Huong Dan TKMH CTM - Chuong 6- Vỏ HGT

You might also like

Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 18

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

BÀI GIẢNG

ĐỒ ÁN MÔN HỌC CHI TIẾT MÁY

CHƯƠNG VI: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ VỎ HGT

TS. NGUYỄN NGỌC TRUNG


PGS-TS. NGUYỄN VĂN VỊNH
Bộ môn Máy xây dựng –xếp dỡ, Khoa Cơ Khí
NỘI DUNG YÊU CẦU SINH VIÊN THỰC HIỆN

Phần I: Thuyết minh (Bản thuyết minh A4, viết tay hoặc đánh máy)

Chương 1 : Chọn động cơ và phân phối tỉ số truyền


Chương 2 : Tính toán thiết kế bộ truyền ngoài
Chương 3 : Tính toán thiết kế bộ truyền trong
Chương 4 : Tính toán thiết kế trục
Chương 5 : Tính toán lựa chọn ổ lăn
Chương 6 : Tính toán thiết kế vỏ hộp giảm tốc

Phần II: Bản vẽ


- 01 bản vẽ lắp khổ A0
- 01 bản vẽ tách chi tiết khổ A3: tùy chọn 01 chi tiết bánh răng hoặc
trục
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ VỎ HGT
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
- Thường dùng 2 loại HGT:
+ Hộp giảm tốc đúc ( phổ biến )
+ Hộp giảm tốc hàn ( dùng khi sản xuất đơn chiếc và hàng loạt nhỏ) – Tự đọc
1. HGT đúc
- Độ cứng cao, khối lượng nhỏ
- Cấu tạo của nó bao gồm : Thành hộp, nẹp hoặc gân, mặt bích, gối đỡ
- Nhiệm vụ :
+ Bảo đảm vị trí tương đối giữa các chi tiết và bộ phận máy;
+ Tiếp nhận tải trọng từ các CTM truyền đến và truyền xuống nền
+ Đựng dầu bôi trơn, tránh cho các chi máy bên trong bị bẩn và bảo vệ chúng
- Vật liệu phổ biến làm HGT là gang xám GX 15-32 ( Chỉ dùng thép khi tải lớn hoặc va đập )
a. Một số vấn đề chính khi thiết kế vỏ HGT
- Hộp giảm tốc gồm hai nửa
+ Nửa trên gọi là nắp hộp
+ Nửa dưới gọi là thân hộp
- Bề mặt ghép thường đi qua tâm các trục. Các trục thường lắp các chi tiết trên nó như bánh
răng, bánh vít, bạc , ổ …rồi từng trục đặt vào ổ đỡ và sau đó lắp ghép nắp và thân HGT.
- Bề mặt lắp ghép thường song song với mặt đế. Tuy nhiên có thể lắp không song song để giảm
trọng lượng, kích thước HGT ( đối với HGT nhiều cấp hoặc chênh lệch đường kính giữa các cấp
quá lớn ) cũng như tạo điều kiện bôi trơn cho bánh răng bằng phương pháp ngâm dầu.
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
- Đối với HGT trục vít nên chọn bề mặt lắp ghép là bề mặt đi qua
Trục bánh vít để lắp bánh vit và các chi tiết khác lên trục dễ dàng
- Để lắp trục vít phải làm cốc lót hoặc đường kính trục vít phải nhỏ
nhỏ hơn đường kính lỗ gối trục để luồn trục vít qua.
II. XÁC ĐỊNH CÁC KÍCH THƯỚC CƠ BẢN CỦA VỎ HỘP

Ví dụ về kết cấu của một loại vỏ HGT


II. XÁC ĐỊNH CÁC KÍCH THƯỚC CƠ BẢN CỦA VỎ HỘP
III. MỘT SỐ KẾT CẤU KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN VỎ HỘP

1. Bulông vòng hoặc vòng móc ( tiêu chuẩn hóa)


- Để nâng và vận chuyển HGT ( khi gia công , lắp ghép…) người ta lắp
thêm bulông vòng hoặc vòng móc trên nắp và thân. Kích thước của nó được
chọn theo trọng lượng HGT ( tiêu chuẩn hóa)
III. MỘT SỐ KẾT CẤU KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN VỎ HỘP

2. Chốt định vị ( tiêu chuẩn hóa)


- Nhờ có chốt định vị, khi xiết bulông không làm biến dạng vòng ngoài
của Ổ ( do sai lệch vị trí tương đối giữa nắp và thân), đảm bảo độ chính
xác khi gia công các lổ nằm trên cả nắp và thân HGT .
- Có hai loại chốt định vị là chốt trụ và chốt côn
III. MỘT SỐ KẾT CẤU KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN VỎ HỘP

3. Cửa thăm (tiêu chuẩn hóa):


Để kiểm tra, quan sát các chi tiết máy trong hộp khi lắp ghép và đổ dầu vào hộp,
trên đỉnh hộp có làm cửa thăm . Trên cửa thăm có làm thêm nắp và trên nắp có thể
lắp thêm nút thông hơi.
III. MỘT SỐ KẾT CẤU KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN VỎ HỘP

4. Nút thông hơi ( tiêu chuẩn hóa)


- Khi làm việc, áp suất và nhiệt độ trong HGT tăng lên Để giảm áp suất và điều
hòa không khí bên trong và bên ngoài hộp, người ta dùng nút thông hơi. Nó được
lắp trên Cửa thăm hoặc đặt ở vị trí cao nhất trên Nắp hộp
III. MỘT SỐ KẾT CẤU KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN VỎ HỘP

5. Nút tháo dầu (tiêu chuẩn hóa)


- Có hai loại: Nút tháo dầu trụ và nút tháo dầu côn
III.MỘT SỐ KẾT CẤU KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN VỎ HỘP

6 .Thiết bị kiểm tra mức dầu (tiêu chuẩn hóa)


- Khi vận tốc bánh răng 𝑣 ≤12 𝑚/ 𝑠 hoặc vận tốc của trục vít 𝑣 ≤10 𝑚/𝑠
Thì bánh răng hoặc trục vít được ngâm trong dầu.
- Để kiểm tra mức dầu trong hộp, người ta dùng nhiều kiểu thiết bị chỉ dầu như
loại mắt kính phẳng, kính khía rãnh, kiểu đèn ló, que thăm dầu…
- Kết cấu của que thăm dầu được dùng phổ biến như sau:
IV. BÔI TRƠN HỘP GIẢM TỐC

- Mục đích: Giảm mất mát về công suất; Giảm mài mòn răng; Đảm bảo
thoát nhiệt tốt; Đề phòng CTM bị han gỉ
- Có 3 phương pháp bôi trơn: Bôi trơn ngâm dầu; Bôi trơn lưu thông và đối
với bộ truyền để hở thì bôi trơn bằng mỡ.
- Các phương pháp bôi trơn:
1. Bôi trơn ngâm trong dầu
IV. BÔI TRƠN HỘP GIẢM TỐC
IV. BÔI TRƠN HỘP GIẢM TỐC
2. Bôi trơn lưu thông
IV. BÔI TRƠN HỘP GIẢM TỐC

3. Chọn dầu bôi trơn cho hộp giảm tốc

You might also like