Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 27

KHOA

TÀI CHÍNH THƯƠNG MẠI


Quản Trị Tài Chính

Ths. Lâm Đặng Xuân Hoa


Trái Phiếu
Định Giá Trái Phiếu
Nội Dung

- Lãi suất, cấu trúc kỳ hạn lãi suất.


- Các khía cạnh tài chính của Trái phiếu
- Định giá Trái phiếu
I. Các loại lãi suất
1. Định nghĩa

Lãi suất/ tỷ suất sinh lời là chi phí của việc sử dụng vốn, là tỷ
lệ phần trăm nhất định sinh ra từ giao dịch cho mượn vốn của
người cho vay.

Các yếu tố ảnh hưởng tới lãi suất:

Lạm Phát Rủi Ro Tính Thanh


Khoản
I. Các loại lãi suất
1. Định nghĩa
Sự tăng mức giá chung một cách liên tục
của hàng hóa và dịch vụ theo một khoảng
Lạm thời gian nhất định, làm cho đồng tiền bị
Phát mất giá trị hơn so với trước

Chính sách tiền tệ

Biến động tiền tệ

Sự kiện chính trị


I. Các loại lãi suất
2. Phân loại
Lãi suất danh nghĩa Lãi suất thực
- Lãi suất trong đó cung
- Mức lãi suất trao đổi nguồn và cầu nguồn vốn bằng
vốn giữa người cung cấp vốn nhau
và cầu vốn trong các giao dịch. - Biến động tùy thuộc
vào các điều kiện kinh tế,
như rủi ro, hay tính thanh
khoản của thị trường

Lãi suất danh nghĩa = lãi suất thực + Tỷ lệ lạm phát + Phần bù rủi ro
I. Các loại lãi suất
2. Phân loại

Lãi suất danh nghĩa = Lãi suất thực + Tỷ lệ lạm phát + Phần bù rủi ro

r = r* + IP + RP

r : Lãi suất danh nghĩa


r* : Lãi suất thực
IP: Lạm Phát
RP: Phần bù rủi ro
II. Cấu trúc kỳ hạn của Lãi suất
1. Định nghĩa
Cấu trúc kỳ hạn của lãi suất là mối quan hệ giữa thời
gian đáo hạn và lãi suất sinh lời có cùng mức độ rủi ro. Được
thể hiện trên đường cong lợi tức (Yield Curve).
Lợi tức

ĐƯỜNG CONG LỢI TỨC

Thời hạn
II. Cấu trúc kỳ hạn của Lãi suất
2. Phân loại đường cong lợi tức
Đường cong lợi tức lồi (normal yield curve): là đường cong lợi tức
được hình thành trong điều kiện bình thường khi nhà đầu tư kì vọng
không có sự thay đổi vĩ mô bất thường nào và nền kinh tế duy trì tốc
độ tăng trưởng bình thường.

Lãi suất ngắn hạn < lãi suất dài hạn


Lợi tức

Thời hạn
II. Cấu trúc kỳ hạn của Lãi suất
2. Phân loại đường cong lợi tức
Đường cong lợi tức phẳng (flat yield curve): là đường cong lợi tức
được hình thành trong điều kiện các nhà đầu tư có kì vọng trái ngược
nhau về thị trường.
Lợi suất của các kì hạn khác nhau có xu hướng bằng nhau, thường
xuất hiện trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ khủng hoảng
sang tăng trưởng hoặc ngược lại.
Lợi tức

Lãi suất ngắn hạn = lãi suất dài hạn

Thời hạn
II. Cấu trúc kỳ hạn của Lãi suất
2. Phân loại đường cong lợi tức
Đường cong lợi tức lõm (inverted yield curve): hình thành trong
điều kiện bất bình thường của thị trường, do đó rất hiếm khi xuất
hiện.
Khi đường cong lõm xuất hiện, đó là tín hiệu cảnh báo nền kinh tế
rơi vào suy thoái, khủng hoảng.

Lãi suất ngắn hạn > lãi suất dài hạn


Lợi tức

Thời hạn
III. Trái phiếu

Trái phiếu là một chứng nhận nghĩa vụ nợ dài hạn của


người phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu đối với
một khoản tiền cụ thể (mệnh giá của trái phiếu), trong một
thời gian xác định và với một lợi tức cố định.

Người phát hành Người sở hữu

Người đi vay Người cho vay


III. Trái phiếu
TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ
III. Trái phiếu
TRÁI PHIẾU CÔNG TY
III. Trái phiếu
III. Trái phiếu
2. Đặc tính của Trái phiếu

- Có sẵn mệnh giá (giá trị danh nghĩa): Tiền do tổ chức phát hành
vay và cam kết trả nợ vào ngày đáo hạn.
- Ngày đáo hạn được ấn định cụ thể, tổ chức phát hành phải hoàn
trả nợ gốc cho người sở hữu theo mệnh giá.
- Lãi suất có thể cố định hoặc thả nổi tùy thuộc vào nhà phát
hành
- Trái phiếu có thể được bảo lãnh của bên thứ 3

- Trái phiếu phát hành từ công ty càng an toàn thì lợi tức của trái
phiếu càng thấp
III. Trái phiếu
2. Đặc tính của Trái phiếu
– Người phát hành trái phiếu có thể là doanh nghiệp, hay một tổ chức của chính
quyền công như: Kho bạc nhà nước hoặc chính quyền.

– Bất cứ cá nhân, doanh nghiệp hoặc chính phủ đều có thể mua trái phiếu hay trái
chủ.

– Người cho nhà phát hành trái phiếu mượn không chịu bất cứ trách nhiệm nào về
hiệu quả sử dụng vốn vay của người vay. Nhà phát hành phải có nghĩa vụ thanh toán
số nợ theo cam kết trong hợp đồng cho vay.

– Trái phiếu đem lại nguồn thu là tiền lãi, đây là khoản thu cố định thường kỳ và nó
không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh.

– Bản chất trái phiếu là chứng khoán nợ, do đó trường hợp công ty bị giải thể hay
phá sản thì trước hết phải được thanh toán cho những người nắm giữ trái phiếu
trước như một nghĩa vụ bắt buộc.
III. Trái phiếu
3. Phân loại trái phiếu

a. Phân loại theo người phát hành:

Trái phiếu của Chính phủ

Trái phiếu của doanh nghiệp

Trái phiếu của ngân hàng và các tổ chức tài chính


III. Trái phiếu
3. Phân loại trái phiếu
b. Phân loại lợi tức trái phiếu
Trái phiếu coupon: Khi phát hành, trái phiếu được bán bằng
mệnh giá, lãi trả định kỳ theo lãi suất đã được ấn định, gốc nhận
khi đáo hạn.

Trái phiếu zero – coupon: Lãi không trả định kỳ


• Trái phiếu trả lãi trước (trái phiếu chiết khấu): Khi phát
hành, trái phiếu được bán thấp hơn mệnh giá. Khi đáo hạn
nhận phần vốn gốc tương ứng mệnh giá.
• Trái phiếu trả lãi sau: Khi phát hành, trái phiếu được bán
bằng mệnh giá. Khi đáo hạn, nhận cả gốc và lãi.
III. Trái phiếu
3. Phân loại trái phiếu

Phân loại theo mức độ đảm bảo thanh toán của người phát hành

Trái phiếu bảo đảm: Là loại trái phiếu mà người phát hành dùng một
tài sản có giá trị làm vật đảm bảo cho việc phát hành. Khi nhà phát
hành mất khả năng thanh toán, thì trái chủ có quyền thu và bán tài sản
đó để thu hồi lại số tiền người phát hành còn nợ, TSĐB có thể là tài
sản cầm cố hoặc chứng khoán ký quỹ.   

Trái phiếu không bảo đảm: Là loại trái phiếu phát hành không có tài
sản làm vật bảo đảm mà chỉ bảo đảm bằng uy tín của người phát
hành.
IV. Định giá Trái phiếu

Mô hình định giá trái phiếu

B0 ) +

B0 +

B0 : Giá trị trái phiếu ở thời điểm 0


I: tiền lãi (I = M*i)
i : Lãi suất trái phiếu
n: kỳ hạn của trái phiếu
M: Mệnh giá trái phiếu
d : tỷ suất lợi nhuận yêu cầu
IV. Định giá Trái phiếu

Mô hình định giá trái phiếu (bán niên)

B0 ) +

B0 : Giá trị trái phiếu ở thời điểm 0


I: lãi được hưởng từ TP (I = M*i)
i : Lãi suất trái phiếu
n: kỳ hạn của trái phiếu
M: Mệnh giá trái phiếu
d : tỷ suất lợi nhuận yêu cầu
IV. Định giá Trái phiếu
Bài tập:
Trái phiếu Nguyễn Kim có mệnh giá là 1 tỷ đồng.
Lãi suất trái phiếu 10.3%/năm, trả lãi hàng năm.
Trả nợ gốc 1 lần khi đáo hạn. Ngày phát hành
22/10/2019, ngày đáo hạn 22/10/2024. Suất sinh lợi
yêu cầu là 10.25%/năm.
Định giá trái phiếu vào thời điểm phát hành?
MV: 1.000 triệu đồng.
i: 10.3%/năm.
rd: 10.25%/năm.
n: 2024 – 2019 = 5 năm
IV. Định giá Trái phiếu
MV: 1.000 triệu đồng.
i: 10.3%/năm.
B0 ) + rd: 10.25%/năm.
n: 2024 – 2019 = 5.

I = M x i = 103 triệu đồng

B0 ) +

= 1001.88 triệu đồng


IV. Định giá Trái phiếu (coupon)
TP chiết khấu : rd > i => B < M
TP bán bằng mênh giá : rd = i => B = M
TP thưởng : rd < i => B > M
IV. Định giá Trái phiếu
Bài tập.
Công ty C có một lượng trái phiếu đang lưu hành với mệnh giá
là $1.000, lãi suất coupon là 12% trả lãi hàng năm, thời gian đáo
hạn còn lại là 16 năm.

1. Nếu lãi suất của trái phiếu cùng mức rủi ro hiện tại có tỷ suất
sinh lợi là 10%, hãy định giá trái phiếu ở thời điểm hiện tại?

2. Nếu tỷ suất sinh lợi là 12% thì giá trị hiện tại của trái phiếu
này là bao nhiêu?

3. Nếu bạn là nhà đầu tư, ở thời điểm hiện tại bạn sẽ đầu tư vào
trường hợp 1 hay 2? Cho biết lý do?
Thank You

You might also like