Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 24

Chương 4: PHÁP LUẬT HỢP

ĐỒNG KINH DOANH,


THƯƠNG MẠI

I. KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT HỢP


ĐỒNG Ở VIỆT NAM
II. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ HỢP
ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG
THƯƠNG MẠI
III. HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ
IV. HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ 1
I. KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT HỢP
ĐỒNG Ở VIỆT NAM

2
1. Khái niệm hợp đồng
 Hợp đồng được hiểu theo nghĩa rộng là sự thoả thuận
giữa hai hay nhiều bên về một vấn đề nhất định trong
xã hội nhằm làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các
quyền và nghĩa vụ của các bên đó.
 Bộ luật Dân sự 2005 đưa ra khái niệm về hợp đồng
dân sự một cách khái quát như sau: “Hợp đồng dân sự
là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi
hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.” (Điều 388
Bộ luật Dân sự 2005).

3
2. Phân loại hợp đồng
a, Theo nội dung của hợp đồng
b, Theo tính chất đặc thù của hợp đồng
c. Theo sự tương xứng về quyền và nghĩa vụ của
các bên trong hợp đồng
d. Theo hình thức của hợp đồng
đ. Theo lĩnh vực áp dụng của hợp đồng
e. Theo tính thông dụng của hợp đồng

4
3. Nguồn pháp luật điều chỉnh hợp đồng
kinh doanh, thương mại
a. Khái quát quá trình phát triển của pháp luật
hợp đồng ở Việt Nam
b. Hệ thống văn bản pháp luật hiện hành về
hợp đồng kinh doanh, thương mại

5
a. Khái quát quá trình phát triển của pháp
luật hợp đồng ở Việt Nam
 Pháp luật hợp đồng trong cơ chế kế hoạch
hoá tập trung
 Pháp luật hợp đồng trong cơ chế kinh tế thị
trường

6
b. Hệ thống văn bản pháp luật hiện hành
về hợp đồng kinh doanh, thương mại
 Bộ luật dân sự 2005
 Luật Thương mại 2005
 Các văn bản pháp luật chuyên ngành
 Áp dụng điều ước quốc tế, pháp luật nước
ngoài và tập quán thương mại quốc tế. (Điều 5
Luật Thương mại).

7
II. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ HỢP
ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI

1. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng trong


hoạt động thương mại
2. Phân loại hợp đồng thương mại
3. Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng
thương mại
4. Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại

8
1. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng
trong hoạt động thương mại
 Hợp đồng trong hoạt động thương mại (hợp
đồng thương mại) được hiểu là thoả thuận giữa
các thương nhân để thực hiện các hoạt động
thương mại

9
Hợp đồng thương mại có những đặc
điểm sau đây:
 Thứ nhất, chủ thể của hợp đồng thương mại là các thương nhân.
Thương nhân là tổ chức kinh tế, cá nhân có đăng ký kinh doanh
và tiến hành hoạt động thương mại một cách độc lập, thường
xuyên. Thương nhân Việt Nam là các doanh nghiệp, hộ kinh
doanh được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
Đặc trưng của thương nhân là phải thực hiện đăng ký kinh
doanh. Thương nhân nước ngoài cũng là chủ thể của hợp đồng
thương mại.
 Thứ hai, nội dung của hợp đồng thương mại là các hoạt động
thương mại. Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích
sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư,
xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi
khác.

10
 Thứ ba, hợp đồng thương mại được giao kết chủ yếu
bằng hình thức văn bản. Tất cả hợp đồng trong những
hoạt động thương mại cụ thể đều được Luật Thương
mại quy định phải được lập thành văn bản hoặc bằng
hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao
gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các
hình thức khác theo quy định của pháp luật. Thông
điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, gửi đi, nhận và
lưu trữ bằng phương tiện điện tử.

11
2. Phân loại hợp đồng thương mại

 Hợp đồng mua bán hàng hoá


 Hợp đồng dịch vụ

12
3. Trách nhiệm pháp lý do vi phạm
hợp đồng thương mại
 Vi phạm hợp đồng: là việc một bên không thực
hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện
không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các
bên hoặc theo quy định của Luật Thương mại
 Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với
hành vi vi phạm. (Điều 294 Luật Thương mại)
 Hình thức trách nhiệm pháp lý

13
Hình thức trách nhiệm pháp lý
Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng thương mại là hậu quả
pháp lý bất lợi mà bên có hành vi vi phạm phải gánh chịu và trong
Luật Thương mại gọi là chế tài trong thương mại. Chế tài trong
thương mại bao gồm:
+ Buộc thực hiện đúng hợp đồng (Khoản 1 Điều 297 LTM)
+ Phạt vi phạm; (Điều 300,301 LTM)
+ Bồi thường thiệt hại; (Điều 302 LTM)
+ Tạm ngừng thực hiện hợp đồng; (Điều 308LTM)
+ Đình chỉ thực hiện hợp đồng; (Điều 310 LTM)
+ Huỷ bỏ hợp đồng; (Điều 312 LTM)
+ Các biện pháp khác do các bên thoả thuận.

14
4. Giải quyết tranh chấp hợp đồng
thương mại
 Thương lượng giữa các bên.
 Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức
hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn
làm trung gian hoà giải.
 Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án.

15
III. HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG
HOÁ
 1. Khái niệm, đặc điểm
Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận
giữa các bên, theo đó, bên bán có nghĩa vụ
giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho
bên mua và nhận thanh toán; bên mua có
nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng
và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.

16
Đặc điểm
 Hợp đồng mua bán đặc trưng bởi việc giao hàng hóa
để đổi lấy 1 số tiền, bởi việc giao tiền để đổi lấy hàng
hóa. Thực chất, mua bán là chuyển giao quyền sở hữu
hàng hóa để đổi lấy 1 số tiền. Không có đặc trưng đó,
hợp đồng sẽ mang 1 cái tên khác chứ không phải là
hợp đồng mua bán. Ví dụ: chuyển quyền chiếm hữu
và sử dụng hàng hóa: hợp đồng cho thuê hàng hóa.
 Mua bán là 1 hợp đồng song vụ: hợp đồng mà mỗi
bên đều có nghĩa vụ đối với nhau. Là hợp đồng
chuyển giao quyền sở hữu tài sản có đền bù.

17
2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong
hợp đồng mua bán hàng hóa
a. Nghĩa vụ của bên bán
 Giao hàng và chứng từ liên quan đến hàng hóa: ( Điều 34
LTM)
 Giao hàng đúng địa điểm (Điều 35 LTM)
 Giao hàng đúng thời hạn (Điều 37 LTM)
 Bảo đảm quyền sở hữu đối với hàng hóa (Điều 45 LTM)
 Bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa (Điều 46
LTM)
 Bảo hành hàng hóa (Điều 49 LTM)

18
b. Nghĩa vụ của bên mua:
 Thanh toán tiền mua hàng (điều 50 LTM)
 Nghĩa vụ nhận hàng

19
3. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế
Khái niệm
 Mua bán hàng hóa quốc tế được thể hiện dưới
các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất,
tái nhập và chuyển khẩu (khoản 1 Điều 27 LTM).
 Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là sự thỏa
thuận giữa các bên trong quan hệ mua bán hàng hóa
có yếu tố nước ngoài nhằm xác lập, thay đổi hoặc
chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các chủ
thể đó.

20
Đặc điểm
 Chủ thể hợp đồng là thương nhân có quốc tịch khác nhau hoặc có
trụ sở thương mại ở các nước khác nhau;
 Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng được dịch chuyển qua biên
giới quốc gia;
 Đồng tiền thanh toán trong hợp đồng là ngoại tệ đối với ít nhất 1
bên;
 Hình thức: mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện trên cơ sở
hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp
lý tương đương (khoản 2 Điều 27 LTM).
 Luật điều chỉnh hợp đồng: Luật của các quốc gia, Điều ước quốc
tế và các tập quán quốc tế về thương mại.

21
IV. HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ
1. Khái niệm
 Là sự thỏa thuận của các bên, theo đó, bên
cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện dịch
vụ cho bên sử dụng dịch vụ (khách hàng) và
nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ có
nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ
và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận

22
Đặc điểm
 Đối tượng của hợp đồng là công việc phải thực hiện
 Người cung ứng dịch vụ là người có trình độ nghiệp
vụ, có kỹ năng kỹ xảo trong 1 lĩnh vực kỹ thuật, 1
ngành nghề nhất định mà bên thuê là người thường
không có hoặc chưa đạt đến năng lực, trình độ đó.
 Hợp đồng dịch vụ thường tạo ra sản phẩm vô hình (tư
vấn, quảng cáo). Nếu là sản phẩm hữu hình thì sản
phẩm đó không phải là 1 sản phẩm mới mà công việc
dịch vụ chỉ làm tăng thêm giá trị của sản phẩm đó
(sửa chữa).

23
2. Các loại hợp đồng dịch vụ cơ bản
- Hợp đồng dịch vụ khuyến mại;
- Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại;
- Hợp đồng dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ;
- Hợp đồng đại diện cho thương nhân;
- Hợp đồng uỷ thác;
- Hợp đồng đại lý;
- Hợp đồng gia công;
- Hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hoá;
- Hợp đồng dịch vụ quá cảnh;
- Hợp đồng nhượng quyền thương mại.

24

You might also like