Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

Văn bản:

PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG


(Trương Hán Siêu)
PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- Trương Hán Siêu (?- 1354). Quê: Yên Ninh, Ninh Bình.
- Tính cương trực, học vấn uyên thâm, được các vua Trần tin
cậy, nhân dân kính trọng.
2. Tác phẩm
a/ Thể loại: Phú
b/ Hoàn cảnh sáng tác: khoảng 50 năm sau cuộc kháng chiến
chống Nguyên - Mông thắng lợi (1288)
c/ Chủ đề: Lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, đề cao con
người, đạo lí chính nghĩa.
d/ Bố cục: 4 phần
PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Cảm xúc của nhân vật “khách” trước cảnh sắc sông Bạch
Đằng
a. Hình tượng nhân vật khách
- Có tâm hồn phóng khoáng, tự do, thích du ngoạn, ngắm
cảnh
- Ham hiểu biết, có “tráng chí bốn phương”
- Yêu thiên nhiên, khao khát tìm hiểu lịch sử dân tộc.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Cảm xúc của nhân vật “khách” trước cảnh sắc sông Bạch
Đằng
b. Cảnh sắc sông Bạch Đằng
- Hùng vĩ, thơ mộng: “Bát ngát sóng …phong cảnh: ba thu.”
- Ảm đạm, hiu hắt: “Bờ lau san sát…gò đầy xương khô.”
c. Tâm trạng của khách
Nỗi niềm ưu hoài chiến tích: “Buồn vì cảnh … còn lưu.”
 Giọng văn vừa sảng khoái, trầm lắng; vừa hào hùng, bi thiết.
 Nhân vật khách là con người có tính cách mạnh mẽ, hồn thơ
dạt dào; là kẻ sĩ nặng lòng ưu hoài trước thiên nhiên, chiến tích,
thiết tha với lịch sử dân tộc.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
2. Các bô lão kể lại chiến tích trên sông Bạch Đằng
người dân địa phương
Các bô lão
sự phân thân của tác giả
 đại diện cho tiếng nói của lịch sử.
a. Kể về chiến công trên sông Bạch Đằng:
b. Kể diễn biến của trận đánh:
- Lực lượng hùng hậu: “Thuyền bè muôn đội… gươm sáng chói.”
- Cảnh giằng co quyết liệt về thế trận: “Trận đánh …chống đối.”
- Trận chiến ác liệt: “Ánh nhật nguyệt …chừ sắp đổi.”
 Hình tượng thiên nhiên kì vĩ, biện pháp phóng đại, lời văn
ngắn, nhịp văn nhanh.
 Khung cảnh gấp gáp, căng thẳng của cuộc chiến.
* So sánh trận Bạch Đằng với những trận thuỷ
chiến oanh liệt nhất trong lịch sử Trung Hoa:
“Khác nào như khi xưa:
Trận Xích Bích …hoàn toàn chết trụi.”
 Khẳng định tầm vóc lớn lao của chiến thắng
Bạch Đằng, thể hiện niềm tự hào của quân dân
Đại Việt.
3. Bàn luận về chiến thắng sông Bạch Đằng
- Chỉ ra nguyên nhân ta thắng, địch thua:
+ “Trời đất cho nơi hiểm trở”.
+ Yếu tố quyết định là nhờ “nhân tài giữ cuộc điện
an”
Đề cao vị trí, sức mạnh của con người, bài phú
mang giá trị nhân văn và tính triết lí sâu sắc.
3. Lời ca của khách và các bô lão
a. Lời ca của các bô lão
- Ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ của sông Bạch Đằng.
- Khẳng định chân lí muôn đời:
“Những người bất nghĩa tiêu vong
Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh.”
b. Lời ca của khách
- Ca ngợi công lao của hai vị vua Trần và chiến tích của
sông Bạch Đằng.
- Đề cao tài đức của người anh hùng.
“Giặc tan muôn thuở thăng bình
Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao.”
PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung
Bài phú thể hiện lòng yêu
Ghinước, niềm tự hào dân tộc: tự hào
nhớ (SGK/7)
về truyền thống yêu nước (qua việc ca ngợi chiến công trên
sông Bạch Đằng); tự hào về truyền thống đạo lí nhân nghĩa
(qua việc ca ngợi đức lớn của nhân tài, của vua trần, của dân
tộc) đồng thời khẳng định, đề cao con người qua nỗi niềm cảm
khái trước cảnh sông Bạch Đằng hiện tại.
2. Nghệ thuật
Cấu tứ đơn giản, bố cục chặt chẽ, chi tiết chọn lọc, mang cảm
hứng bi tráng, nhưng tráng là chủ đạo.

You might also like