1. Slide thực tập đhnn 1 2

You might also like

Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 30

THỰC TẬP ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ

NGHIỆP 1

TS. PHẠM HÙNG CƯỜNG

1
Mô tả nội dung học phần
- Học phần giúp sinh viên tìm hiểu vị trí, vai trò của
một số công việc điển hình trong nghề luật
- Học phần giúp sinh viên tìm hiểu về thực tế công
việc của một số nghề nghiệp điển hình trong nghề luật
- Sinh viên phải tổng hợp các kiến thức chiếm lĩnh
được để hoàn thành báo cáo thực tập định hướng nghề
nghiệp
2
Các công việc điển hình trong nghề luật
- Công chứng viên
- Trợ giúp viên pháp lý
- Cộng tác viên của trung tâm trợ giúp pháp lý
- Thư ký tòa án nhà nước
- Thẩm phán - Điều tra viên vụ việc cạnh tranh
- Kiểm sát viên - Thành viên hội đồng cạnh tranh
- Chấp hành viên - Quản tài viên
- Thừa phát lại - Báo cáo viên pháp luật
- Luật sư tư vấn - Kiểm tra viên ngành kiểm sát
- Luật sư tranh tụng - Ủy viên Ban giải quyết khiếu nại thuộc bộ phận
- Chuyên viên bộ phận pháp chế pháp chế của Liên đoàn bóng đá Việt Nam/
Thành viên ban kỷ luật của Liên đoàn
- Chuyên viên địa chính
- Giảng viên ngành luật
- Cán bộ tư pháp, hộ tịch - Trợ lý luật sư
3
Mục tiêu dự kiến của học phần

Học phần nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức, hiểu
biết về vị trí, vai trò cũng như công việc thực tế hàng
ngày của một số công việc điển hình trong nghề luật, qua
đó giúp sinh viên xác định được định hướng nghề nghiệp
tương lai của mình

4
Kết quả dự kiến của học phần

∎ Chiếm lĩnh được các kiến thức về vị trí, vai trò của một số
công việc điển hình trong nghề luật
∎ Chiếm lĩnh được các kiến thức cơ bản về công việc thực tế
hàng ngày của một số công việc điển hình trong nghề luật
∎ Xác định được định hướng nghề nghiệp trong tương lai của
mình để tập trung chiếm lĩnh tri thức, phục vụ tốt nhất cho
hoạt động nghề nghiệp trong tương lai
5
Tài liệu phục vụ học phần

- Đề cương môn học


- Hướng dẫn viết báo cáo thực tập định
hướng nghề nghiệp 1
- Các tài liệu được cán bộ hướng dẫn tại cơ
quan nơi thực tập cung cấp

6
Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

7
Đánh giá điểm giữa kỳ

8
Đánh giá điểm chuyên cần

- Điểm chuyên cần được đánh giá theo


tỷ lệ số buổi đã tham dự thực tập trên
tổng số buổi tối thiểu cần phải tham
dự thực tập theo xác nhận của cán bộ
hướng dẫn
- Tổng số buổi tối thiểu phải tham dự
thực tập của học phần này là 18 buổi
9
Đánh giá điểm báo cáo thực tập

10
Đánh giá điểm báo cáo thực tập

11
Đánh giá điểm báo cáo thực tập

12
Nhiệm vụ của sinh viên

∎ Sinh viên phải đi thực tập đúng thời gian quy định
∎ Tham dự tối thiểu 70% thời gian thực tập
∎ Tuyệt đối không được copy báo cáo thực tập
∎ Đọc tài liệu và chuẩn bị cho mỗi buổi thực tập
∎ Sử dụng tốt tin học văn phòng
∎ Tôn trọng và thực hiện nghiêm túc các quy định của nơi thực
tập
13
Quy định về kiểm tra, đánh giá

- Không đi thực tập sẽ bị điểm 0


- Không có đánh giá của cán bộ hướng dẫn thực tập
sẽ bị điểm 0
- Trường hợp đạo văn, copy sẽ bị đánh giá không
đạt

14
NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA BÁO
CÁO THỰC TẬP ĐHNN 1

15
Hình thức báo cáo

∎ Báo cáo thực tập có độ dài tối thiểu 03 trang A4 (tính từ phần Mở đầu
đến hết phần Kết luận), sử dụng phông chữ Times New Roman cỡ chữ
13 - 14 của Microsoft word, dãn dòng 1,5 lines; mật độ chữ bình thường.
Lề trên: 2,5 cm; lề dưới: 2,5 cm; lề trái: 3,5 cm; lề phải: 2 cm. Số trang
đánh ở giữa, bên dưới, bắt đầu từ Mở đầu đến hết Báo cáo thực tập, bao
gồm cả phần nhận xét của cán bộ hướng dẫn thực tập, có chữ ký và đóng
dấu xác nhận của nơi thực tập.
∎ Trang bìa: Trang bìa của Báo cáo thực tập có thể in trên giấy bìa hoặc
giấy thường (theo mẫu).
16
Nội dung báo cáo

∎ Nội dung của Báo cáo thực tập thể hiện tri thức, hiểu biết
thực tế của sinh viên sau khi đã được tìm hiểu công việc
thực tế của một hay một số vị trí nghề nghiệp tại cơ sở thực
tập.
∎ Nội dung của Báo cáo thực tập phải mô tả được vị trí nghề
nghiệp; mô tả chi tiết các công việc của vị trí nghề nghiệp
cũng như công việc đã được tìm hiểu, đã được giao thực
hiện. (Nội dung cụ thể được mô tả ở Mục C).
17
Cấu trúc của báo cáo

Ngoài trang bìa, bảng viết tắt (nếu có) và mục lục, Báo cáo thực tập
gồm 4 phần. Cụ thể như sau:
∎ I. PHẦN MỞ ĐẦU
∎ II. PHẦN NỘI DUNG
∎ III. KẾT LUẬN
∎ IV. XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN THỰC TẬP

18
I. PHẦN MỞ ĐẦU

1.1. Giới thiệu về cơ quan thực tập (1,0 điểm)


∎ Tên cơ quan thực tập; (0,25 điểm)
∎ Bộ máy lãnh đạo (Tên của các cán bộ lãnh đạo cơ quan);
(0,25 điểm)
∎ Cơ cấu tổ chức; chức năng, nhiệm vụ (Tóm tắt cơ cấu tổ
chức, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan); (0,25 điểm)
∎ Lịch sử hình thành và phát triển (Tóm tắt lịch sử hình thành
và phát triển). (0,25 điểm) 19
I. PHẦN MỞ ĐẦU

1.2. Giới thiệu về cán bộ hướng dẫn thực tập (1,0 điểm)
∎ Họ tên, chức vụ của cán bộ hướng dẫn thực tập; (0,25
điểm)
∎ Mô tả vị trí công việc của cán bộ hướng dẫn thực tập;
(0,25 điểm)
∎ Mô tả chi tiết các công việc thường xuyên của cán bộ
hướng dẫn thực tập. (0,5 điểm)
20
II. PHẦN NỘI DUNG

2.1. Mô tả các vị trí nghề nghiệp trong cơ sở thực tập (1,5


điểm)
- Mô tả khái quát các vị trí nghề nghiệp trong cơ sở thực tập;
(0,5)
- Mô tả khái quát chức năng nhiệm vụ của các vị trí đó; (0,5)
- Nêu các điều kiện tối thiểu cần phải có để đảm nhiệm các vị
trí đó. (0,5)
II. PHẦN NỘI DUNG

2.2. Mô tả vị trí nghề nghiệp mà mình quan tâm tìm hiểu (2,0 điểm)
- Nêu lí do tại sao mình quan tâm vị trí nghề nghiệp; (0,25 điểm)
- Mô tả chi tiết các điều kiện để có thể đảm nhiệm vị trí nghề nghiệp này (Điều kiện bằng
cấp, chứng chỉ, kỹ năng …); (0,25 điểm)
- Mô tả chi tiết các công việc mà vị trí nghề nghiệp này thực hiện; (0,5 điểm)
- Mô tả chi tiết các công việc hàng ngày mà vị trí nghề nghiệp này cần giải quyết. Nêu chi
tiết công việc đó là gì, ví dụ đọc hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai giữa ông …. và bà …
(Nêu cụ thể các thông tin trong hồ sơ, nêu rõ đọc khi nào, có nhận xét gì, …) (0,5 điểm):
- Mô tả một công việc cụ thể của vị trí nghề nghiệp đã giải quyết mà em đã được tìm hiểu
(từ khi bắt đầu đến khi kết thúc). Mô tả cụ thể công việc của họ. Ví dụ, một cán bộ địa
chính thì làm các công việc gì, … Sau khi nêu khái quát công việc, trình bày công việc cụ
thể của người đó trong 1 ngày làm việc hay trong 1 tuần, …(0,5 điểm) 22
II. PHẦN NỘI DUNG

2.3. Các công việc được giao thực hiện hoặc tìm hiểu (1,5 điểm)
- Mô tả chi tiết, cụ thể các công việc được cán bộ hướng dẫn hoặc các cán
bộ, nhân viên trong cơ quan giao thực hiện (kể cả các công việc như đánh
máy, sắp xếp tài liệu, giao nhận tài liệu…) hoặc được giao để tìm hiểu.
Nếu được giao nhiều việc hoặc tìm hiểu nhiều việc thì lần lượt mô tả
chính xác, cụ thể các công việc đó. Ví dụ được phân công đánh máy Kế
hoạch công tác năm 2019 (Kế hoạch bao nhiêu trang, Gồm các nội dung
gì, Sau khi thực hiện công việc rút ra được điều gì). (1,0 điểm)
- Nêu đánh giá về các công việc đã thực hiện hoặc được giao tìm hiểu.
(0,5 điểm) 23
II. PHẦN NỘI DUNG

2.4. Nhận xét chung (1,5 điểm)


- Nêu các nhận xét của bản thân về các vị trí công
việc đã được tìm hiểu; quá trình giải quyết các
công việc đó;
- Nêu nhận xét về các công việc đã được giao thực
hiện;
- Nêu các nhận xét khác (Những đóng góp, những
kinh nghiệm, những bài học… của bản thân). 24
III. KẾT LUẬN

Trong phần này có thể nêu lên những suy nghĩ, cảm nhận
của mình về vị trí nghề nghiệp hoặc những định hướng
tương lai nghề nghiệp của mình sẽ chọn.(0,5)

25
IV. XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
THỰC TẬP

26
XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG
DẪN THỰC TẬP

27
Cán bộ hướng dẫn đánh giá kết quả thực
tập
Họ tên cán bộ hướng dẫn:
Chức vụ:
Họ tên sinh viên:
Lớp:
Đánh giá của cán bộ hướng dẫn:
1. Về ý thức chấp hành nội quy, quy định của cơ quan:
2. Ý thức, thái độ trong công việc:
3. Mức độ hoàn thành các công việc được giao:
4. Đánh giá chung:
Sinh viên đạt điểm: …./10 điểm (Bằng chữ: …………….) 28
MẪU TRANG BÌA BÁO CÁO THỰC TẬP

29
Dêkuji!
Kiitos!
Merci!
Danke!
Grazie!
Sukria!
Efharisto!
Cảm ơn!
Thank you!
Shukran!
Arigato!
Terima kasih!
Kamsa hamnida!
30

You might also like