Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 28

Tư tưởng Hồ Chí Minh

Nhóm 5
Chương 4 - Chủ đề 5
Danh sách thành viên
Họ và tên Mssv
Đàm Phú Bình 20201391
Ninh Minh Thuấn 20217939
Nguyễn Tuấn Hải 20191488
Đỗ Quốc Đạt 20203353
Phạm Quốc Việt 20201981
Nguyễn Duy Hiếu 20201961
Chu Tuấn Anh 20191434
Phạm Tiến Đạt 20190726
Vũ Mạnh Cường 20211830
Chủ đề 5
● Trong giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh có đoạn trích:
● “Hồ Chí Minh coi tham ô, lãng phí, quan liêu là “giặc nội xâm”,
“giặc ở trong lòng”, thứ giặc nguy hiểm hơn giặc ngoại xâm. Người
thường phê bình những người “lấy của công dùng vào việc tư, quên
cả thanh liêm, đạo đức”. Quan điểm của Hồ Chí Minh là: “Tham ô,
lãng phí và bệnh quan liêu, dù cố ý hay không, cũng là bạn đồng
minh của thực dân và phong kiến… Tội lỗi ấy cũng nặng như tội lỗi
Việt gian, mật thám”.
● Câu hỏi:
● 1. Anh (chị) hiểu thế nào là tham ô, lãng phí, quan liêu?
● 2. Anh (chị) hãy bình luận ngắn về đoạn trích trên, liên hệ đến vấn
đề xây dựng Nhà nước Việt Nam trong sạch, vững mạnh, hoạt động
có hiệu quả trong giai đoạn hiện nay?
Nội dung

01 02
Thế nào là tham ô,lãng phí,quan liêu Các biện pháp phòng, chống cách
? thức đấu tranh tham ô,lãng phí, quan
liêu

03 04 Participants
Nhìn vào vấn đề ở hiện nay Describe the topic of the section
here
01 Khái niệm
Tham ô
Tham ô là hành động xấu xa nhất, tội lỗi, đê tiện nhất trong
xã hội. Tham ô là trộm cắp của công, chiếm của công làm
của tư. Nó làm hại đến sự nghiệp xây dựng nước nhà; hại
đến công việc cải thiện đời sống của nhân dân; hại đến đạo
đức cách mạng của người cán bộ và công nhân
(theo chủ tịch Hồ Chí Minh )
Tham ô

Đứng về phía cán bộ mà nói, tham ô là: Ăn cắp của


công làm của tư; Đục khoét của nhân dân; Ăn bớt
của bộ đội; Tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của
chung của Chính phủ để làm quỹ riêng cho địa
phương mình, đơn vị mình, cũng là tham ô..
Đứng về phía nhân dân mà nói, tham ô là ăn cắp
của công, khai gian, lậu thuế..
Lãng phí
Lãng phí tuy khác với tham ô ở chỗ người gây ra lãng phí không trực tiếp trộm
cắp của công làm của riêng. Nhưng kết quả thì làm tổn hại rất nghiêm trọng cho
Nhà nước, cho nhân dân. Lãng phí có nhiều nguyên nhân.
- vì lập kế hoạch không chu đáo.
- vì trong khi thực hiện kế hoạch tính toán không cẩn thận. Hoặc vì bệnh hình
thức xa xỉ, phô trương.
- vì thiếu tinh thần bảo vệ của công. Nói tóm lại là vì thiếu ý thức trách nhiệm,
thiếu ý thức quý trọng sức của, sức người của Nhà nước và của nhân dân
Lãng phí

Lãng phí sức lao động

Lãng phí tiền của

Lãng phí thì giờ


Quan Liêu
Về bản chất : Quan liêu- nguồn gốc sinh ra tham ô, lãng phí
Theo chủ tịch Hồ chí Minh :
- Quan liêu là người cán bộ phụ trách nhưng xa rời thực tế, xa rời quần chúng. Đối
với công việc thì không điều tra, nghiên cứu kỹ lưỡng. Chỉ đạo thì đại khái, chung
chung. Không lắng nghe ý kiến của quần chúng, tác phong không dân chủ. Sợ phê
bình và tự phê bình. Không giữ đúng nguyên tắc lãnh đạo tập thể, phân công phụ
trách… Vì vậy, ở đâu có bệnh quan liêu thì ở đó có nạn tham ô, lãng phí
- Vì những người và những cơ quan lãnh đạo từ cấp trên đến cấp dưới không sát
công việc thực tế, không theo dõi và giáo dục cán bộ, không gần gũi quần chúng.
Đối với công việc thì trọng hình thức mà không xem xét khắp mọi mặt, không vào
sâu vấn đề. Chỉ biết khai hội, viết chỉ thị, xem báo cáo trên giấy, chứ không kiểm tra
đến nơi, đến chốn…
Quan liêu

Từ kinh nghiệm thực tế, Người khẳng định: “…bệnh quan liêu đã ấp
ủ, dung túng, che chở cho nạn tham ô, lãng phí”. “Bệnh quan liêu là
nguồn gốc sinh ra lãng phí, tham ô. Kinh nghiệm chứng tỏ rằng: Ở
đâu có bệnh quan liêu thì ở đó chắc chắn có tham ô, lãng phí; nơi
nào bệnh quan liêu càng nặng thì nơi đó càng nhiều lãng phí, tham
ô. Cho nên, muốn triệt để chống tham ô, lãng phí thì phải kiên quyết
chống nguồn gốc của nó là bệnh quan liêu
02
Các biện pháp phòng, chống tham ô ,lãng
phí, quan liêu
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhìn nhận phẩm chất đạo đức cách mạng của người
cán bộ, đảng viên với một tư duy biện chứng, sâu sắc, toàn diện và nhân
văn. Người cho rằng: “Đảng viên và cán bộ cũng là người. Ai cũng có tính
tốt và tính xấu. Song đã hiểu biết, đã tình nguyện vào một Đảng vì dân, vì
nước, đã là một người cách mạng thì phải cố gắng phát triển những tính tốt,
loại bỏ những tính xấu. Vì tính xấu của một người thường chỉ có hại cho
người đó; còn tính xấu của một đảng viên, một cán bộ, sẽ có hại đến Đảng,
có hại đến nhân dân”. Theo Người, chữa trị căn bệnh tha hóa, biến chất,
những bệnh tật trong cơ thể người cán bộ, đảng viên, phải có những thang
thuốc đặc trị, phải có tinh thần kiên quyết, kịp thời, “Công khai và mạnh dạn
gạt bỏ cho thật sạch những ung nhọt ấy thì thân thể càng mạnh khỏe thêm”
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh để ngăn chặn, đẩy lùi tham ô, lãng phí, quan
liêu, cần phải có những biện pháp, giải pháp đồng bộ và quyết tâm rất cao,
vì đây là cuộc chiến đấu khổng lồ, rất nặng nề, phức tạp chống lại cái cũ kỹ,
hư hỏng. Tựu trung, Người nêu các giải pháp chính sau đây: 
Đầu tiên
Toàn Đả ng và mỗ i cán bộ , đả ng viên phả i nâng cao
đạ o đứ c cách mạ ng, quét sạ ch chủ nghĩa cá nhân.
Thứ hai

Tă ng cườ ng công tác giáo dụ c chính trị,


tư tưở ng, tự phê bình và phê bình
nghiêm túc trong Đả ng, giữ nghiêm kỷ
luậ t củ a Đả ng và pháp luậ t củ a Nhà
nướ c. 
Thứ ba
báo chí phả i tham gia tích cự c vào
việc chố ng tham nhũ ng; phả i coi
trọ ng vai trò và trách nhiệm củ a nhân
dân, phả i dự a vào dân, phát huy sứ c
mạ nh tổ ng hợ p củ a cả hệ thố ng
chính trị, các cấ p, các ngành, các
đoàn thể nhân dân trong việc chố ng
tham ô, hố i lộ .  
Cách thức đấu tranh

Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầ u, việc chố ng tham ô, lãng phí,
quan liêu vừ a phả i chủ độ ng phòng ngừ a, vừ a phả i kiên quyết
tiến công, phả i có chuẩ n bị, có kế hoạ ch, có tổ chứ c thự c hiện
và có lãnh đạ o, chỉ đạ o, sâu sát, tiến hành thườ ng xuyên, liên
tụ c, không đánh trố ng, bỏ dùi; có sự quyết tâm cao củ a ngườ i
đứ ng đầ u, sự cố gắ ng củ a cán bộ , phả i thông qua các cuộ c vậ n
độ ng. Ngườ i phát độ ng Cuộ c vậ n độ ng “nâng cao tinh thầ n
trách nhiệm, tă ng cườ ng quả n lý kinh tế tài chính, cả i tiến kỹ
thuậ t, chố ng tham ô, lãng phí, quan liêu”.
03
Nhìn vào
vấn đề ở
hiện nay
Hiện nay

Những tư tưởng về chống tham ô, lãng phí của Bác Hồ được nêu ra cách đây đã
hơn 50 năm. Liên hệ với tình hình thực tế tham nhũng đang diễn ra ở nước ta hiện
nay, chúng ta thấy, những lời dạy của Người là hết sức sáng suốt, mang tầm chiến
lược và có giá trị thực tiễn vô cùng sâu sắc. Tình hình tham nhũng ở nước ta hiện
nay đang diễn ra ở cả chiều rộng lẫn chiều sâu và sức công phá của nó không phải
chỉ dừng lại ở lĩnh vực kinh tế mà cả chính trị, xã hội và là nguy cơ lớn nhất đe doạ
mọi thành quả cách mạng của chúng ta.
          Để làm theo tư tưởng của Bác Hồ trong đấu tranh ngăn chặn và đẩy lùi nguy
cơ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, đồng thời tiếp tục quán triệt và thực hiện có hiệu
quả Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X Về
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham
nhũng, chúng ta cần phải tập trung giải quyềt những vấn đề cơ bản sau:
Thường xuyên tự giác tu dưỡng, rèn luyện, phê bình và tự phê bình trong đội ngũ cán bộ lãnh
đạo, quản lý là nhiệm vụ rất quan trọng để chống quan liêu, tham nhũng

Muốn cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham ô, lãng phí có kết quả thì một vấn
đề rất quan trọng là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý phải luôn luôn rèn luyện
phẩm chất,"nêu cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân". Vì
“cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “công việc thành công hay thất bại đều
do cán bộ tốt hay kém”. Có cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, đạo đức tốt thì “việc
gì cũng xong”. Ngay từ khi cách mạng Việt Nam còn trứng nước, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã quan tâm mở các lớp huấn luyện cán bộ. Theo Người cán bộ tốt
là hội đủ cả hai yếu tố đức và tài. , “cũng như sông thì có nguồn mới có nước,
không có nguồn thì nước cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo.
Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi đến mấy
cũng không lãnh đạo được nhân dân”.
Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cơ quan Đảng, Nhà nước
thật sự có chất lượng cao.

Lựa chọn, bố trí cán bộ, công chức phải căn cứ vào tiêu chuẩn, công việc chung và năng
lực thực tế của từng người. Bản thân người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải thường xuyên
rèn luyện, tu dưỡng, tích cực phê bình và tự phê bình, xây dựng cơ quan, tổ chức cơ sở
đảng trong sạch, vững mạnh.
           Làm tốt công tác tư tưởng

Trong công tác tư tưởng phải chú ý làm tốt các bước : một là, phải “đánh thông tư tưởng”.
Bởi vì, trong nhận thức tư tưởng của mỗi cấp uỷ, chính quyền, cán bộ lãnh đạo, quản lý và
quần  chúng có thông suốt thì mới có thể tiến hành đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng
thắng lợi. Hai là, khi mọi người đã hiểu đại thể, muốn hiểu cụ thể và sâu sắc hơn phải tăng
cường việc nghiên cứu. Khi tự phê bình và phê bình phải thẳng thắn, trung thực, đấu tranh có
lý, có tình. ,  ba là tổ chức kiểm điểm chung trong toàn cơ quan, đơn vị để giải quyết các vấn
đề, giải thích các thắc mắc, sửa chữa những khuyết điểm, biểu dương những tập thể, cá
nhân làm tốt... Cán bộ lãnh đạo, quản lý càng phải nghiêm túc tự kiểm điểm để làm gương
trong đơn vị, cơ quan mình. Trong đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng phải lấy giáo dục là
chính, trừng phạt là phụ. Trong giáo dục, làm tốt công tác tư tưởng đối với đội ngũ cán bộ
lãnh đạo, quản lý và quần chúng là nhiệm vụ có tính then chốt.
           Dựa vào quần chúng, phát động quần chúng tích cực tham gia đấu
tranh chống quan liêu, tham nhũng

. Chống tham nhũng, quan liêu là cách mạng. Cách mạng là tiêu diệt
những cái xấu, xây dựng cái mới. Nhưng, cách mạng là sự nghiệp của
quần chúng nhân dân. Cho nên, cũng như mọi công việc khác, việc
chống quan liêu, tham nhũng phải dựa vào quần chúng, phát động, động
viên, tổ chức quần chúng tham gia thì mới chắc chắn thành công. “Quần
chúng tham gia càng đông, thành công càng đầy đủ, mau chóng”. Tai mắt
nhân dân rất tinh tường, mọi hành vi của những kẻ quan liêu, tham
nhũng, lãng phí đều không sao thoát khỏi “lưới trời nhân dân”. Tuy nhiên,
công tác tổ chức quần chúng lại phải dựa chủ yếu vào cán bộ lãnh đạo,
quản lý. Nếu cán bộ lãnh đạo, quản lý biết tập hợp, vận dụng và chỉ đạo
tốt quần chúng trong cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng thì
nhất định kết quả thu được sẽ rất khả quan.
Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra và kê khai tài sản cá nhân

Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng để đấu tranh chống bệnh tham ô,
lãng phí, quan liêu đạt kết quả tốt. Kiểm tra giúp cho các cấp uỷ,
chính quyền nắm chắc được tình hình chấp hành nghị quyết, chính
sách, biết ai làm đúng, ai làm sai ; ai ra sức làm, ai làm qua loa, chiếu
lệ. Nếu tổ chức kiểm tra được chu đáo thì bao nhiêu ưu điểm và
khuyết điểm của cán bộ lãnh đạo, quản lý chúng ta đều thấy rõ.    
Chấn chỉnh công tác tổ chức cán bộ

Nói đến công tác tổ chức cán bộ là nói đến chế độ giáo dục, đào tạo
và sử dụng con người trong bộ máy của Đảng và Nhà nước. Để thực
hiện nghiêm túc vấn đề này phải có sự đánh  giá khách quan đội ngũ
cán bộ, nhân viên hiện đang làm việc trong các cơ quan của Đảng và
Nhà nước. Xây dựng một quy chế đánh giá thật sự khoa học, dân
chủ, công khai và đối thoại ; phải xem xét toàn diện cả quá khứ, hiện
tại và tương lai (khả năng phát triển) của mỗi cán bộ (nhất là cán bộ
cao cấp). Sắp xếp lại bộ máy tổ chức sao cho gọn nhẹ, có hiệu lực
và bố trí, sử dụng cán bộ cho phù hợp. Đồng thời có kế hoạch đào
tạo và đào tạo lại cả về nghiệp vụ chuyên môn và phẩm chất đạo
đức cho từng đối tượng cán bộ, nhân viên các cấp, nhất là cán bộ
lãnh đạo, quản lý. 
Bổ nhiệm có thời hạn và luân chuyển cán bộ

. Kinh nghiệm cho thấy việc bổ nhiệm có thời hạn không quá lâu,
việc luân chuyển cán bộ, có tác dụng tích cực ít ra trên ba phương
diện. Một là, góp phần tăng cường tính năng động, tính đổi mới của
bản thân cán bộ quản lý. Người không có năng lực tương xứng sẽ
nhanh bị đào thải. Hai là, khắc phục bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa,
chủ quan, trì trệ của người đã được vào guồng máy. Ba là, tạo cơ
hội cho người khác vươn lên khẳng định mình. Nhờ vậy, bệnh quan
liêu sẽ được hạn chế tới mức tối đa. Do đó, cần phải đẩy mạnh hơn
nữa công tác bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý có thời hạn và luân
chuyển cán bộ, góp phần vào cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham
nhũng.
Vấn đề quan trọng và mấu chốt đối với nhiệm vụ chống quan liêu, tham nhũng chính
là phải xử lý cán bộ lãnh đạo, quản lý vi phạm pháp luật  một cách kiên quyết, công
minh, để người có khuyết điểm phải chịu kỷ luật, người có tội phải bị xử tội, bất kể
họ là ai, ở cấp bậc nào. Người đứng đầu một tổ chức, một địa phương, một ngành
đến toàn quốc đã để cho cán bộ tham nhũng có tính nghiêm trọng, kéo dài thì phải
chịu trách nhiệm trước pháp luật và nhận kỷ luật đầu tiên trước Đảng, trước dân.
          Muốn đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng có hiệu quả phải sử dụng
những giải pháp đồng bộ cả về nhận thức tư tưởng và tổ chức, luật pháp và chính
sách; các giải pháp vừa có tính chiến đấu cao, vừa khoa học, vừa kiên quyết và
mạnh mẽ. Trong đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, cán bộ lãnh đạo, quản lý
có vai trò và nhiệm vụ rất quan trọng. Họ vừa là hạt nhân, vừa đi đầu trong cuộc đấu
tranh này ; tự mình nêu gương sáng theo lời dạy của Bác Hồ: “Cần, kiệm, liêm,
chính ...” ; đồng thời phải thực hiện nghiêm chỉnh mọi chủ trương của Đảng và Nhà
nước về chống quan liêu, tham nhũng
Times Square “Underground”

Mercury Jupiter
Mercury is the smallest Jupiter is the biggest
planet planet

Mars 2/5 Mars 1/5


Venus 4/5 Venus 5/5

You might also like