lại tại nơi nhận, giải mã
ra tín hiệu analog để phục hồi âm thanh
• Thông tin thoại trước khi đưa lên mạng IP sẽ được
nén xuống dung lượng thấp (tuỳ theo kỹ thuật nén),
vì vậy sẽ làm giảm được lưu lượng mạng.
VoIP

Nén lại nhỏ hơn 32Kbps

Chuyển vận trên mạng thông qua


Routers, LAN Switches …, sử dụng
các giao thức IP
Chuyển từ Analog sang Digital
Analog Voic
e
CODEC: Analog  Digital

Nén

Tạo Voice Datagram

Thêm Header
(RTP, UDP, IP, etc)

Digital N etwork
Số hoá tiếng nói chuẩn PCM

• Lấy mẫu, +127

• Lượng tử hoá
• Mã hoá.
• 8000 x 8 bits +0

= 64 kb/s

-127
Chuyển từ Digital sang Analog

Digital N etw ork

Xem xét Header

Lập lại hàng đợi (Re-sequence) và


Buffer Delay
Giải nén

CODEC: Digital to Analog

Analog Voice
Ưu điểm của điện thoại IP
• Đối với điện thoại Internet có các cơ chế để phát
hiện khoảng lặng (khoảng thời gian không có tiếng
nói) nên sẽ làm tăng hiệu suất mạng.
• Nhiều cuộc gọi hơn, giảm độ rộng băng thông cho
mỗi kết nối
• Hỗ trợ thêm nhiều dịch vụ bổ sung và giúp triển
khai các dịch vụ mới nhanh chóng, dễ dàng, tự động
dịch vụ, pháthiện trạng thái, quản lý thông tin, mã
hoá bảo mật..
• Tận dụng đầu tư, thiết bị sẵn có… với nhà điều hành
mạng và cung cấp dịch vụ
Nhược điểm của điện thoại IP
• Chất lượng cuộc gọi thấp và không thể xác định
trước được do được truyền trên các mạng IP được
xây dựng với mục đích truyền dữ liệu
• Các gói tin truyền trong mạng có thời gian trễ thay
đổi trong phạm vi lớn (~100-300ms), có khả năng
mất mát thông tin trong mạng trong quá trình
truyền.
• Khi sử dụng kỹ thuật nén để tiết kiệm đường truyền,
nếu nén xuống dung lượng càng thấp thì kỹ thuật
nén càng phức tạp, cho chất lượng không cao và đặc
biệt là thời gian xử lý sẽ lâu, gây trễ.
• Tiếng vọng (echo): do trễ lớn trong mạng IP nên
tiếng vọng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng thoại.
Mạng điện thoại chuyển mạch công cộng
• PSTN: Public Switched Telephone Network
• Là mạng dịch vụ phát triển rất sớm trên thể giới và
có tốc độ phát triển rất cao trong thế kỷ trước
• Cung cấp dịch vụ thoại và phi thoại
• Là mạng viễn thông lâu đời nhất và lớn nhất phủ
khăp toàn cầu
Public Switched Telephone Network
Phương thức hoạt động của mạng PSTN
• Hoạt động theo phương thức mạch (circuit mode)
theo kiểu kết nối có hướng (connection-oriented)
• Bao gồm 3 pha: sử dụng các hệ thống báo hiệu.
• Thiết lập kết nối (setup)
• Duy trì kết nối (conversation)
• Xoá kết nối (released).
Đặc điểm của mạng PSTN
• Truy nhập analog 300-3400 Hz
• Kết nối song công chuyển mạch kênhqua các thiết
bị chuyển mạch
• Băng thông chuyển mạch 64kb/s hoặc 300-3400Hz
đối với chuyển mạch analog
• Không có khả năng di động hoặc di động rất hạn
chế bởi đường dây
• Có nhiều chức năng tương đồng với mạng N-ISDN
Điện thoại cố định - Telephone
• Là một thiết bị đầu cuối Analog, hoạt động song
công (Full Duplex), thiết bị này tạo ra hai kênh tiếng
nói ngược chiều nhau
• Vừa là máy thu vừa là máy phát không cần qua một
quá trình chuyển đổi nào.
• Sử dụng hệ thống báo hiệu chuẩn gọi là báo hiệu
thuê bao Analog giống như modem, fax, cardphone
• Truy cập vào mạng qua đường dây (mạch vòng thuê
bao)
Máy Fax
• Trao đổi văn bản tĩnh và hình ảnh tĩnh trên một
trang giấy
• Dùng công nghệ xử lý tính hiệu số để chuyển từ
hình ảnh trên văn bản ra dữ liệu số nhờ một thiết bị
quét ảnh (scanner)
• Tín hiệu số mang hình ảnh của bản gốc (origin) để
chuyển qua một kết nối của mạng PSTN đến máy
thu để in hình ảnh trên giấy
• Là một thiết bị nửa song công (half duplex)
Tổng đài điện thoại riêng - PBX
• Chức năng chính của tổng đài này là chuyển mạch, phân phối
cuộc gọi trong toàn hệ thống.
• Những người sử dụng PBX dùng chung một số đường điện thoại
ngoài để thực hiện các cuộc gọi ra bên ngoài.
• Có các dịch vụ hướng dẫn, dịch vụ Voice Mail, hệ thống tính
cước.
• IP PBX là hệ thống PBX chạy bằng phần mềm thực hiện một số
nhiệm vụ nhất định và cung cấp những dịch vụ thoại trên mạng
IP.
Tổng đài điện thoại riêng - PBX

Các đường ra ngoài được gọi là các đường trung


kế
Các hệ thống PBX kết nối qua mạng PSTN và
mạng IP

IP
network

VoIP VoIP
PBX Gateway Gateway PBX

PSTN
Các loại hình dịch vụ thoại qua IP
• Máy tính tới máy tính, dịch vụ có thể kết nối trực
tiếp qua mạng IP hoặc qua mạng trung gian
• Máy tính tới máy điện thoại
• Máy điện thoại tới máy điện thoại qua mạng PSTN
và mạng trung gian IP
Máy tính tới máy tính
• Hệ thống này được thực hiện dựa trên cơ sở sử dụng các phần
mềm dùng riêng cho việc truyền thoại giữa các máy tính.
• Phần mềm sẽ chia tín hiệu thoại thành từng packet (gói) để
truyền đi trong mạng đến máy tính đích
• Máy tính đích sẽ thực hiện chuyển đổi các gói thoại thành tín
hiệu thoại ban đầu để truyền đến tai người nghe.
• Dịch vụ này thường được áp dụng trong tổ chức hoặc công ty
nhằm đáp ứng các nhu cầu liên lạc nội bộ.
Máy tính tới máy tính (PC-to-PC)
Máy tính tới máy điện thoại
• Cho phép thiết lập cuộc gọi tới một máy tính được
được trang bị phần mềm truyền thoại trên mạng đến
bất kì một máy điện thoại nào trên mạng PSTN
thông qua đường liên kết IP.
• Thực hiện cuộc gọi thông qua mạng như trên, hệ
thống phải trang bị các Gateway- Gateway là thành
phần giao tiếp giữa mạng PSTN truyền thống với
mạng VoIP
• Gateway sẽ thực hiện chức năng chuyển số IP sang
số điện thoại thường dùng và ngược lại. Cũng nhờ
thực hiện các cơ chế chuyển đổi giao thức báo hiệu
giữa 2 mạng IP và PSTN.
(Telephone-to-PC)
Máy điện thoại tới máy điện thoại
• Có cơ chế chuyển đổi giao thức truyền thoại cũng như báo hiệu
giữa mạng thoại PSTN và mạng thoại qua IP.
• Cho phép mọi người sử dụng máy điện thoại và cách quay số
thông thường để thực hiện cuộc gọi qua mạng IP.
• Trong trường hợp này người sử dụng được cấp một mã số đặc
biệt gọi là giá trị cổng kết nối giữa PSTN và mạng IP rồi nhấn số
điện thoại cần gọi.
• Quá tình chuyển đổi giao thức giữa mạng thoại và mạng IP sẽ
được thực hiện tại Gateway.
Máy điện thoại tới máy điện thoại
Telephone-to-Telephone
Chuẩn H.323
• H.323 thiết kế cho việc truyền audio, video và data
qua mạng IP
• H.323 là khuyến nghị của ITU nơi đưa ra các chuẩn
truyền thông đa phương tiện trên các mạng LANs,
các mạng này không đảm bảo chất lượng dịch vụ
(QoS).
• H.323 bao gồm báo hiệu và điều khiển cuộc gọi,
truyền và điều khiển đa phương tiện và điều khiển
băng thông cho kết nối điểm-điểm và điểm-đa điểm.
• ITU: International Telecommunication Union.
Chồng giao thức trong H.323
Các giao thức thuộc chuẩn H.323
• H.225 về các phục vụ trong quá trình thiết lập và huỷ bỏ
cuộc gọi cho các phục vụ của H.323.
• H.225 RAS (Registration/Admision/Status) thực hiện
các chức năng đăng kí, thu nhận... với gatekeeper.
• H.245 về các báo hiệu dùng trong điều khiển truyền
thông.
• RTP/RCTP để truyền và kết hợp các gói tin audio,
video... với thời gian thực
• G.7xxx: các chuẩn nén tín hiệu thoại như: G.711 (PCM
64 kbps), G.722, G.723, G.728, G.729.
Chuẩn SIP
• SIP là một giao thức chuẩn do IETF phát triển từ
năm 1996
• Đầu tiên SIP chỉ đơn thuần là một giao thức dùng để
thiết lập phiên quảng bá cho Internet2, sau đó người
ta đã phát hiện ra rằng nó cũng rất thích hợp trong
liên lạc cá nhân.
• Đầu tiên SIP chỉ đơn thuần là một giao thức dùng để
thiết lập phiên quảng bá cho Internet2, sau đó người
ta đã phát hiện ra rằng nó cũng rất thích hợp trong
liên lạc cá nhân
H.323 và SIP
• H.323 là một giao thức tương đối cũ, cấu
trúc chặt chẽ, phức tạp và phù hợp với
việc thực thi các dịch vụ thoại truyền
thống.
• SIP ít phức tạp hơn H.323 nhiều, SIP có
thiết kế kiểu modul, dựa trên giao thức
HTTP và MIME, đơn giản và dễ dàng mở
rộng với các ứng dụng thoại trên mạng IP.
SIP (Session Initiation Protocol)
• Giao thức báo hiệu để thiết lập, duy trì và kết
thúc các phiên truyền thông như: điện thoại
hội nghị, học từ xa, điện thoại Internet và các
ứng dụng tương tự khác liên quan đến
multimedia.
• SIP cung cấp các chức năng như: đỊnh vị
người dùng qua địa chỉ tương tự như email,
xác định các tham số phiên truyền thông có thể
qua thương lượng giữa 2 phía.
• IETF: Internet Engineering Task Force
SIP
SIP signaling messages
Các thông điệp như các yêu cầu được gửi đi, các
phản hồi được nhận lại có thể gửi qua lại giữa các
điện thoại IP với giao thức SIP hoặc giữa điện thoại
IP với một máy chủ SIP (SIP Proxy)
Buffer và VoIP
read
20 ms sendto(remote
microphone packet IP:port)

write 20 ms get playout buffer


packet put
speaker recvfrom()
Received
packet
RTP - Real-time Transport Protocol
RTCP - Real-time Control Protocol
• RTP một chuẩn định dạng gói tin dùng để truyền âm thanh
và hình ảnh qua mạng Internet. Chuẩn này được khai báo
trong RFC 1889.
• RTP được phát triển bởi nhóm Audio Video Transport
Working và được ban hành lần đầu tiên vào năm 1996.
• RTP và RTCP liên kết rất chặt chẽ với nhau – RTP truyền dữ
liệu với thời gian thực và RTCP được dùng để nhận thông
tin phản hồi về chất lượng dịch vụ.
• Thông thường có 2 UDP Port liền nhau được mở với Port
chẵn dành cho RTP và Port lẻ dành cho RTCP
Cấu trúc gói tin chuyển vận của RTP

8 bits 8 bits 16 bits


IP header
V PX CC M Payload type Sequence number
UDP header
Timestamp (proportional to sampling time)
RTP Header
Source identifier (SSrc)

Encoded
Optional contributors’ list (CSrc)
Audio
Tem thời gian (time-stamping)
• Là thông tin quan trọng nhất của giao thức RTP
trong các ứng dụng với thời gian thực.
• Time-stamping được thiết lập tại máy gửi ngay thời
điểm byte đầu tiên của gói được lấy. Time-stamping
tăng dần theo thời gian đối với mọi gói tin phù hợp
với thời gian của dữ liệu phát.
• Máy nhận dụng các Time-stamping để khôi phục
thời gian gốc nhằm phát các dữ liệu với tốc độ thích
hợp.
• Time-stamping còn được sử dụng để đồng bộ các
dòng dữ liệu khác nhau như giữa video và audio.
Các loại gói tin RTCP
• SR (Sender Report): chứa thông tin thống kê về việc
truyền và nhận thông tin những máy có trạng thái
tích cực gửi .
• RR (Receiver Report): chứa thông tin thống kê về
việc nhận thông tin từ những máy không ở trạng thái
tích cực gửi.
• SDES (Source Description items): mang thông tin
miêu tả máy phát gói tin RTP.
• BYE: chỉ thị sự kết thúc tham gia vào phiên giao
dịch.
• APP: Mang các chức năng cụ thể của ứng dụng.
HẾT BÀI 1

You might also like