Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 72

HỌC PHẦN KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 2

BỘ MÔN KẾ TOÁN TÀI CHÍNH


VIỆN KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

Copyright © 2019 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 1


CHƯƠNG 3

KẾ TOÁN
TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÔ HÌNH
(TSCĐVH)

Copyright © 2021- Bộ môn Kế toán tài chính


Mục tiêu học tập

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Các đặc điểm, tính giá trị
và khấu hao TSCĐVH

Copyright © 2021- Bộ môn Kế toán tài chính


LO1
Khái niệm và bản chất của TSCĐVH
 Khái niệm
tài sản cố định vô hình (TSCĐVH) là những tài sản phi tiền tệ
không có hình thái vật chất nhưng có thể nhận diện được.
(Theo Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) số
38)

Bản chất của TSCĐVH


không có hình thái vật chất cụ thể mà chỉ thể hiện một lượng
giá trị mà doanh nghiệp đã đầu tư để có thể sử dụng tài sản

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐVH

Copyright © 2021- Bộ môn Kế toán tài chính


LO1
Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐVH

1. Khi TSCĐVH có thể được xác định là tách biệt hoàn toàn
với các lĩnh vực khác của thực thể kinh tế.

2. Khi việc sử dụng TSCĐVH được kiểm soát bởi thực thể kinh
tế như là kết quả của các giao dịch hoăc sự kiện trong quá khứ.

3. Khi có thể dự tính được các lợi ích kinh tế đem lại cho
doanh nghiệp trong tương lai.

4. Khi giá phí của tài sản được đo lường một cách đáng tin cậy.

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


1. Có thể nhận diện được (Identifiability)

 Có thể tách biệt được


có thể được bán hoặc thanh lý hoàn toàn độc lập, không gắn
với việc thanh lý hoặc giảm giá trị các tài sản khác doanh
nghiệp đang nắm giữ hoặc sử dụng

Phát sinh từ một hợp đồng hoặc các quyền lợi hợp pháp
các quyền này có thể được chuyển giao hoặc có thể được tách
biệt từ thực thể kinh tế hoặc từ các quyền lợi và nghĩa vụ
thực hiện khác

Copyright © 2021- Bộ môn Kế toán tài chính


2. Có thể kiểm soát được
 Kiểm soát
có nghĩa rằng bao gồm cả quyền thu được lợi ích kinh
tế trong tương lai của tài sản cũng như quyền ngăn
cản đối tượng khác tiếp cận các lợi ích này.

Thông thường, các thực thể kinh doanh đăng ký bản


quyền, bằng phát minh, sáng chế,… để bảo đảm
quyền kiểm soát các TSCĐVH

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


3. Lợi ích kinh tế trong tương lai
 Khả năng đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai
được xác định bằng khả năng thu được dòng tiền
trong tương lai từ việc sử dụng tài sản

 Lợi ích kinh tế trong tương lai có thể là


 Doanh thu thu được từ việc bán sản phẩm, dịch vụ,
 Tiết kiệm chi phí hoặc
các lợi ích khác cho doanh nghiệp từ việc sử dụng
TSCĐVH

Copyright © 2021- Bộ môn Kế toán tài chính


4. Giá trị của tài sản phải được xác định một
cách đáng tin cậy (Nguyên giá)

 Trường hợp TSVH có thị trường hoạt động


Nguyên giá = Giá trị hợp lý của tài sản (giá thị
trường)

Trường hợp TSVH không có thị trường hoạt động


Nguyên giá = Giá trị hiện tại của dòng tiền thu
được trong tương lai (giá trị hợp
lý)

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Phân loại TSCĐVH

Copyright © 2021- Bộ môn Kế toán tài chính


LO1
Phân loại TSCĐVH

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


TSCĐVH có liên quan đến marketing
(Marketing-Related Intangible Assets)
 NHÃN HIỆU THƯƠNG MẠI (Trademarks)
 TÊN THƯƠNG MẠI (Trade names)
 TÊN TẠP CHÍ, BÁO (Newspaper mastheads)
 TÊN MIỀN INTERNET (Internet domain names)
 CÁC THỎA THUẬN KHÔNG CẠNH TRANH HAY ĐỘC QUYỀN
(non-competition agreements)
→ Nếu mua TS: Ghi tăng nguyên giá theo giá mua
→ Nếu tự hình thành TS: Ghi tăng nguyên giá theo các chi phí
đảm bảo TS (phí luật sư, đăng ký, thiết kế, tư vấn, hầu tòa nếu
thắng kiện), không ghi vào nguyên giá chi phí nghiên cứu và
phát triển (R&D) hoặc các chi phí vừa liệt kê nhưng giá trị nhỏ.
→ Khấu hao nếu tài sản có thời gian sử dụng hữu hạn.
Copyright © 2021- Bộ môn Kế toán tài chính
TSCĐVH có liên quan đến khách hàng
(Customer-Related Intangible Assets)
 DANH SÁCH KHÁCH HÀNG (Customer lists)
 DANH SÁCH QUẢN LÝ ĐƠN HÀNG, SẢN PHẨM (Order
or production backlogs)
 CÁC MỐI QUAN HỆ VỚI KHÁCH HÀNG (Contractual
and non-contractual customer relationships)

→ Ghi tăng nguyên giá theo giá mua


→ Khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh trong suốt
thời gian sử dụng hữu ích của tài sản

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


TSCĐVH có liên quan đến nghệ thuật
(Artistic-Related Intangible Assets)
 VỞ KỊCH (Plays)
 TÁC PHẨM VĂN HỌC(Literary works)
 SẢN PHẨM ÂM NHẠC (Musical works)
 TRANH, ẢNH (Pictures, Photographs)
 VIDEO VÀ TÀI LIỆU NGHE NHÌN (Video and Audiovisual
material)

→ Ghi tăng nguyên giá theo giá mua và phí bảo hộ tác
quyền
→ Khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh trong suốt thời
gian sử dụng tài sản (nếu nhỏ hơn thời gian pháp lý = Thời
gian sống của tác giả + 70 năm)

Copyright © 2021- Bộ môn Kế toán tài chính


TSCĐVH có liên quan đến các hợp đồng
(Contract-Related Intangible Assets)

 CÁC THỎA THUẬN NHƯỢNG QUYỀN VÀ CẤP PHÉP (Franchise


and licensing agreements)
 GIẤY PHÉP XÂY DỰNG (Construction permits)
 QUYỀN PHÁT SÓNG (Broadcast rights)
 CÁC HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ HOẶC CUNG ỨNG (Service or supply
contracts)

→ Ghi tăng nguyên giá theo giá mua


→ Khấu hao theo thời gian của các thỏa thuận, cấp phép quyền,
→ Phí trả thường niên tính vào chi phí trong kỳ
Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
TSCĐVH có liên quan đến công nghệ
(Technology-Related Intangible Assets)

 CÁC BẰNG PHÁT MINH CÔNG NGHỆ


(Patented technology)
 CÁC BÍ QUYẾT KINH DOANH (Trade secrets)

→ Vốn hóa chi phí mua bằng phát minh, sáng chế
→ Nếu tự nghiên cứu và phát triển:
-Tính vào chi phí các khoản chi cho nghiên cứu và một phần chi phí phát
triển (chi phí phát triển phát sinh trước khi có được thành tựu)
-Chi phí phát triển cho giai đoạn có được thành tựu, chi phí pháp lý liên
quan: Ghi tăng nguyên giá
→ Khấu hao TSCĐVH theo thời gian ngắn hơn giữa thời gian pháp luật
quy định hoặc thời gian hữu dụng của tài sản

Copyright © 2021- Bộ môn Kế toán tài chính


Chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D)

- Chi phí nghiên cứu: Tính vào chi phí


- Chi phí phát triển:
- Phần chi phí phát triển trước khi có được thành
tựu: Tính vào chi phí
- Phần chi phí phát triển khi có được thành tựu
(economic viability): Vốn hóa ghi tăng nguyên
giá.

Copyright © 2019 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Phương pháp kế toán khấu hao TSCĐVH

 Nợ TK Chi phí khấu hao


Có TK TSCĐVH (khấu hao lũy kế
TSCĐVH)

Copyright © 2019 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Kế toán TSCĐVH không phải là
lợi thế thương mại

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


LO2
Xác định giá trị TSCĐVH

Copyright © 2021- Bộ môn Kế toán tài chính


LO2
1. Xác định giá phí ban đầu (Nguyên
giá)

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


LO2
Xác định giá phí ban đầu (Nguyên giá)
Trường hợp 1: Mua TSCĐVH

Copyright © 2021- Bộ môn Kế toán tài chính


Xác định giá phí ban đầu (Nguyên giá)
Trường hợp 2: Trao đổi TSCĐVH

Copyright © 2021- Bộ môn Kế toán tài chính


Xác định giá phí ban đầu (Nguyên giá)

Trường hợp 3: TSCĐVH hình thành trong nội


bộ doanh nghiệp
IAS 38 không cho phép vốn hóa các TSCĐVH được tạo ra trong
nội bộ như thương hiệu, tiêu đề bài báo, tên tạp chí, danh sách khách
hàng hay những tài sản khác có tính chất tương tự.
IAS 38 cho phép vốn hóa một phần chi phí tạo nên TSCĐVH hình
thành trong nội bộ. Cụ thể, chi phí giai đoạn phát triển của một dự
án/chương trình nghiên cứu và phát triển có thể được vốn hóa nếu
thỏa mãn các tiêu chuẩn về ghi nhận TSCĐ
Nguyên giá của TSCĐVH trong trường hợp này là toàn bộ chi phí
có liên quan trực tiếp đến việc tạo nên, sản xuất và chuẩn bị đưa tài
sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.

Copyright © 2021- Bộ môn Kế toán tài chính


Xác định giá phí ban đầu (Nguyên giá)

Trường hợp 3: TSCĐVH nhận được từ các


chính sách hỗ trợ từ Nhà nước
 Công ty nhận được TSCĐVH với chi phí không đáng kể
hoặc bằng không thì vẫn phải ghi nhận TS
 Nếu doanh nghiệp áp dụng mô hình đánh giá lại tài sản
thì giá trị hợp lý của tài sản nên được xác định theo giá
giao dịch trên thị trường hoạt động
 Trong trường hợp không tồn tại thị trường giao dịch,
doanh nghiệp cần phải ghi nhận tài sản theo giá phí lịch
sử

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


2. Các chi phí không được tính vào
nguyên giá TSCĐVH
(không được vốn hóa)

Copyright © 2021- Bộ môn Kế toán tài chính


LO2
Chi phí không được phép tính vào nguyên giá

1. Được ghi nhận theo IFRS khác.

2. Không thỏa mãn tiêu chuẩn ghi nhận của IAS 38.

3. Được xác định là lợi thế thương mại từ hợp nhất kinh
doanh thì ghi nhận theo IFRS 3

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Chi phí không được phép tính vào nguyên giá

1. Chi phí nghiên cứu


2. Chi phí trước khi doanh nghiệp thành lập trừ khi các chi phí
này có liên quan đến TSCĐHH.
3. Chi phí pháp lý thành lập doanh nghiệp.
4. Chi phí đào tạo nhân viên trước khi doanh nghiệp hoạt động.
5. Chi phí liên quan đến quảng cáo.
6. Chi phí sắp xếp lại, tổ chức lại, tái cấu trúc trước khi doanh
nghiệp hoạt động.
7. Danh sách khách hàng, thương hiệu, tiêu đề bài báo, tên tạp
chí được tạo ra trong nội bộ doanh nghiệp.

Copyright © 2021- Bộ môn Kế toán tài chính


3. Các chi phí phát sinh sau thời
điểm đưa TSCĐVH vào sử dụng

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


LO2
Các chi phí phát sinh sau thời điểm đưa TSCĐVH
vào sử dụng

 Nếu thỏa mãn điều kiện được vốn hóa (như chi
phí trước khi sử dụng TS) thì được tính vào
nguyên giá TSCĐVH

Nếu không thỏa mãn điều kiện vốn hóa thì


được tính vào chí phí sản xuất kinh doanh

Copyright © 2021- Bộ môn Kế toán tài chính


4. Đo lường sau ghi nhận nguyên giá
TSCĐVH

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


LO2
Doanh nghiệp có thể lựa chọn

 Áp dụng mô hình giá gốc


ghi nhận bằng Nguyên giá (-) Khấu hao lũy kế
(-) giá trị tổn thất do giảm giá trị tài sản lũy kế
 Áp dụng mô hình đánh giá lại
 Áp dụng cho những TSCĐVH có thể xác định được giá trị hợp lý
 Chênh lệch giữa giá trị tài sản được đánh giá lại và giá trị còn lại
của tài sản được ghi nhận vào thu nhập toàn diện khác (OCI) và
được cộng dồn vào vốn chủ sở hữu trong tài khoản chênh lệch đánh
giá lại tài sản

Copyright © 2021- Bộ môn Kế toán tài chính


Khấu hao TSCĐVH

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


LO2
Các Phương pháp khấu hao

o Khấu hao đường thẳng

o Khấu hao giảm theo số dư giảm dần (khấu hao


nhanh)

o Khấu hao theo sản lượng.

Copyright © 2021- Bộ môn Kế toán tài chính


1.Thời gian khấu hao TSCĐVH

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


LO2
Các yếu tố xác định thời gian khấu hao

1. Doanh nghiệp dự định sử dụng tài sản đó;


2. Tài sản có vòng đời giống như các sản phẩm khác;
3. Kỹ thuật, công nghệ, thương mại hoặc các phương
thức loại bỏ;
4. Sự ổn định của ngành công nghiệp mà tài sản đó
được sử dụng;
5. Các hành động dự kiến của các đối thủ cạnh tranh
hoặc đối thủ cạnh tranh tiềm năng;

Copyright © 2021- Bộ môn Kế toán tài chính


Các yếu tố xác định thời gian khấu hao

6. Mức chi phí duy trì cần thiết để tài sản tạo ra các
giá trị kinh tế trong tương lai, khả năng và ý định
của công ty để đạt được mức chi phí đó;
7. Khoảng thời gian kiểm soát tài sản và các giới hạn
về mặt pháp lý hoặc tương tự trong việc sử dụng
tài sản (ví dụ như ngày kết thúc kỳ hạn thuê tài
sản);
8. Thời gian sử dụng hữu ích của tài sản có phụ thuộc
vào thời gian sử dụng hữu ích của các tài sản
khác trong công ty hay không.

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


2.Giá trị thanh lý thu hồi ước tính

Copyright © 2021- Bộ môn Kế toán tài chính


LO2
Giá trị thanh lý thu hồi ước tính

 TSCĐVH thường có rất ít hoặc không có giá trị


thanh lý

 Giá trị thanh lý thu hồi ước tính được xác định bằng
giá trị có thể thu hồi (-) các chi phí từ việc thanh lý
tại thời điểm kết thúc thời gian sử dụng tài sản

 Giá trị thu hồi được đánh giá vào cuối mỗi kỳ báo
cáo.

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Kế toán TSCĐVH
 VÍ DỤ 3.1: Ngân hàng ABC mua danh sách khách hàng của Công ty
KM với giá CU50,000 vào ngày 1 tháng 1 năm 2020. Ngân hàng ABC
ước tính rằng lợi ích đem lại từ danh sách khách hàng này đối với hoạt
động kinh doanh của ngân hàng trong khoảng 2 năm. Ghi nhận giao
dịch này trên sổ kế toán tại thời điểm mua và khấu hao hàng năm.
Đơn vị tính: CU

1/1/2020 Danh sách khách hàng 50,000  


  Tiền   50,000
31/12/2020 Chi phí khấu hao 25,000  
  Danh sách khách hàng (hoặc Khấu hao lũy kế)   25,000*
Mức khấu hao hàng năm = 50,000 ÷ 2 năm = 25,000
Lưu ý: Tại ngày 31/12/2021, kế toán ghi nhận khấu hao tương tự như ngày
31/12/2020.

Copyright © 2021- Bộ môn Kế toán tài chính


Tổn thất do suy giảm giá trị
TSCĐVH

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


LO4
Các dấu hiệu của suy giảm giá trị tài sản

 Các nguồn thông tin bên ngoài bao gồm:

(i) Giá trị thị trường giảm,


(ii) Thay đổi về công nghệ, thị trường, kinh tế hoặc môi
trường luật pháp,
(iii) Tăng các mức lãi suất/các tỷ lệ hoàn vốn,
(iv) Giá trị ghi sổ của tài sản thuần của đơn vị lớn hơn
giá trị vốn hoá thị trường của nó.

Copyright © 2021- Bộ môn Kế toán tài chính


Các dấu hiệu của suy giảm giá trị tài sản

 Các nguồn thông tin nội bộ được xác định như:

(i) Tài sản bị lỗi thời hoặc hư hỏng,


(ii)Thay đổi gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động,
(iii) Hiệu quả hoạt động của tài sản giảm sút,
(iv) Dòng tiền chi ra để duy trì tài sản cao hơn,
(v) Dòng tiền thu vào được tạo ra từ tài sản thấp hơn.

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Các nguyên tắc kế toán
 Doanh nghiệp phải kiểm tra suy giảm giá trị
TSCĐVH hàng năm, cũng như bất cứ tại thời điểm
nào mà tài sản có dấu hiệu suy giảm giá trị.
 Xác định và ghi nhận suy giảm giá trị tương tự như
đối với TSCĐHH
 Giá trị tổn thất do suy giảm giá trị = Giá trị còn lại
(-) Giá trị có thể thu hồi
 Giá trị có thể thu hồi tài sản: giá trị hợp lý thuần (giá
trị hợp lý trừ đi chi phí bán tài sản) hoặc giá trị sử
dụng của tài sản đó, tùy vào giá trị nào lớn hơn.

Copyright © 2021- Bộ môn Kế toán tài chính


Các nguyên tắc kế toán
 Áp dụng mô hình giá gốc:
giá trị tổn thất tài sản đã ghi nhận trước đây sẽ được hoàn nhập nếu
thỏa mãn các điều kiện nhất định
ghi nhận giá trị tổn thất và hoàn nhập tổn thất được phản ánh trên
Báo cáo thu nhập

 Áp dụng mô hình đánh giá lại tài sản:


giá trị tổn thất được ghi nhận vào thu nhập toàn diện khác (OCI) tối
đa bằng với phần chênh lệch đánh giá lại tài sản đã được ghi nhận
trước đây, phần tổn thất còn lại phải được ghi nhận vào chi phí và
thu nhập trên Báo cáo thu nhập

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Dừng ghi nhận TSCĐVH

Copyright © 2021- Bộ môn Kế toán tài chính


LO2
Các nguyên tắc kế toán
 Dừng ghi nhận TSCĐVH trên sổ kế toán khi thanh lý
hoặc không mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai

 Lãi hoặc lỗ phát sinh từ việc dừng ghi nhận TSCĐVH


được xác định là phần chênh lệch giữa giá trị còn lại và
giá trị thanh lý thuần, và được ghi nhận vào Báo cáo thu
nhập

 Xác định thời điểm dừng ghi nhận một TSCĐVH tuân thủ
IFRS17 về ghi nhận doanh thu bán hàng, hoặc IAS 17
trong trường hợp bán và thuê lại tài sản.
Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Tóm tắt kế toán TSCĐVH
Ghi nhận nguyên giá
Loại Hình
Khấu hao Giảm giá trị
TSCĐVH Mua thành
nội bộ

Kiểm tra khả năng


Trong suốt
TSCĐVH thu hồi của tài sản
Vốn cuộc đời
có tuổi thọ Chi phí trước, sau đó là
hóa kinh tế của
hữu hạn kiểm tra giá trị hợp
tài sản
lý của tài sản.

TSCĐVH Chỉ sử dụng kiểm


Vốn Không
có tuổi thọ Chi phí tra giá trị hợp lý của
hóa khấu hao
vô hạn tài sản.

Copyright © 2021- Bộ môn Kế toán tài chính


Thuyết minh (Trình bày thông tin
trên Báo cáo tài chính)

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


LO4
Thuyết minh
1. Thuyết minh theo từng loại TSCĐVH
2. Các TSVH được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp tách
riêng với các loại khác
3. Các TSVH không xác định và các lý do giải thích
4. Các TSCĐVH có vòng đời xác định-thời gian sử
dụng hữu hạn và phương pháp khấu hao
5. Thông tin chi tiết về sự biến động của từng loại
TSCĐVH, các thông tin về thanh lý, nhượng bán,
khấu hao, suy giảm giá trị, đánh giá lại tài sản,…

Copyright © 2021- Bộ môn Kế toán tài chính


Thuyết minh

6. Thông tin về bất kỳ tài sản trọng yếu đơn lẻ/độc


lập/tách biệt nào
7. Giá trị tài sản đang được thế chấp như một khoản
đảm bảo
8. Các hợp đồng cam kết
9. Trình bày thông tin về chi phí khấu hao trên Báo cáo
thu nhập
10. Tổng chi phí R & D.

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Kế toán lợi thế thương mại
(Goodwill)

Copyright © 2021- Bộ môn Kế toán tài chính


LO3
Phân loại lợi thế thương mại

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Lợi thế thương mại hình thành từ
hợp nhất kinh doanh

Copyright © 2021- Bộ môn Kế toán tài chính


LO3
Lợi thế thương mại
phản ánh các lợi ích kinh tế trong tương lai phát sinh từ các tài sản
khác được mua trong một thương vụ hợp nhất kinh doanh mà không
thể xác định và ghi nhận riêng biệt được.

Lợi thế thương mại Mua với giá hời


(Goodwill) (Bargain Purchase)
 Đo lường bằng sự chênh lệch giữa  Đo lường bằng sự chênh lệch giữa
giá mua hoạt động kinh doanh cao giá mua thấp hơn giá trị hợp lý của
hơn giá trị hợp lý của tài sản thuần tài sản thuần của bên bị mua
có thể nhận diện được mua.
 Lợi thế thương mại được xem như  Được ghi nhận là thu nhập bởi bên
TSCĐVH có tuổi đời vô hạn. mua.
 Không được phép khấu hao Lợi thế
thương mại.
 Điều chỉnh giá trị ghi sổ của Lợi thế
thương mại khi nó được đánh giá là
giảm giá trị.
Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Ghi nhận lợi thế thương mại
VÍ DỤ 3.7: Công ty Mum quyết định của mua Công ty Child sau cuộc họp
của Hội đồng quản trị Công ty Mum. Báo cáo về tình hình tài chính của Công
ty Child được thể hiện trong bảng sau đây:
Đơn vị tính: CU1,000

Copyright © 2021- Bộ môn Kế toán tài chính


Ghi nhận lợi thế thương mại
 VÍ DỤ 3.7: Công ty Mum qua khảo sát thực tế và tham vấn từ một
công ty tư vấn tài chính đã nhận thấy giá trị tài sản của Công ty Child
trên Bảng cân đối kế toán đang được đánh giá thấp hơn so với giá trị
hợp lý của chúng.
Đơn vị tính: CU1,000

Giá trị hợp lý của các tài sản


Tiền 40,000
Phải thu khách hàng 75,000
Hàng tồn kho 150,000
Tài sản cố định hữu hình 320,000
Nhãn hiệu thương mại 60,000
Tổng tài sản
Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 645,000
Ghi nhận lợi thế thương mại
VÍ DỤ 3.7: Công ty Mum quyết định mua lại Công ty Child từ các chủ sở
hữu Công ty Child với giá là CU650,000 thanh toán bằng chuyển khoản.
Vậy trong giao dịch này có phát sinh lợi thế thương mại? Nếu có thì giá trị
lợi thế thương mại là bao nhiêu?

Tổng giá trị hợp lý Tổng giá trị hợp lý Tổng giá trị hợp lý của các
= –
của tài sản thuần của tài sản khoản nợ phải trả

  = CU645,000 – CU110,000
  = CU535,000    
Tổng giá trị hợp lý của tài sản
Lợi thế thương mại = Giá mua –
thuần
  = CU650,000 – CU535,000
  = CU115,000    

Copyright © 2021- Bộ môn Kế toán tài chính


Ghi nhận lợi thế thương mại
Công ty Mum sẽ ghi nhận bút toán như sau:

Nợ TK Tiền 40,000  
Nợ TK Phải thu khách hàng 75,000  
Nợ TK Hàng tồn kho 150,000  
Nợ TK Tài sản cố định hữu hình 320,000  
Nợ TK Nhãn hiệu thương mại 60,000  
Nợ TK Lợi thế thương mại 115,000  
Có TK Nợ ngắn hạn   60,000
Có TK Nợ dài hạn   50,000
Có TK Tiền   650,000

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Kế toán chi phí nghiên cứu và
phát triển (R&D)

Copyright © 2021- Bộ môn Kế toán tài chính


LO5
Nguyên tắc kế toán chí phí R & D

 Quá trình nghiên cứu và phát triển thường tạo ra các


TSCĐVH
 Các chi phí phát sinh trong giai đoạn nghiên cứu
được ghi nhận ngay vào chi phí của doanh nghiệp.
 Nếu các chi phí phát sinh trong giai đoạn phát triển
thỏa mãn tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐVH thì chi phí
đó sẽ được vốn hóa.
 Chi phí phát triển đã được ghi nhận là chi phí thì sau
này sẽ không được phép vốn hóa.

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Các hoạt động nghiên cứu
 Các hoạt động với mục đích là thu được những tri
thức mới;
 Nghiên cứu về việc đánh giá và lựa chọn phương án
áp dụng cuối cùng từ các kết quả nghiên cứu hàn lâm;
 Nghiên cứu về các phương án, công thức thay thế
cho một dây chuyền sản xuất mới hoặc nâng cấp dây
chuyền hiện tại,…

Copyright © 2021- Bộ môn Kế toán tài chính


Các hoạt động phát triển

 Thiết kế và kiểm định các sản phẩm mẫu hoặc mô


hình sản xuất thử;
 Thiết kế các công cụ, đồ gá, khuôn mẫu bao gồm cả
công nghệ mới;
 Thiết kế, xây dựng và đưa vào hoạt động một khu
xưởng sản xuất thử phi thương mại;
 Thiết kế và thử nghiệm những phương án ưu việt hơn
để tạo ra những thiết bị, sản phẩm, quy trình, hệ thống
hoặc dịch vụ mới hoặc nâng cấp chúng.

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Điều kiện vốn hóa hoạt động phát triển
1. Đảm bảo tính khả thi kỹ thuật để hoàn thành TSCĐVH
sẵn sàng cho việc sử dụng hoặc bán;
2. Dự định hoàn thành TSCĐVH để sử dụng hoặc bán;
3. Có khả năng sử dụng hoặc bán TSCĐVH đó;
4. Cơ chế mà TSCĐVH sẽ tạo ra lợi ích kinh tế trong tương
lai (ví dụ như thị trường đầu ra);
5. Sự sẵn có của công nghệ phù hợp, tài chính và các nguồn
lực khác để hoàn thành quá trình phát triển, để sử dụng
hoặc bán TSCĐVH;
6. Khả năng của doanh nghiệp trong việc đo lường một cách
đáng tin cậy các chi phí có liên quan đến quá trình phát
triển TSCĐVH.
Copyright © 2021- Bộ môn Kế toán tài chính
Đặc điểm kế toán TSCĐVH theo
hệ thống kế toán Việt Nam

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


LO3
Kế toán các TSCĐVH không phải
là lợi thế thương mại

Copyright © 2021- Bộ môn Kế toán tài chính


LO3
Sự khác biệt giữa IFRS
và Chuẩn mực và Chế độ kế toán Việt Nam

Theo kế toán Việt Nam:

1.Quyền sử dụng đất là TSCĐVH


2.Áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng đối với
TSCĐVH
3.Các TSCĐVH đều được ghi nhận theo mô hình giá
gốc, chứ không theo mô hình đánh giá lại.

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Kế toán lợi thế thương mại

Copyright © 2021- Bộ môn Kế toán tài chính


Sự khác biệt giữa IFRS
và Chuẩn mực và Chế độ kế toán Việt Nam
Theo kế toán Việt Nam:
1.Lợi thế thương mại phát sinh do hợp nhất kinh doanh
được xác định là tài sản và ghi nhận vào chí phí trả
trước dài hạn trên báo cáo tài chính
2.Được phân bổ dần vào chi phí sản xuất, kinh doanh
trong một khoảng thời gian thời gian hữu hạn (quy định
hiện hành là tối đa không quá 10 năm).
3.Không yêu cầu đánh giá suy giảm giá trị lợi thế
thương mại hàng năm và được theo dõi, ghi nhận theo
mô hình giá gốc như các TSCĐ khác.

Copyright © 2021 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


THẢO LUẬN
CHƯƠNG 3

Copyright © 2021- Bộ môn Kế toán tài chính

You might also like