Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 21

CHUYÊN ĐỀ 30: INSULIN,PEPTIDE-C

CẤU TRÚC, CHỨC NĂNG, KỸ THUẬT


ĐỊNH LƯỢNG, Ý NGHĨA LÂM SÀNG

SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ YẾN NHUNG


LỚP: KY 14LT2 – XN1
MSSV: 147072030
CẤU TRÚC CỦA INSULIN VÀ PEPTIDE-C
• Insulin là một phân tử protein, gồm 2 chuỗi A
(21 acid amin) và chuỗi B (30 acid amin) nối
với nhau bằng 3 cầu nối disulfur, trọng lượng
phân tử 5808 Daltons.
• Peptide-C (connecting peptide) là 1 đoạn ngắn
polypeptide gồm 31 acid amin mà nối hai
chuỗi A và chuỗi B của insulin trong phân tử
proinsulin, trọng lượng phân tử 3020 Daltons.
CHỨC NĂNG CỦA INSULIN VÀ PEPTIDE-C
• Insulin là 1 hormon do tế bào beta của tuyến
tụy tiết ra. Insulin có 3 mô đích chính là : mô
gan, mô cơ xương va mô mỡ. Insulin là
hormon duy nhất có tác động làm hạ đường
huyết trong cơ thể.
• Các chứng năng chính của insulin:
• -Tác động lên chuyển hóa glucid
• -Tác động lên chuyển hóa lipid
• -Tác động lên chuyển hóa protid
• -Trên sự phát triển: đồng tác dụng với GH
TÁC ĐỘNG LÊN CHUYỂN HÓA GLUCID
• Mở kênh GLUT4 (glucose transporter 4) đưa
glucose vào tế bào, tạo năng lượng cung cấp cho
các hoạt động khác.
• Tại mô cơ xương: đẩy mạnh tổng hợp glycogen
dự trữ.
• Tại mô gan: Tổng hợp glycogen dự trữ sau bữa
ăn, chuyển glucose thừa thành acid béo, ức chế
quá trình tân tạo glucose.
• Tại mô mỡ: chuyển glucose thành acid béo dự
trữ.
TÁC ĐỘNG TRÊN CHUYỂN HÓA LIPID
• Tổng hợp và dự trữ lipid từ glucose, nhất là tại
các tế bào mỡ.
• Ức chế ly giải lipid và giải phóng acid béo (ức
chế enzyme lipase HSL: hormone sensitive
lipase)
TÁC ĐỘNG TRÊN CHUYỂN HÓA PROTID

• Kích thích vận chuyển nhiều acid amin vào tế


bào, đồng thời làm tăng cường quá trình dịch
mã tổng hợp các protein mới tại ribosome, ức
chế sự thoái biến protein trong lysosome của
tế bào. Như vậy insulin cũng là 1 hormone có
chức năng tăng trưởng như GH của tuyến yên
trước, thể hiện rõ nhất trong giai đoạn phát
triển bào thai.
CHỨC NĂNG CỦA PEPTIDE-C

Peptide-C là một đoạn ngắn của phân tử


proinsulin được sinh tổng hợp cùng lúc với
insulin ở tế bào beta của tuyến tụy, nên việc
định lượng peptide-C trong huyết tương có
thể giúp đánh giá khả năng hoạt động của tế
bào beta của tụy nội tiết.
• Lượng insulin và peptide-C được sản xuất và bài
tiết với lượng như nhau vào máu tuần hoàn qua
đường tĩnh mạch cửa. Tuy nhiên do peptide-C
được bài tiết qua thận còn insulin được bài tiết
chủ yếu qua gan và cũng do thời gian bán hủy
của peptide-C khoảng 30 phút còn của insulin là
5 phút nên nồng độ peptide-C trong máu thường
cao hơn insulin khoảng 5 lần.
KỸ THUẬT ĐỊNH LƯỢNG INSULIN VÀ
PEPTIDE-C
• Việc định lượng insulin và peptide-C hiện nay
thường được tiến hành theo phương pháp hóa
phát quang hoặc điện hóa phát quang dựa trên
nguyên lý của phản ứng miễn dịch kiểu
“sandwich”. Được gọi là “sandwich” là do kết
quả thí nghiệm được đánh giá thông qua sự kết
hợp giữa 2 kháng thể để phát hiện kháng
nguyên cần tìm. Trong hóa chất sẽ có thêm chất
phát huỳnh quang, cường độ sẽ tỉ lệ thuận với
nồng độ của insulin hoặc peptide-C có trong
mẫu thử.
• Xét nghiệm được thực hiện trên các hệ thống
máy như Elecsys, Cobas, Immulite….Máy phân
tích cần chuẩn bị sẵn sàng để tiến hành phân
tích mẫu : Máy đã được cài chương trình xét
nghiệm insulin và peptide-C, đã được
calibration, và chạy chuẩn đạt yêu cầu kiểm
tra chất lượng.
• Cần lưu ý là nồng độ của insulin và peptide-C
sẽ giảm theo thời gian nên phải tiến hành xét
nghiệm sau khi lấy mẫu trong vòng 2h đối với
insulin và 4h đối với peptide-C.
• Trong trường hợp không làm xét nghiệm được
ngay thì phải bảo quản ở 2-8 độ C tối đa 24h,
hoặc -20 độ C trong 6 tháng đối với insulin và
30 ngày đối với peptide-C ( chỉ được rã đông 1
lần).
• Bệnh phẩm là huyết thanh, huyết tương chống
đông bằng Li-heparin, K3 EDTA, sodium citrate
hoặc nước tiểu 24h (đối với peptide – C).
• Bệnh nhân phải nhịn đói từ 8 – 10h tính từ thời
điểm lấy máu.
• Khoảng tham chiếu:
• -Nồng độ insulin trong huyết thanh/huyết
tương: 5 -20 UI/ml
Ý NGHĨA LÂM SÀNG CỦA INSULIN VÀ
PEPTIDE-C
• Bởi vì cả insulin và peptide-C đều được tế bào
beta của tuyến tụy tiết ra tương đương nhau và
cùng được phóng thích vào máu, nên việc xét
nghiệm kết hợp cả 2 thông số này có vai trò góp
phần giúp cho việc chẩn đoán đúng type của
bênh đái tháo đường ( type 1 & type 2), đánh
giá tình trạng hoạt động của tuyến tụy cũng như
theo dõi quá trình điều trị bằng insulin.
Khái quát về 2 type của bệnh đái tháo đường:
• ĐTĐ type 1: là bệnh ĐTĐ phụ thuộc insulin.
Nguyên nhân là do các kháng thể tự miễn sinh ra
phá hủy tế bào beta của đảo tụy dẫn đến thiếu
hụt insulin làm cho glucose không chuyển hóa
thành glycogen dự trữ dẫn đến tăng glucose
trong máu.
• ĐTĐ type 2: lè bệnh ĐTĐ không phụ thuộc insulin.
Nguyên nhân chủ yếu là do tình trạng đề kháng
insulin ở mô đích dẫn đến giảm tác dụng của
insulin mặc dù tế bào beta của tuyến tụy vẫn sản
xuất insulin.
• Khi xét nghiệm định lượng thấy nồng độ
insulin rất thấp hoặc không có sẽ nghĩ tới ĐTĐ
type 1. Còn nếu thấy nồng độ insulin bình
thường hoặc biến động nhẹ ở người béo phì
có thể nghĩ tới ĐTĐ type 2.
• Tuy nhiên kết quả định lượng insulin bình
thường, tăng hay giảm không kết luận được
ngay là ĐTĐ type 1 hay type 2 vì nồng độ
insulin còn giảm trong bệnh suy tuyến yên,
nhiễm toan ceton do ĐTĐ…, và tăng trong hội
chứng Cushing, insulinoma, bệnh xơ gan…
• Đối với bệnh nhân được chẩn đoán là ĐTĐ
type 1 việc định lượng peptide-C huyết tương
được chỉ định để đánh giá các chức năng các
tế bào beta còn lại.
• Đối với ĐTĐ type 2 việc định lượng peptide-C
huyết tương được chỉ định để theo dõi tình
trạng và khả năng sản xuất insulin nội sinh
theo thời gian để xác định khi nào cần tiêm
insulin.
• Việc định lượng insulin, peptide-C và glucose
huyết tương được sử dụng để chẩn đoán
phân biệt nguyên nhân hạ glucose huyết:
• -Hạ glucose huyết giả tạo do tiếp nhận quá
nhiều insulin ngoại sinh.
• -Hạ gluocse huyết do sản xuất thừa insulin, do
u insulin. Ở bệnh nhân bị u insulin việc định
lượng peptide-C theo thời gian giúp đánh giá
hiệu quả điều trị và phát hiện sự tái phát của
khối u.
• Xét nghiệm peptide-C cũng được chỉ định theo
thời gian để đánh giá sự thành công của ghép
tụy và theo dõi sau khi cắt tụy.
• Peptide-C nước tiểu được chỉ định để đánh giá
liên tục chức năng của tế bào beta hoặc khi
khó lấy máu (ở trẻ em).
• Peptide-C nước tiểu cũng được chỉ định để
đánh giá chức năng của tụy trong ĐTĐ thai kỳ
và ở các bệnh nhân ĐTĐ type 1 không kiểm
soát ổn định được glucose huyết.
• Nồng độ peptide-C tăng trong:
• -Sản xuất insulin nội sinh tăng, gặp trong
trường hợp cơ thể đáp ứng với sự tăng
glucose máu do ăn nhiều glucose hoặc do
kháng insulin.
• -Insulinoma.
• -Hội chứng Cushing.
• -Suy thận.
• -Trong thai kỳ
• Nồng độ peptide-C giảm trong:
• -Đái tháo đường type 1
• -Sau cắt tụy.
• -Sử dụng quá nhiều insulin ngoại sinh.

You might also like