Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 19

NƯỚC NGA

Tên thành viên Nhiệm vụ Mức độ hoàn thành

Lê Nguyễn Nhân Phụ trách chung 5/5


Nghĩa
Hồ Gia Hưng Tìm ảnh minh họa 5/5
Nguyễn Minh Hùng Tìm kiếm thông 5/5
tin
Hà Minh Duy Tìm kiếm thông 5/5
tin
Bùi Doãn Đăng Tìm kiếm thông 5/5
Khoa tin
Nguyễn Anh Cương Làm powerpoint 5/5
Nguyễn Chí Bách Làm powerpoint 5/5
Những nội dung đặc sắc

01 02 03 04
TÔN GIÁO TRANG PHỤC LỄ HỘI ẨM THỰC
TÔN
01
GIÁO
Kitô hữu chiếm đa số 47,1%
Giáo hội chính thống giáo nga 41%
Không có giáo phái nào cả 4,1% và 1,5% là cơ đốc
giáo
Ngoài ra nước Nga còn có đa dạng các tôn giáo
khác như Vô thần, hồi giáo, phật giáo, pagan giáo,
hindu… chiếm tỉ lệ 10,4 %
02
TRANG
PHỤC
1. Trang phục truyền thống của phụ nữ Nga
+Được phân biệt bởi vẻ đẹp tuyệt vời, độ sáng và tính thẩm mỹ cao, trang trí
sang trọng hơn so với của nam. Và điều này không có gì đáng ngạc nhiên, bởi
một người phụ nữ ở Nga luôn là hiện thân của sự duyên dáng, dịu dàng, nguồn
cảm hứng và sự ngưỡng mộ. Vì vậy trang phục của phụ nữ Nga luôn được thêu
trang trí phong phú.
+Trang phục truyền thống chai loại trang phục dân tộc Nga chính: Sarafan và
Poneva. Sarafan là một chiếc váy liền dài vừa vặn, rộng rãi mặc bên ngoài
một chiếc áo sơ mi dài tay có chất liệu vải lanh và thắt đai. Một điểm nhấn
của váy sarafan là chiếc thắt lưng. Sarafan được làm từ vải lanh hoặc bông.
Đối với những dịp đặc biệt, chúng có thể được làm từ thổ cẩm và lụa được
thêu bằng chỉ vàng và bạc. Trang phục váy poneva thường được mặc ở các tỉnh
phía nam Moscow. Poneva được làm từ ba mảnh vải, loại vải được chọn là một
hỗn hợp len dày, mặc cùng chiếc áo sơ mi dài, rộng rãi. Phần tay áo và phía
dưới của áo sơ mi thường thêu hoa văn và có thắt lưng xung quanh. Trang phục
poneva được mặc khi người phụ nữ đã kết hôn.
2. Trang phục truyền thống của nam
Bao gồm áo sơ mi, đai thắt, quần, giày da hoặc bện bằng vỏ cây, mũ
có hoặc không có vành. Áo sơ mi vải lanh kosovorotka là loại áo phổ
biến nhất ở Nga và trên toàn thế giới. Thân áo dài đến giữa đùi, áo
không có nút bấm, trông khá giống một chiếc áo phông ngoại cỡ hiện
nay. Khi người nam mặc kosovorotka thì sẽ không sơ vin áo vào trong
quần mà để buông thoải mái. Họ dùng dây đai lưng thắt ở đoạn cạp
quần. Thắt lưng được làm từ vải, dệt kim, dệt từ chỉ, dây, mảnh
da,... Trang phục truyền thống Nga - Ảnh 5 Trang phục Nga để lại
nhiều ấn tượng với khách du lịch bởi sự tỉ mỉ, chi tiết và sáng
tạo. Trong suốt nhiều thế kỷ những bộ trang phục truyền thống ngày
nay đều được nhân dân xứ sở Bạch Dương sáng tạo và giữ gìn.
+Mũ - Kokoshnik Chiếc mũ đội đầu cũng được coi là một vật trang
trí. Các cô gái chưa kết hôn thường đeo những dải ruy băng sáng
màu, nhiều loại băng đô, vòng hoặc khăn quàng cổ được buộc theo một
cách đặc biệt. Đối với những người phụ nữ có chồng phải giấu mái
tóc của mình dưới kokoshnik với một chiếc khăn quàng cổ. Kokoshnik
được coi như là một thứ phụ kiện không thể thiếu trong các lễ hội
của người dân Nga.
+Dây đai thắt lưng Theo phong tục của người Nga, phần eo phải luôn
được thắt đai, thậm chí còn có nghi lễ quấn khăn cho một bé gái mới
sinh. Người ta tin rằng vòng tròn ma thuật này bảo vệ khỏi những
linh hồn ma quỷ, chiếc thắt lưng không được tháo ra ngay cả trong
bồn tắm. Thắt lưng được móc hoặc dệt bằng len, vải lanh hoặc bông.
Chiếc thắt lưng có thể dài tới ba mét, được đeo bởi những cô gái
chưa chồng hoặc những người đã có gia đình..
03 LỄ HỘI
LỄ GIÁNG SINH
Nga và các nước Đông Âu theo đạo Chính Thống tổ chức đón Giáng
sinh vào ngày mùng 7 tháng 1 hàng năm, tức là muộn hơn 13 ngày so
với Giáng sinh của Công giáo (25/12) tại Châu Mỹ, Châu Úc, Tây Âu
và một số nước ở Châu Phi.
Theo phong tục xưa, Giáng sinh thường được người Nga tổ chức trong
ba ngày là mùng 7-8-9 tháng 1. Trước Giáng sinh người ta thường ăn
chay 40 ngày với những quy định rất nghiêm ngặt. Trong những ngày
này không được phép ăn thịt, trứng, sữa, mỡ động vật. Trong các
ngày thứ hai, thứ tư và thứ sáu không được ăn cá và uống rượu. Các
ngày còn lại trong tuần thì được phép ăn thức ăn với dầu thực vật.
Ngày mùng 6 tháng 1 là ngày cuối cùng của lễ ăn chay, tuy nhiên
chỉ được phép ăn các món thịt, cá sau khi ngôi sao đầu tiên mọc
lên. Trong buổi tối này mọi người thường quay quần xung quanh
những đống lửa lớn vì họ cho nằm lửa sẽ xua đi bóng tối để bắt đầu
một năm mùa màng bội thu và giúp cho linh hồn của những người đã
khuất không bị lạnh lẽo.
LỄ PHỤC SINH
Lễ Phục Sinh thường rất được chào
đón ở Nga. Ngày lễ Phục Sinh theo
truyền thống luôn được kỷ niệm vào
đầu mùa xuân. Được kéo dài bảy ngày
thì sẽ được gọi là Tuần thánh. Vào
ngày này, người ta sẽ làm các loại
bánh mì ngọt đặc biệt, có hình tròn
( được gọi là bánh Phục Sinh) và
được bày bán ở hầu hết các hiệu bánh
mì trong dịp lễ này. Ngoài ra còn có
bánh Paskha và những quả trứng được
nhuộm nhiều màu sắc sặc sỡ. Trứng
được coi là biểu tượng của lễ Phục
Sinh, được tặng bạn bè và người thân
vào ngày lễ Phục Sinh. Vào dịp lễ
này, còn là dịp để mọi người đi thăm
bạn bè, người thân và họ hàng.
LỄ HỘI IVAN KUPALA MÙA HẠ
Cũng giống như các nước theo Đạo Cơ
đốc chính thông trên khắp Châu Âu,
người ta thường tổ chức lễ thành
John và lễ rửa tội. Ở Nga, ngày này
sẽ được gọi là Ivan Kupala. Lễ hội
này để mọi người có thể tìm gặp được
nửa kia của mình. Họ sẽ thả xuống
sống các vòng hoa mà họ tự bện. Đặc
biệt, trong lễ hội này còn có tiết
mục rất đặc sắc đó là nhảy qua lửa.
Người Nga cho rằng, trong đêm của lễ
hội nếu những ai khi nhảy qua đống
lửa vẫn còn nắm tay nhau thì sẽ có
một đám cưới diễn ra không xa.
04
04
1. BORSCH – SOUP CỦ CẢI ĐỎ
Borsch là món soup cổ điển của Nga, món này
gồm có nhiều thành phần chính với màu sắc
tươi sáng nhất là của củ cải đỏ. Ngoài ra
còn có các nguyên liệu không thể thiếu để
tạo nên hương vị đặc trưng của món Nga, như
lá nguyệt quế, các loại rau thơm. Nước dùng
nên là nước hầm thịt bò, như vậy mới ngon
nhất. Đôi khi người ta thêm thịt, nấm hoặc
lúa mạch vào món ăn này.
2. BÁNH MÌ ĐEN
Được làm từ những hạt lúa mạch đen nguyên
chất. Bánh mì đen là món không thể thiếu
trên bàn ăn của người Nga. Trong tục ngữ
của nước Nga, bánh mì đen được ví như là
cha ruột của mỗi người. Tùy thuộc vào
công thức ở mỗi nơi mà bánh mì được ủ
chua, tạo nên hương vị khác biệt.
3. Cháo Kasha

Nếu chiếc bánh mì đen được dân gian Nga


ví như người cha thì món Kasha đối với
họ như là người mẹ. Đây là món ngũ cốc
phổ biến trong mọi bữa ăn của người Nga,
và chế biến kỹ thành cháo khi được nấu
chung với thịt, sữa và các loại rau củ
khác nhau. Món ăn truyền thống của nước
Nga này có thể dùng trong bữa sáng, trưa
hoặc tối và bất cứ lứa tuổi nào cũng yêu
thích nó. Ở mỗi độ tuổi người ta ăn cháo
Kasha được nấu bởi các nguyên liệu khác
nhau: trẻ em thì ăn cháo mannaya nấu từ
hạt lúa mì xay ra nấu với sữa; người lớn
thì ăn cháo nấu từ hạt kiều mạch, riêng
món kutia lại phục vụ trong đám tang.
Cháo Kasha đặc biệt tốt cho tim mạch,
cho người ốm dậy và trẻ nhỏ. Trong
chuyến du lịch Nga của mình đừng bỏ qua
cơ hội thưởng thức món ăn này.

You might also like